Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

2 3 một số phương hướng sửa đổi luật phù hợp với cam kết WTO (t linh+nhung)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.63 KB, 4 trang )

2.3 Một số phương hướng đề xuất sửa đổi luật phù hợp hơn với các cam kết
của Việt Nam khi gia nhập WTO
Để đạt được mục tiêu Đảng và Nhà nước đã đề ra, phù hợp với định hướng
phát triển của thị trường bảo hiểm trong những năm tiếp theo và tiến tới sửa đổi
một cách đồng bộ Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành,
đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu quản lý thị trường,
tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bảo hiểm phát triển bền vững, các yêu cầu
đặt ra cho hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Sửa đổi lại cấu trúc của Luật kinh doanh bảo hiểm, cụ thể chương VI nên
đổi tên thành “ Những quy định về đầu tư nước ngoài trong kinh doanh bảo
hiểm.”Cách đổi tên như vậy sẽ thể hiện sự bình đẳng trong đầu tư giữa các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, đảm bảo cho các quy định về dịch vụ bảo hiểm nước ngoài
được chặt chẽ, cụ thể và dễ áp dụng.
- Chính phủ nên ban hành một văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục, thời
hạn và phạm vi bảo hiểm,… đối với đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài sử
dụng dịch vụ bảo hiểm tại nước ta. Nếu các quy định bảo hiểm này được thực hiện
tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo hiểm tại Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động
bảo hiểm của Việt Nam trên trường quốc tế.
2.3.1. Tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp:
Pháp luật với vai trò điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm,
trong điều kiện thực hiện các cam kết gia nhập WTO đòi hỏi các quy định phải tạo
sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các quy định mang tính bảo hộ của Nhà nước
đối với các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm cần được huỷ bỏ. Bên cạnh đó, các
quy định các quy định mang tính định hướng để các doanh nghiệp triển khai các
sản phẩm bảo hiểm mới phải được xây dựng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và kịp
thời tạo điều kiện để phất triển các sản phẩm bảo hiểm đa dạng và phong phú, đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường. Cơ chế giám sát các doanh nghiệp khi triển
khai các sản phẩm bảo hiểm, xây dựng biểu phí, chi hoa hồng bảo hiểm… phải
thuận tiện và phù hợp với chuẩn mực chung quốc tế, thống nhất áp dụng chung cho
tất cả các doanh nghiệp để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Kiên quyết xử phạt nghiêm khắc và công khai để ngăn cản sự “phá rào” của các


doanh nghiệp. Kiểm tra và có đánh giá chất lượng hoạt động của các đại lý bảo
1


hiểm, có cơ chế để khách hàng tham gia đánh giá các đại lý. áp dụng xử phạt hành
chính không những đối với DNBH mà còn đối với các đại lý bảo hiểm. Quy định
chế độ trách nhiệm của DNBH khi để xảy ra vi phạm của các đại lý.
2.3.2. Đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động của các doanh
nghiệp bảo hiểm:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo
hiểm (viết tắt là DNBH) đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Khuyến
khích các DNBH đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến
trong quản trị, điều hành doanh nghiệp để thuận tiện cho việc giám sát chế độ báo
cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp. Xây dựng chế độ kế toán, chỉ tiêu thống
kê thống nhất giứa các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận tiện cho việc cập nhật số
liệu báo cáo toàn thị trường. Công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo
hiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng có cơ sở đánh giá và
lựa chọn DNBH mà mình tham gia. Khuyến khích các DNBH đẩy nhanh lộ trình
niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Điều đó sẽ góp phần làm tăng
tính công khai minh bạch của DNBH khi tuân theo các chuẩn mực quy định của
Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch.
2.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong
nước:
Thời gian qua các DNBH có vốn sở hữu của Nhà nước đã được cổ phần hoá,
tạo sự bình đẳng giữa các DNBH. Với vai trò là một cổ đông lớn tại các DNBH
trong nước, nhà nước cần tập trung các giải pháp để huy động vốn, tăng quỹ dự
phòng đảm bảo cho các DNBH trong nước hoạt động an toàn, giảm tối thiểu các
tác động của thị trường bảo hiểm thế giới đối với các DNBH trong nước. Định
hướng để các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuận, đào
tạo cán bộ, trả lương thoả đáng để tránh tình trạng di chuyển từ các DNBH trong

nước sang các DNBH nước ngoài. Phát triển Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
thành tập đoàn tài chính-bảo hiểm, nhằm tiếp tục duy trì và phát triển thị phần bảo
hiểm như hiện nay.

2


2.3.4. Có cơ chế khuyến khích các DNBH cung cấp các sản phẩm bảo hiểm
có tính hỗ trợ ngành sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp:
Thực tế dân số Việt Nam chiếm hơn 70% là nông nghiệp, chính sách ưu đãi
của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua đã dành nhiều ưu đãi cho khu vực nông
thôn. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách trợ cấp xã hội, mang tính lâu dài, và bên
cạnh đó là hỗ trợ kịp thời người lao động khi gặp thiên tai, dịch bệnh thì cần phải
có chính sách ưu đãi các DNBH cung cấp 15 các sản phẩm bảo hiểm vào lĩnh vực
này. Thời gian qua đã có những DNBH hướng tới khu vực nông thôn, cung cấp các
sản phẩm bảo hiểm chăn nuôi, ngư nghiệp, nhưng do rủi ro cao, khó kiểm soát, các
DNBH đã dừng cung cấp sản phẩm bảo hiểm này. Ngoài ra một số lượng lớn
người dân chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Việc kết hợp và tạo cơ chế để các
DNBH thuộc các thành phần kinh tế cung cấp bảo hiểm mang tính trợ cấp xã hội là
rất cần thiết.
2.3.5. Tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, tạo điều kiện ngành bảo hiểm
hội nhập cùng thị trường bảo hiểm quốc tế:
Duy trì và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc tế song phương, đa
phương, tham gia tích cực diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN và Hiệp
hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) nhằm trao đổi thông tin và học
hỏi kinh nghiệm quản lý, phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thực hiện tốt cơ
chế khuyến khích đầu tư nước ngoài và lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam.
Đồng thời có cơ chế giám sát thận trọng, coi trọng chất lượng hơn là chạy đua về
số lượng khi xem xét điều kiện cấp phép cho các DNBH nước ngoài vào hoạt động
tại Việt Nam. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư nguồn vốn của các DNBH ra

nước ngoài nhằm hạn chế những rủi ro cho các khách hàng trong nước.
2.3.6. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm:
Thực hiện đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm
dựa trên quan điểm:
- Tăng cường quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của các DNBH.
Nhà nước đóng vai trò cảnh báo và xử lý các DNBH khi vượt qua các giới hạn cho

3


phép cả về tài chính và tổ chức doanh nghiệp. Các DNBH phải tự tổ chức và chịu
trách nhiệm về những hoạt động của mình.
- Ban hành các quy chế, quy định mang tính thống nhất để các DNBH làm cơ
sở thực hiện chứ không can thiệp trực tiếp bằng việc phê duyệt các sản phẩm bảo
hiểm đối với từng DNBH.
- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong quá trình tiếp xúc, làm việc với
các DNBH, quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của DN để thuận tiện cho DN
trong quá trình

4



×