Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

THIẾT kế NHÀ máy sản XUẤT túi SIÊU THỊ PHÂN hủy SINH học NĂNG SUẤT 50000 tấn TRÊN năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 101 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT TÚI
SIÊU THỊ PHÂN HỦY SINH HỌC NĂNG SUẤT
50000 TẤN/NĂM

1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: LUẬN CHỨNG KINH
TẾ KỸ THUẬT
I. Lý do chọn đề tài
Với xu thế hội nhập thế giới , nền công nghiệp của nước ta buộc phải đổi mới và phát
triển, vì vậy ngành nhựa Việt Nam nói chung cũng như ngành bao bì nói riêng phải ngày
càng hoàn thiện và tiến bộ. Từ công nghệ in , dây chuyền sản xuất , chất lượng gia công
cũng như vật liệu chế tạo. Để đáp ứng sự phát triển bền vững của ngành trong bối cảnh
nền công nghiệp phải tuân thủ các quy định khắc khe về vấn đề môi trường , hướng phát
triển bắt đầu với các vật liệu mới thân thiện với đời sống ngày càng được chú trọng.
Polymer phân hủy sinh học (có tên quốc tế là Bioplastics) là một trong số đó, bởi lẽ nó
hoàn toàn đảm bảo các tính năng của nhựa thông thường cộng thêm có thể tự phân hủy
trong điều kiện tự nhiên nên được đông đảo người tiêu dùng trên thế giới đón nhận.
Sự phân hủy của loại polymer này là sự thay đổi cấu trúc hóa học, mất dần tính chất cơ
lý, cuối cùng trở thành các hợp chất đơn giản như nước , cacbon dioxit, khoáng, các hợp
chất vô cơ và sinh khối mà vi sinh vật có thể hấp thụ được. Tốc độ và sản phẩm của quá
trình này phụ thuộc vào sự hiện diện của oxi, nhiệt độ, độ ẩm , độ pH, tác động lực , hóa
chất,…


Hiện nay , các sản phẩm đi từ loại vật liệu này chủ yếu là: túi đựng rác, dao, muỗng,
nĩa dùng một lần,…Để đa dạng hơn về mặt sản phẩm, thay đổi tư duy tiêu dùng của
người dân cũng như góp phần phát triển ngành bao bì thân thiện. Em xin phép được thực
hiện luận văn với đề tài : thiết kế nhà máy sản xuất túi siêu thị bằng nhựa phân hủy sinh
học năng suất 50000 tấn/năm.

II. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy
Là một sản phẩm tiềm năng phát triển rất lớn vì vậy cũng cần một thị trường hứa hẹn,
cũng như đáp ứng mọi yêu cầu cho sự phát triển ấy . Em quyết định chọn khu công
nghiệp Vsip1 Bình Dương.

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
A/Vị trí

Hình I. Khu công nghiệp vsip1 Bình Dương
Tọa lạc tại Số 8, Đại Lộ Hữu Nghị, Cao Ốc VSIP, Huyện Thuận An,Tỉnh Bình Dương.
Cách thành phố Hồ Chí Minh 17km và trung tâm thành phố Bình Dương 4km. Cách cảng
Sài Gòn 25km , tân cảng 22km. Cách sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 18 Km, sân bay
Long Thành 33km, ga Sài Gòn 20km. Với vị trí hết sức thuận lợi , đặt nhà máy sản xuất
tại đây hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu.
B/Cơ sở hạ tầng
− Đường giao thông : Hệ thống trục chính rộng 28m, gồm 4 làn xe Hệ thống giao

thông trục nội bộ rộng 18m, gồm 2 làn xe.
− Điện: Nguồn cấp điện từ lưới điện quốc gia 22Kv với công suất 120Mv/ngày , đảm
bảo cung cấp điện 24/24.
− Nước: công suất 12000 m3/ngày.

− Thông tin liên lạc: Có hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ đảm bảo liên lạc trong
nước và quốc tế dễ dàng bao gồm điện thoại, điện thoại di động, Fax, Internet ...
Thời gian thực hiện dịch vụ trong vòng 7-10 ngày.

3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
− Xử lý rác thải: Rác thải được thu gom và xử lý ngay tại nhà máy xử lý rác thải của

KCN
− Xử lý nước thải: công suất 8000 m3/ngày.
− Tài chính: cách trung tâm tài chính 2km.
− Trường đào tạo: Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Việt Nam Singapore cung cấp nguồn

nhân lực cho VSIP.
− Nhà ở cho người lao động: có khu lưu trú cho công nhân.
− Tiện ích khác: hệ thống phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn.

Nhìn tổng thể , khu công nghiệp Vsip1 có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng tốt,ban quản lý
khu công nghiệp có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là ngành công
nghiệp sạch. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số khó khăn cần giải quyết đó là giá thuê
cao, chi phí vận hành cao, chi phí cho nhân công cao (vị trí nằm gần 2 thành phố lớn).

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH
NHỰA VÀ BAO BÌ VIỆT NAM
4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.1 Tổng quan về ngành nhựa thế giới
1.1.1 Đôi nét về lịch sử
Năm 1600 trước công nguyên , người Trung Mỹ cổ xưa đã sử dụng cao su thiên
nhiên làm các vật dụng như: trái banh, dây, và các bức tượng nhỏ.
Chất dẻo đầu tiên được chế tạo ra đó là vinyl clorua vào năm 1838. Tiếp theo đó là
chất styrene vào năm 1839, acrylic vào năm 1843 và polyeste vào năm 1847. Năm
1869, trong khi tìm kiếm một hợp chất tổng hợp để thay thế cho ngà voi, nhà phát
minh John Hyatt đã phát hiện ra celluloid với đặc điểm dai và dễ uốn. Chất này đã mở
đầu cho cuộc đột phá trong việc triển khai chất tổng hợp mới.
Tuy nhiên, chất dẻo được phát triển mạnh nhất bởi nhà hóa học người Mỹ Leo
Baekeland, ông đã khám phá ra phenol formaldehyd vào năm 1909. Chất này có thể
đổ khuôn và tạo thành bất kỳ hình dạng nào và có giá thành rẻ để sản xuất. Sản phẩm
này được Baekeland gọi là Bakelite, là chất dẻo tổng hợp đầu tiên được sản xuất với
số lượng lớn để sử dụng một cách rộng rãi.
Năm 1933, polyethylene được các nhà nghiên cứu của Imperial Chemical
Industries (ICI) gồm hai người là Reginald Gibson và Eric Fawcett phát hiện .
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những cải tiến về công nghệ hóa học đã dẫn đến sự
bùng nổ các dạng chất dẻo mới, việc sản xuất hàng loạt phục vụ cho nhu cầu chiến tranh
đã bắt đầu vào khoảng thập niên 1940 và 1950. Polypropylene được Giulio Natta tìm
thấy vào năm 1954 và bắt đầu được sản xuất vào năm 1957. Trong số những mẫu chất
dẻo dầu tiên dạng polymer mới phải kể đến là polystyrene (PS)được BASF sản xuất đầu
tiên trong thập niên 1930 và polyvinyl clorua (PVC) được tạo ra năm 1872 nhưng được
sản xuất thương mại vào cuối thập niên 1920. Năm 1954, polystyrene giãn nở (được
dùng làm tấm cách nhiệt, đóng gói, và ly tách) được Dow Chemical phát minh. Việc phát
hiện ra Polyethylene terephthalat (PET) đã tạo ra rất nhiều ứng dụng của Calico Printers'
Association ở Liên hiệp Anh vào năm 1941, nó được cấp phép cho DuPont ở USA và một
số ICI khác, và là một trong số ít chất dẻo thích hợp cho việc thay thế thủy tinh trong

5



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhiều trường hợp, tạo ra nhiều ứng dụng về chai nhựa ở châu Âu.
Sự phát triển của chất dẻo đã tạo ra nhiều ứng dụng của loại vật liệu này như:
chewing gum,…, để dùng làm chất kết hợp với các vật liệu tự nhiên như: cao
su, nitrocellulose, collagen,…, và cuối cùng là các phân tử tổng hợp hoàn
toàn , epoxy, Polyvinyl clorua). ( nguồn wikipedia. )
1.1.2 Tổng quan ngành nhựa thế giới hiện nay
Nhựa hay còn được gọi khác là chất dẻo,cao su,polymer... là thuật ngữ dùng để chỉ
chung một loại vật liệu được con người sử dụng rất phổ biến hiện nay. Nhựa được ứng
dụng làm vật liệu để sản xuất các vật dụng đáp ứng nhu cầu đời sống của con người từ
đơn giản đến phức tạp như: bàn ghế , xô chậu, áo mưa, bàn chải , chi tiết công nghệ cho
máy móc thiết bị,…Vật liệu nhựa có thể được bắt gặp ở khắp mọi nơi, chúng hiện hữu
gần như mọi nơi trên trái đất, đáp ứng cho cuộc sống đang phát triển hiện đại từng ngày.
Giúp con người làm việc hiệu quả , nhẹ nhàng và linh động hơn. Các nguyên liệu thường
dùng để tổng hợp nhựa là những nguyên liệu thường có nguồn gốc từ tự nhiên như
xenlulozơ, các quặng than đá và quan trọng nhất đó là đi từ dầu mỏ. Hầu hết các nước có
trữ lượng dầu mỏ lớn đều là các nước có nền công nghiệp nhựa phát triển.

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hình 1.1: Dầu mỏ là nguồn nguyên liệu chính để tổng hợp nhựa
Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu qua đi , bầu không khí ảm đạm của nền kinh
tế thế giới dần khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa toàn cầu hiện duy trì ở mức
ổn định và được dự đoán sẽ tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm trong những năm tiếp
theo.
Nhu cầu nhựa bình quân đầu người theo như khảo sát của các tổ chức quốc tế cho thấy
các nước Mỹ , Nhật Bản,...Nhưng trong những năm trở lại đây, với sự phát triển bùng nổ

của các nền kinh tế mới nổi tại châu Á, châu Phi hay Trung Âu đã làm thay đổi cán cân
phát triển của ngành nhựa. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc và các
nước khu vực Đông Nam Á ( mức tăng trưởng cao hơn 10% một năm ) hứa hẹn đây sẽ
là trung tâm cho sự phát triển của ngành nhựa toàn cầu trong tương lai sắp tới.
Nhựa được phân loại theo rất nhiều cách khác tùy thuộc nhiều quốc gia và nền kinh tế ,
nhưng nhìn chung sẽ được phân loại như sau:
Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ
− Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó chảy

mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Thường tổng hợp bằng phương
pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên
kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với
nhựa nhiệt rắn, nhưng bù lại nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần,
ví dụ như: polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl
metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),...
− Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không

gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không
nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, nhựa nhiệt rắn không có khả năng tái sinh
nên thường được dùng để làm keo dán , chi tiết xây dựng ,… Một số loại nhựa

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
nhiệt rắn phổ biến là : ure formaldehyt (UF), nhựa epoxy, phenol
formaldehyde (PF), nhựa melamin, poly este không no...
− Vật liệu đàn hồi (elastome): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.

Phân loại theo ứng dụng

− Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng phổ biến và sử dụng với số lượng

lớn, các loại nhựa này thường có giá thành rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng
thường ngày của chúng ta, như: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...( làm bao bì , chai
lọ , bàn chải ,…)
− Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông

dụng ( độ cứng cao , bền cơ học ,…), thường dùng trong các chi tiết hoặc các mặt
hàng công nghiệp, như: PC, PA,......
− Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp ra chỉ để sử dụng cho các trường

hợp cụ thể.
Trong nhành nhựa, nhựa nhiệt dẻo với giá thành rẻ , dễ gia công , có khả năng tái sử
dụng nhiều lần nên rất được ưu chuộng , chiếm lĩnh tới 75% trong cơ cấu sử dụng nhựa
toàn cầu. Nó được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện nay,
nhựa nhiệt dẻo nói riêng hay nhựa nói chung đang ngày càng chứng tỏ được vị thế của
mình là loại vật liệu hàng đầu , vượt qua xa những vật liệu truyền thống như vải, thép,
gỗ, đá, thủy tinh… Trong các loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến thì PE (với các dẫn xuất
HDPE, LDPE,MDPE, LLDPE) và PP được dùng nhiều hơn cả ( chiếm gần 50% tổng cơ
cấu nhựa nhiệt dẻo), thường được dùng làm các loại màng , túi , bao bì ,…
Tóm chung lại , ngành nhựa thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ và hoàn thiện từng
ngày, đám bảo đáp ứng cho nhu cầu phát triển toàn diện và bền vững của con người
trong tương lai.

8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 1.2 Phân loại hạt nhựa (Nguồn Vpas).


1.2 Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm chung ngành nhựa Việt Nam
Theo như lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, ngành công nghiệp nhựa có
tuổi đời còn rất non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như: cơ khí, luyện
kim, dệt may,vận tải… Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có những bước
đột phá như hiện nay,ngành nhựa đã có sự chuyển mình mạnh mẽ trở thành ngành công
nghiệp quan trọng hàng đầu. Thống kê chỉ ra rằng , đây là một trong những ngành công
nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16% –
18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may) . Từ đó đóng góp to lớn vào sự phát
triền của đất nước cũng như nâng cao đời sống của người dân.
Ngành nhựa Việt Nam là ngành có số lượng doanh nghiệp đông đảo, với gần 4,000
doanh nghiệp trong cả nước và sử dụng đến 200,000 lao động, đa số tập trung ở miền
Nam. Tuy nhiên , hơn 80% doanh nghiệp nhựa trong nước là những doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ với trình độ công nghệ khá hạn chế, khoảng 85% thiết bị máy móc trong
ngành phải nhập ngoại. Đây là điều mà chúng ta cần phải cải thiện trong tương lai gần
nếu muốn tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó ,cũng đã có nhiều doanh nghiệp tạo dựng được

9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
những thương hiệu sản phẩm uy tín trong nước như: ống nhựa Bình Minh, Tiền Phong,
bao bì nhựa Rạng Đông, Tân Tiến, nhựa gia dụng Đại Đồng Tiến, Hiệp Thành ,…
Doanh số tiêu thụ ngành nhựa trong sáu tháng đầu năm nay ước tính đạt 9.3 tỷ USD,
tăng 11% so với cùng kì năm 2017, nhờ nhu cầu nhựa gia tăng nhanh, đặc biệt trong
mảng nhựa bao bì và xây dựng.
Ngoài ra , với sự phát triển đa dạng cả về mẫu mã chất lượng cũng như giá thành, sản
phẩm của ngành nhựa nước ta đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong
và ngoài nước. Minh chứng cho điều đó là việc các sản phẩm nhựa đang được sử dụng

rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề cả trong và ngoài nước.
(Nguồn viracresearch).
1.2.2 Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam
Hiện nay , các sản phẩm được làm từ nhựa rất phong phú và đa dạng, mẫu mã đẹp,
giá thành phù hợp với thu nhập của người dân nên rất được ưa chuộng. Nhìn chung , cơ
cấu của ngành như sau:
Nhựa bao bì: Là đất nước nổi tiếng với việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
nông sản , thực phẩm và đồ uống. Ngành nhựa bao bì Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng
vô cùng to lớn. Thực tế đã chỉ ra rằng ngành nhựa bao bì và xây dựng luôn dẫn đầu cơ
cấu tiêu thụ nhựa của nước ta. Trong tương lai , với sức ép lớn từ các vấn đề môi trường ,
ngành bao bì nhựa sẽ có nhiều thay đổi để đảm bảo phát triển bền vững.
Nhựa gia dụng: Với dân số gần 90 triệu dân ,tiềm năng của ngành nhựa gia dụng
là vô cùng to lớn, tuy nhiên với quy mô sản xuất nhỏ và máy móc chưa hiện đại , nên
ngành nhựa gia dụng nước ta chủ yếu chỉ gia công các sản phẩm đơn giản như: bàn , ghế,
thao,chậu…. chứ chưa cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài ở phân khúc
các sản phẩm có độ tinh xảo cao. Để phát triển trong tương lai cần thiết phải xây dựng
các nhà máy quy mô lớn , có dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Nhựa xây dựng: Cùng với việc gia tăng dân số , thị trường bất động sản và xây
dựng cũng tăng trưởng chóng mặt trong những năm gần đây. Là thành phần hổ trợ có
quan hệ mật thiết với thị trường bất động sản và xây dựng, không bất ngờ khi ngành nhựa
luôn là mũi nhọn phát triển của cả ngành nhựa Việt Nam. Trong tương lai sắp tới , với sự
đa dạng về chủng loại , mẫu mã , nhựa xây dựng hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển rực rỡ với
sự mọc lên như nấm của các khu đô thị , cao ốc , chung cư,…

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nhựa tái chế: Là xu hướng phát triển bền vững của ngành nhựa trong tương lai.

Các sản phẩm nhựa tái chế hiện đang được ưa chuộng tại các nước phát triển do tình
trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động mà nguyên nhân chính là do chất thải nhựa gây
ra.Hiện nay , các sản phẩm từ nhựa tái chế chưa được phổ biến tại nước ta. Nhưng trong
tương lai gần , đây sẽ được như là hướng đi then chốt , vừa phát triển vừa tiết kiệm đối
với các doanh nghiệp Việt Nam. (Nguồn Vpas).
1.2.3 Tình hình sản xuất nhựa trong nước
Hiện tại, Dù đã có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành nhựa
của chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều từ nguồn nhập khẩu.Thống kê chỉ ra rằng trong sáu
tháng đầu năm2018, nguyên liệu nhựa nhập khẩu tăng 12.7% về lượng và tăng 23.4% về
kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Tổng sản lượng sản xuất nhựa sáu tháng đầu năm
2018 ước đạt 4.22 triệu tấn, tăng nhẹ so 17.8% với năm 2017. Theo nhận xét của các
chuyên gia , nhờ có nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam
dần chiếm lĩnh thị trường , đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh mới , đẩy mạnh lượng tiêu
thụ trong nước. Nhờ đó mà giá cả sản phẩm được bình ổn và mang nhiều tính cạnh tranh.
(Nguồn viracresearch).
1.2.4 Tình hình xuất khẩu ngành nhựa.
Nhìn chung , ngành nhựa nước ta vẫn đang trong tình trạng nhập siêu khi lượng nhựa
nhập khẩu lớn gấp nhiều lần lượng nhựa xuất khẩu. Theo Tổng Cục Hải quan, 6 tháng
đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu sản phẩm từ chất dẻo tăng 11.3% so với cùng kỳ
năm 2016 trong khi xuất khẩu tăng 20% so với cùng kỳ năm 2017. Nói như vậy không có
nghĩa là xuất khẩu nhựa của nước ta không phát triển mà trái lại còn được các chuyên gia
nhân xét sẽ tăng trưởng ổn định duy trì khoảng 12-15%/ năm.
Các thị trường xuất khẩu chính của ngành nhựa Việt Nam đó là Nhật Bản , Mỹ , Hà
Lan , Đức ,….để mở rộng thị trường xuất khẩu nhựa , các doanh nghiệp cần bổ sung các
tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất , đa dạng sản phẩm cung ứng cũng như đảm bảo
các yêu cầu của các nước khách hàng. (Nguồn viracresearch).

11



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 1.3 Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm nhựa theo thị trường từ (Nguồn Vpas).

1.3 Tổng quan về bao bì Việt Nam
1.3.1 Đặc điểm chung
Định nghĩa của bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để
bao gói và chứa đựng, nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Bao bì có mẫu mã rất và kích thước hết sức đa dạng nhưng nhìn chung mục đích
của chúng là chứa đựng , bảo vệ sản phẩm từ lúc được sản xuất ở nhà máy đến khi đến
khi tới tay người tiêu dùng . Ngoài ra , một nhiệm vụ rất quan trọng của bao bì đó là
giới thiệu, mô tả sản phẩm , cung cấp các thông tin của nhà sản xuất, thu hút sự chú ý
cũng như cảm tình của người tiêu dùng.
Ngày nay , với sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học và công nghệ ,
ngành sản xuất bao bì cũng luôn áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất , các phương
thức đạt hiệu quá cao nhất để đáp ứng nhu cầu của thị trường liên tục mở rộng và đổi
mới.
Với các nước châu á , đặc biệt là khu vực đông nam á như cũng ta thì nhu cầu sử
dụng bao bì hằng ngày đã trở nên quá đỗi thân thuộc hay nói cách khác là không thể
thiếu trong cuộc sống. Sản lượng bao bì sản xuất tăng mạnh trong gần một thập kỉ qua
đã đem đến sự phát triển thịnh vượng cho ngành sản xuất bao bì. Tuy nhiên kèm theo
đó là những hậu quả về môi trường to lớn đang rất cần được giải quyết.

12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 1.4 mẫu bao bì tiêu dùng

Vậy tại sao bao bì mềm lại được nhiều người ưa chuộng đến như vây ? câu trả lời đến
từ những hiệu quả mà nó mang lại, thể hiện qua các yếu tố sau:
− Có khả năng sản xuất và đóng gói tự động : kiểu dáng , kích thước và vật liệu
phù hợp với các dây chuyền tự động , điều này đồng nghĩa có thể sản xuất với
số lượng lớn và đạt năng suất lao động cao
− Dễ dàng điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu , quy định về tiêu chuẩn , cũng như
các thông số có thể linh động theo yêu cầu sản phẩm.
− Nguyên liệu sản xuất có khả năng tái chế.
− Bao bì thuận tiện cho việc chất dỡ , lưu kho , vận chuyển hơn so với các loại
bao bì khác , phù hợp với các phương tiện vận chuyển có thể tích vừa và nhỏ.
− Dễ dàng bảo quản , lưu kho , khó bị biến chất dưới tác dụng của môi trường
− Dễ dàng trong khôi phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến các đại lí và cuối
cùng là đến tay người tiêu dùng. Giúp kích thích tiêu thụ sản phẩm.
− Dễ mỡ , đóng mở nhiều lần , có thể ước lượng được khối lượng và thể tích sản
phẩm được chứa đựng.

13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
− Có thể cất giữ khi đang sử dụng sản phẩm , kèm theo các sản phẩm phụ trợ như
ống hút , muỗng nhựa ,…
1.3.2 Tính năng của bao bì
Theo như khái niệm đã nêu, bao bì cần đáp ứng các tính năng sau : chứa đựng và bảo
vệ sản phẩm , cung cấp các thông tin của sản phẩm và kích thích thị giác khách hàng
nhằm tiêu thụ hoặc quảng cáo sản phẩm.
1.3.2.1 Chức năng chứa đựng và bảo vệ sản phẩm
Trước tiên , bao bì phải có khả năng chứa đựng sản phẩm , làm cho sản phẩm không
bị hao hụt , thất thoát. Để đảm bảo chức năng này , bao bì cần có kích thước phù hợp với
sản phẩm được chứa bên trong, phải có khả năng đóng kín , kiểu dáng phù hợp với tính

chất của sản phẩm. Bao bì có thể trực tiếp thực hiện chức năng này hay cũng có thể gián
tiếp chứa đựng và bảo vệ sản phẩm thông qua các lớp bao bì khác.
Ngoài ra , một tính năng cơ bản khác của bào bì đó là bảo vệ sản phẩm , kể từ khi
đóng gói sản phẩm , bao bì bắt đầu thực hiện chức năng này cho đến khi sản phẩm được
sử dụng , bảo vệ ở đây là giúp cho sản phẩm tránh khỏi các tình trạng rơi vỡ , xẹp , bục,..
hay ngăn chặn các tác nhân môi trường tiếp xúc gây mất chất lượng vốn có của sản phẩm,
để thực hiện được chức năng này , cần chú trọng đến loại vật liệu và thiết kế của bao bì.
1.3.2.2 Chức năng cung cấp thông tin của sản phẩm
Một sản phẩm đạt chuẩn phải bao gồm tất cả các thông tin như : nguyên liệu sản
xuất , nơi sản xuất , đơn vị sản xuất , ngày sản xuất , hạn sử dụng,…tất cả các thông tin
này đều phải được thể hiện trên bao bì của sản phẩm theo nhiều cách bố trí và sắp xếp
khác nhau. Điều này giúp người tiêu dùng thuận tiện trong việc tìm và sử dụng sản
phẩm , tạo niềm tin nơi khách hàng. Để đảm bảo bao bì thực hiện tốt chức năng này cần
chú ý tới loại vật liệu , loại mực in và kỹ thuật in ấn.

14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.3.2.3 Chức năng quảng cáo cho sản phẩm
Ngoài chức năng cung cấp thông tin đã nêu ở trên thì bao bì còn là một công cụ quảng
cáo vô cùng hữu hiệu , cách thiết kế , trang trí phù hợp , bắt mắt sẽ tạo thiện cảm đối với
người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Các yếu tố cần quan tâm khi
muốn tăng hiệu quả quảng cáo bao bì là :
− Trang trí đẹp , màu sắc bắt mắt
− Kiểu dáng độc đáo , hình dáng phù hợp
− Tôn lên chất lượng sản phẩm
− Cổ động khuếch trương cho nhãn hiệu
− Chất lượng in ấn tốt
− Có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong

1.3.3 Phân loại bao bì tại Việt Nam
Bao bì có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, sau đây là các cách phân
loại thông dụng ở nước ta.
1.3.3.1 Phân loại theo loại vật liệu
Bao bì giấy : đây là loại bao bì chiếm sản lượng khoảng 40 – 50% tổng sản lượng
bao bì. Loại bao bì này có các tính chất sau: Về mặt lý học: chống ẩm (bền với
nước), chịu xé, chịu gấp và chịu sự va đập (có độ cứng cao); Về hoá học: bền với
hoá chất, bền với nhiệt (chịu nóng tốt), bắt lửa kém, chống được côn trùng, vi
trùng; Sinh lý học: không mùi, không vị, không độc; Tâm lý học: bề mặt phẳng,
dễ in ấn trang trí, dễ sử dụng. Loại này có khả năng thu hồi vật liệu để tiếp tục
quá trình sản xuất các loại bao bì hàng hoá khác.
− Bao bì gỗ: bao bì gỗ có đặc điểm là dễ sản xuất, dễ sử dụng, có độ bền tương đối
cao, có khả năng thu hồi sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác. Nhưng loại bao bì này
có trọng lượng tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy, dễ bị phá
hoại bởi các vật gặm nhấm (mối, mọt, chuột...). Bao bì gỗ thường ở dạng hòm,
thùng chứa đóng kín hoặc có các kẽ hở nhất định.
− Bao bì bằng kim loại: loại này khắc phục được các nhược điểm của bao bì bằng gỗ
nhưng chi phí vật liệu cao, trọng lượng của một số kim loại nặng, do đó thường
sử dụng cho các loại sản phẩm đặc biệt: dễ cháy, nổ, dễ bay hơi, chất độc hại, sản


15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
phẩm dạng lỏng, ví dụ: xăng, dầu, ôxy, hyđrô khí nén, thuốc trừ sâu... Bao bì kim
loại có khả năng sử dụng nhiều lần.
− Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm: thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như
dược phẩm, hoá chất, rượu bia, nước giải khát... loại này không độc, không phản
ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định, nhưng rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc

trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
− Bao bì mềm ( bao bì làm từ màng nhựa ) : bao gồm các dạng túi , bao gói,được sản xuất
từ màng nhựa.Với ưu điểm chống ẩm , tính trơ hóa học cao , giá thành thấp , bền
với các tác nhân xé rách, ma sát , mài mòn. Thường được dùng chứa đựng các sản
phẩm thực phẩm , hóa mỹ phẩm , dược phẩm ,…
Quá trình sản xuất bao bì mềm có tính tự động hóa cao do có các công đoạn sản xuất màng , in
trên màng , ghép các lớp màng , định hình và dập quai.

1.3.3.2 Phân loại theo mục đích sử dụng
Bao bì vận chuyển : là các dạng bao bì dùng để vận chuyển , lưu kho để bảo vệ
sản phẩm. Bao bì vận chuyển thường được tính là một đơn vị khi vận chuyển.
− Bao bì sản xuất : là bao bì để chứa các nguyên vật liệu, các chi tiết , bán thành
phẩm , các vật tư dư thừa ,dùng cho việc vận chuyển , lưu kho hay trung chuyển
giữa các xưởng hoặc nhà máy.
− Bao bì tiêu dùng : là bao bì dùng cho quá trình bán sản phẩm ,bao bì tiêu dùng là
một phần của sản phẩm , giá thành của bao bì tiêu dùng được tính vào giá của sản
phẩm. Bao bì tiêu dùng có chức năng chứa đựng , bảo vệ sản phẩm trước các tác
nhân của môi trường , thiết kế của bao bì loại này tùy thuộc vào yêu cầu của sản
phẩm.


1.3.3.3 Phân loại theo phương pháp đóng gói
Tùy theo cách đóng gói bao bì mà người ta chia loại bao bì thành:






Bao bì đóng gói trong môi trường chân không

Bao bì đóng gói trong môi trường tiệt trùng
Màng co
Cuốn vặn
Dạng vỉ

1.3.3.4 Phân loại theo độ cứng


Các loại bao bì cứng bao gồm: thùng gỗ , chai thủy tính , thùng hoặc các loại hộp



kim loại,…
Các loại bao bì bán cứng gồm: thùng hoặc hộp bằng nhựa , thùng carton dợn

sóng,…
− Các loại bao bì mềm : bao bì giấy , nhựa ,….

16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.3.4 Các khó khăn thường gặp và định hướng phát triển trong tương lai
1.3.4.1 Các khó khăn thường gặp trong phát triển









Yếu tố về môi trường : việc nóng lên toàn cầu gây biến đổi khí hậu , việc xử lí
bao bì qua sử dụng không triệt để gây ô nhiễm môi trường là mối quan ngại lớn
kìm hãm sự phát triển của ngành , vì vậy ta cần đưa ra các giải pháp an toàn với
môi trường tăng trưởng bền vững.
Yếu tố xã hội : sự biến đổi dân số , đô thị hóa , hiện đại hóa , quy mô hộ gia đình ,
sự khác biệt về văn hóa.
Yếu tố cá nhân : sự thay đổi trong cách sinh hoạt , mua sắm , sở thích cả nhân và
thói quen , áp lực cuộc sống chi phối.
Yếu tố kinh tế : đi kèm với sự phát triển của xã hội là nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng nên đổi mới công nghệ là không thể tránh khỏi , chi phí đầu tư
dây chuyền trang thiết bị trong ngành bao bì tương đối đắc đỏ , đây là một khó
khăn khá lớn cần giải quyết.
Yếu tố công nghệ : đòi hỏi vật liệu sản xuất bao bì phải ngày càng phát triển.

1.3.4.2 Định hướng phát triển trong tương lai
Hạ giá thành sản phẩm : hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên , chú
trọng vào nguồn nguyên liệu có thể tái chế hoặc tái chế nhiều lần , tối ưu hóa
công nghệ sản xuất.
− Bao bì thân thiện phát triển bền vững : sử dụng các vật liệu có thể tái chế , phân
hủy sinh học , không gây tổn hại cho môi trường , nâng cao chất lượng mực in,
các loại keo dán không hây tổn hại cho sức khỏe con người.
− Tăng tính hấp dẫn , bắt mắt của bao bì: thông qua các hình ảnh , logo sinh động ,
màu tươi đẹp , tăng độ bóng , có thể có hương thơm kèm theo, không ngừng sáng
tạo về kiểu dáng cho bao bì.
− Tăng tuổi thọ của bao bì : thông qua tăng các tính năng cơ lí như kháng ẩm , độ
bền cơ học , chống tia cực tím , kháng khuẩn ,…



1.4 Nguyên liệu
1.4.1 Khái quát nhựa Polyethylene
Như đã nói , trong các loại nhựa nhiệt dẻo , PE là loại nhựa thông dụng hơn cả ,
được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực , và Các sản phẩm bao bì, màng của nhà máy đều
được sản xuất từ nguyên liệu hạt PolyEthylene và dẫn xuất của chúng.
Polyethylene (PE) là polymer đơn giản và thông dụng nhất. Nó được tổng hợp từ
monomer ethylene (C2H4) bao gồm một chuỗi mạch carbon với hai nguyên tử hydro liên

17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
kết với mỗi nguyên tử carbon. PE tồn tại ở dạng kết tinh hoặc vô định hình, do đó độ kết
tính của PE không bao giờ đạt 100%.

E

Hình 1.5 phân tử polyethylene

Hình 1.6 Cấu trúc mạch của PE
Chuỗi PE có cấu trúc thẳng hoặc phân nhánh, tùy thuộc vào cách polymer được tổng
hợp. Ta có các loại PE sau:
− PolyEthylene tỷ trọng thấp (LDPE)
− PolyEthylene tỷ trọng cao (HDPE)
− PolyEthylene tỷ trọng thấp mạch thẳng (LLDPE)
− PolyEthylene tỷ trọng trung bình (MDPE)

18



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 1.7 Mức độ phân nhánh của các loại PE
Nếu số mạch nhánh càng nhiều và càng dài thì độ kết tinh càng kém và ngược lại.
PE có độ kết tinh tương đối cao, khác nhau với mỗi loại dẫn xuất của nó. Trong PE phần
tinh thể làm cho mạch cứng nên bền với tác dụng cơ học, bền quang học và bền nhiệt độ
còn phần vô định hình làm cho mạch mềm dẻo, dễ gia công.
Polyetylen có màu trắng, hơi đục , PE có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg khoảng
-100 °C và nhiệt độ nóng chảy Tm khoảng 120 °C.
Polyetylen khá dai, gần như không hấp thụ ẩm. Bền hóa học, bền kiềm và acid ở
nhiệt độ phòng, tan khó trong các dung môi hữu cơ ở nhiệt độ trên 70 oC.
Polyetylen cách điện tốt, không độc hại, hệ số ma sát thấp và dễ gia công. Tuy
nhiên do điểm chảy lỏng của PE khá thấp nên ít được sử dụng trong các vật dụng phải
chịu nhiệt hoạt các thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao. PE còn có tính hàn nhiệt tốt, giữ được
tính mềm dẻo ở nhiệt độ thấp và giá thành tương đối thấp nên được sử dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề. Polythylen được dùng chủ yếu để sản xuất :
thùng ,can chứa hóa chất, bọc dây điện, làm bao bì , túi xách ,làm màng mỏng che
mưa,nắp chai nước các loại, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học...

19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Bảng 1.1: Tỷ trọng các dạng PolyEthylene
PolyEthylene
Tỷ trọng (g/cm3)
PolyEthylene tỷ trọng thấp (LDPE)

0,920-0,930


PolyEthylene tỷ trọng cao (HDPE)

0,940-0,960

PolyEthylene tỷ trọng thấp mạch thẳng (LLDPE)

0,918-0,940

PolyEthylene tye trọng trung bình (MDPE)

0,925-0,940

Bảng 1.2 So sánh một số tính chất giữa LDPE và HDPE
Tính chất

LDPE

HDPE

Khối lượng riêng

ρ= 0,92 – 0,93 g/cm3

ρ= 0,95 – 0,965 g/cm3

Hút ẩm

Không

Không


Mức hấp thụ nước

< 0,02%

< 0,01%

Độ kết tinh

60 – 70%

85 – 95%

Màu sản phẩm

ở trạng thái vô định hình
trong suốt.

Đục mờ

Nhiệt độ hóa mềm

90oC

120oC

Nhiệt độ nóng chảy

160-170 °C


160-170°C

Khả năng chịu hóa chất

Tốt

Tốt

Cách điện

Tốt

Tốt

Lực kéo đứt

110 ÷ 150 kg/cm2

210 ÷ 300 kg/cm2

Độ giãn dài

450 ÷ 600 %

250 ÷ 400%

Nhiệt độ hóa thủy tinh

-80oC


-80oC

Lực uốn

60 kg/cm2

170kg/cm2

Độ cứng
(ASTM – D2240)

30 ÷ 35

60 ÷ 65

Độ cứng

1,8 ÷ 2,5 kg/cm2

4 ÷ 5 kg/cm2

Chỉ số chảy

0,1 ÷ 60 gr/ 10ph

0,1 ÷ 20 gr/ 10ph

Tính bám dính

Kém, dễ cháy, không

mùi không vị, không độc.

20

Kém, dễ cháy, không
mùi không vị, không độc.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.4.2 Hạt nhựa phân hủy sinh học
Là chất phụ gia tự phân hủy được đưa vào đơn pha chế trong quá trình sản xuất.
Các hạt này giúp phân hủy nhựa và các sinh khối sau khi rã ra sẽ vô hại với vi sinh vật, từ
đó giải quyết các vấn đề môi trường.
Quá trình phân hủy được bắt đầu tại thời điểm hạt nhựa polyethylene pha với tỉ lệ
nhất định khi thổi, nó sẽ hoạt động theo cơ chế phá vỡ các liên kết carbon – carbon trong
nhựa dẫn đến việc giảm trọng lượng phân tử và cuối cùng làm mất độ bền và các liên kết
khác.
Cấu trúc phân tử giảm đi theo thời gian với chất xúc tác là khí oxy (do đó gọi là
hạt nhựa phân hủy oxi hóa ), quá trình này được đẩy nhanh hơn bằng cách gia tăng nhiệt
độ và sự ảnh hưởng của tia cực tím. Cấu trúc phân tử của nhựa theo thời gian sẽ giảm
xuống dưới 40.000 daltons và không còn là nhựa nữa mà trở thành sinh khối - nguồn thực
phẩm cho các vi sinh vật có trong môi trường tự nhiên . Ngoài sinh khối nói trên , quá
trình này còn thải ra CO2 và nước.
Vi sinh vật

Quá trình phân hủy

Phân tử Polymer


Polymer phân hủy
hoàn toàn

Yếu tố môi trường ( nhiệt độ , ánh sáng , độ ẩm ,…)
Hình 1.8 Sơ đồ miêu tả quá trình phân hủy sinh học của Polymer
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại polymer phân hủy sinh học , vì thế người ta
phân loại như sau:
A/ theo nguồn gốc:
− Tự nhiên : tinh bột , xenlulozo , gelatin,…

21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
− Tổng hợp : PLA , PHA, PCL,…
B/ theo cơ chế phân hủy:
− Chôn ủ
− Phân hủy sinh học thuần túy
− Phân hủy quang sinh học
− Phân hủy thủy sinh
− Bẻ gãy quang học
Trong luận văn này , em sử dụng hạt tự hủy D2W để trộn với hạt nhựa PE tạo thành
nhựa phân hủy sinh học.
Sản phẩm này được sản xuất bởi Symphony Environmental Ltd - Đài Loan/Thái Lan
và được phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thị
trường Hóa chất (MDI Chemical Co., Ltd).
Mô tả sản phẩm : D2W là một chất được tạo ra để kiểm soát và làm giảm tuổi thọ của
sản phẩm nhựa thông thường và các sản phẩm nhựa dùng trong đóng gói. D2W là một
công thức phụ gia được nghiên cứu và thử nghiệm cẩn thận để pha thêm vào cùng với
nhựa bình thường khi thổi trong quá trình sản xuất.

Công thức pha chế D2W của Symphonym là rất hiệu quả, thường được pha với tỉ lệ
1% giúp cho tiết kiệm đáng kể chi phí, vận chuyển và lưu trữ.
Quá trình phân hủy được bắt đầu tại thời điểm polyethylene hoặc polypropylene được
pha với tỉ lệ nhỏ D2W khi thổi, nó sẽ hoạt động để phá vỡ các liên kết carbon – carbon
trong nhựa dẫn đến việc giảm trọng lượng phân tử và cuối cùng làm mất độ bền và các
liên kết khác. Chất ổn định hoạt động để đảm bảo vòng đời hữu ích đủ dài được cung cấp
cho mỗi ứng dụng cụ thể. Ví dụ, một bao rác có thể có tuổi thọ 18 tháng trước khi mất đi
độ bền của nó trong khi một túi bánh mì chỉ có thể được một vài tuần. ( nguồn MDI
Chemical Co., Ltd ).

22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 1.9 Hạt tự hủy D2W ( nguồn MDI Chemical Co., Ltd )

Hình 1.10 Bao bì sản phẩm ( 25kg/bao) ( nguồn MDI Chemical Co., Ltd )

23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.4.3 Chất tạo màu
Chất tạo màu là phụ gia gần như bắt buộc phải sử dụng trong ngành công nghiệp
sản xuất bao bì với mục đích chính là tạo màu sắc đẹp , bắt mắt cho sản phẩm nhằm thu
hút, hấp dẫn người tiêu dùng từ đó thúc đẩy sự tiêu thụ hàng hóa. Chất tạo màu được đưa
vào hỗn hợp nhựa có nhiều dạng khác nhau như : chất tạo màu dạng hạt,chất tạo màu
dạng bột và chất tạo màu dạng lỏng.
Chất tạo màu dạng hạt là các hạt nhựa hình viên ,có chứa một lượng màu có tỷ lệ

phần trăm cao và có độ tương thích cao với khối hỗn hợp polymer . Các hạt màu này nén
sau khi được trộn với polymer theo tỷ lệ xác định sẽ đạt được nồng độ màu chính xác
cho hỗn hợp. Các hạt này thường có đủ các màu cơ bản. Sử dụng chất tạo màu hạt nhựa
là phổ biến nhất trong ngành công nghiệp bao bì.
Chất tạo màu dạng bột là bột màu bám dính mà không cần chất kết dính polymer.
Về mặt lí thuyết , bột màu có thể được sử dụng cho nhiều loại polymer khác nhau, nhưng
khi trộn lại gặp khó khăn do các hạt bột màu có kích thước rất mịn có thể bay vào không
khí như bụi và thất thoát khá nhiều. Ngoài ra, số lượng lớn có thể gây ra khó khăn cho
khâu trộn , khó đạt được độ đồng đều , bột màu dễ kết tụ trong phễu nhập liệu gây khó vệ
sinh.
Chất tạo màu dạng lỏng là các dung dịch lỏng chứa lượng màu cao, dung dịch
mang màu được gọi là dung dịch nền. Sử dụng chất tạo màu dạng lỏng giúp loại bỏ một
số các vấn đề xử lý liên quan, nhưng lại đòi hỏi một máy bơm để đưa vào máy. Thông
thường , người ta thường sử dụng chất tạo màu dạng lỏng với tỉ lệ rất thấp , khoảng dưới
1%. Việc sử dụng chất tạo màu dạng này đòi hỏi cần phải vệ sinh máy trộn cũng như máy
đùn thổi thường xuyên để đảm bảo không còn màu tồn đọng.

24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Hình 1.11 Hạt nhựa tạo màu trong sản xuất bao bì
1.4.4 Chất độn
Định nghĩa: Chất độn hay còn gọi là chất bổ cường (hay gia cường), chất độn được sử
dụng rãi vì các tác dụng vượt trội mà nó mang lại.
Chất độn có các tác dụng sau:







Tăng độ cứng cho sản phẩm
Tăng độ bền , chống mài mòn , chịu ma sát tốt hơn
Tăng khả năng chịu nhiệt cho sản phẩm
Tăng khối lượng riêng và modun đàn hồi
Hạ giá thành sản phẩm ( đây là tác dụng chính của chất độn)

Một số lưu ý khi sử dụng chất độn:





Khả năng phân tán trong hỗn hợp và sự liên kết với khối polymer
Kích thước hạt độn và độ đồng đều của hỗn hợp khi tiến hành trộn
Giá thành
Vệ sinh và an toàn lao động

Chất độn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là CaC03 ( đá vôi) bởi vì kích thước hạt
độn phù hợp với loại nhựa PE cũng như giá thành loại nguyên liệu này rất rẻ do phân bố
nhiều ở nước ta , sử dụng loại chất độn này đạt được hiệu quả kinh tế cao.

25


×