Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích bài thơ tây tiến của quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.59 KB, 2 trang )

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn lớp 12
Bình chọn:

Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc.



Bình giảng bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng - Ngữ Văn 12



Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” - Ngữ Văn 12



Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến - Ngữ Văn 12 - bài 1



Tả cảnh thiên nhiên trong 8 câu thơ đầu của bài thơ Tây Tiến - Ngữ Văn 12

Xem thêm: Tây Tiến - Quang Dũng Học trực tuyến Môn Văn học

Yêu cầu làm bài
1. Cần phải lưu ý, Quang Dũng - tác giả bài thơ - cũng như không ít chi đoàn Tây Tiến vốn là
học sinh, sinh viên Hà Nội để có cơ sở góp phần giải thích cảm hứng bi tráng và tinh thần lãng
mạn độc đáo của bài thơ này, so với một số bài thơ cùng viết về người lính trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
2. Tây Tiến là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về con người và thiên
nhiên Tây Bắc ở một thời kì gian khổ mà oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một hồn thơ
lãng mạn, nặng tình với quê hương, đất nước bằng bút pháp tài hoa, độc đáo.


- Đoạn một: Thông qua cách sử dụng một loại địa danh, gợi cảm giác xa xôi, hoang dã, cách
dùng từ bạo khoẻ, cách phối âm để tạo giọng điệu lạ…. Quang Dũng vừa khắc hoạ được sinh
động cảnh núi rừng hiểm trở vừa diễn tả được nỗi vất vả, chất tinh nghịch của người lính.
- Đoạn hai: Miêu tả con người và cảnh vật Tây Bắc. Con người e ấp, tình tứ; thiên nhiên thơ
mộng, tươi mát (khác xa sự hiểm trở, dữ dội ở đoạn đầu). Đây chính là vẻ đẹp của phương xa,
xứ lạ có sức lôi cuốn mạnh mẽ những người lính xuất thân từ học sinh, sinh viên.
- Đoạn ba: Tập trung khắc hoạ người lính bằng bút pháp lãng mạn. Họ có diện mạo khác
thường, oai phong dữ dội, có chất anh hùng của tráng sĩ thời xưa và có một tâm hồn rất lãng
mạn. Ở đây, hình ảnh người lính còn thể hiện rõ chất bi tráng của bài thơ.
- Bốn dòng cuối cùng của bài thơ có thể coi là lời thề quyết chiến đấu cùng vì lí tưởng của
người lính Tây Tiến.
3. Đây là bài thơ có nghệ thuật đặc sắc: nét bút tả người, tả cảnh gây tượng mạnh, lúc thì
gân guốc, bạo khoẻ, khi thì mềm mại, tình tứ, thủ pháp đối lập được sử dụng linh hoạt và mang
lại hiệu quả đáng kể; giọng thơ khi thì thiết tha, khi thì hào hùng; ngôn ngữ sắc sảo, từ Hán Việt
được dùng rất nghệ thuật.
BÀI LÀM


Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn
dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần
chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết
bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính.
Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng
Nguyên..., Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một
lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Có nhiều thanh
niên học sinh thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản vừa rời trang sách nhà trường để tham gia vào
cuộc chiến đấu của dân tộc. Tất cả những con người ấy ra đi với lí tưởng chung của dân tộc là
chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi không hẹn ngày trở về chiến đấu với
mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái ảnh thần ấy là hào khí của cả một thế hệ, đã
từng được phản ánh trong một bài hát thời đó:

Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi,
Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Trong đoàn người nô

Xem thêm tại: />


×