Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De bai kiem tra thuong xuyen mon van 1012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.32 KB, 5 trang )

ĐỀ BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN HK I
Năm học: 2013-2014
Lần 1:
Lớp 10G:
Câu 1: Nêu các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Câu 2: Phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong bài ca dao sau:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Lớp 10H:
Câu 1: Thế nào là một văn bản?
Câu 2: Phân tích các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong bài ca dao sau:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Lần 2:
Lớp 10G: Tóm tắt sử thi Đăm Săn trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1?
Lớp 10H: Tóm tắt truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy trong chương
trình Ngữ văn 10 tập 1?
Lần 3:
Lớp 10G: Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh ngày hè” - Nguyễn Trãi và cho biết xuất xứ của
bài thơ?
Lớp 10H: Chép thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của
Phạm Ngũ Lão. Nêu ý nghĩa của bài thơ?
Lớp 10I: Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh ngày hè” - Nguyễn Trãi và nêu ý nghĩa của bài thơ.
Lớp 12G:
Lần 1:
Câu 1: Nêu cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh?
Câu 2: Trình bày các quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?
Lần 2:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về 4 câu thơ đầu của bài thơ Tây Tiến- Quang Dũng:
Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Lần 3: Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận về Đất nước theo những phương diện nào trong bài
thơ Đất nước trích Trường ca mặt đường khát vọng? Nêu ý nghĩa của văn bản?


ĐỀ BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN HK II
Năm học: 2013-2014
Lần 1
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi?
Câu 2. Nêu bố cục của một bài cáo?
Lần 2
Họ tên:.......................................
Lớp:..............

KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Ngữ văn 10

I. Em hãy khoanh tròn những từ ngữ đúng chính tả.(4đ)
1. a. Ũ rủ
b. Ủ rủ
2. a. Dành giật
b. Dành dật
3. a. Lạt lõng
b. Lạc lõng
4. a. Điều hiêu
b. Đìu hiêu
5. a. Dằn vặc
b. Dằng vặc

6. a. Bủn xỉn
b. Bủng xỉn
7. a. Vở lẽ
b. Vỡ lẽ
8. a. Trau chuốt
b. Trau chuốc

c. Ủ rũ
c. Giành dật
c. Lạt lỏng
c. Điều hiu
c. Dằn vặt
c. Bủng xỉnh
c. Vở lẻ
c. Trao chuốt

d. Ũ rũ
d. Giành giật
d. Lạc lỏng
d. Đìu hiu
d. Dằng vặt
d. Bủn xỉnh
d. Vỡ lẻ
d. Trao chuốc

II. Phát hiện và sửa lỗi sai các câu sau: (6đ)
1.“Những tiết mục văn nghệ của lớp B rất hấp thụ”.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
2. “Mời Bác vào chơi, xơi nước với nhà em”.

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
3. “Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai vấn đề mà thầy giáo truyền tụng”.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
4. “Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.”
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
5. “Nếu chúng ta không chăm sóc kịp thời,lúa sẽ giảm công suất”.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
6. Bình minh, ngày 03-01, lúc 05h15, tại căn nhà A khu phố B xảy ra một vụ hoả hoạn
nghiêm trọng.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


Họ tên:.......................................
Lớp:..............

KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Ngữ văn 10

I. Em hãy khoanh tròn những từ ngữ đúng chính tả.(4đ)

1. a. Ũ rủ
b. Ủ rũ
2. a. Dành giật
b. Dành dật
3. a. Lạt lõng
b. Lạc lõng
4. a. Điều hiêu
b. Đìu hiêu
5. a. Dằn vặt
b. Dằng vặc
6. a. Bủn xỉn
b. Bủng xỉn
7. a. Vở lẽ
b. Vở lẻ
8. a. Trau chuốt
b. Trau chuốc

c. Ủ rủ
c. Giành giật
c. Lạt lỏng
c. Điều hiu
c. Dằn vặc
c. Bủng xỉnh
c. Vỡ lẽ
c. Trao chuốt

d. Ũ rũ
d. Giành dật
d. Lạc lỏng
d. Đìu hiu

d. Dằng vặt
d. Bủn xỉnh
d. Vỡ lẻ
d. Trao chuốc

II. Phát hiện và sửa lỗi sai các câu sau: (6đ)
1“Ai bảo chăn châu là khổ”.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
2. “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn”.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
3.“Với nghệ thuật so sánh của tác giả đã làm nổi bậc sự hi sinh to lớn của những người mẹ
Việt Nam”.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
4. .“Những tiết mục văn nghệ của lớp B rất hấp thụ”.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
5. “Qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tố cáo chế độ phong kiến thối nát.”
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
6. “Mời Bác vào chơi, xơi nước với nhà em”.
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


Lần 3:
*Lớp 10G
Câu 1. Giới thiệu đoạn trích Trao duyên, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du?
Câu 2. Phân tích hai câu thơ đầu trong đoạn thơ Trao duyên:
“Cây em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
*Lớp 10H
Câu 1. Giới thiệu đoạn trích “Chí khí anh hung”, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du?
Câu 2. Phân tích bốn câu thơ đầu trong đoạn thơ “Chí khí anh hung”:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”

Lớp 10B
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau.
a. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
(Chinh phụ ngâm)
b. Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

c. Giật mình mình lại thương mình xót xa”
(Truyện Kiều)
Lớp 12G
Lần 1.
Câu 1: Nêu xuất xứ tác phẩm Vợ chồng APhủ của nhà văn Tô Hoài?
Câu 2: Nêu một số tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài?
Lần 2.
Câu 1: So sánh hai nhân vật Việt và Chiến trong tác phầm “Những đứa con trong gia
đình” của tác giả Nguyễn Thi.
Câu 2: Và nêu chủ đề của tác phẩm?
Lần 3.
Câu 1: Nêu hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
Câu 2: Nêu vài nét về cuộc đời tác giả Lưu Quang Vũ?


ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HK I
Năm học: 2013-2014
Lớp 10G: Cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về một người thân yêu nhất?
Lớp 10H: Cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về những ngày đầu tiên bước vào trường THPT
Trần Bình Trọng?
Lớp 10G và 10H: Hãy hóa thân mình vào nhân vật Cám để kể lại câu chuyện theo diễn biến
và kết thúc truyện cổ tích Tấm Cám của Văn học dân gian Việt Nam.
Lớp 12G: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M.Xi- xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu
dưỡng và học tập của bản thân?
Lớp 12G: Hiện nay tình trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành phố thị trấn.
Nhưng đã và đang có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận các em về những mái ấm
tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt
đẹp.

Anh (chị) bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.
ĐỀ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HK II
Năm học: 2013-2014
Lớp 10.
Đề 1: Viết một bài văn thuyết minh về tội ác của bọn giặc Minh trong tác phẩm Bình
ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Đề 2: Việt một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết ở
Phú Yên.
Lớp 12:
Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân điễn hình cho bà mẹ
Việt Nam, nghèo khó, chịu đựng với tấm lòng nhân hậu vị tha, đặc biệt là tinh thần hi
sinh cao cả. Phân tích nhân vật để chứng minh.



×