Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cảm hứng về đất nước của nhà thơ nguyễn khoa điềm qua phần một đoạn đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.95 KB, 2 trang )

Cảm hứng về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua phần một đoạn
Đất Nước - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Đoạn Đất Nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện khá tập trung
những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.



Trong đoạn thơ Đất Nước - trích Trường ca Mặt đường khát vọng Nguyễn Khoa Điềm đã...



Về đoạn thơ Đất Nước - trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ...



Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất Nước - trích trường ca Mặt đường khát vọng của...



Nguyễn Khoa Điềm đã dùng một “đất nước của ca dao thần thoại” để thể hiện tư tưởng “...

Xem thêm: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm Học trực tuyến Môn Văn học

Đoạn Đất Nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện khá tập
trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm. Nếu không đọc kĩ trọn vẹn trường ca Mặt đường khát vọng dễ nhầm tưởng rằng dường
như chương V này không đề cập trực tiếp đến các vấn đề của thanh niên trí thức miền Nam,
không nói đến hiện thực sôi động trong cuộc chiến đấu trong các thành thị miền Nam thời Mĩ Ngụy, do đó nó không thật gắn bó chặt chẽ với toàn bộ tác phẩm. Song, thực ra chương này lại
là hạt nhân quan trọng nhất của tác phẩm: Sự ý thức về đất nước, về nhân dân đã dẫn đến sự


ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ, trong cuộc chiến tranh oanh liệt vì đất nước, vì nhân dân.
Trong văn học Việt Nam, đất nước vốn là một đề tài lớn. Điều đó có thể giải thích bằng đặc
điểm quá trình lịch sử đấu tranh sinh tồn của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm phải liên tục
chiến đấu gìn giữ đất nước, hơn ai hết, người Việt Nam luôn luôn gắn bó sâu nặng với đất
nước, với đồng bào. Trong văn học viết thời phong kiến đã có những kiệt tác viết về đất nước
như bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Bài cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Từ sau Cách mạng
Tháng Tám đề tài này thường xuyên xuất hiện trong văn học: Nguyễn Đình Thi viết bài Đất
nước nổi tiếng chủ yếu thời kì chống Pháp. Cùng thế hệ với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy,
Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... đều có những tác phâm thể hiện đề tài đất nước, ở đề tài này, các
tác giả ghi nhận những thành công nhất định. Nhưng đoạn trích Đất Nước nói riêng, và trường
ca Mặt đường khát vọng nói chung vẫn chiếm được cảm tình của người đọc bởi nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm đã nâng đến cho đề tài này một số nội dung có phần mới mẻ và một cách
phô diễn khá độc đáo, hấp dẫn, không giống bất kì cây bút nào đi trước.
Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu thật bình dị. Dưới góc nhìn và cảm
nhận của nhà thơ trẻ (khi viết trường ca này Nguyễn Khoa Điềm mới 28 tuổi, nhưng có học vấn
cử nhân văn khoa), đất nước là những gì vô cùng gần gũi, bình dị, gắn bó thật sâu nặng với
mỗi con người, mỗi gia đình, hiện diện từng giây, từng phút trong cuộc sống thường nhật vừa lả
trừu tượng, song lại hết sức cụ thể đối với từng thành viên. Theo tác giả, đất nước chẳng có gì


xa lạ. Đất nước có trong những câu chuyện mà mỗi bà mẹ kể cho con nghe hay bắt đầu bằng
câu "Ngày xửa ngày xưa...". Đất Nước còn lả những tập quán lưu giữ từ ngàn đời nay, biểu
hiện ở miếng trầu bây giờ vẫn ăn, hay thói quen "bới tóc sau đầu" của mẹ. Đất nước c

Xem thêm tại: />


×