Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

các chỉ tiêu về dấu mỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.23 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ HÓA

ĐỀ TÀI:
DANH SÁCH NHÓM 2 MSSV
1. Lê Thị Minh Nhựt 0773207
2. Nguyễn Thị Thúy Nga 0773108
3. Trần Thị Trà Tân 0773384
4. Trần Cẩm Ba 0772491
5. Võ Văn Tú 0773043
6. Phùng Văn Tiến 0773088
7. Phan Thanh Tâm 0772439
8. Nguyễn Bảo Hưng 0772797
9. Nguyễn Mạnh Tuấn 0772601
TP.HCM, tháng 3 năm 2009

KHẢO SÁT TÌNH CHẤT HÓA HỌC CỦA
NHIÊN LIỆU PHẢN LỰC VÀ DẦU HỎA
A . NHIÊN LIỆU PHẢN LỰC (XĂNG MÁY BAY):
I . KHÁI NIỆM :
Nhiên liệu phản lực chủ yếu được pha chế từ những thành phần cất trực tiếp
nên chúng không chứa olefin (hợp chất không no) lượng hydrocacbon cũng bị hạn
chế vì chúng cháy không sạch, gây khói và tạo cặn cacbon trong động cơ.
Nhiên liệu phản lực là một loại sản phẩm được chưng cất từ dầu mỏ và được
dùng cho các loại máy bay, tên lửa, phi thuyền, có sử dụng động cơ phản lực kiểu
tuabin khí..
II . YÊU CẦU :
Yêu cầu quan trọng của nhiên liệu phản lực là cần phải có tốc độ cháy cao,
dễ dàng tự bốc cháy, có nhiệt năng lớn, cháy điều hòa, có ngọn lửa ổn định không
bị tắt trong dòng không khí có tốc độ xoáy lớn.
Ngoài yêu cầu về nhiệt cháy, một yêu cầu khác không kém phần quan trọng


là trong thành phần nhiên liệu phải đảm bảo sao cho khi cháy hoàn toàn không tạo
cặn cốc bám trong buồng đốt. Về mặt này sự có mặt của các hydrocacbon aromatic
gây ra sự tạo cốc dễ nhất, vì vậy trong thành phần nhiên liệu động cơ phản lực phải
hạn chế hàm lượng hydrocacbon aromatic ở mức dưới 20%.
Trị số octan bằng hoặc lớn hơn 100, ngoài ra phải đảm bảo trị số octan khi
hỗn hợp cháy thiếu xăng, thừa không khí và hỗn hợp cháy thừa xăng, thiếu không
khí.
Nhiên liệu tiêu chuẩn để xác định chỉ số octan bao gồm hai hợp phần :
- Hợp phần n-heptan (n-C
7
H
14
) : có tính chống kích nổ kém, quy ước trị số
octan bằng 0.
- Hợp phần iso-octan (2,2,4 tri metyl pentan) : có tính chống kích nổ tốt, quy
ước trị số octan bằng 100.
Động cơ máy bay khi làm việc có hai quá trình : quá trình cất cánh bao giờ
cũng sử dụng công suất tối đa, lượng xăng trong hỗn hợp phải được tăng tối đa (gọi
là hỗn hợp giàu).
Thành phần chưng cất phân đoạn của xăng máy bay phải lấy hẹp (từ 40 cho
đến 180
o
C) để tránh có nhiều cấu tử nhẹ tạo nút hơi trong hệ thống cấp liệu, và có
nhiều cấu tử nặng, vì khi cháy sẽ cháy không hoàn toàn tạo cặn.
Hàm lượng olefin phải thấp (<3%) để tránh sự trùng hợp tạo nhựa, làm cho
xăng bị biến màu và không bảo quản được lâu.
III . MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỦA NHIÊN LIỆU PHẢN LỰC :
Vì các máy bay phản lực đều hoạt động trên cao, áp suất khí quyển giảm
mạnh, để tránh tạo nút hơi do sự bốc hơi quá nhanh trong ống dẫn, nhiên liệu phải
có áp suất hơi nằm giữa 140 – 219g/cm

2
.
Lưu tính của nhiên liệu phản lực có ý nghĩa quan trọng hơn ở xăng, vì độ an
toàn của máy bay ở trong không trung, vì máy bay thường bay ở độ cao khoảng
10km với nhiệt độ âm bốn năm mươi độ bách phân, thậm chí ở -60
o
C, nghĩa là
thùng đựng xăng của máy bay phản lực không siêu âm có thể lạnh đến -30 đến
-40
o
C. Nhiên liệu phản lực phải giữ được lưu tính cần thiết ở nhiệt độ thấp đó, cụ
thể phải có nhiệt độ hoá đục rất thấp, có độ nhớt nhỏ; muốn thế phải có tỷ khối
không quá cao, chứa rất ít parafin nặng, gần như không chứa nước, vì độ hoà tan
của nước giảm nhanh khi hạ nhiệt độ.
Bảng tóm tắt một số chỉ tiêu của nhiên liệu phản lực :
Đại lượng (phương pháp xác định) Giá trị
vẻ dáng Trong suốt, sáng
Trị số axit (ASTM D3242) ≤0,015 mgKOH/g
Olefin (ASTM D1319) ≥ 5%V
Aromatic (ASTM D1319) ≤ 20%V
Lưu huỳnh tổng (ASTM D 1266) ≤ 0,30%
Lưu huỳnh mercaptan (ASTM D 3227) ≤ 0,002%
Doctor test (ASTM D 235) Không
Đường chưng cất (ASTM D 86) T10 ≤204 độ C; T100 ≤ 300 độ C
Nhiệt độ chớp lửa (ASTM D 3828) ≥ 38 độ C
Khối lượng riêng ở 15 độ C (ASTM D1298) 0,775 – 0,840 g/ml
Nhiệt độ chảy (ASTM D 2386) ≤ -47 độ C
Độ nhớt ở -20 độ C (ASTM D 445) ≤ 8cSt
Nhiệt cháy dưới (ASTM D 2382) ≤ 42,8kJ/g
Điểm khói (ASTM D 1322) ≥ 25mm

Trị số phát sáng (ASTM D 1740) ≥ 45
Độ ăn mòn tấm đồng (ASTM D 130) 2 giờ ở 100 độ C, ≤ 1
Độ bền oxy hoá nhiệt (ASTM D 3214) ∆P ≤ 25,0mmHg
Gôm thực tế (ASTM D 381) ≤ 7mg/100ml
Lượng nước cho phép (ASTM D 1094) ≤ 1b
Độ dẫn điện (ASTM D 2624) 50-450 pS/m
1 . Nhiệt độ (điểm) vẩn đục, đông đặc, kết tinh.
a) Nhiệt độ (điểm) vẩn đục - ASTM D 2500 : là nhiệt độ mà tại đó nhiên
liệu bắt đầu vẩn đục do tạo thành những hạt nước, những tinh thể nước đá, benzen
hay parafin nhỏ li ti. Khi hiện tượng này xảy ra nhiên liệu đang từ chỗ trong suốt
trở thành mờ đục.
Phạm vi áp dụng :
Phương pháp này chỉ được áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ sáng màu (có
chỉ số màu nhỏ hơn 3,5 theo ASTM D1500) và có điểm vẫn đục dưới 49
o
C.
Mục đích và ý nghĩa :
Nhằm xác định nhiệt độ vẫn đục của các sản phẩm dầu mỏ sáng màu. Điểm
vẩn đục của sản phẩm dầu mỏ là nhiệt độ thấp nhất mà sản phẩm vẫn còn được sử
dụng.
Tóm tắt phương pháp :
Mẫu thử nghiệm được làm lạnh với tốc độ quy định và được kiểm tra định kỳ.
Nhiệt độ mà tại đó bắt đầu xuất hiện đám mây (vẩn đục) ở đáy ống thử nghiệm
được ghi nhận là điểm vẩn đục (cluod point).
Báo cáo kết quả :
Báo cáo nhiệt độ vẩn đục đã xác định ở trên chính xác đến 1
o
C.
b) Nhiệt độ đông đặc hay điểm chảy – ATSM D 97/TCVN 3753 : là nhiệt
độ mà tại đó sản phẩm dầu lỏng mất tính linh động trong điều kiện xác định và trở

nên đông cứng lại.
Phạm vi ứng dụng :
Phương pháp này được áp dụng đo điểm chảy cho mọi sản phẩm dầu mỏ.
Mục đích và ý nghĩa :
Điểm đông đặc là nhiệt độ mà tại đó mẫu nhiên liệu mất đi tính linh động, dựa
vào điểm đông đặc có thể dự đoán được thành phần các parafin có trong mẫu nhiên
liệu nhiều hay ít.
Điểm đông đặc có ý nghĩa rất quan trọng trong vận chuyển, tồn trữ sản phẩm.
Điểm đông đặc có giá trị càng cao thì có nguy cơ gây nghẹt lọc, hư hỏng bơm…
Tóm tắt phương pháp :
Trước khi xác định, mẫu được gia nhiệt trước và sau đó mẫu được làm lạnh
với tốc độ được quy định và kiểm tra đặc tính chảy của mẫu thử (cứ giảm 3
o
C kiểm
tra 1 lần). Điểm chảy là nhiệt độ thấp nhất mà ở nhiệt đó vẫn quan sát thấy mẫu linh
động.
Báo cáo kết quả :
Điểm chảy báo cáo là nhiệt độ quan sát được trong phép thử cộng thêm 3
o
C.
c) Nhiệt độ kết tinh – ASTM D 2386/TCVN 7170 : để đảm bảo tính lưu
chuyển tốt, yêu cầu nhiên liệu phản lực đặc biệt phải có độ kết tinh tùy từng loại là
từ -40
o
C hoặc -47
o
C trở xuống.
Ở nhiệt độ âm, nước hoà tan có thể kết tinh. Những tinh thể nước đá có thể
làm tắc bộ lọc ở máy bay. Việc hạn chế lượng nước có trong nhiên liệu khó hơn
việc làm tăng độ tan của nước, do làm giảm nhiệt độ kết tinh nước. Có thể tránh bớt

sự kết tinh nước bằng cách dùng chất phụ gia chống nước kết tinh. Chúng thường là

×