Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BAI 2 TU CHU (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.83 KB, 5 trang )

FERMAT EDUCATION

Trích cuốn “HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN”

BÀI 2
TỰ CHỦ
PHẦN I. NỘI DUNG CƠ BẢN
Với bài học này, chúng ta cần ghi nhớ khái niệm, vai trò và cách rèn luyện tính tự
chủ.
1. Khái niệm
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người:
- Làm chủ được suy nghĩ, tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống.
- Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin.
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình.
2. Ý nghĩa
Tự chủ là một đức tính quý giá, vì nhờ đức tính này mà con người:
- Biết sống một cách đúng đắn.
- Biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.
- Giúp con người đứng trước những khó khăn, thử thách và cám dỗ.
3. Rèn luyện
Phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi người sẽ có một cách rèn luyện tính tự
chủ khác nhau nhưng về cơ bản có những biện pháp sau:
- Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
- Sau mỗi việc làm, hành động cần xem xét lại thái độ, hành vi của mình là đúng
hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
* Mở rộng
- Phân biệt tự chủ và tự lập:
+ Tự chủ: điểm xuất phát là bản thân con người với những tình huống, vấn đề nảy
sinh trong mối quan hệ với người khác, ví dụ như lời rủ rê, lôi kéo… có thể hiểu đơn giản
là: bản thân chúng ta hành động như thế nào trước những sự việc xảy ra liên quan đến
chúng ta.


+ Tự lập: điểm xuất phát là bản thân con người với công việc cần giải quyết mà
không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Hiểu một cách đơn giản là: khi một việc nào đó
cần giải quyết chúng ta cố gắng tự hoàn thành hay luôn nhờ người khác giúp đỡ.
- Những hành động thể hiện tính tự chủ và không tự chủ:
+ Tự chủ: Biết kiềm chế cảm xúc, kiềm chế hành vi, bình tĩnh, tự tin, biết quan tâm
đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, ôn hòa, từ tốn…

Fermat Education – Số 6A1, TK Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 0977333961. Email: Website: www.fermat.edu.vn. Fb: Fermat Education


FERMAT EDUCATION

Trích cuốn “HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN”

+ Không tự chủ: Nóng vội, chủ quan, vội vàng, hay bị cảm xúc chi phối, dễ mất bình
tĩnh và thường luống cuống trong xử lý tình huống, hay lựa chọn phương pháp không
phù hợp, nóng vội, chủ quan…
- Ca dao, tục ngữ, danh ngôn:
+ Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao)
+ “Tôi quyết tâm kiểm soát sự việc, chứ không để nó kiểm soát mình.” ( John Adams)
+ “Hãy bước rời khỏi 97% đám đông. Đừng nghe theo lời bào chữa của họ. Hãy nắm lấy
cuộc đời của mình.” (Jim Rohn)
+ “Mỗi cá nhân luôn phải nỗ lực chiến đấu để không bị lấn át bởi tập thể. Tự làm chủ bản
thân là một việc khó khăn. Trên con đường này, bạn sẽ thường cô độc và đôi lúc sẽ thấy sợ hãi.
Nhưng không cái giá nào là quá cao cho đặc quyền tự làm chủ bản thân.” (Rudyard kipling)
PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tự chủ là làm chủ bản thân, người biết tự chủ là người luôn làm chủ được
những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong

A. một tình huống.

B. mọi hoàn cảnh.

C. một hành vi.

D. một phương diện.

Câu 2. Người tự chủ luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh
A. việc làm của người khác.
B. thông tin của người khác.
C. hành vi của người khác.
D. hành vi của mình.
Câu 3. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử
A. một cách tinh vi.

B. xảo quyệt.

C. có văn hóa.

D. một cách tiểu nhân.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của tự chủ?
A. Giúp con người đứng vững trước khó khăn và thử thách.
B. Làm cho con người trở nên thụ động.
C. Khiến cuộc sống con người nhàm chán.
D. Tạo điều kiện để cá nhân dựa dẫm vào người khác.
Câu 5. Chúng ta có thể rèn luyện tính tự chủ bằng cách
A. thực hiện hành động một cách nhanh chóng.
B. tập suy nghĩ trước khi hành động.

C. suy nghĩ thế nào thì hành động như vậy.
D. làm đi làm lại nhiều lần.
Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
Fermat Education – Số 6A1, TK Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 0977333961. Email: Website: www.fermat.edu.vn. Fb: Fermat Education


FERMAT EDUCATION

Trích cuốn “HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN”

A. Nhờ người khác giải quyết công việc cá nhân.
B. Tuân thủ nội quy của cơ quan.
C. Biết điều chỉnh hành vi bản thân.
D. Tham gia mọi hoạt động xã hội.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tính tự chủ?
A. Chủ động với việc học tập của mình.
B. Biết điều chỉnh hành vi của bản thân.
C. Kiềm chế được cảm xúc, hành vi.
D. Không bị lôi kéo bởi cám dỗ.
Câu 8.

“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

Câu ca dao trên thể hiện nội dung đức tính nào dưới đây?
A. Dân chủ.

B. Tự chủ.


C. Đoàn kết.

D. Liêm khiết.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không thể hiện biện pháp rèn luyện đức tính tự chủ?
A. Cân nhắc trước khi làm việc.
B. Luôn xử lý tình huống theo cảm nhận.
C. Tập suy nghĩ trước khi hành động.
D. Kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa khi sai.
Câu 10. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về tính tự chủ?
A. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
B. Người tự chủ biết kiềm chế ham muốn của bản thân.
C. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến người khác.
D. Người tự chủ hay hành động một cách vội vàng.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tính tự chủ?
A. Bình tĩnh xử lý tình huống.
B. Dựa dẫm vào người khác.
C. Biết kiềm chế cảm xúc.
D. Tự điều chỉnh hành vi của bản thân.
Câu 12. Bà M bình tĩnh vượt qua nỗi đau khi biết con trai mình nghiện hút và nhiễm
HIV thể hiện đức tính nào sau đây?
A. Chí công vô tư.

B. Tự lập.

C. Đoàn kết.

D. Tự chủ.

Câu 13. Bạn T là lớp trưởng nhưng nghe theo lời rủ rê của hai người bạn thân để

trốn tiết học đi chơi game là không thực hiện đúng đức tính nào dưới đây?
A. Tự lập.

B. Tự chủ.

C. Tiết kiệm.

D. Đoàn kết.

Fermat Education – Số 6A1, TK Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 0977333961. Email: Website: www.fermat.edu.vn. Fb: Fermat Education


FERMAT EDUCATION

Trích cuốn “HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN”

Câu 14. Bạn A kiên quyết từ chối tham gia vào nhóm đánh bạc trước lời rủ rê của bạn
K là thực hiện được đức tính nào sau đây?
A. Tự lập.

B. Tự chủ.

C. Liêm khiết.

D. Đoàn kết.

Câu 15. Sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là
đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa là biện pháp để rèn luyện đức tính
nào sau đây?

A. Tự chủ.

B. Dân chủ.

C. Tự lập.

D. Kỷ luật.

Câu 16. Nhờ tính tự chủ mà con người có thể
A. can thiệp vào công việc riêng của người khác.
B. điều chỉnh tất cả hành vi của ai đó.
C. tạo ra sự đối đầu giữa các cá nhân.
D. đứng vững trước những khó khăn, cám dỗ.
Câu 17. Từ học sinh chăm ngoan học giỏi, A đua đòi theo bạn bè rồi nghiện ngập,
trộm cắp thể hiện A là người
A. không có tính tự giác.
B. không biết làm chủ bản thân.
C. dám nghĩ, dám làm.
D. dám thử thách bản thân.
Câu 18. Đã nhiều lần B tự hứa với bản thân là không nói dối bố mẹ nữa. Nhưng mỗi
khi mắc lỗi, B không đủ can đảm để nói thật, thể hiện là người không có đức tính nào
sau đây?
A. Chí công vô tư.

B. Tự chủ.

C. Hợp tác.

D. Dân chủ.


Câu 19. Bạn C xúi giục bạn B lấy máy tính của bố mẹ mang đi bán lấy tiền trả nợ
chơi game. Khi hai bạn mang máy tính đi bán thì bị cô K, bác của B phát hiện nên ngăn
lại. Biết chuyện, anh D bố bạn C tức giận nên đánh bạn C một trận. Những ai trong tình
huống trên không biết làm chủ bản thân?
A. Bạn C, anh D.

B. Bạn B, cô K.

C. Cô K, anh D, bạn B.

D. Anh D, bạn C, bạn B.

Câu 20. Hai bạn X và V rủ bạn S và M đi chơi trong giờ học. Khi 4 bạn bị cô K là mẹ
của X phát hiện và cùng cô giáo chủ nhiệm yêu cầu 4 bạn viết bản kiểm cam kết không
trốn tiết học đi chơi nữa thì chỉ có bạn V và S là nghiêm túc thực hiện. Những ai trong
tình huống trên không biết điều chỉnh hành vi của bản thân?
A. Bạn V, bạn S.

B. Bạn X, bạn M.

C. Bạn X, bạn V.

D. Bạn S, bạn M.

Fermat Education – Số 6A1, TK Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 0977333961. Email: Website: www.fermat.edu.vn. Fb: Fermat Education


FERMAT EDUCATION


Trích cuốn “HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN”

BÀI 2
1B

2D

3C

11 B

12 D 13 B

4A

5B

6C

7A

14 B

15 A 16 D 17 B

8B

9B

10 B


18 B

19 D 20 B

Đây là tài liệu trích trong cuốn “Hướng dẫn Ôn tập thi vào lớp 10 Môn Giáo dục
Công dân” do Công ty Cổ phần Giáo dục Fermat phát hành.

Cuốn sách nằm trong bộ sách dành cho học sinh ôn thi vào lớp 10:

Để đặt mua sách xin liên hệ theo hotline 0984 208 495 (Mr Tuấn) hoặc:
Fermat Education
Địa chỉ: Số 6A1, Tiểu khu Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0977.333.961 (Ms Thu).
Website: www.fermat.edu.vn
Fanpage: www.fb.com/fermateducation.
Facebook: www.fb.com/tailieudayhoctoan

Fermat Education – Số 6A1, TK Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 0977333961. Email: Website: www.fermat.edu.vn. Fb: Fermat Education



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×