Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.26 KB, 2 trang )
KHÁI QUÁT VỀ THỂ THƠ TỰ DO
1. Cấu trúc thế giới hình tượng trong thơ tự do
Hình tượng nghệ thuật là phương thức để nhà thơ nhận thức và phản ánh đời sống.
Trong sáng tác văn học, hình tượng là toàn bộ thế giới khách quan được nhà thơ
chắt lọc, phản ánh vào tác phẩm của mình. Để xây dựng hình tượng trong thơ, nhà
thơ phải đi từ chi tiết, hình ảnh của cuộc sống đến tứ thơ, ngôn ngữ thơ. Cấu trúc
hình tượng trong thơ tự do đặc biệt chú ý đến tứ thơ. Giữa tứ thơ và thể thơ có một
mối quan hệ mật thiết. Nhà thơ Huy Cận có lần viết: “Không phải tứ thơ nào cũng
có thể khuôn vào bất cứ hình thức thể loại nào. Trong đời làm thơ của tôi, tôi phải
thay áo mấy lần cho thơ, phải đổi thể loại thì tứ thơ mới hiện ra được”. Như vậy tứ
thơ phải đầu thai đúng thể loại thì mới làm sống dậy thế giới hình tượng thơ. Là
một thể thơ mang đậm cảm xúc chủ quan, trong thơ tự do, tứ thơ bao giờ cũng
được nảy sinh trên cơ sở cảm xúc và có chức năng biểu hiện cảm xúc ấy qua hình
ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật. Do vậy, tiếp cận tác phẩm thơ tự do là cần phải xác định
tứ thơ và sự vận động của hình tượng thơ, có như vậy mới có thể chiếm lĩnh được
toàn bộ bài thơ trong tính chỉnh thể của nó.
Học thơ tự do với những phương pháp riêng
2. Nhịp điệu
Thơ là một thể loại thể hiện nhịp điệu tâm hồn và nhịp điệu cuộc sống một cách
hữu hiệu nhất. Nhịp điệu cuộc sống là cơ sở để khơi gợi nhịp điệu cảm xúc trong
tâm hồn nhà thơ. Thường khi nói đến nhịp điệu thơ, chúng ta thường nghĩ tới cách
tổ chức câu thơ đoạn thơ, tiết tấu, âm thanh… trong bài thơ. Tuy nhiên nhịp điệu
không thuần túy chỉ là hình thức ngắt nhịp ngôn từ có tính chất hình thức mà còn là
nhịp điệu của cảm xúc, nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhà thơ. Thơ tự do tạo
điều kiện nhiều nhất để thơ có vẻ riêng về nhịp điệu. Vẻ riêng trong nhịp điệu của
thơ tự do có sự hòa điệu giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, do vậy nó vừa
là nhịp điệu của hình thức bên ngoài, vừa là nhịp điệu bên trong, là nhịp điệu của
cảm xúc, của những rung động của nhà thơ trước bức tranh đời sống. Do vậy, nhịp
điệu trong thơ tự do không có sự định tính trước như trong thơ cách luật mà luôn
có sự co giãn theo cảm xúc chủ quan của nhà thơ.