Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 225 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––

LÊ NGỌC NƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––––––––

LÊ NGỌC NƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Gấm


THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt
động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong
luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả
nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học và không
trùng với bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Ngọc Nương


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo
Khoa Quản lý - Luật Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Nguyễn Thị Gấm - người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Kế hoạch & Đầu tư,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên cùng các
chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi
thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động
viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày tháng năm
Tác giả luận án

Lê Ngọc Nương


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

viii

x

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU

1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

3

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

4

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1. NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.2. NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

6

6

11


1.2. TÓM LƯỢC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 14
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA
HỌC ĐÃ NGHIÊN CỨU 14
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

15

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
18


iv
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA 18
2.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

18

2.1.2. PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 23
2.1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA Ở VIỆT NAM

25

2.1.4. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 27
2.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

30

2.2.1. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA

30

2.2.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA

32

2.2.3. KHUNG PHÂN TÍCH VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TỈNH THÁI NGUYÊN

33

2.2.4. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

35

2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT
TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

43


2.3.1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ QUỐC GIA

43

2.3.2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC

49

2.3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 58
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

60

60

56


v
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

61


3.2.1. MỤC ĐÍCH 62
3.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

62

3.2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

62

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 64
3.3.1. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
64
3.3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SƠ BỘ THANG ĐO 64
3.3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 65
3.4. BẢN KHẢO SÁT CHÍNH THỨC 65
3.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC 65
3.5.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 65
3.5.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG TIN 68
3.6. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA72
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 75
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH
THÁI NGUYÊN

77


4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN

77

4.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

77

4.1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

78

4.1.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

80

4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN 82


vi
4.2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA82
4.2.2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN 84
4.2.3. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA

85


4.2.4. SỰ TĂNG TRƯỞNG VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 88
4.3. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN
NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

93

4.3.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU

93

4.3.2. NHÓM CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP 95
4.3.3. NHÓM CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG DOANH NGHIỆP 108
4.4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI
NGUYÊN

115

4.4.1. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN
TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 115
4.4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA) 116
4.4.3. KẾT QUẢ CFA MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CÁC DNCNNVV TỈNH THÁI NGUYÊN 117
4.4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU BẰNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM)

119


4.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

126

4.5.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CÁC NHÂN TỐ 126
4.5.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC NHÂN TỐ

127

4.5.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 129

128


vii
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC
VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH
THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 131
5.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VỪA TỈNH THÁI
NGUYÊN

131

5.2. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT DOANH NGHIỆP CÔNG

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN 132
5.3. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN

134

5.3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN 134
5.3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THÁI NGUYÊN 134
5.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC
VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH
THÁI NGUYÊN

137

5.4.1. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

137

5.4.2. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 140
5.4.3. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CHỦ DN VÀ BỘ MÁY
QUẢN LÝ TRONG DN 141
5.4.4. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA
ĐỊA PHƯƠNG

143


5.4.5. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

145

5.4.6. HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH VỀ LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 146


viii
5.4.7. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỦA
NHÀ NƯỚC147
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

152


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
STT

Từ viết tắt

1


BHXH

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt
Bảo hiểm xã hội

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

CCN

Cụm công nghiệp

4

CN

Công nghiệp

5

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


6

CNSX

Công nghệ sản xuất

7

CP

Chính phủ

8

CS

Cộng sự

9

DN

Doanh nghiệp

10

DNCB

Doanh nghiệp chế biến


11

DNCN

Doanh nghiệp công nghiệp

12

DNCNNVV

Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

13

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

14

ĐP

Địa phương

15

GTGT

Giá trị gia tăng


16

GTSX

Giá trị sản xuất

17

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

18

HTX

Hợp tác xã

19

KCN

Khu công nghiệp

20



Lao động


21

MT

Môi trường

22

QHCT

Quy hoạch chi tiết

23

SX

Sản xuất

24

SXKD

Sản xuất kinh doanh

25

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


26

TTHC

Thủ tục hành chính

27

TW

Trung ương

28

VLXD

Vật liệu xây dựng


x

TIẾNG ANH

29

Từ
viết tắt
CFA

Confirmatory Factor Analysis


Phân tích nhân tố khẳng định

30

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

31

SEM

Structural Equation Modeling

Mô hình cấu trúc tuyến tính

STT

Nghĩa đầy đủ tiếng Anh

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số

56/2009/NĐ-CP

22

Bảng 3.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý 67
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng về số lượng các doanh nghiệp công nghiệp Thái
Nguyên từ năm 2014 đến 2016

84

Bảng 4.2. Cơ cấu và tăng trưởng về số lượng các DNCNNVV tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016 85
Bảng 4.3. Số lượng DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình
doanh nghiệp 86
Bảng 4.4. Số DNCNNVV hoạch toán độc lập phân theo đơn vị hành chính
87
Bảng 4.5. Tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa 88
Bảng 4.6. Quy mô vốn kinh doanh bình quân của 1 DNCNNVV tỉnh Thái
Nguyên 89
Bảng 4.7. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần theo ngành công nghiệp của các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016

90

Bảng 4.8. Tốc độ tăng trưởng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ
và vừa phân theo ngành kinh tế

91

Bảng 4.9. Kết quả tạo việc làm cho người lao động tại các DNCNNVV tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 93
Bảng 4.10. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

94

Bảng 4.11. Cơ cấu trình độ chủ DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

112

Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến 115
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả phân tích CFA các biến 116
Bảng 4.14. Hệ số tin cậy tổng hợp, phương sai trích của mô hình

117

Bảng 4.15. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong
mô hình lý thuyết

119

Bảng 4.16. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500

120

Bảng 4.17. Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết

121


xii

Bảng 5.1. Kết quả phân tích SWOT cho doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Thái Nguyên 133


xiii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNCNNVV
tỉnh Thái Nguyên

35

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu 60
Sơ đồ 4.1. Kết quả CFA mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các
DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên

117

Sơ đồ 4.2. Kết quả kiểm định SEM mô hình lý thuyết hỗ trợ của địa phương
14
Biểu đồ 4.1. Trình độ của chủ DNCNNVV qua 3 năm 112


xiv


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ một quốc gia nào muốn đạt tới sự phát triển không thể không kể đến

vai trò của hệ thống doanh nghiệp. Bên cạnh những doanh nghiệp (DN) lớn vốn
thường được xem như những đầu tàu phát triển của nền kinh tế, người ta ngày càng
quan tâm một số lượng đáng kể các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mà vị trí
và vai trò của nó đã được khẳng định qua thực tế phát triển kinh tế của nhiều quốc
gia, nhiều nền kinh tế. Ở Việt Nam, sự phát triển của các DNNVV đã và đang tạo ra
động lực tăng trưởng kinh tế và trở thành định hướng chiến lược quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Trong những năm vừa qua, quy mô các DNNVV trên cả nước ngày càng tăng,
đặc biệt là nhóm DNNVV hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (DNCNNVV) đã
đóng góp một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Có thể khẳng định rằng
việc phát triển nhóm ngành này đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn mà nước ta đang
xây dựng, đó là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa song
song với mục tiêu CNH - HĐH đất nước. Xuất phát từ thực tế đó, Nhà nước luôn
khuyến khích và tạo thuận lợi cho các DNCNNVV phát huy tính chủ động, sáng
tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực,
mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển sản xuất kinh
doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc - một trong
những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý,
khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân
lực dồi dào, chất lượng cao, cơ sở hạ tầng đang có những đầu tư phát triển lớn,... là
điều kiện để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nói chung và các
DNCNNVV nói riêng. Sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong những năm qua đã góp phần tạo ra GTSX ngành công nghiệp tăng
vượt bậc qua các năm. Trong đó, năm 2010, tổng GTSX ngành công nghiệp của cả
tỉnh (theo giá so sánh 2010) là 24.902,3 tỷ đồng, năm 2017 đạt 571.424,8 tỷ đồng,
tăng 18,9% so với ước thực hiện năm 2016 (tăng gấp 23 lần so với năm 2010) và



2
tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp qua các giai đoạn 2006 - 2010 đạt
15,45%/năm, 2011 - 2016 đạt 76%/năm và bình quân 11 năm 2006 - 2016 đạt
46%/năm. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh đã giải
quyết việc làm cho 15.703 lao động, góp phần ổn định và đảm bảo an sinh xã hội. [9]
Sự phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh chịu tác động của các
nhóm nhân tố khác nhau, những nhân tố có thể kiểm soát được hoặc vượt ngoài tầm
kiểm soát của DN có tác động rất lớn đến sự phát triển của DN. Vì thế, việc xác
định và phát huy ảnh hưởng của những nhân tố có lợi cũng như hạn chế những bất
lợi từ các nhân tố nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho DNCNNVV phát triển
nhanh, bền vững và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, tạo thêm nhiều việc
làm cho người lao động, đóng góp nhiều hơn nữa cho ngân sách nhà nước là việc
làm cần thiết, trước mắt trong tình hình hiện nay ở Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về phát triển DNCN, phát triển DNNVV cũng
như giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã
được một số nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu được
thực hiện chủ yếu phân tích về sự phát triển các DN với phương pháp phân tích
nhân tố khám phá (EFA) kết hợp mô hình hồi quy đa biến. Song cho đến nay, chưa
có công trình nghiên cứu trực tiếp và toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), vì
thế, nghiên cứu này mang ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên”
để xác định, phân tích và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đề xuất
một số giải pháp phù hợp nhằm phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên trong những
năm tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các DNCNNVV trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, luận án đi sâu vào đánh giá các

nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DNCNNVV. Từ đó, đề xuất các giải


3
pháp và kiến nghị nhằm phát triển loại hình DN này tại Thái Nguyên đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên?
2. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Thái Nguyên trong thời gian qua ra sao? Thực trạng tác động của các nhân tố đến
phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên?
3. Nhằm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
Thái Nguyên, giải pháp nào cần được thực thi trong những năm tới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nhân tố ảnh hưởng tới phát
triển các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên, trong đó, tập trung vào DNCN nhỏ và vừa
có số lao động từ 10 đến 300 người, bao gồm: Trình độ công nghệ sản xuất, chính
sách của Nhà nước, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ
trợ của địa phương và năng lực tài chính.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Luận án sử dụng nguồn số liệu thứ cấp trong khoảng
thời gian từ năm 2014 đến năm 2016. Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung phân tích, đánh giá và lượng hóa mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của các DNCNNVV tỉnh Thái


4
Nguyên. Các nhân tố được tập trung nghiên cứu chính bao gồm: Trình độ công nghệ
sản xuất, chính sách của Nhà nước, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý,
chính sách hỗ trợ của địa phương và năng lực tài chính. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển loại hình DN này tại tỉnh Thái Nguyên.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNCNNVV. Đó là trình độ công nghệ sản
xuất, Chính sách của Nhà nước, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý,
chính sách hỗ trợ của địa phương và năng lực tài chính.
- Thứ hai, luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.
- Thứ ba, luận án xây dựng khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên với 7 nhân tố dựa trên việc kế thừa kết quả các
công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước cùng kết quả của phương
pháp nghiên cứu định tính bao gồm trình độ công nghệ sản xuất, Chính sách của
Nhà nước, nguồn nguyên liệu, lao động, năng lực quản lý, chính sách hỗ trợ của địa
phương và năng lực tài chính.
- Thứ tư, luận án đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát
triển của DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Thông qua phân tích định lượng bằng mô
hình cấu trúc tuyến tính (SEM), luận án đã chứng minh được 7 nhân tố được đưa
vào phân tích đều có ảnh hưởng đến phát triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Trong đó, nhân tố trình độ công nghệ sản xuất và năng lực tài chính là hai nhân tố
có ảnh hưởng lớn nhất. Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu phát triển DNCNNVV
trong thời gian tới và kết quả phân tích mô hình SWOT các DNCNNVV tỉnh Thái
Nguyên, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp và 02 nhóm khuyến nghị nhằm phát
triển DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương với
những nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở khoa học về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.


5
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên.
Chương 5: Giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của các nhân tố đến sự phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


6

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về DNNVV nói chung và các nhân tố

ảnh hưởng đến sự thành công, tăng trưởng và phát triển của các DNCNNVV nói
riêng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đó, lý
thuyết về DNNVV như khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNNVV đối với sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia được trình bày khá chi tiết. Bên cạnh đó, bằng việc sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu đã chứng minh mức
độ ảnh hưởng của những nhân tố đến sự thành công, tăng trưởng và phát triển của
các DNNVV ở mỗi không gian nghiên cứu khác nhau, cụ thể như sau:
1.1.1.1. Phương pháp phân tích nhân tố sử dụng mô hình hồi quy
Yang (2006) [101] đã tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của cách thức lãnh đạo và
định hướng kinh doanh đến sự phát triển của các DNNVV ở Đài Loan. Nghiên cứu
được thiết kế để phân tích ảnh hưởng của định hướng kinh doanh, phong cách lãnh
đạo và kết quả của lãnh đạo trong hiệu quả hoạt động kinh doanh ở DNNVV. Trong
tổng số 423 phiếu được phát ra có 406 phiếu được sử dụng để phân tích, bằng việc
sử dụng mô hình hồi quy Logistic, nghiên cứu đã chỉ ra sự tương quan giữa phong
cách lãnh đạo và định hướng kinh doanh của doanh nhân, phong cách lãnh đạo và
hiệu quả kinh doanh, giữa định hướng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh,… Kết
quả cuối cùng đã chỉ ra phong cách lãnh đạo khác nhau có ảnh hưởng khác nhau
đến hiệu quả kinh doanh của các DNNVV và DNNVV với định hướng kinh doanh
tốt sẽ có hiệu quả kinh doanh cao.
Saenz (2010) [93] với mục tiêu nghiên cứu là xác định mức độ ảnh hưởng của
lập kế hoạch chiến lược và việc tổ chức thực hiện có ảnh hưởng như thế nào đến
doanh số bán hàng và năng suất lao động của nhân viên. 320 chủ doanh nghiệp ở
thành phố Torreon - Mexico đã được lựa chọn và mời tham gia vào cuộc điều tra,
kết quả là có 235 chủ doanh nghiệp nhận lời và tham gia vào cuộc điều tra (73,4%).
Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến
và mô hình ma trận SWOT để kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập và


7
biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là sự thành công trong kinh

doanh (được đo lường bởi doanh số bán hàng và năng suất lao động) và biến độc
lập là kế hoạch chiến lược và mức độ thực hiện kế hoạch. Kết quả cho thấy việc
thiếu hụt các kế hoạch chiến lược là nhân tố chính gây nên sự thất bại trong kinh
doanh của các DNNVV hay nói cách khác là các DNNVV mà có doanh số bán hàng
cao là những doanh nghiệp có kế hoạch được dự trù cẩn thận.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Chittithaworn và cs (2011) [73] đã xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DNNVV ở Thái Lan. Mục đích
của nghiên cứu là cung cấp sự hiểu biết về việc người ta bắt đầu kinh doanh như thế
nào thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong kinh doanh. Từ đó,
giúp giảm đi những rủi ro có thể gặp phải và tăng cơ hội thành công. Nghiên cứu
chỉ ra 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DNNVV. Đó là: (1) Bản chất
của DNNVV, (2) Kỹ năng quản lý, (4) Sản phẩm và dịch vụ, (5) Khách hàng và thị
trường, (6) Phương thức kinh doanh và hợp tác, (7) Nguồn lực và tài chính, (8)
Chiến lược và môi trường vĩ mô. Tất cả các giả thuyết được kiểm định bằng mô
hình hồi quy đa biến và 5 giả thuyết được chấp nhận. Kết quả chỉ ra rằng những
nhân tố có ảnh hưởng đến sự thành công của các DNNVV ở Thái Lan là (1) Bản
chất của DNNVV, (5) Khách hàng và thị trường, (6) Phương thức kinh doanh và
hợp tác, (7) Nguồn lực và tài chính, (8) Chiến lược và môi trường vĩ mô.
Ghosh và cs (2011) [76] với công trình nghiên cứu kết hợp giữa việc phân tích
những nhân tố chìa khóa cho sự thành công của các DNNVV và những nhân tố cản
trở sự phát triển của các DNNVV - nghiên cứu so sánh giữa Singapore/Malaysia và
Australia/New Zealand. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra, so sánh những
nhân tố chìa khóa cho sự thành công và những vấn đề đang phải đối mặt của các
DNNVV ở Singapore, Malaysia, Australia và New Zealand. Kết quả là với những
nhân tố ảnh hưởng đến thành công của các DNNVV: Ở Singapore chỉ ra được 5
nhân tố chính là (1) Mối quan hệ tốt với khách hàng, (2) Khả năng xác định và tập
trung vào các hốc/ngách thị trường, (3) Hệ thống phân phối và dịch vụ tốt, (4)
Nguồn lực tài chính và (5) Hệ thống quản lý tốt. Ở Australia, 4 nhân tố chính là (1)
Mối quan hệ tốt với khách hàng, (2) Giám đốc điều hành có tầm nhìn và có khả
năng, (3) Hệ thống phân phối và dịch vụ tốt và (4) Khả năng có thể xác định được

hốc/ngách thị trường. Với những nhân tố cản trở sự thành công của các doanh


8
nghiệp, nhân tố chi phí kinh doanh cao là cản trở quan trọng nhất cho sự đạt tới
thành công của các DNNVV ở cả Singapore và Australia, song mức độ ảnh hưởng ở
Singapore lớn hơn, bên cạnh đó các ông chủ DNNVV ở Singapore cho rằng nhân tố
thứ hai cản trở đó là sự thiếu hụt công nhân, trong khi chủ doanh nghiệp ở
Australia xếp nó vào vị trí thứ 10, yếu tố cản trở nữa là sự cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các doanh nghiệp. Ưu điểm lớn nhất của nghiên cứu này là đã chỉ ra được
những yếu tố có ảnh hưởng và cản trở tới sự phát triển của các DNNVV, dựa trên
những đặc điểm riêng biệt của từng quốc gia, nghiên cứu đã tiến hành so sánh và
chỉ ra sự khác biệt giữa các nhân tố với từng quốc gia. Nhược điểm lớn nhất của
nghiên cứu này là chưa sử dụng phương pháp và mô hình cụ thể để kiểm định các
nhân tố có ảnh hưởng và cản trở đến sự phát triển của các DNNVV.
Tiếp đó, Kamunge và cs (2014) [83] đã sử dụng phương pháp định lượng là
phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua bảng hỏi với quy mô là 274 mẫu, thu
về được 161 phiếu hợp lệ, chiếm 58,76% và chọn ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển DNNVV là (1) Dịch vụ thông tin thị trường, (2) Nguồn lực tài chính,
(3) Khả năng quản lý, (4) Cơ sở hạ tầng và (5) Chính sách của Chính phủ, biến phụ
thuộc là hiệu suất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của nghiên cứu này
được thực hiện ở một thành phố nhỏ thuộc Kenya cho nên kết quả nghiên cứu khó
có thể nhân rộng ra các thành phố khác. Hơn nữa, nghiên cứu có đưa ra các nhân tố
để tiến hành phân tích song chưa đưa ra được giải pháp dựa trên các nhân tố đó
nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh của mình.
Mashenece và cs (2014) [86] đã chỉ ra tiềm năng tăng trưởng và phát triển của
các DNNVV ở bất kỳ đâu trên thế giới bao gồm cả Tanzania phụ thuộc vào môi
trường kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, các DNNVV ở Tanzania đang phải đối mặt
với rất nhiều thách thức có thể gây trở ngại đến tiềm năng tăng trưởng của họ. Mục
đích của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố cản trở đến sự tăng trưởng của các

DNNVV ở Tanzania. Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến đã chứng
minh được các biến như (1) Đào tạo kinh doanh không đầy đủ, (2) Thiếu vốn, (3)
Cạnh tranh, (4) Thiếu hiểu biết về môi trường văn hóa, (5) Quan liêu trong việc
đăng ký kinh doanh, (6) Thuế cao, (7) Rào cản/kiến thức về kỹ thuật, (8) Cơ sở hạ
tầng nghèo nàn và (9) Tham nhũng ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của các


9
DNNVV. Các tài liệu có liên quan đã được nghiên cứu để chỉ ra mối liên hệ giữa
các biến này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng (1) Đào tạo kinh doanh không đầy
đủ, (2) Thiếu vốn, (4) Thiếu hiểu biết về môi trường văn hóa là những trở ngại lớn
nhất. Nghiên cứu cũng đề nghị rằng những chương trình đào tạo chiến lược cần phải
được thiết kế và thực hiện để cung cấp cho các DNNVV với những kiến thức văn
hóa đầy đủ, kỹ năng và thái độ.
Mới đây, Bouazza và cs (2015) [71] đã thực hiện phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của các DNNVV ở Algeria với cách tiếp cận đa phương
pháp, trong đó kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định
tính được dùng để tìm hiểu và phân tích tổng quan tài liệu. Phương pháp định lượng
được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các
DNNVV thông qua mô hình hồi quy đa biến. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc
là hiệu quả hoạt động kinh doanh, được đo bằng doanh thu của DNNVV. Từ đó, chỉ
ra được 2 nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV: Nhóm yếu tố
bên ngoài bao gồm hệ thống luật pháp, tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài, năng
lực của nguồn nhân lực và nhóm yếu tố bên trong bao gồm đặc điểm của chủ
doanh nghiệp, kỹ năng quản lý, công nghệ và tiếp thị.
Cũng trong khoảng thời gian đó, Abrar-ul-haq và cs (2015) [68] đã tập trung
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNNVV ở Pakistan với
cỡ mẫu là 124 DNNVV. Thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả và
mô hình hồi quy thông thường, nghiên cứu đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của các DNNVV. Đó là (1) Sự hỗ trợ của Chính phủ, (2) Kỹ năng quản lý, (3)

Công nghệ, (4) Marketing, (5) Tiếp cận nguồn tài chính và (6) Đào tạo. Trong đó,
có 3 yếu tố là (1) Sự hỗ trợ của Chính phủ, (2) Kỹ năng quản lý, (5) Tiếp cận nguồn
tài chính là các yếu tố quan trọng nhất. Sự thành công của nghiên cứu đã chỉ giúp
cho các nhà kinh doanh thấy được yếu tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển
của các DNNVV ở Pakistan và thông qua đó các nhà hoạch định chính sách có thể
tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của các DNNVV ở Pakistan.
1.1.1.2. Các phương pháp khác
Ibrahim (2008) [81] trong nghiên cứu được thực hiện ở Nigeria đã kết hợp sử
dụng phương pháp định tính (Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý DN) và định lượng


×