Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHONG CÁCH SÁNG tác của NHÀ văn NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.91 KB, 4 trang )

PHONG CÁCH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

1. Cuộc đời.
- Tên của nhà văn là Trần Hữu Tri. Nam Cao là bút danh. Bút danh đó được ghép
giữa chữ đầu của tên huyện và tên tổng.
- Quê quán: Làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao sinh ra ở
vùng đồng chiêm trũng Bắc Bộ. Vùng quê đó đi vào sáng tác của Nam Cao với tên
làng Vũ Đại.
- Gia đình: Nam Cao xuất thân trong gia đình nông dân nghèo, đông con. Cuộc
sống túng thiếu của gia đình được diễn tả nhiều lần trong tác phẩm của ông.
- Cuộc đời: Làm nhiều nghề để mưu sinh, nên giàu vốn sống. Trang viết của Nam
Cao chân thực. Ông tham gia cách mạng, anh dũng hi sinh năm 1951.
Nam Cao đã sống cuộc đời của một nhà văn, nhà giáo, nhà báo, cuộc đời của một
chiến sĩ cách mạng.
2. Con người.
Con người nhà văn Nam Cao có ba đặc điểm chi phối đến sáng tác của ông.
- Nhà văn Nam Cao mang tâm trạng bất hoà sâu sắc đối với xã hội đương thời.
- Giàu ân tình đối với những người nghèo khổ.
- Nhà văn Nam Cao luôn suy tư về bản thân, tự đấu tranh để tự vượt lên chính
mình.
Bề ngoài tỏ ra lạnh lùng nhưng bên trong đời sống nội tâm phong phú.
3. Quan điểm nghệ thuật.
Trước cách mạng Nam Cao gián tiếp trình bày quan điểm sáng tác thông qua hai
tác phẩm “Đời thừa” và “Giăng sáng”. Thông qua hai tác phẩm này, Nam Cao
quan niệm:
- Văn học phải chân thực, phản ánh đúng bản chất cuộc sống.


Quan điểm này được trình bày qua lời của Điền trong truyện “Giăng sáng”. Trong
truyện “Giăng sáng”, nhà văn Điền phát biểu: “Nghệ thuật không cần phải là ánh
trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng


đau khổ kia thốt ra từ những kiếp lầm than”.
- Nghề văn cần sáng tạo.
Nhà văn Hộ trong truyện “Đời thừa” phát biểu: “Văn chương không cần những
người thợ khéo tay làm theo một và kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp
những ai biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những
gì chưa có”. Hộ quan niệm: Văn chương phản ánh cuộc sống nhưng không nên sao
chép y nguyên hiện thực cuộc sống. Nhà văn cần phải sáng tạo.
- Nhà văn cần có trách nhiệm với cuộc sống.
Văn sĩ Hộ trong “Đời thừa” coi trọng trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc sống
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong
văn chương thì thật là đê tiện”.
Quan điểm của nhân vật Hộ, của nhân vật Điền cũng chính là quan điểm sáng tác
của Nam Cao.
Sau cách mạng, quan điểm sáng tác của Nam Cao có sự thay đổi. Nam cao cho
rằng:
- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người.
- Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng.
4. Sự nghiệp văn học.
Nam Cao đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại 60 truyện ngắn, 1 tiểu
thuyết.
a. Các đề tài chính.
Trước cách mạng, nhà văn Nam Cao sáng tác tập trung ở hai mảng đề tài: Đề
tài người trí thức nghèo và đề tài người nông dân nghèo.
- Đề tài người trí thức nghèo.


Các tác phẩm tiêu biểu: Đời thừa, giăng sáng, sống mòn.
Viết về người trí thức, Nam Cao diễn tả tấn bi kịch tinh thần của họ. Nhân vật về
người trí thức của Nam Cao là nhà văn, nhà giáo. Họ sống có mơ ước cao đẹp, có lí
tưởng lớn lao nhưng hiện thực cuộc sống không cho phép họ thực hiện niềm mơ

ước đó. Nhân vật người trí thức trong truyện của Nam Cao phải sống cuộc sống vô
ích, trở thành những con người thừa. Thầy giáo Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn đã
ý thức được bi kịch của cuộc đời mình: “Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ
chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra
ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ
chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!”, “Chết là thường. Chết ngay trong lúc
sống mới thật là nhục nhã”.
Tập trung diễn tả bi kịch của người trí thức, Nam Cao lên án hiện thực xã hội đã
giết chết niềm mơ ước của con người.
- Đề tài người nông dân nghèo.
Các tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, một bữa no, tư cách mõ.
Viết về người nông dân, Nam Cao diễn tả sự tha hóa, biến chất của họ. Sự áp bức,
bóc lột, cái đói đã đẩy người nông dân vào tình cảnh túng quẩn, bần cùng. Họ đánh
mất cả tính người lẫn hình người. Viết về bi kịch của người nông dân, Nam Cao kết
tội chính sự tàn bạo của giai cấp thống trị đã hủy diệt bản tính tốt đẹp của người
dân lao động. Nhà văn sâu sắc khám phá, khẳng định vẻ đẹp của con người ngay cả
khi họ bị vùi dập, bị cướp đi nhân tính lẫn nhân hình.
Viết về người trí thức hay viết về người nông dân, Nam Cao đều đề cao quyền
sống của con người
Sau cách mạng, Nam Cao dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến. Các tác phẩm
chính: “Nhật kí ở rừng”, “Đôi mắt”, “Chuyện biên giới”.
b. Phong cách nghệ thuật.
- Nam Cao có sở trường trong việc miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ truyện của Nam Cao tự nhiên, sinh động.


- Nam Cao thành công trong việc xây dựng những đoạn đối thoại, những dòng
độc thoại nội tâm.




×