Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bình giảng bài thơ tây tiến của quang dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.64 KB, 2 trang )

Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn 12 (bài 2)
Bình chọn:

Mở đầu là nỗi nhớ cất lên thành tiếng gọi thiết tha: Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi. Nỗi nhớ cứ gợi dần
những kỷ niệm của đoàn quân.



Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn 12 (Bài 3)



Phần tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn 12 (Bài 2)



Bình giảng về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Ngữ Văn 12



Phân tích bài thơ Tây Tiến để chứng minh cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là...

Xem thêm: Tây Tiến - Quang Dũng Học trực tuyến Môn Văn học

1. Những nét cơ bản về con người tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
*
Con người Quang Dũng có mấy đặc điểm:
Yêu nước thiết tha. Ông đã ném trọn tuổi trẻ của mình cho đời lính trong cuộc kháng chiến
chống Pháp. Đúng như ông viết “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Mỗi bài thơ của ông đều
như mang linh hồn quê hương đất nước.
Một thanh niên trí thức Hà Nội tài hoa, lãng mạn đồng thời hết sức hồn nhiên chân thật. Những


câu thơ hay nhất của ông hầu như đều là những câu tài hoa, lãng mạn và hồn nhiên chân chất.
* Hoàn cảnh sáng tác của bài Tây Tiến.
Ấy là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947 - 1948) đời lính vô cùng thiếu
thốn cơ cực. Nhưng người lính Tây Tiến lại còn thiếu thốn cơ cực hơn nữa. Vì ở rừng núi, xa
đồng bào, sốt rét hoành hành, thuốc men thiếu thốn. Hành quân thì toàn lội suối, băng đèo - mà
núi rừng phía Tây của Tổ quốc vùng biên giới Việt Nam - Lào thì vô cùng hoang vu hiểm trở.
Nhưng lính Tây Tiến phần đông lại là thanh niên Hà Nội. Chất anh hùng của họ vì thế có màu
sắc riêng: màu sắc lãng mạn. Và dù gian khổ thiếu thốn họ vẫn sống cho ra người thanh lịch,
hào hoa.
Quang Dũng là một người Tây Tiến như thế. Ông đã sống hoàn cảnh ấy và sáng tác bài thơ
này - lúc đầu bài thơ có nhan đề nhớ Tây Tiến.
2. Đặc điểm chung và nổi trội của bài thơ: cảm hứng lãng mạn và tinh thần tráng:
Cảm hứng lãng mạn đặc biệt hướng về sự khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tình
cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. Nó thích đắm chìm trong một thế giới phi thường, bí hiểm.
Nó thích vẻ đẹp có tính chất xứ lạ phương xa. Nó thích đi vào thiên nhiên và tình yêu.
Đối với chủ nghĩa lãng mạn, cái buồn, nỗi đau, cái bi được xem như một phạm trù mĩ học. Cho
nên nó thích nói đến sự cô đơn, sự chia ly, chuyện thất tình và cái chết.
Ở bài Tây Tiến, gắn liền với cảm hứng lãng mạn là tinh thần bi tráng. Tinh thần bi tráng một mặt
là sự phản ứng chân thật hiện thực của đời người lính Tây Tiến (đầy gian khổ hi vọng, tử vong
nhiều trong chiến đấu, nhất là do thiếu thốn cơ cực, bệnh tật...). Mặt khác là sự tiếp nối dòng


thơ lãng mạn trước và sau năm 1945 về một chủ nghĩa anh hùng bi tráng của thơ Thâm Tâm,
Trần Huyền Trân, Chính Hữu với hình ảnh người chiến sĩ cưỡi ngựa, vung gươm, áo bào đỏ
thắm một đi không trở về....
3. Phân tích hài thơ:
Ở đoạn 1, núi rừng Tây Bắc hiện lên thật hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội trên đường hành quân
của người lí
Xem thêm tại: />



×