Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đối chiếu thuật ngữ dầu khí tiếng anh việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.7 KB, 34 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số:

9222024

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Phạm Hùng Việt

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
.
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI
VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hùng ViệtPGSguyễn
Văn Khang
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Khang


Phản biện 2: GS.TS. Đỗ Việt Hùng
Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Ngọc Trung

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp
tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển, yêu cầu sử dụng tiếng
Anh hiệu quả trong học tập, giao tiếp và các ngành khoa học khác là rất quan
trọng. Nằm trong bối cảnh chung đó, tiếng Anh cũng được xem như là điều
kiện tiên quyết cho những người làm trong ngành dầu khí. Các hoạt động của
ngành dầu khí không chỉ sử dụng những từ ngữ thông thường mà còn phải sử
dụng một bộ phận từ ngữ chỉ đích danh những khái niệm, biểu tượng, phạm
trù, các sự vật, hiện tượng …, đó chính là hệ thuật ngữ. Tuy nhiên, khảo sát
ban đầu cho thấy, nhiều TNDK tiếng Việt chưa biểu đạt được tính chính xác
của khái niệm, không ít những thuật ngữ vay mượn nước ngoài được sử dụng
với nhiều biến thể khác nhau mà chưa được chuẩn hóa, hoặc có những
TNDK tiếng Anh có mà tiếng Việt chưa có … Từ đó đặt ra yêu cầu hoàn
thiện và từng bước phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt sao cho phù
hợp với những chuẩn mực chung của thế giới trong ngành dầu khí nhằm đáp ứng
tình hình hoạt động cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập với thế giới là một

công việc cần thiết và nên được triển khai.
2.1. Mục đích
Luận án làm sáng tỏ đặc trưng về cấu tạo và ngữ nghĩa của hệ thống
TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt, xác định một số phương hướng, biện
pháp cụ thể để xây dựng và chuẩn hóa TNDK tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày các quan điểm lý thuyết về thuật ngữ, về ngôn ngữ học đối
chiếu để từ đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu; Xác định các loại
mô hình kết hợp các thành tố để tạo thành TNDK ở cả hai ngôn ngữ là tiếng
Anh và tiếng Việt; Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNDK trong tiếng Anh
với tiếng Việt; Đối chiếu đặc điểm định danh của TNDK trong tiếng Anh với
tiếng Việt; Và đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể để xây dựng và


2
chuẩn hóa TNDK tiếng Việt góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và hoạt
động của ngành dầu khí tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là 4190 thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và
4190 thuật ngữ dầu khí tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm định danh của hệ thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt và
vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ dầu khí tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với nội dung đề tài mang tính xã hội và ứng dụng thực tiễn, chúng tôi
sẽ áp dụng tổng hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
1) Phương pháp miêu tả; 2) Phương pháp so sánh - đối chiếu; 3)
Phương pháp phân tích thành tố; 4) Thủ pháp thống kê, phân loại.

5. Đóng góp của luận án
Luận án có thể coi là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về
nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm cơ bản
của hệ thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu tạo và
định danh. Dựa vào kết quả nghiện cứu, luận án đã đề xuất các phương
hướng, biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và chuẩn hóa các thuật ngữ dầu khí
trong tiếng Việt.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, ngữ liệu khảo sát, tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận


3
Chương 3: Đối chiếu phương thức và đặc điểm cấu tạo của thuật
ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 4: Đối chiếu phương thức tạo lập và đặc điểm định danh
của thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và tiếng Việt.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở
Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Bên cạnh những tên tuổi của các nhà thuật ngữ học Âu – Mĩ như
Eugen WUSTER – một nhà ngôn ngữ người Áo, Alfred Schlomann – học
giả người Đức, Ferrdinand de Saussure (Thụy Sĩ) và E. Dresen (Nga), R.W.
Brown (Mĩ), J.C. Boulanger (Anh), W.E. Flood (Mĩ), J.C. Segen (Mĩ),
không thể không nhắc tới các nhà thuật ngữ học nổi tiếng của Xô viết như:
A.S. gerd, B.N.Golovin, S.V.Grinev, A.A. Reformatskij, V.P. Đanilenko,

V.M. Leichik… Những nghiên cứu của họ đóng góp quan trọng không chỉ
trong việc soạn thảo các văn bản chỉ dẫn biên soạn các cuốn từ điển thuật
ngữ kết hợp để đưa ra các văn bản xây dựng, chỉnh lý hệ thống thuật ngữ sau
này trên toàn thế giới mà còn làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu về sau.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ xuất hiện muộn hơn so với các nước phương
Tây và phải đến đầu thế kỷ XX, vấn đề nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ
mới được chú ý. Tiên phong trong lĩnh vực này có thể kể đến như Dương
Quảng Hàm, Nguyễn Ứng hay Nguyễn Triệu Luật. Thời kỳ sau, có Hoàng
Xuân Hãn (1948), Võ Xuân Trang (1977), Lưu Vân Lăng (1977), Nguyễn
Đức Dân (1977); Hoàng Trọng Phiến (1985), … Gần đây là những công
trình lý luận thuật ngữ của Nguyễn Đức Tồn và Hà Quang Năng bàn về vấn


4
đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt, cùng với những luận án Tiến
sĩ nghiên cứu về vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ trong một số lĩnh
vực chuyên ngành cụ thể như tin học viễn thông, tài chính kế toán, ý tế, âm
nhạc,…
Như vậy, ở Việt Nam, các vấn đề về nghiên cứu thuật ngữ mới chủ yếu
bàn đến các tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay
mượn thuật ngữ, vấn đề phiên âm các thuật ngữ nước ngoài, vấn đề thống nhất
thuật ngữ, một số các nghiên cứu gần đây tập trung về đối chiếu thuật ngữ.
1.2. Tình hình nghiên cứu của TNDK trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.2.1. Tình hình nghiên cứu TNDK trong tiếng Anh
TNDK tiếng Anh xây dựng trên mô hình không đồng nhất, là kết quả
của sự tác động qua lại giữa một số lĩnh vực kiến thức của con người. Trong
đó bao gồm các thuật ngữ địa chất, địa vật lý, địa hóa học, thuật ngữ khoan
biển, thuật ngữ kinh tế, .... Đã có một số công trình nghiên cứu về một số
bình diện của TNDK tiếng Anh dưới góc độ lí thuyết [92], [110], [115],

[116], … Bên cạnh đó còn có hàng loạt các cuốn từ điển chuyên ngành dầu
khí tiếng Anh – Anh ra đời cùng với các sản phẩm từ điển on-line, các phần
mềm từ điển, các chuyên trang về dầu khí, …
1.2.2. Tình hình nghiên cứu TNDK trong tiếng Việt
Qua khảo sát của chúng tôi, trong tiếng Việt, tính đến thời điểm hiện tại,
chưa có công trình nào nghiên cứu về TNDK từ góc độ lý thuyết. Những thành
tựu chủ yếu ở Việt Nam về lĩnh vực dầu khí mới chỉ là các sản phẩm từ điển.
Cùng với một số phần mềm từ điển địa chất, GIS, Dầu khí, Trắc địa, …
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Cơ sở lí luận về thuật ngữ và thuật ngữ dầu khí
2.1.1. Khái niệm về thuật ngữ


5
Để có cơ sở khoa học cho quá trình khảo sát đối tượng của luận án và
xây dựng lý luận cơ bản phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu,
chúng tôi đồng quan điểm với Nguyễn Thiện Giáp coi Thuật ngữ là bộ phận
từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định, là
tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực
chuyên môn của con người [9].
2.1.2. Phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm liên quan
2.1.2.1. Thuật ngữ và danh pháp
2.1.2.2. Thuật ngữ và từ nghề nghiệp
2.1.3. Đặc điểm của thuật ngữ
Có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu đưa ra khá nhiều tiêu chuẩn cho
thuật ngữ. Nhưng có thể khái quát chúng lại thành các tiêu chuẩn: tính khoa
học, tính quốc tế, tính dân tộc, tính đại chúng. Trong nội dung luận án này,
chúng tôi đồng ý thuật ngữ phải có tính khoa học; tính quốc tế và tính dân tộc.
2.1.4. Phương thức đặt thuật ngữ

Theo Lê Khả Kế, có hai phương thức cơ bản để đặt thuật ngữ, đó là:
a) Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường trên cơ sở tiếng Việt
Thực chất là con đường dùng phép chuyển di ngữ nghĩa của từ để tạo
thuật ngữ. “Phép chuyển di này có thể không dẫn đến chuyển nghĩa hoặc
chuyển nghĩa, từ thông thường được thu hẹp về phạm vi hoạt động hay được
chuyển di phạm vi ứng dụng từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác với những
cách nhìn từ những góc độ khác nhau” [13, tr.26-28]. Bằng con đường thuật
ngữ hóa từ ngữ thông thường, đã có rất nhiều các từ ngữ trong đời sống hàng
ngày tham gia cấu tạo nên các thuật ngữ khoa học dễ dùng, dễ nhớ và đảm
bảo tính dân tộc, đồng thời góp phần làm giàu thêm vốn từ vựng tiếng Việt.

b)

Tiếp nhận từ thuật ngữ nước ngoài


6
Theo cách hiểu thông thường thì vay mượn là hình thức chuyển thuật
ngữ nước ngoài vào tiếng Việt [dẫn theo 10, tr.39]. Trong quá trình phát triển
và làm phong phú thêm vốn thuật ngữ tiếng Việt, việc vay mượn từ thuật ngữ
nước ngoài là không thể tránh khỏi. Các thuật ngữ này có ưu điểm là đảm
bảo tính quốc tế về mặt hình thái và ngữ nghĩa. Thực tế, thuật ngữ nước
ngoài được tiếp nhận vào tiếng Việt dựa trên ba hình thức là sao phỏng,
phiên âm và giữ nguyên dạng.
2.1.5. Đơn vị cấu tạo nên thuật ngữ
Trong luận án này, chúng tôi gọi đơn vị cấu tạo nên TNDK là thành tố
thuật ngữ (gọi tắt là thành tố) và nhất trí với quan điểm cho rằng thành tố
TNDK là hình vị trong thuật ngữ có hình thức cấu tạo là từ; là từ hoặc cụm
từ trong thuật ngữ có hình thức cấu tạo là cụm từ (ngữ). Thành tố thuật ngữ
dầu khí là đơn vị cấu tạo trực tiếp cuối cùng của thuật ngữ dầu khí, có chức

năng biểu thị một khái niệm hay tiêu chí của khái niệm trong lĩnh vực dầu
khí. Với chức năng như vậy, mỗi thành tố tham gia cấu tạo nên TNDK phải
có ý nghĩa từ vựng.
2.1.6. TNDK và các tiêu chí nhận diện thuật ngữ dầu khí
2.1.6.1. Thuật ngữ dầu khí
Trên cơ sở định nghĩa chung về thuật ngữ, trong luận án này chúng tôi
quan niệm thuật ngữ dầu khí là từ và cụm từ dùng để gọi tên chính xác các
khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh vực dầu khí gồm các hoạt động tìm
kiếm thăm dò, khai thác, chế biến, kỹ thuật phụ trợ và kinh doanh dầu khí.
2.1.6.2. Các tiêu chí nhận diện thuật ngữ dầu khí
Dựa vào những nguyên tắc tham khảo trong các tài liệu [56, 58 và 59]
có điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
để xác lập những tiêu chí nhận diện những TNDK tiếng Anh và tiếng Việt,
bao gồm 04 tiêu chí: (1) Về mặt cấu tạo, các thành tố cấu tạo nên TNDK


7
phải có mối quan hệ liên kết với nhau, trong đó mỗi thành tố có một chức
năng nhiệm vụ riêng để tạo nên thuật ngữ; (2) Về mặt ý nghĩa, các thành tố
tạo nên TNDK phải mang một đặc trưng của khái niệm do thuật ngữ biểu
hiện; (3) Về chức năng, thuật ngữ là đơn vị định danh vì vậy TNDK phải ở
dạng một từ hoặc một ngữ; và (4) Về phạm vi sử dụng, thuật ngữ là TNDK
tiếng Anh và tiếng việt phải là một bộ phận từ ngữ được sử dụng để biểu thị
khái niệm hoặc đối tượng trong lĩnh vực dầu khí.
2.1.6.3. Hệ thống thuật ngữ dầu khí
Dựa vào tiêu chí và chiến lược kinh doanh phát triển của ngành dầu
khí, các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí bao gồm 05 lĩnh vực chính và được
phân chia thành 05 hệ thống tương ứng sau: tìm kiếm, thăm dò dầu khí; khai
thác dầu khí; chế biến dầu khí; kỹ thuật phụ trợ dầu khí; và kinh tế dầu khí.
2.1.7. Thuật ngữ với lí thuyết định danh

2.1.7.1. Khái niệm về định danh
2.1.7.2. Quá trình định danh và đơn vị định danh
2.2. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ học đối chiếu
Luận án dựa trên các quy tắc về nghiên cứu đối chiếu của Bùi Mạnh
Hùng [17, tr. 131-146] và có điều chỉnh cho phù hợp với nội dung nghiên
cứu của luận án.
2.3. Tiểu kết
Trong chương này, luận án đã tập trung trình bày về khái niệm thuật
ngữ, đặc điểm thuật ngữ, sự khác biệt giữa thuật ngữ và các khái niệm liên
quan, phương thức đặt thuật ngữ và đơn vị cấu tạo nên thuật ngữ từ đó đưa ra
định nghĩa về thuật ngữ dầu khí, các tiêu chí để nhận diện thuật ngữ dầu khí
cùng với 5 tiểu hệ thống thuật ngữ dầu khí. Ngoài ra, để làm cơ sở cho việc
so sánh, đối chiếu hệ thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt ở các chương
tiếp theo luận án đã nêu ra các nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu.


8
Chương 3
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA
THUẬT NGỮ DẦU KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.2. Phương thức cấu tạo TNDK tiếng Anh và tiếng Việt
3.2.1. Phương thức cấu tạo TNDK tiếng Anh
TNDK tiếng Anh có cấu tạo là từ gồm 3loại tùy theo số lượng hình vị và
thành tố cấu thành: a) TNDK tiếng Anh có cấu tạo là từ đơn, ví dụ: oil (dầu),
drill (khoan),.... b) TNDK tiếng Anh có cấu tạo là từ phái sinh, (i) từ phái sinh
thêm phụ tố, ví dụ: driller (thợ khoan),… (ii) từ phái sinh không thêm phụ tố có
thể là từ trộn hay từ viết tắt, ví dụ: LFO (Light Fuel Oil – Dầu nhiên liệu
nhẹ),… d) TNDK tiếng Anh có cấu tạo là từ ghép, ví dụ: brainstorm – thợ
khoan,…
TNDK tiếng Anh có cấu tạo là cụm từ/ngữ: Nếu chỉ xét về hình thức cấu

tạo, thuật ngữ có cấu trúc là cụm từ gồm một thành tố làm trung tâm kết hợp với
các thành tố phụ khác. Ví dụ: ngữ formation oil ratio – tỉ số dầu của vỉa,…
3.2.2. Phương thức cấu tạo TNDK tiếng Việt
TNDK tiếng Việt có cấu tạo là: a) từ đơn , ví dụ: dầu, khí, khoan, v.v... b)
từ ghép (từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ), ví dụ: tháo gỡ, van dẫn, ...
TNDK tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ/ngữ: các thành tố cấu thành thường
có một thành tố chính và một hay hơn một thành tố, ví dụ: dầu trưởng thành
(mature oil), giàn khoan nhiều cấu kiện (modular rig), ...
3.3. Đối chiếu số lượng các thành tố cấu tạo TNDK tiếng Anh và
tiếng Việt
3.3.1. TNDK Anh và tiếng Việt xét theo số lượng thành tố
Số lượng
thành tố

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Số thuật ngữ Tỉ lệ % Số thuật ngữ

Tỉ lệ %


9
1 thành tố

305

7.28


71

1.69

2 thành tố

3363

80.26

2488

59.38

3 thành tố

336

8.02

1145

27.33

4 thành tố

49

1.17


354

8.45

5 thành tố

3

0.07

111

2.65

6 thành tố

0

0

18

0.43

7 thành tố

0

0


3

0.07

Viết tắt

134

3.20

0

0

Tổng

4190

100%

4190

100%

3.3.2. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt của TNDK tiếng Anh
và tiếng Việt xét trên số lượng thành tố cấu tạo
Hai hệ TNDK tiếng Anh và tiếng Việt đều được cấu tạo từ một đến
nhiều thành tố, số lượng các thuật ngữ được cấu tạo từ hai thành tố chiếm tỉ
lệ cao nhất trong cả hệ thuật ngữ tiếng Anh (80.26%) và tiếng Việt (59.38%).
Tuy nhiên, một số điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thuật ngữ này là

hệ TNDK tiếng Anh có cấu tạo ngắn gọn, với 3363 thuật ngữ có cấu tạo hai
thành tố, số thuật ngữ có cấu tạo ba, bốn thành tố chỉ chiếm 9.19% với 385
thuật ngữ và chỉ có 3 thuật ngữ có cấu tạo là 5 thành tố. Trong khi đó, số
thuật ngữ có cấu tạo là ba thành tố trong tiếng Việt gấp gần ba lần rưỡi so với
số lượng thuật ngữ ba thành tố tương đương trong tiếng Anh, chưa kể số
lượng thuật ngữ có cấu tạo ngắn gọn một thành tố chiếm tỉ lệ rất nhỏ với
1.69% so với 7.28% của nhóm thuật ngữ có cấu tạo tương đương trong tiếng
Anh. Bên cạnh đó, thuật ngữ là bốn và năm thành tố cũng chiếm một tỉ lệ
không hề nhỏ (9.1%), cùng với những thuật ngữ có cấu tạo là sáu và bảy
thành tố làm cho hệ TNDK tiếng Việt thay vì mang tính định danh như trong


10
hệ thuật ngữ tiếng Anh thì lại nặng về miêu tả, với kết cấu lỏng lẻo, thiếu đi
tính ngắn gọn.
3.4. Đối chiếu đặc điểm về cấu tạo và từ loại của TNDK Tiếng Anh
và Tiếng Việt
3.4.1. Thuật ngữ dầu khí gồm một thành tố cấu tạo
3.4.1.1. Thuật ngữ dầu khí tiếng Anh
Số lượng TNDK tiếng Anh có cấu tạo một thành tố là 305/4190 thuật
ngữ. Trong đó có 127 thuật ngữ là từ đơn (chiếm 3.03%), ví dụ: barel
(thùng), core (lõi), có 178 thuật ngữ là từ phái sinh (chiếm 4.25%), ví dụ:
geophone (máy thu địa chấn), cementer (thợ tráng xi măng), …
3.4.1.2. Thuật ngữ dầu khí tiếng Việt
Số TNDK tiếng Việt có cấu tạo một thành tố là 71 thuật ngữ, chiếm
1.69%. Những thuật ngữ này đều là từ đơn, trong đó có 59 thuật ngữ là danh
từ, chiếm 1.41%, ví dụ: dầu, trục, lõi , … Có 11 thuật ngữ là động từ, chiếm
0.26%, ví dụ: khoan, trám, bơm, … và chỉ có 01 thuật ngữ là tính từ: vênh,
chiếm 0.02%.
3.4.2. Thuật ngữ dầu khí gồm hai thành tố cấu tạo

3.4.2.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Số TNDK tiếng Anh có cấu tạo hai thành tố là 3363, chiếm 80.26%.
Trong đó có 44 thuật ngữ là từ ghép, chiếm 1.04%, ví dụ: traveltime (đường
truyền), sandstone (cát kết),… Có 3106 thuật ngữ là cụm danh từ, chiếm
74.13%, ví dụ: expendable well (giếng khoan mở rộng), barge engineer (kỹ
sư tàu khoan)…. ; Có 206 thuật ngữ là cụm động từ, chiếm 4.92%, ví dụ:
seafloor spreading (tách giãn đáy đại dương), …. và cụm tính từ có số lượng
rất ít gồm 07 thuật ngữ, chiếm 0.17%, ví dụ: marginal allowable (lượng sản
xuất cho phép), …
3.4.2.2. Thuật ngữ tiếng Việt


11
Số TNDK tiếng Việt có cấu tạo hai thành tố gồm 2488 thuật ngữ,
chiếm 59.38%, trong đó thuật ngữ có cấu tạo cụm từ chính phụ chiếm tỉ lệ
lơn nhất với 1663 thuật ngữ (39.69%), đứng thứ hai là từ ghép chính phụ có
816 thuật ngữ chiếm 19.47%, thấp nhất là từ ghép đẳng lập với 9 thuật ngữ,
chiếm 0.21%. Ví dụ: tuần hoàn dưới nước, bơm chân không, bơm lại, giếng
khô, tháo gỡ, đứt gãy, …
3.4.3. Thuật ngữ dầu khí gồm ba thành tố cấu tạo
3.4.3.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Trong tổng số 336 TNDK tiếng Anh có cấu tạo gồm 03 thành tố, có
319 thuật ngữ là cụm danh từ, chiếm 7.86%; 17 thuật ngữ là cụm động từ,
chiếm 0.41%. Ví dụ: area rate clause (điều khoản tỷ suất vùng), condensing
gas drive (kích thích bằng khí ngưng), …
3.4.3.2. Thuật ngữ tiếng Việt:
Trong tổng số 1145 TNDK tiếng Việt có cấu tạo gồm ba thành, có 963
thuật ngữ là cụm damh từ, chiếm 22.98% và 172 thuật ngữ là cụm động từ,
chiếm 4.10% và chỉ 10 thuật ngữ là cụm tính từ, chiếm 0.24%.
3.4.4. Thuật ngữ dầu khí gồm bốn thành tố cấu tạo

3.4.4.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Số lượng TNDK cấu tạo bốn thành tố có 49 thuật ngữ tương đương
1.17% và đều là cụm danh từ, ví dụ: net operating profts interest (lợi nhuận
điều hành thực), associated gas well allowable (lượng khí kết hợp được phép
khai thác), …
3.4.4.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Có 354 TNDK tiếng Việt có cấu tạo bốn thành tố, chiếm 8.45%, trong
đó có 290 thuật ngữ là cụm danh từ, chiếm 6.92%, 62 thuật ngữ là cụm động
từ, chiếm 1.48% và chỉ có 2 thuật ngữ có cấu tạo là cụm tính từ, chiếm


12
0.05%, ví dụ: người phụ trách công tác xi măng, tập hợp hệ thống trầm tích
cùng thời, chênh lệch độ sâu chiều thẳng đứng, …
3.4.5. Thuật ngữ dầu khí gồm năm thành tố cấu tạo
3.4.5.1. Thuật ngữ tiếng Anh
Chỉ có 03 thuật ngữ tiếng Anh có cấu tạo năm thành tố trên tổng số
4190 TNDK tiếng Anh, chiếm 0.07%, ví dụ: seventy-two hour continuous
efforts clause (Điều khoản 72h), deeper drilling dry hole costs (chi phí khoan
sâu hơn giếng khoan khô), ...
3.4.5.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Với cấu tạo năm thành tố, TNDK tiếng Việt có 111 thuật ngữ, chiếm
2.65%. Trong đó có 96 thuật ngữ là cụm danh từ, chiếm 2.29% và 15 thuật
ngữ là cụm động từ, chiếm 0.36%. Ví dụ: tăng cường thu hồi dầu bằng vi
khuẩn, thiết bị khoan có động cơ máy phát, …
3.4.6. Thuật ngữ dầu khí gồm sáu và bảy thành tố cấu tạo
3.4.6.1. Thuật ngữ tiếng Anh: Trong tiếng Anh không có thuật ngữ nào
có cấu tạo là 6 và 7 thành tố.
3.4.6.2. Thuật ngữ tiếng Việt
Có 21 thuật ngữ có cấu tạo là 6 và 7 thành tố, chiếm 0.05% và các

thuật ngữ này đều có cấu tạo là cụm danh từ, ví dụ: dụng cụ kiểm tra thiết bị
bảo hiểm chống phun dầu, phương pháp định tỷ lệ sản xuất theo độ sâu, mũi
khoan lấy mẫu có ống bọc bằng cao su, v.v…
3.4.7. Thuật ngữ là từ viết tắt
Qua khảo sát trong hai hệ TNDK, chỉ có hệ TNDK tiếng Anh có hình
thức viết tắt với số lượng là 134 thuật ngữ, chiếm 3.20%. Ví dụ: BFL Barrels of fluid, BLED - Bleeding oil, C & R - Cellar and pits, BMUD Barrels of mud, v.v …


13
3.4.8. Những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo và từ
loại của thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt
Về phương thức cấu tạo: Cùng được tạo lập theo phương thức phổ
biến, chủ yếu là ghép chính phụ, các đơn vị từ vựng trong cả hai hệ thuật ngữ
đều có từ đơn, từ ghép và cụm từ; trong đó chủ yếu là danh từ, danh từ ghép
và cụm danh từ. Khác biệt lớn nhất giữa hai hệ TNDK là ngoài phương thức
ghép, trong tiếng Anh còn sử dụng phương thức thêm phụ tố và phương thức
viết tắt mà trong tiếng Việt không có. Bên cạnh đó, hệ TNDK có cấu tạo hai
thành tố được tạo nên từ các cụm từ như cụm động từ, cụm tính từ và cụm
danh từ, trong khi đó, ngoài việc tạo ra các thuật ngữ có hai thành tố là các
cụm từ như trong tiếng Anh thì TNDK tiếng Việt có hai thành tố cấu tạo còn
được tạo nên từ các từ ghép, bao gồm cả ghép chính phụ và ghép đẳng lập,
trong đó chủ yếu là từ ghép chính phụ.
Về từ loại: Đều có cấu tạo là các danh từ/ cụm danh từ, tính từ/ cụm
tính từ, động từ/ cụm động từ. Số lượng thuật ngữ là các danh từ và cụm
danh từ trong cả hai hệ thuật ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếng Anh có 3805
thuật ngữ (90.81%), tiếng Việt với 3606 thuật ngữ (86.06%), thuật ngữ là
các động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thuật ngữ này là trong hệ
thuật ngữ tiếng Anh có hình thức từ viết tắt (với số lượng 134 từ, chiếm
3.20%) mà hệ thuật thuật ngữ tiếng Việt không có. Ngoài ra, số lượng thuật

ngữ là các động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ trong hệ TNDK
tiếng Anh ít hơn so với trong tiếng Việt.
3.5. Đối chiếu mô hình cấu tạo của thuật ngữ dầu khí Tiếng Anh
và Tiếng Việt
Chúng tôi ký hiệu T là thành tố cấu tạo thuật ngữ; T1 là thành tố cấu
tạo thứ nhất, T2 là thành tố cấu tạo thứ hai và đến Tn là thành tố cấu tạo thứ


14
n. Kết quả khảo sát 4190 thuật ngữ cho thấy, các TNDK tiếng Anh và tiếng
Việt chủ yếu được cấu tạo theo các mô hình điển hình dưới đây.
3.5.1. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh
3.5.1.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh hai thành tố
Mô hình 1:

T1

T2

Có 3219/4190 TNDK được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 76.82%.
Ví dụ: active well (giếng hoạt động), adjustable choke (van điều tiết), …
Mô hình 2:

T1

T2

Có 144 TNDK có cấu tạo theo mô hình này, chiếm 3.44%, Ví dụ: Lap
of wire = lớp bọc cát, summation of fluids = phép cộng chất lưu, …
3.5.1.2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh ba thành tố

Mô hình 3:

T1

T3

T2

Theo kết quả khảo sát, có 148 TNDK tiếng Anh được cấu tạo theo mô
hình này, chiếm 3.53%. Ví dụ: gas production unit (xưởng sản xuất khí),
crude oil analysis (phân tích dầu thô),…
Mô hình 4:

T1

T3

T

Có 182/4190 TNDK được cấu tạo theo mô hình 4, chiếm 4.34%. Ví
dụ: unstablized crude oil (dầu mỏ không ổn định), inhibited drilling fluid
(dung dịch khoan ức chế), …
Mô hình 5:

T1

T2

T3



15
Có 06/4190 TNDK được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0.14%. Ví
dụ: proration of depth-bracket met (phương pháp định tỉ lệ theo độ sâu), rate
of take provision (điều khoản về tốc độ lấy khí), …
3.5.1.3. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh bốn thành tố
Mô hình 6:

T1

T2

T3

T4

Có 16/4190 TNDK tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này, chiếm
0.38%. Ví dụ: Low temperature separation unit (thiết bị tách rời ở nhiệt độ
thấp), …
Mô hình 7:

T1

T4

T3

T2

Có 10/4190 TNDK tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này, chiếm

0.24%. Ví dụ: retrievable hollow carrier gun (súng khoan nổ mìn thu hồi
được), …
Mô hình 8:
T1

T2

T3

T4

Có 05 TNDK tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 8, chiếm 0.12%.
Ví dụ: compensated dual resitivity log (log điện trở bù kép), asscocated gas
well allowable (lượng khí kết hợp được phép khai thác), …
Mô hình 9:
T1

T2

T3

T4

Có 18 TNDK tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0.34%.
Ví dụ: net operating profits interest (lợi nhuận điều hành thực), daily mud
check report (báo cáo kiểm tra bùn hàng ngày), …


16
3.5.1.4. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Anh năm thành tố

Mô hình 10:
T1

T4

T3

T2

T5

T4

Có 03 TNDK tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0.07%.
Ví dụ: seventy-two hour continuous efforts clause = điều khoản 72h,
phoelectric absorption cross section index = chỉ số hấp thụ điện tiết kiệm
quang điện, …
3.5.2. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt
3.5.2.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt hai thành tố
Mô hình cấu tạo 11:

T1

T2

Có 16 TNDK được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0.38%. Ví dụ:
tiềm năng mỏ, liên kết giếng, …
Mô hình 12:

T1


T2

Có 2472 TNDK có cấu tạo theo mô hình này, chiếm 58.60%, Ví dụ:
đầu nối, ống dẫn, bơm nhỏ,…
3.5.2.2. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt ba thành tố
Mô hình 13:

T1

T2

T3

Có 865 TNDK được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 20.64%. Ví dụ:
máy thu phát âm thanh, thăm dò địa chấn cấp tốc, …
Mô hình 14:

T1

T2

T3


17
Có 232 TNDK được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 5.54%. Ví dụ:
biểu đồ chỉ số sản xuất, hệ thống định vị kép …
Mô hình 15:


T1

T3

T2

TNDK được cấu tạo theo mô hình này có 48 thuật ngữ, chiếm 1.15%.
Ví dụ: bơm trám xi măng, thợ khoan non tay nghề,…
3.5.2.3. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt bốn thành tố
Mô hình 16:

T1

T2

T3

T4

Có 123/4190 TNDK được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 2.93%. Ví
dụ: người giám sát thiết bị khoan, người điều hành thiết bị log, …
Mô hình 17:

T1

T4

T3

T2


Có 202 TNDK được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 4.82%. Ví dụ:
hiệu chỉnh đới vận tốc thấp, tập hợp hệ thống trầm tích cùng thời,...
Mô hình 18:

T1

T4

T3

T2

Có 29 TNDK được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0.69%. Ví dụ:
nhân viên điều khiển thiết bị nặng, sàn giao dịch xăng dầu quốc tế, v.v...
3.5.2.4. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt năm thành tố
Mô hình 19:

T1

T2

T3

T4

T5


18

TNDK được cấu tạo theo mô hình này có 15 thuật ngữ, chiếm 0.36%.
Ví dụ: nhân viên theo dõi sản xuất để đóng thuế, tăng cường thu hồi dầu
bằng vi khuẩn, v.v…
Mô hình 20:

T1

T2

T3

T4

T5

Có 60/4190 TNDK tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm
1.43%. Ví dụ: cơ cấu nâng cụm nắp bít an toàn, dầu nhiên liệu chứa lưu
huỳnh cao,…
Mô hình 21:

T1

T2

T3

T4

T5


Có 36/4190 TNDK tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm
0.86%. Ví dụ: thiết bị ghi tốc độ cơ học khoan, người phân tích hợp đồng
thuê đất, …
3.5.2.5. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt sáu thành tố
Mô hình 22:

T1

T2

T3

T4

T5

T6

Theo kết quả khảo sát, có 10/4190 TNDK tiếng Việt được cấu tạo theo
mô hình này, chiếm 0.24%. Ví dụ: phương pháp xác định độ sâu theo ngày
lịch thực tế, bình tách nằm ngang trong dòng chảy thẳng đứng, v.v…
Mô hình 23:

T1

T2

T3

T4


T5

T6


19
Có 08/4190 TNDK tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm
0.19%. Ví dụ: thời gian truyền sóng biểu kiến trong khung đá, phương pháp
định tỉ lệ sản xuất theo độ sâu, …
3.5.2.6. Mô hình cấu tạo thuật ngữ dầu khí tiếng Việt bảy thành tố
Mô hình 24:

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

Chỉ có 03 TNDK tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm
0.07%. Ví dụ: dụng cụ kiểm tra thiết bị bảo hiểm chống phun dầu,…
3.5.3. Những điểm tương đồng khác biệt về mô hình cấu tạo của

thuật ngữ dầu khí tiếng Anh và tiếng Việt
Trong số 24 mô hình cấu tạo, TNDK tiếng Anh được cấu tạo theo 10
mô hình, trong khi TNDK tiếng Việt được cấu tạo theo 14 mô hình. Trong
tiếng Anh, các mô hình của từ ghép hay cụm từ ghép, trật tự các thành tố đều
tuân theo quy tắc ngữ pháp trong tiếng Anh, đó là thành tố chính thường
đứng sau, thành tố phụ đứng trước và bổ nghĩa cho thành tố chính bằng cách
thể hiện rõ tính chất hay đặc trưng cơ bản của thành tố chính. Ngược lại, theo
quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt thì thành tố chính thường đứng trước, thành
tố phụ theo sau và bổ nghĩa cho thành tố chính, mô hình số 12 là mô hình
minh chứng rất rõ cho đặc trưng ngữ pháp này trong tiếng Việt và phù hợp
với quan niệm của người Việt.
3.5. Tiểu kết
Về số lượng thành tố cấu tạo, TNDK tiếng Anh có kết cấu ngắn gọn
hơn với TNDK tiếng Việt. TNDK tiếng Anh có độ dài nhiều nhất là 05
thành tố và chỉ có 03 thuật ngữ, trong khi TNDK tiếng Việt có độ dài 7
thành tố; Về đặc điểm từ loại, TNDK tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu là
danh từ, cụm danh từ; Về phương thức cấu tạo, TNDK tiếng Anh có các


20
dạng từ đơn, từ phái sinh, từ rút gọn, từ ghép và cụm từ. TNDK tiếng Việt
chỉ có phương thức cấu tạo là từ đơn, từ ghép và cụm từ; Về mô hình cấu
tạo, TNDK tiếng Anh chủ yếu được cấu tạo dựa theo 10 mô hình, TNDK
tiếng Việt lại chủ yếu được cấu tạo dựa theo 14 mô hình.
Chương 4
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH
DANH CỦA THUẬT NGỮ DẦU KHÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ
TIẾNG VIỆT
4.1. Những phương thức tạo lập TNDK trong tiếng Anh và tiếng
Việt

4.1.1. Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường
Theo kết quả khảo sát, trong tổng số 4190 TNDK tiếng Anh, có 735
thuật ngữ bằng cách thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường, chiếm 17.54%,
tiếng Việt có 454 thuật ngữ, chiếm 10.83%. Hầu hết những thuật ngữ được
tạo ra từ cách thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường bằng cách thu hẹp nghĩa.
4.1.2. Phương thức vay mượn từ thuật ngữ dầu khí nước ngoài
4.1.2.1. Phương thức vay mượn trong hệ thuật ngữ dầu khí tiếng Anh
Theo số liệu khảo sát ngoài các từ có nguồn gốc thuần Anh thì có 869
thuật ngữ trên tổng số 4190 thuật ngữ dầu khí tiếng Anh có nguồn gốc được
vay mượn từ các từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như Latinh, Đức, Hi lạp,
Pháp, Hà Lan, … chiếm 20.74%.
4.1.2.2. Phương thức vay mượn trong hệ thuật ngữ dầu khí tiếng Việt
a) Sao phỏng: xấp xỉ 88% tổng số thuật ngữ được ra bằng hình thức
sao phỏng, trong đó có 1933 thuật ngữ được tao ra bằng hình thức sao phỏng
cấu tạo, chiếm 46.13%, ví dụ: black oil (dầu đen), coal oil (dầu than), …và
1753 thuật ngữ được tạo ra bằng hình thức sao phỏng nghữ nghĩa, chiếm
41.84%, ví dụ: run ticket (phiếu ghi lượng dầu chuyển đi), … b) phiên âm:


21
có 55 TNDK tiếng Việt được vay mượn từ tiếng nước ngoài bằng hình thức
phiên âm, được viết và đọc dưới nhiều hình thức khác nhau, chiếm 1.31%.
Ví dụ: cheque – séc, bunker – bun ke, … c) giữ nguyên dạng thuật ngữ dầu
khí nước ngoài: có 57 thuật ngữ dầu khí vay mượn thuật ngữ nước ngoài
bằng hình thức giữ nguyên dạng, chiếm 1.36%, ví dụ: Nodal, laterolog,
Aquagel, …
4.1.2.3. Phương thức viết tắt trong thuật ngữ dầu khí tiếng Anh
Dựa trên số lượng khảo sát, có 134 thuật ngữ chiếm 3,19% /4190 thuật
ngữ được hình thành theo hình thức viết tắt dưới hai dạng là viết tắt hoàn
toàn và viết tắt kết hợp với viết đầy đủ, chẳng hạn như: ACDA: Actual

calendar day allowance (mức khai thác theo ngày lịch thực tế), LSF oil: Low
sulfur fuel oil (dầu nhiên liệu chứa lưu huỳnh thấp), …
4.2. Đặc điểm định danh thuật ngữ dầu khí trong tiếng Anh và
tiếng Việt
4.2.1. Đặc điểm định danh thuật ngữ dầu khí xét theo kiểu ngữ
Căn cứ trên kết quả khảo sát tư liệu về TNDK ở hai ngôn ngữ, chúng tôi
nhận thấy hệ TNDK tiếng Anh và tiếng Việt có thể chia ra làm hai loại: tên gọi
trực tiếp của khái niệm và tên gọi gián tiếp của đối tượng được định danh trong
hệ TNDK.
4.2.2. Đặc điểm định danh thuật ngữ dầu khí xét theo cách thức biểu
thị của thuật ngữ
Theo cách thức biếu thị TNDK, chúng tôi chia các thuật ngữ được khảo
sát thành hai loại: 1) loại thứ nhất có hình thức ngắn gọn là từ (từ đơn) gồm các
thuật ngữ có cấu tạo một thành tố, gọi tên các sự vật, hiện tượng, quá trình, tính
chất cơ bản của ngành dầu khí; 2) loại thứ hai được tạo ra trên cơ sở loại thứ
nhất gồm các thuật ngữ có cấu tạo từ hai thành tố trở lên kết hợp với nhau gọi
tên các sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất một cách chính xác, cụ thể.


22
4.3. Mô hình định danh thuật ngữ dầu khí
Luận án lựa chọn 05 phạm trù ngữ nghĩa tiêu biểu mang những nét đặc
trưng cụ thể của ngành, bao gồm: (1) Tìm kiếm thăm dò; (2) Khai thác; (3) Chế
biến; (4) Kỹ thuật phụ trợ và (5) Kinh tế dầu khí.
4.3.1. Thuật ngữ sử dụng trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí
Mô hình 1: Thuật ngữ chỉ đặc điểm của các loại tài liệu
Tiếng Anh
Đặc điểm + map/ log

Tiếng Việt

Biểu đồ/ bản đồ + đặc điểm

Mô hình 2: Thuật ngữ chỉ đặc điểm/ tính chất các loại công cụ
Tiếng Anh
Đặc điểm/ tính chất + gun/
barier

Tiếng Việt
Súng/ thùng/ hộp + đặc
điểm/ tính chất

Mô hình 3: Thuật ngữ chỉ các hình thức/ cách thức thử nghiệm, khảo
sát, kiểm tra
Tiếng Anh
Cách thức/ hình thức + survey/
test

Tiếng Việt
Thử nghiệm/ khảo sát +cách
thức/ hình thức

Mô hình 4: Thuật ngữ chỉ đặc điểm địa hình
Tiếng Anh
Đặc điểm + well/zone/area

Tiếng Việt
Giếng/ vỉa/ đới + đặc điểm

Mô hình 5: Thuật ngữ chỉ các loại phương pháp.
Tiếng Anh

Loại + trap/ core/ sample

Tiếng Việt
Mẫu/ bẫy + loại

Mô hình 6: Thuật ngữ chỉ đặc điểm thời điểm/ thời gian trong quá
trình thực hiện tìm kiếm, thăm dò
Tiếng Anh
Đặc điểm + time

Tiếng Việt
Thời điểm/ thời gian + đặc điểm

Mô hình 7: Thuật ngữ chỉ tính chất công việc của con người
Tiếng Anh

Tiếng Việt


23
Tính chất công việc + geologist

Nhà địa chất + Tính chất công việc

4.3.2. Thuật ngữ sử dụng trong khai thác dầu khí
Mô hình 1: Thuật ngữ chỉ tên các loại trang thiết bị
Tiếng Anh
Loại + machine/ pipe/ pump/
unit/ wheel/ tree ….


Tiếng Việt
Máy/ ống/ cột … + loại

Mô hình 2: Thuật ngữ chỉ các cách thức/ hình thức thực hiện
Tiếng Anh
Cách thức/ hình thức +
completion/ flood/ drilling …

Tiếng Việt
Hoàn tất/ khoan/ bơm + cách
thức/ hình thức

Mô hình 3: Thuật ngữ chỉ các loại báo cáo, thủ tục hành chính
Tiếng Anh
Loại + report/ program

Tiếng Việt
Báo cáo/ chương trình + loại

Mô hình 4: Thuật ngữ chỉ chuyên môn của thợ, kỹ sư
Tiếng Anh
Chuyên môn + engineer/
manager/ man

Tiếng Việt
Thợ/ kỹ sư + chuyên môn

Mô hình 5: Thuật ngữ chỉ đặc điểm các loại địa hình
Tiếng Anh
Đặc điểm + rating/ deck/ pit


Tiếng Việt
Độ sâu/ mặt bằng + đặc điểm

Mô hình 6: Thuật ngữ chỉ đặc điểm kỹ thuật
Tiếng Anh
Đặc điểm + compression/
union/ location ….

Tiếng Việt
Sự ghép/ mòn/ đốt cháy +
đặc điểm

Mô hình 7: Thuật ngữ chỉ thời gian làm việc
Tiếng Anh
Thời gian + tour

Tiếng Việt
Ca + thời gian

Mô hình 8: Thuật ngữ chỉ các loại hình/ phương pháp thực hiện
Tiếng Anh

Tiếng Việt


×