Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học huyện nậm pồ, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.9 KB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ VĂN SƠN

QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN
TRÚ CẤP TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN
BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ VĂN SƠN

QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN
TRÚ CẤP TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN
BIÊN

Ngành: Quản lý giáo
dục Mã ngành:
8.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đinh Đức Hợi
2. TS. Lò Văn Pấng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tác giả luận văn
Vũ Văn Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các
thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng toàn
thể các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy, cung cấp những tri thức cơ bản
và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong thời gian học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Đức Hợi; TS.
Lò Văn Pấng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình hình
thành, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nậm
Pồ; Phòng Giáo dục - Đào tạo Nậm Pồ; các trường PTDTBT cấp tiểu học trên

địa bàn huyện Nậm Pồ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi có những tư liệu quý
báu để hoàn thành luận văn; Cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia khóa học, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài. Song, những
thiếu sót trong luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi.
Tác giả rất mong được đón nhận sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học,
của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Văn Sơn

ii


MỤC LỤC

iii


LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2
4. Giả thuyết khoa học của đề tài........................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
8. Cấu trúc của Luận văn.....................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ
DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN
TRÚ CẤP TIỂU HỌC...................................................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................7
1.2. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường................8
1.2.2. Khái niệm dân chủ...................................................................................12
1.2.3. Khái niệm về quy chế dân chủ cơ sở trong trường học...........................16
1.2.4. Quản lý thực hiện quy chế dân chủ trong trường học............................. 17
1.3. Một số vấn đề về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học........18
1.3.1. Cơ sở pháp lý về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.............................. 18
1.3.2. Mục đích thực hiện quy chế dân chủ vào trường học..............................19
1.3.3. Vai trò thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vào trường học...................... 20
iii


1.3.4. Các nội dung triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở trường học. . .22
1.3.5. Các hình thức triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trường học. .26
1.3.6. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ
sở trong nhà trường........................................................................................... 28
1.4. Nội dung quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở trường học................30
1.4.1. Các nội dung quản lý việc thực hiện quy chế dân chủ trong
trường PTDTBT cấp tiểu học.......................................................................... 30
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở

các trường PTDTBT cấp tiểu học......................................................................35
1.5.1. Các yếu tố khách quan.............................................................................35
1.5.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................ 35
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ
DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN
TRÚ CẤP TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN..................38
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu................................................................ 38
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội huyện Nậm Pồ..........38
2.1.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo cấp tiểu học trên địa bàn huyện
Nậm Pồ..............................................................................................................38
2.2. Giới thiệu khái quát về khảo sát thực trạng................................................. 40
2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................40
2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................40
2.2.3. Đối tượng khảo sát.................................................................................. 40
2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu............................................40
2.3. Thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT
cấp tiểu học........................................................................................................41
2.3.1. Thực trạng về nội dung thực hiện quy chế dân chủ trong các trường
PTDTBT cấp tiểu học........................................................................................41
2.3.2. Thực trạng về hình thức thực hiện quy chế dân chủ trong các trường
PTDTBT cấp tiểu học........................................................................................45
iv
iii



2.4. Thực trạng về quản lý việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở các
trường PTDTBT cấp Tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.....49
2.4.1. Thực trạng quản lý việc tuyên truyền, phổ biến dân chủ cơ sở ở các
trường PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ................................ 49

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện quy chế dân chủ
trong trường PTDTBT bậc tiểu học...................................................................51
2.4.3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường PTDTBT
cấp tiểu học........................................................................................................ 54
2.4.4. Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường PTDTBT cấp
tiểu học.............................................................................................................. 55
2.4.5. Quản lý việc đánh giá thực hiện quy chế dân chủ trong trường
PTDTBT cấp tiểu học........................................................................................57
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở ở các trường PTDTBT cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên........60
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thực hiện quy chế dân chủ ở
trường PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên......62
2.6.1. Ưu điểm...................................................................................................62
2.6.2. Tồn tại, hạn chế....................................................................................... 64
2.6.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm..................................................... 65
Tiểu kết Chương 2.............................................................................................70
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN
CHỦ CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
CẤP TIỂU HỌC HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN............................71
3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp........................................................71
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ...........................................................71
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả.......................................................... 71
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm trong
quản lý...............................................................................................................73
v


3.2. Một số biện pháp quản lý việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các
trường PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ hiện nay.................74

3.2.1. Đổi mới quản lý công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận
thức của CBGV- CNV và học sinh trong các trường PTDTBT cấp tiểu
học về thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học.........................................74
3.2.2. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở...........76
3.2.3. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, hoàn thiện
các quy định, quy chế, quy ước đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ đạt
hiệu quả............................................................................................................. 79
3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện quy chế DCCS trường học
giữa các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường...............81
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ
trong nhà trường................................................................................................ 84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và lộ trình triển khai............................... 87
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp..............................................................87
3.3.2. Lộ trình triển khai các biện pháp.............................................................88
3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.........89
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm............................................................................ 89
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm............................................................................ 89
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm...................................................................... 89
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 98
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BGH

Ban giám hiệu

CBGV-CNV

Cán bộ giáo viên - công nhân viên

CBQL

Cán bộ quản lý

ĐCS

Đảng Cộng sản

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

GV


Giáo viên

HĐND

Hội đồng nhân dân

HS

Học sinh

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MN

Mầm non

NQ

Nghị quyết

NXB

Nhà xuất bản

PTDTBT

Phổ thông dân tộc bán trú


PTDTNT-THPT

Phổ thông dân tộc nội trú

QCDCCS

Quy chế dân chủ ở cơ sở

QLGD

Quản lý giáo dục

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

4


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1.

Quy mô trường, lớp, chất lượng của học sinh tiểu học huyện
Nậm Pồ trong 5 năm.....................................................................39

Bảng 2.2.

Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên tiểu học huyện
Nậm Pồ......................................................................................... 39

Bảng 2.3.

Thực trạng nội dung thực hiện quy chế dân chủ trong các
trường PTDTBT cấp tiểu học....................................................... 42

Bảng 2.4.

Thực trạng thực hiện việc kiểm tra, giám sát của CBGVCNV đối với các hoạt động của nhà trường................................. 44

Bảng 2.5.

Thực trạng hình thức thực hiện quy chế dân chủ trong các
trường PTDTBT cấp tiểu học....................................................... 45

Bảng 2.6.

Kết quả thực hiện các hình thức CBGV- CNV tham gia ý
kiến trong trường PTDTBT cấp tiểu học huyện Nậm Pồ............47

Bảng 2.7.


Thực trạng quản lý việc tuyên truyền, phổ biến dân chủ trong
trường PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ...........50

Bảng 2.8:

Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện quy chế dân
chủ trong trường PTDTBT cấp tiểu học....................................... 52

Bảng 2.9.

Kết quả quản lý tổ chức thực hiện QCDC cơ sở trong trường
PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ.......................54

Bảng 2.10: Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường
PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ.......................56
Bảng 2.11. Kết quả giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QCDC
trong trường PTDTBT cấp tiểu học.............................................. 58
Bảng 2.12: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT cấp tiểu học................61
Bảng 3.1.

Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp
quản lý.......................................................................................... 90

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá về tính khả thi của những biện pháp quản lý......92
5



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thực trạng thực hiện quyền được biết và tham gia ý kiến
của học sinh................................................................................. 44
Biểu đồ 2.2. Hình thức để thực hiện những việc CBGV- CNV được giám
sát, kiểm tra trong nhà trường......................................................48

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ không chỉ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà còn là
động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân ta xây
dựng.
Từ lâu, Đảng ta luôn coi trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
dựa vào dân, nên đã đưa cách mạng nước ta vượt qua mọi gian nan thử thách,
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), dân chủ hóa đời sống xã hội
đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nội dung cốt
lõi, trọng tâm. Đặc biệt là dân chủ hóa đời sống xã hội từ cơ sở.
Chính vì vậy mà ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 30 CT/TW về
việc xây dựng và thực hiện các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở. Để cụ thể hóa
Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghị định và Thông tư hướng
dẫn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các loại hình, trong đó có Nghị định
71/1998/NĐ- CP ngày 08/9/1998 về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ
trong hoạt động của cơ quan” và Thông tư số 10/1998/TTCP-TCCB ngày
5/12/1998 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ “Hướng dẫn triển khai Quy chế
thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan”. Thực hiện dân chủ trong cơ quan
sẽ phát huy quyền làm chủ, tác phong, lề lối làm việc của công chức, viên chức,

kỷ cương, kỷ luật được tăng cường; nội bộ cơ quan đoàn kết; ý thức phục vụ nhân
dân ngày càng tốt hơn, là chìa khoá để đảm bảo sức sống vững bền của mỗi cơ
quan, tổ chức.
Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, thực hiện dân chủ là một trong
những điều kiện và động lực để nâng cao chất lượng dạy và học và nâng cao
uy tín, vị thế của ngành giáo dục đối với cộng đồng và xã hội. Ngày 01 tháng
3 năm 2000 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có Quyết định 04/2000/QĐBGD&ĐT
về việc ban hành “Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường” theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
1


trong các hoạt động của nhà trường.

2


Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây bắc của tỉnh
Điện Biên, dân cư sinh sống chủ yếu là dân tộc miền núi. Dưới sự chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), trong những năm qua, nhiều trường
PTDTBT (Phổ thông dân tộc bán trú) cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ
đã thực hiện cơ bản tốt những nội dung về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
trong nhà trường, nhờ đó đã tạo đà cho sự ổn định, đoàn kết, từng bước khắc
phục khó khăn, chung sức góp phần vào thành tích chung của ngành Giáo dục
huyện Nậm Pồ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có một số trường chưa thực
hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, còn mang tính hình thức, cán bộ, giáo viên
trong trường không yên tâm công tác, nội bộ mất đoàn kết, phát sinh khiếu
kiện... ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động của nhà trường, làm giảm uy tín
của nhà trường cũng như uy tín của cán bộ, giáo viên nhà trường trước học sinh
và xã hội. Điều đó đã đặt ra cần phải tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất được

một số biện pháp hữu hiệu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT tại huyện Nậm Pồ.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng việc quản lý của
hiệu trưởng đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường PTDTBT
cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất một số biện pháp
nhằm quản lý tốt việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT
tiểu học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới của ngành GD và ĐT nói chung và
ngành GD và ĐT huyện Nậm Pồ nói riêng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở
các trường PTDTBT cấp Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở
các trường PTDTBT cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

3


4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Công tác quản lý thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường PTDTBT
cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ hiện nay còn một số hạn chế như:
tổ chức thực hiện QCDCCS của còn cứng nhắc, thiếu quan tâm tạo điều kiện
cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện, còn có hiện tượng một số
cán bộ quản lý thiếu gương mẫu trong thực hiện các quy tắc, quy định chung
của nhà trường, tạo phản ứng không tốt trong đội ngũ CBGV – CNV…. Nếu
đề xuất được các biện pháp phù hợp với các điều kiện thực tiễn ở các
trường PTDTBT tiểu học và đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà

nước, thì việc thực hiện quy chế dân chủ sẽ có hiệu quả cao hơn, góp phần
đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới giáo dục tại các trường
PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý các hoạt động triển khai thực hiện Quy
chế dân chủ trong các trường PTDTBT cấp tiểu học hiện nay.
Khảo sát và đánh giá thực trạng việc quản lý thực hiện Quy chế dân chủ
trong các trường PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ hiện nay.
Đề xuất một số biện pháp quản lý thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh
Điện Biên.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 13 trường PTDTBT tiểu học
huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
6.2. Nội dung
Nghiên cứu các biện pháp quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở
các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
4


6.3. Khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát trên nhóm khách thể gồm 48 CBQL, 511 GV của 13
trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan
đến hoạt động quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường
PTDTBT tiểu học, bao gồm:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin; các văn kiện của

Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài.
- Các tác phẩm về tâm lý học, giáo dục học, khoa học quản lý giáo
dục,… trong và ngoài nước.
- Các công trình nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục của các nhà lý
luận, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo,… có liên quan đến đề tài như
các luận văn, luận án, các báo cáo khoa học, các chuyên khảo,…
- Các tài liệu về lý luận quản lý, các văn kiện Đại hội Đảng, các văn
bản pháp quy về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, các tài liệu khoa học, bài
báo khoa học và những kết quả đạt được của công tác quản lý thực hiện quy
chế dân chủ, cơ sở.
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, Phòng Giáo
dục và Đào tạo Nậm Pồ. Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt
và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các
trường PTDTBT cấp tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ từ năm 2013 đến
nay, gồm các phương pháp:

5


Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin trên cơ sở quan sát trực tiếp
các hoạt động sư phạm, quan sát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý để có
thông tin đầy đủ hơn về thực trạng quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở
các trường PTDTBT cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, làm cơ sở đề
ra các biện pháp quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường
PTDTBT cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin thông qua
phiếu hỏi ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lý trong trường nhằm tìm hiểu

thực trạng quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT cấp
tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Đồng thời khảo sát tính khả thi của các
biện pháp quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT cấp
tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp của cán bộ quản
lý, giáo viên về quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT
cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nhằm thu thập thêm thông tin và
làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia
nghiên cứu về lĩnh vực quản lý thực hiện Quy chế dân chủ nhằm đánh giá đúng
thực trạng Quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT cấp
tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cũng như khảo nghiệm, kiểm định tính
khả thi của các biện pháp đề xuất.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành nghiên cứu, đúc kết
kinh nghiệm quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của các đơn vị làm tốt
để nhân điển hình.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động quản lý (hồ sơ quản lý
của các trường thuộc phạm vi nghiên cứu): Tiến hành phân tích các sản
phẩm của hoạt động thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường tiểu học,
6


từ đó nắm bắt được các thông tin chung, phục vụ cho việc đánh giá về thực
trạng quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trường PTDTBT tiểu
học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
7.3. Phương pháp toán thống kê
Xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng phương pháp thống kê
toán học thông qua các phần mềm Excel bằng cách tính số lượng, % nhằm định
lượng kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở
các trường Phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học
Chương 2: Thực trạng quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các
trường Phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Chương 3: Biện pháp quản lý thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các
trường PTDTBT cấp tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ
SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ CẤP TIỂU
HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Dân chủ, dân chủ ở cơ sở và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
(QCDCCS) là vấn đề hiện đang được nhiều nhà khoa học, những người làm
công tác lý luận quan tâm, dù ở những góc độ, khía cạnh khác nhau.
Hướng nghiên cứu về vai trò của dân chủ trong đời sống xã hội: V.I.
Lênin: Bàn về dân chủ trong quản lý xã hội; Nguyễn Đăng Quang: Một cách
tiếp cận khái niệm dân chủ [42], Vũ Minh Giang: Thiết chế làng xã cổ truyền
và quá trình dân chủ hóa hiện nay ở nước ta [28]; Lê Văn Tuấn: Tư tưởng Hồ
Chí Minh về thực hành dân chủ. [47]
Hướng nghiên cứu về cách thức, phương pháp thực hiện dân chủ trong đời
sống: Đề tài "Thực hiện QCDC và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện
nay" [46] do Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông đồng chủ trì; Đề tài khoa học
độc lập cấp Nhà nước về "Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở
trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay" [6] do Hoàng Chí

Bảo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu
2002. Đề tài "Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông
thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" của
Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên [40].
Hướng nghiên cứu về dân chủ cơ sở: Đề tài "Hệ thống chính trị cơ sở Đặc điểm, xu hướng và giải pháp" [15] của Vũ Hoàng Công - Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp
xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Dương Xuân Ngọc; Vũ Văn
Hiền (chủ biên): Phát huy dân chủ ở xã, phường và cuốn Dân chủ ở cơ sở
qua kinh nghiệm của Thuỵ Điển và Trung Quốc; Quá trình thực hiện quy chế
dân chủ ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay (Đề tài cấp bộ năm
2002 - 2003) do Viện chủ nghĩa xã hội khoa học Học viện Chính trị quốc gia
8


Hồ Chí Minh chủ trì) [30]

9


Các công trình nghiên cứu kể trên đã đi sâu nghiên cứu về việc thực hiện
QCDCCS gắn với tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung, ở cấp xã nói
riêng. Các tác giả đã lý giải về tính tất yếu phải xây dựng và thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở, qua thực tiễn khảo sát việc thực hiện quy chế ở các địa phương,
vùng miền trong cả nước để đưa ra những thành tựu đã đạt được của việc thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng như rút ra những bất cập, hạn chế, vướng
mắc của Quy chế. Ở đấy, các tác giả cũng chỉ ra phương hướng và biện pháp
nhằm đảm bảo thực hiện QCDCCS ở cơ sở chủ yếu là ở xã, phường, thị trấn.
Tuy nhiên, ít có công trình nào nghiên cứu về thực hiện QCDCCS trong
các hệ thống trường học và nhất là chưa có công trình, bài viết nào đi sâu
nghiên cứu QCDCCS trong các trường PTDTBT cấp tiểu học.

Đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cả về lý
luận và thực tiễn vấn đề thực hiện QCDCCS ở các trường PTDTBT cấp tiểu
học trên địa bàn huyện Nậm Pồ- tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
* Quản lý
Hoạt động quản lý hình thành từ sự phân công hợp tác lao động, từ sự xuất
hiện của tổ chức, cộng đồng. Với nhu cầu hướng đến hiệu quả tốt hơn, năng suất
cao hơn trong sự hợp tác lao động của cộng đồng đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối
hợp, phân công, kiểm tra, điều chỉnh… Do đó xuất hiện vai trò người quản lý.
Các Mác quan niệm: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến
một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. [6]
10


Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một
định nghĩa thống nhất. Một số tác giả cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự
hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Một số tác giả khác
cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực
cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng, quản lý
là hoạt động có mục đích của con người “Quản lý chính là các hoạt động do một
hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết
quả mong muốn”. Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư
cách là một hành động, chúng tôi đồng ý với quan niệm: “Quản lý là sự tác động
có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt
mục tiêu đề ra”.

Quản lý là: Tập hợp các hoạt động (bao gồm cả lập kế hoạch, ra quyết
định tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) nhằm sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ
chức (con người, tài chính, vật chất và thông tin) để đạt được những mục tiêu
của tổ chức một cách có hiệu quả [3, tr.34].
* Quản lý giáo dục:
Thuật ngữ quản lý giáo dục (QLGD) cũng có một số tác giả định nghĩa
như sau:
M.I.Kônđacôp cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có
kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
trên tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy
luật chung của chương trình cũng như những quy luật của quá trình giáo
dục,của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [31, tr.12]
Theo tác giải Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa
tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc
đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [3, tr45]
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đi theo khái niệm quản lý giáo dục của
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
thống vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính
11


chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình
dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên
trạng thái mới về chất”. [43, tr.28]
Quản lý giáo dục là quản lý quá trình hoạt động dạy và học bao gồm
quản lý tất cả các thành tố của hoạt động dạy - học, do đó những tác động của
nó lên hệ thống là những tác động kép, nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp,
chủ thể quản lý phải chú ý đến mối quan hệ quản lý dạy và học trong hoạt động

giáo dục, quan hệ giữa các cấp quản lý, quan hệ giữa nội bộ và bên ngoài; các
vấn đề kỹ năng, phong cách, chiến lược, ưu tiên trong quản lý.
Tóm lại, Quản lý giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh
vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành
tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công
tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục,
dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục [15;8].
* Quản lý nhà trường
Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước - xã hội,
là nơi trực tiếp làm công tác GD-ĐT và giáo dục thế hệ trẻ. Nó nằm trong môi
trường xã hội và có tác động qua lại với môi trường đó. Theo Nguyễn Ngọc
Quang “Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý
giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Do đó quản lý nhà trường
nhất thiết phải vừa có tính nhà nước vừa có tính xã hội” [43, tr33].
Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp
và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục
khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo
dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [29, tr17].
12


×