Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ấn tượng về tính cách cá tính của các nhân vật việt chiến chú năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.46 KB, 2 trang )

Ấn tượng về tính cách cá tính của các nhân vật Việt Chiến chú Năm - Ngữ Văn
12
Bình chọn:

Những đứa con trong gia đình đã kết tinh được trường của tác giả, sắc sảo trong việc lựa chọn chi tiết
để làm nổi bật cá tính của nhân vật, Nguyễn Thi đã làm cho các nhân vật của mình vừa chân thực vừa
mang tính điển hình, khái quát.



Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình -...



Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi - Ngữ Văn 12



Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia...



Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi Học trực tuyến Môn Văn học

BÀI LÀM
Viết về gia đình trong chiến tranh - sự chuyển giao thế hệ cầm súng để đánh giặc ta bắt gặp
ở thơ Tố Hữu hình ảnh:
“Lớp cha trước lớp con sau
Đã hành đồng chí chung câu quân hành”.


Trong thơ Hoàng Trung Thông:
“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên viết tiếp thay cha”
Nguyễn Quang Sáng với tác phẩm Chiếc lược ngà và hình ảnh cô giao liên Thu nhanh nhẹn,
thông minh vào chiến trường để vừa trả thù cho cha vừa đánh giặc cứu nước. Đến với Những
đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi ta lại bắt gặp sự chuyển giao và tiếp nối đó qua câu
chuyện của các nhân vật trong tác phẩm.
Trong tác phẩm của mình tác giả đã viết về một gia đình lớn với rất nhiều nhân vật nhưng độ
đậm nhạt của từng nhân vật không giống nhau. Tác giả chia thành hai tuyến nhân vật để mô tả
một gia đình. Đó là những nhân vật thuộc thế hệ cha anh và những nhân vật thuộc thế hệ con
cháu.
Nhắc đến nhân vật chú Năm không thể không nhắc đến những chi tiết này: giọng hò, cuốn sổ
gia đình và triết lí về sông nước của chú. Chú Năm rất hay hò, nhưng tiếng hò của chú không
chỉ đơn giản là hò hát để giải sầu mua vui của một người làm nghề sông nước. Trái lại, tiếng hò
ấy là hình thức để bày tỏ tâm huyết bên trong của mình. Cho nên khi chú hò là khi chú muốn
gửi gắm tâm sự cách mạng của mình vào trong giọng hò đó: “Chú già rồi, giọng hò đã đục và


tức như gà gáy. Lúc đó gân cổ chú nổi lên, tay chú đặt lên vai Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ
làm như Việt chính là nơi cụ thể để gửi gắm những câu hò đó”. Đến khi thấy Việt và Chiến đã
lớn, chú hoàn toàn tin rằng Việt và Chiến đã đủ sức để gánh vác những việc lớn của xã hội, thì
chú cũng cất lên tiếng hò. Tiếng hò này là sự lên tiếng của bầu nhiệt huyết, sự lên tiếng của
lòng yêu nước thâm sâu trong con người chú Năm.
Bên cạnh đó là hình ảnh cuốn sổ gia đình. Cuốn sổ nhỏ này có một ý nghĩa thật đặc sắc. Nó
vừa là một cuốn gia phả, vừa là một cuốn lịch sử, vừa là bảng vàng ghi công để tuyên dương
công trạng, vừa là một tấm bia căm thù để khắc sâu những món nợ máu đối với đế quốc, vừa
là cuốn nhật ký ghi lại những việc hàng ngày, vừa như một bản quyết tâm thư của cả một đại
gia đình...mà nói chung cuốn sổ này như một thứ biểu tượng về sứ mạng lịch sử. Trước kia
cuốn sổ do thế hệ cha anh giữ gìn và ghi chép. Nay, khi thế hệ con cháu đã trưởng thành, chú
Năm lại đem cuốn sổ kia giao cho thế hệ mới để thế hệ này viết những trang mới cho gia đình.

Cho nên Những đứa con trong gia đình cũng chính là câu truyện về một cuộc chuyển giao lịch
sử.
Chú Năm là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất của một người Nam Bộ, với một lòng yêu
nước, yêu quê hương gần như bản năng. Trong câu chuyện chú Năm chỉ là nhân vật phụ (so
với chị em Việt và Chiến), nhưng chính vật này đã giúp cho Nguyễn Thi bộc lộ khá sâu sắc tư
tưởng của cả câu chuuyện giúp cho Nguyễn Thi ca ngợi được chủ nghĩa anh hùng cách mạng
của người Việt Nam trong kháng chiến.
Nhân vật trung tâm của câu chuyện này vẫn là Việt và Chiến. Đây là thành công đáng kể nhất
của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình. Chọn những nhân vật như Việt và Chiến
để mô tả, Nguyễn Thi đã đứng trước một thách thức đáng sợ. Bởi vì Việt và Chiến ở vào một
lứa tuổi khá đặc biệt. Họ không còn là những đứa trẻ con, nhưng cũng chưa hẳn là người lớn.
Hơn nữa Việt và Chiến lại không thật cách nhau về tuổi tác, một người là con gái, một người là
con trai, cho nên làm thế nào để tả được nhân vật nào ra nhân vật ấy điều không hề đơn giản.
Nhưng chúng ta thấy, cuối cùng Nguyễn Thi đã hoàn thành công việc của mình khá hoàn hảo.
So sánh nhân vật Việt và Chiến, chúng ta sẽ thấy sự sinh động đầy thuyết phục của hai nhân
vật này. So sánh hai nhân vật này trước hết ta thấy những điểm giống nhau của họ, giống như
mọi thành viên trong đại gia đình này.Việt và Chiến cũng có một tinh thần yêu quê hương đất
nước và căm thù giặc sâu sắc. Dường như đây là dòng máu chung của đại gia đình này, cứ
chày từ bầu tâm huyết của thế hệ này sang huyết quản của thế hệ khác. Tình yêu quê hương
của họ gần như là bản năng. Nhất là lòng căm thù. Tuy là những đứa trẻ mới lớn nhưng Việt và
Chiến đã khắc sâu trong tâm khảm mình mối thù với những kẻ đã giết hại ba má mình. Thậm
chí, họ coi ý nghĩa của toàn bộ đời mình giờ đây là ở chỗ: phải trả thù bằng được c

Xem thêm tại: />


×