Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHĂN NUÔI LỢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.7 KB, 29 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
HỌC PHẦN CHĂN NUÔI LỢN
Câu 1: Khả năng thích nghi của lợn? Các chỉ tiêu để đánh giá khả năng thích nghi của lợn?
VD?
 Khả năng thích nghi của lợn:
- Thích nghi là khả năng tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường mới.
- Lợn có khả năng thích nghi cao => Do vậy, nhiều giống được nuôi phổ biến trên thế giới
( Yorkshire, Landrace,..)
 Các chỉ tiêu đáng giá khả năng thích nghi của lợn:
- Khả năng sản xuất: là khả năng sinh trưởng, phát dục, sinh sản của lợn.
- Khả năng sử dụng thức ăn: được thể hiện thông qua chỉ tiêu hiệu quả chuyển hóa thức ăn
(FCR)
+ FCR= tổng khối lượng thức ăn thu nhận/ tổng khối lượng tăng trọng.
 FCR là chỉ tiêu quan trọng do chi phí thức ăn chiếm 65-70% cơ cấu giá thành chăn
nuôi.
- Khả năng kháng bệnh: thay đổi môi trường sống => ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của
lợn thông qua khả năng chống chịu bệnh tật ở môi trường mới.
- Khả năng di truyền: sự di truyền về tính năng sản xuất và khả năng kháng bệnh.
( Ví dụ: lợn Pietrain mẫn cảm với stress do gen halothane quy định)
Câu 2: Nêu các đặc điểm về khả năng sử dụng thức ăn của lợn? Ứng dụng trong chăn
nuôi?
 Đặc điểm về khả năng sử dụng thức ăn của lợn:
- Miệng:
+ Lợn lấy thức ăn bằng môi dưới
+ Răng có 44 chiếc => nghiền nát thức ăn
+ tuyến nước bọt có men amilaza tiêu hóa tinh bột, pH= 6,9
- Dạ dày:
+ Lợn là loài dạ dày trung gian giữa động vật nhai lại và dạ dày đơn.
+) phần tiêu hóa chất xơ: ở túi mù ( manh nang)
+) Tiêu hóa protein: ở dạ dày dưới tác dụng của men pepsin và axit HCl
+ Vai trò HCl:


+) hoạt hóa pepsinogen => pepsin dạng hoạt động
+) làm trương nở protein để các men (pepsin) phân giải
+) sát khuẩn (pH thấp)
+) đóng mở cơ vòng hạ vị
+) kích thích dịch tụy
+ Sự có mặt HCl phụ thuộc: độ tuổi, loại thức ăn, điều kiện môi trường
+) HCl tự do có mặt ở 3 tuần tuổi trở lên
+) lợn con ăn thức ăn dạng hạt => tăng tiết HCl tự do
+) điều kiện vô trùng => tiết HCl nhiều hơn
- Ruột:
+ Ruột non: là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa mạnh nhất và triệt để nhất nhờ vào các cơ
quan tiêu hóa.

1


+) gan: tiết dịch mật ( tiêu hóa mỡ, tạo pH thích hợp cho hoạt động
của các men tiêu hóa).
+) ruột: tuyến Bruner tiết dịch ruột pH 8,4 – 8,9 để trung hòa axit dạ
dày.
+) tụy: tiết dịch tụy ( chứa men tiêu hóa mỡ và pro, trung hòa bớt axit dạ dày)
+ Ruột già: có chứa các vsv giúp lên men chất xơ ( xenlulozo, hemixenlulozo). Trong đó,
vi khuẩn phân giải chất xơ nhiều nhất, nấm có vai trò hỗ trợ (phá vỡ cấu trúc lignin).
 Ứng dụng:
- Chọn loại thức ăn phù hợp.
- Chế biến thức ăn phù hợp.
- Lợn có khả năng sử dụng nhiều loại, dạng thức ăn => có thể phối trộn thức ăn để tăng hiệu quả.
- Phù hợp chăn nuôi ở nhiều vùng địa lý, kinh tế khác nhau.
- Trong việc nuôi lợn con, nên cho tập ăn sớm, thức ăn dạng hạt để kích thích tiết HCl tự do sớm
=> tiêu hóa protein

Câu 3: Quy luật sinh trưởng của lợn? Ứng dụng trong sản xuất?
Gồm 2 quy luật: + Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn.
+ Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều.


Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn:

Chia làm 2 giai đoạn: trong thai và ngoài thai
- Trong thai ( 114-116 ngày): thời gian trong thai tương đối ổn định
+ sinh trưởng phát dục mạnh:
+> sinh trưởng:

phôi tháng thứ nhất: 1,7g
phôi tháng thứ 2: 680g
đẻ ra: 1-1,4 kg

+> phát dục: thể hiện qua quá trình hình thành cơ thể hoàn chỉnh từ hợp tử. Phát
dục xảy ra suốt giai đoạn trong thai nhưng mạnh nhất là 40 ngày đầu.
- Ngoài thai ( từ khi lợn đẻ ra đến khi đạt khối lượng trưởng thành khoảng 18 tháng tuổi):
+ thời kỳ này sinh trưởng chiếm ưu thế hơn so với phát dục.
+ phát dục: hoàn thiện nốt các cơ quan.
+ tốc độ sinh trưởng rất lớn ( vd: khối lượng 60 ngày tuổi = 10-15 lần khối lượng lúc sơ
sinh.
+ thời kỳ đầu ( sau khi sơ sinh): tăng số lượng tế bào, sau đó tăng về kích thước => tốc độ
sinh trưởng rất nhanh.
+ thời kỳ sau: kết thúc giai đoạn sinh trưởng nhanh => tốc độ sinh trưởng giảm dần và
đạt khối lượng trưởng thành.
* Đánh giá khả năng sinh trưởng: sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng
tương đối.



Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều:

Thể hiện ở sự khác nhau về tốc độ phát triển của hệ xương, hệ cơ, hệ mỡ:

2


- Hệ xương: phát triển sớm ở giai đoạn ngoài thai.
- Hệ cơ: phát triển mạnh và sớm ở cả giai đoạn trong và ngoài thai nhưng rõ nhất ở giai đoạn
ngoài thai
+ đẻ -> 6 tháng tuổi: phát triển số lượng, kích thước tế bào cơ nhưng chủ yếu về số
lượng.
+ 6 -> 8 tháng tuổi: số lượng tế bào cơ tăng ít hoặc gần như không tăng, mà tăng về khối
lượng, kích thước.
- Hệ mỡ: quá trình tích lũy mỡ bắt đầu từ khi lợn con sinh ra và phát triển theo thời gian.
+ tích lũy trong cơ quan nội tạng => trong cơ => dưới da.
- Sự thay đổi thành phần hóa học: thông qua tỉ lệ mỡ, nước trong cơ thể
+ giai đoạn lợn con: nước cao, mơ thấp.
+ giai đoan sau: nước giảm, mỡ tăng.

-

Ý nghĩa:
Xác định chế độ chăn nuôi, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý với từng đối tượng lợn.

Câu 4: Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn Landrace và Yorshire?
Hướng sử dụng của các giống lợn này?



Yorkshire:

- Nguồn gốc: vùng Yorkshire của Anh.
- Ngoại hình:
+ toàn thân trắng, lông có ánh vàng.
+ đầu nhỏ dài, tai to dài hướng về phía trước (tại dựng đứng) .
+ thân dài, lưng hơi vồng, chân cao khỏe và vận động tốt, tầm vóc lớn.
- Khả năng sản xuất:
+ Khả năng sinh trưởng:
+> khối lượng trưởng thành:

- đực: 350-380 kg
- cái: 250-280 kg

+> tốc độ tăng trọng: 650-750 g/con/ngày ( FCR: 2,8-3,1).
+> tỉ lệ nạc: 52-55%
+ Khả năng sinh sản: có khả năng sinh sản cao
+> lợn cái có tuổi phối giống lần đầu: 240-260 ngày
+> trung bình đẻ: - 10-12 con/lứa
- 2-2,2 lứa/năm
+> tuổi thành thục: - đực 8 tháng tuổi
- cái 6 tháng tuổi
+> khối lượng con sơ sinh: 1,3 – 1,4 kg/con

3


+> 60 ngày tuổi: 16-18 kg/con



Landrace:

- Nguồn gốc: hình thành ở Đan Mạch bằng cách lai Youtland của Đức, Yorkshire của Anh với
các giống trắng địa phương của Đan Mạch.
- Ngoại hình:
+ toàn thân màu trắng tuyền.
+ đầu nhỏ, tai to dài, rủ kín xuống mặt.
+ cổ dài, mình dài, vai, lưng, mông, đùi rất phát triển.
+ hình dạng: thoi nhọn giống quả thủy lôi => hình dạng tiêu biểu cho giống lợn hướng
nạc.
- Khả năng sản xuất:
+ Khả năng sinh trưởng:
+> khối lượng trưởng thành:

- đực: 300-320 kg
- cái: 220-250 kg

+> tốc độ tăng trọng: 750-800 g/con/ngày ( FCR: 2,8-3,1).
+> tỉ lệ nạc: 55-56%
+ Khả năng sinh sản: có khả năng sinh sản cao
+> lợn cái có tuổi phối giống lần đầu: 310 ngày
+> trung bình đẻ: - 10-12 con/lứa
- 1,8-2 lứa/năm
+> tuổi thành thục: - đực 8 tháng tuổi
- cái 6 tháng tuổi
+> khối lượng con sơ sinh: 1,2 – 1,3 kg/con
+> 70 ngày tuổi: 16-18 kg/con


Hướng sử dụng


- Kiêm dụng.
- Sử dụng làm con nái nền trong các phép lai do có khả năng sinh sản tốt, nuôi con khéo.
- Sử dụng trong chương trình nạc hóa đàn lợn Việt Nam bằng cách cho lai đực Landrace
( Yorkshire) với cái giống địa phương.
- Sử dụng cho lai cải tạo các giống lợn nội:
Ví dụ: + đực Landrace x cái Móng Cái ( 2 máu)
+ đực Landrace x cái Móng Cái (3 máu)
F1 x đực Yorkshire
F2 ( ¼ Lan, ¼ MC, ½ York)

4


- Là 2 giống tốt và phổ biến trên thế giới do có khả năng thích tốt nên cũng thích hợp nuôi ở Việt
Nam.
Câu 5: Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn Pietran và Duroc? Hướng
sử dụng của các giống lợn này?
 Pietran:
- Nguồn gốc: xuất phát từ làng Pietran ở Bỉ, sau đó được nuôi nhiều ở Đức, Bỉ rồi phổ biến trên
thế giới.
- Ngoại hình:
+ toàn thân trắng, có nhiều đốm xám, đen không ổn định vị trí.
+ đầu nhỏ dài, tai to hơi vểnh, cổ to, chắc chắn.
+ vai, lưng, mông, đùi rất phát triển, mình dài ( mông nở, lưng rộng, đùi to)
 Toàn thân dạng hình trụ ( tiêu biểu cho giống lợn hướng nạc)
- Khả năng sinh trưởng:
+ tầm vóc trung bình
+ tốc độ tăng trọng tốt: 770g/con/ngày
FCR: 2,58

+ tỉ lệ nạc: 66,7% ( giống cao nạc nhất thế giới)
- Khả năng sinh sản:
+ C ( nồng độ tinh trùng): 250-290 triệu/ml tinh trùng tiết thẳng
+ 9 - 11 con/ lứa
+ 1,7 – 1,8 lứa/năm
- Hướng sử dụng:
+ là giống lợn cao nạc nhất thế giới được nuôi ở nhiều nước.
+ lai (2, 3 máu) với giống khác để cải thiện khả năng cho thịt của giống đó.
+ sử dụng trong chương trình nạc hóa đàn lợn VN.
( có tỉ lệ gen halothane cao ( alen T ở locus 6 halothan => tần số kiểu gen TT cao) => rất mẫn
cảm với stress đặc biệt là vận chuyển, tiếng ồn, nhiệt độ cao).
 Duroc:
- Nguồn gốc: bắt nguồn từ Bắc Mỹ ( tên là Duroc Jersey), nuôi chủ yếu ở Newyork và
NewJersey của Mỹ, sau được nuôi phổ biến trên thế giới.
- Ngoại hình:
+ màu lông hung đỏ ( có thể thay đổi từ vàng => nâu đen)
+ mõm dài, tai to dài, cổ nhỏ dài
+ tai cụp, che kín mặt
+ vai, lưng, mông, đùi rất phát triển
 Kết cấu ngoại hình vững chắc.
- Khả năng sinh trưởng:
+ khối lượng trưởng thành:
+) đực: 250-280 kg
+) cái: 200-230 kg
+ tốc độ tăng trọng cao: 785 g/con/ngày
+ tiêu tốn thức ăn thấp, tỉ lệ nạc cao, mỡ dắt cao (4%), thịt đỏ
- Khả năng sinh sản: tương đối cao

5



+ 9 – 11 con/lứa
+ 1,7 – 1,8 lứa/năm
- Hướng sử dụng:
+ khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng => nuôi phổ biến nhiều nơi trên thế
giới.
+ sử dụng trong các công thức lai 2,3,4 máu và các giống lợn ngoại để tăng khả năng sản
xuất.
Câu 6: Mục đích, phương pháp lai cải tiến, lai cải tạo ở lợn? Cho ví dụ và vẽ sơ đồ lai?


Lai cải tiến:

- Khái niệm: là phương pháp lai để sửa chữa nhược điểm của 1 giống nào đó mà về cơ bản giống
này đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
- Mục đích: cải tiến nhanh 1 số nhược điểm của 1 giống mà cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sản
xuất.
- Phương pháp tiến hành:
+ chọn 1 giống có các đặc điểm tốt ( giống đi cải tiến) tương phản với các đặc điểm chưa
tốt của giống ta đang có ( giống bị cải tiến)
+ sử dụng con đực đi cải tiến x con cái bị cải tiến.
+ giống đi cải tiến chỉ được sử dụng 1 lần để tạo ra F1, sau đó được lai trở lại với giống
bị cải tiến.
+ con lai tạo ra thì máu của giống bị cải tiến tăng, giống đi cải tiến giảm.
- Sơ đồ lai:



Lai cải tạo:


- Khái niệm: là phương pháp lai dùng 1 giống lợn cao sản ( đi cải tạo) để cải tạo hẳn đặc điểm di
truyền của giống địa phương ( bị cải tạo).
- Mục đích: thay thế hoàn toàn đặc điểm xấu của giống địa phương bằng đặc tính tốt của giống đi
cải tạo.
- Phương pháp tiến hành:
+ chọn 1 giống cao sản ( giống đi cải tạo) để lai với 1 giống địa phương ( giống bị cải tạo).
+ sử dụng con đực đi cải tạo x con cái bị cải tạo.

6


+ giống bị cải tạo chỉ được sử dụng 1 lần để tạo ra F1, sau đó được lai trở lại với con giống đi
cải tạo.
+ con lai tạo ra thì máu của giống bị cải tạo giảm, giống đi cải tạo tăng.
- Sơ đồ lai:

Câu 7: Các phương pháp chọn lọc ở lợn? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp?
 Chọn lọc lần lượt:
- là phương pháp chọn theo từng tính trạng, khi tính trạng 1 đạt yêu cầu thì mới chọn lọc đến tính
trạng 2,3,…
- Ưu điểm:
+ đơn giản, dễ thực hiện
+ có tác dụng nhanh với các tính trạng có hệ số di truyền cao
- Nhược điểm:
+ tốn nhiều thời gian:
 Chọn lọc cá thể:
- Qua tổ tiên: chọn lọc qua ông bà, bố mẹ, anh chị em có thành tích tốt của cá thể đó.
+ Ưu điểm:
+) kiểm soát được rủi ro do giao phối cận huyết.
+) chọn sớm được con giống.

+) chọn lọc với cường độ cao với các đực giống.
+ Nhược điểm:
+) phải có sổ sách ghi chép lý lịch đầy đủ.
+) độ chính xác không cao.
- Qua bản thân: căn cứ vào tính trạng bản thân con vật thông qua các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật ( chỉ
tiêu ktkt là chỉ tiêu sx đạt tiêu chuẩn của phẩm giống nào đó).
- Qua đời sau: đánh giá, kiểm tra con giống thông qua đời con của chúng.
+ Ưu điểm:
+) cho kết quả chọn lọc chính xác.
+) có thể chọn được cả những chỉ tiêu liên quan đến chất lượng thịt.
+ Nhược điểm:
+) chi phí cao.
+) tốn nhiều thời gian.
 Chọn lọc theo chỉ số:
- Là phương pháp kết hợp chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng trong cùng 1 thời điểm.
+ những tính trạng có giá trị di truyền, giá trị kinh tế cao liên quan đến nhau được chọn lọc và
tổng hợp vào 1 giá trị chung => chỉ số chọn lọc.
I = a1(X1 – X1) + a2(X2 – X2) + ….+ a3(X3 – X3)

7


a1, a2, a3: hệ số các tính trạng
X1, X2, X3 : giá trị thực tế của các cá thể ở tính trạng 1,2,3
X1, X2, X3: -------trung bình----------------------------------+ con đực: thường dựa trên 3 tính trạng ADG, FCR, độ dày mỡ lưng
+ con cái: --------------------4 ----------+) số lợn con còn sống sau 24h
+) số lợn con 21 ngày tuổi
+) khối lượng lợn con toàn ổ 21 ngày tuổi ( klg cai sữa)
+) khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ( tuổi đẻ lứa đầu).
- Ưu điểm:

+ cho phép chọn lọc con vật dựa trên nhiều tính trạng.
- Nhược điểm:
+ khó chọn lọc đối với những tính trạng có tương quan di truyền âm.
+ khá phức tạp
 Chọn lọc loại thải độc lập:
- Là xác định trước tiêu chuẩn cần chọn lọc đồng thời cho nhiều tính trạng. Nếu cá thể nào đó chỉ cần
có 1 tính trạng không đạt yêu cầu đề ra sẽ bị loại thải ngay.
- Ưu điểm:
+ nhanh, đơn giản
- Nhược điểm:
+ quá cứng rắn.
 Chọn lọc theo chương trình BLUP ( dự đoán không thiên vị tuyến tính ít sai số nhất):
- Khái niệm: Là mô hình thống kê các tham số đưa vào mô hình + các thuật toán.
- Ưu điểm:
+ Xác định được đồng thời ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh và các yếu tố di truyền mà
chủ yếu là giá trị giống.
+ Cho phép loại trừ ảnh hưởng các yếu tố di truyền ( cận huyết, chọn lọc liên tục, phối không
ngẫu nhiên).
+ Cho phép sử dụng tất cả các nguồn thông tin liên quan đến môi trường cần xác định giá trị
giống.
+ Có tinh đến đặc điểm di truyền của từng tính trạng và mối quan hệ di truyền kiểu hình của
các tính trạng.
Câu 8: Phân tích những ưu, nhược điểm và cách tiến hành các phương pháp chọn lọc ở
lợn? (Câu 7)
Câu 9: Phân biệt phương pháp lai cải tiến và lai cải tạo? Ý nghĩa của các phép lai này? (~
Câu 6)
Câu 10: Trình bày khái niệm, phương pháp, sơ đồ lai của phương pháp lai kinh tế, lai luân
phiên? Ý nghĩa của các phép lai này trong chăn nuôi lợn?



Lai kinh tế:

- Khái niệm: là phương pháp lai giữa 2 giống khác nhau giao phối với nhau, con lai sinh ra được
dùng làm thương phẩm ( nuôi thịt).

8


- Mục đích: tạo ưu thế lai cao, con lai dễ nuôi.
- Phương pháp tiến hành:
+ lai kinh tế đơn giản: chỉ dùng 2 giống, con lai F1 nuôi thịt ( VD: Đại Bạch x MC)
+ lai kinh tế phức tạp: có sử dụng từ 3 giống trở lên ( VD: Đại Bạch x MC => F1 x Land)
- Sơ đồ lai:



Lai luân chuyển:

- Khái niệm: là phương pháp lai có sự tham gia của 2 giống ( dòng) trở lên, trong phép lai này
luôn luôn thay đổi con đực giống => xuất hiện tổ hợp gen mới mong muốn để giữ lại hoặc tăng
ưu thế lai.
- Mục đích: lợi dụng ưu thế lai, hy vọng cao hơn từ sự tái tổ hợp các cặp gen mới từ đồng hợp tử
trội.
- Phương pháp tiến hành:
+ luân phiên thay đổi đực giống
+ đến khi nhận thấy được sự xuất hiện những đặc điểm tốt chưa từng có của các giống
tham gia thì cho tự giao để cố định đặc điểm ấy ( tự giao với con đực dòng mẹ)
- Sơ đồ lai:

Câu 11 : Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất của lợn đực giống? VD? Chỉ tiêu

nào là quan trọng nhất? Tại sao?
 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất của lợn đực giống:
- Phẩm chất tinh dịch: được đánh giá qua các chỉ tiêu
+ Thể tích tinh dịch (V,ml): là lượng tinh dịch được xuất ra trong một lần khai thác tinh,
sau khi đã loại bỏ keo phèn.
+ Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml): là số lượng tinh trùng có trong 1 đơn vị thể tích tinh
dịch.
+ Hoạt lực của tinh trùng (A,%): Chỉ tiêu này được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm tinh
trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng quan sát được.

9


Yêu cầu A ≥ 0,7 (≥ 70%).
+ Sức kháng của tinh trùng (R): Chỉ tiêu này nói lên sức chống chịu của tinh trùng đối
với môi trường bất lợi, thường được đánh giá bằng sức chống chịu của tinh trùng với
dung dịch NaCl 1%.
+ Tỷ lệ kỳ hình (K): Nói lên số lượng tinh trùng có hình dạng không bình thường chiếm
bao nhiêu phần trăm trong tổng số tinh trùng đã quan sát được.
+ Chỉ tiêu VAC : đây là chỉ tiêu tổng hợp, được đánh giá kết hợp bởi 3 chỉ tiêu: thể tích,
hoạt lực và nồng độ tinh trùng. Chỉ tiêu này nói lên số lượng tinh trùng tiến thẳng trong
một lần xuất tinh.
+ Màu sắc của tinh dịch: có màu trắng sữa
+ pH của tinh dịch: 6,8-7,8
- Khả năng đảm nhiệm: được tính bằng số lợn cái mà lợn đực đó phối giống trong 1 năm
( + trực tiếp: lợn nội 1 đực/40-50 cái
+ thụ tinh nhân tạo: lợn nội 1 đực/ 200 cái
Lợn ngoại 1 đực/ 300-400 cái )
- Tỷ lệ thụ thai:
Số lợn cái có thai được phối giống trong năm

TLTT =

x 100
Số lợn cái được phối giống trong năm

- Khả năng đẻ con:
+ trọng lượng sơ sinh toàn ổ: là trọng lượng lợn con sinh ra sau khi đã lau khô, bấm nanh,
cắt rốn, chưa cho bú sữa đầu
+ trọng lượng cai sữa toàn ổ: tùy vào thời điểm cai sữa để đánh giá trọng lượng ( cân vào
ngày cai sữa, trước khi cho ăn)


Chỉ tiêu quan trọng nhất:

Câu 12: Phương pháp xác định nhu cầu năng lượng cho lợn? (cơ sở khoa học, cách xác
định)
 Cơ sở khoa học:
- Năng lượng là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất.
+ năng lượng cho quá trình trao đổi chất, bao gồm: duy trì hoạt động các cơ quan (tim,
phổi, cơ, tái sinh tế bào).

10


+ năng lượng cần thiết để tổng hợp các mô sinh trưởng mới, có chửa, tiết sữa, protein,
mỡ, đường lactozo.
+ ngoài ra, năng lượng còn chưa bên trong các kho dự trữ và sản phẩm phân tiết.
+ Dùng để duy trì thân nhiệt trong môi trường lạnh.
- ME= 95%DE
 Cách xác định:

- Năng lượng cho lợn đang sinh trưởng: duy trì, tăng trọng, duy trì thân nhiệt.
+ nhu cầu cho duy trì (MJDE/ngày): thưởng tỉ lệ với thể trọng trao đổi
Em = 0,5 x W0,75
+ nhu cầu cho tăng trọng:
+) cho tích lũy nạc: để tích lũy 1kg tổ chức nạc cần cung cấp 15 MJDE/1 kg tổ
chức nạc.
+) cho tích lũy mỡ: để tích lũy 1kg mỡ cần cung cấp 50 MJDE/1 kg mô mỡ.
+ nhu cầu chống lạnh:
Năng lượng duy trì thân nhiệt = 0,017 MJDE x W0,75
( với 10C lạnh dưới mức nhiệt độ giới hạn)
- Năng lượng cho lợn nái chửa: duy trì, tăng trọng bản thân, sự phát triển bào thai, sự phát triển
tử cung, tuyến vú.
+ tăng trọng: để tăng 1 kg thể trọng cần 25-26 MJDE từ thức ăn ( tính 26)
+ nhu cầu để phát triển cơ thể mẹ và các tổ chức liên quan:
+) giai đoạn 80 ngày chửa đầu: không đáng kể
+) giai đoạn chửa kì 2: =15 – 20% nhu cầu duy trì ( tính 20)
- Năng lượng cho lợn nái nuôi con: duy trì, tiết sữa
+ năng lượng cho tiết sữa = sản lượng sữa x 8,8
( sản lượng sữa = tăng trọng hàng ngày của lợn con x số lợn con x 4)
- Năng lượng cho lợn đực giống: duy trì, tăng trọng, sx tinh dịch, động tác phối giống, duy trì
thân nhiệt.
+ năng lượng cho sản xuất tinh dịch = V x 1,04 MJME
+) hiệu quả sử dụng năng lượng cho sản xuất tinh dịch là 60%.
+ năng lượng cho động tác phối giống = 18 KJ/kg x W0,75
Câu 13 (5 điểm): Phân tích cơ sở khoa học và phương pháp xác định nhu cầu protein cho lợn?
 Cơ sở khoa học:
- Protein là thành phần rất quan trọng trong khẩu phần cho lợn.
- Là thành phần không thể thay thế được, cần thiết cho mọi hoạt động trao đổi chất, tham gia cấu
tạo các mô trong cơ thể, tạo các sản phẩm ( tăng trọng, tiết sữa,..).
 Phương pháp xác định:

- Nhu cầu cho duy trì:
Prm = 0,0013 x W0,75
- Nhu cầu cho sinh trưởng:
+ phụ thuộc vào khả năng tích lũy tổ chức nạc.
+ thành phần hóa học của cơ thể:
+) lợn hướng mỡ: tỉ lệ pro trong tăng trọng hàng ngày là 15 %
+) lợn hướng nạc: ----------------------------------------------16%

11


+) tổ chức nạc: --------------------------------------------------22%
+ từ tăng trọng hàng ngày => xđ pro tích lũy tối thiểu hàng ngày.
+ từ nhu cầu pro duy trì và tăng trọng => xđ nhu cầu pro và lượng pro.
+ từ giá trị sinh vật học của pro (BV) => xđ lượng pro tiêu hóa.
+ từ tỉ lệ tiêu hóa pro => xđ lượng pro thô cần cung cấp.
+ từ lượng thức ăn => xđ lượng pro thô thích hợp.
- Nhu cầu cho sinh sản: duy trì, cho phát triển bào thai, phát triển tử cung, phát triển tuyến vú,
tạo sữa.
+ bào thai:
+) chửa kỳ 1 ( 80 ngày đầu): lượng pro bình quân cần 1 ngày là 86g
+) chửa kỳ 2( 34 ngày cuối): -----------------------------------------151g
+ tử cung:
Pru = 0,0036 x e0,0026t
( t: số ngày mang thai)
+ tuyến vú:
Prman = 0,000038 x e0,059t
+ tạo sữa:
+) từ hàm lượng pro trong sữa và sản lượng sữa/ ngày => trung bình sữa lợn có
6% pro.

+) từ giá trị sinh vật học pro và tỉ lệ tiêu hóa pro => xđ lượng pro thô
+) từ lượng thức ăn cung cấp => xác định lượng pro thích hợp
- Nhu cầu cho lợn đực giống: duy trì, tăng trọng, sx tinh dịch
+ tăng trọng:
+) khối lượng tăng trọng của lợn đực giống có khoảng 16% pro.
+) mức tăng khối lượng hàng ngày là 500g/ngày
 80g pro/ngày (lợn 100-150kg)
+ sx tinh dịch: cứ 100ml tinh dịch có 3,4g pro
Câu 14 (5 điểm): Các con đường lây lan bệnh tật trong trại lợn và biện pháp phòng trừ? So
sánh nguy cơ lây lan bệnh tật ở hình thức nuôi lợn công nghiệp và nuôi lợn truyền thống?
Con đường lây lan
Lây lan trực tiếp
Gián tiếp: qua con người
Qua dụng cụ chăn nuôi, vận
chuyển.
Qua động vật trung gian
Qua tinh dịch, bào thai

Nuôi công nghiệp
Thấp
Cao

Nuôi truyền thống
Cao
Thấp

Trung bình

Cao


Thấp
Trung bình

Cao
Cao

Câu 15: Các yêu cầu khi lựa chọn địa điểm xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn? Liên hệ
với điều kiện của Phú Thọ? (thuận lợi và khó khăn)
 Yêu cầu khi chọn địa điểm xây dựng chuồng:
- Chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, cuối hướng gió so với khu dân cư để tránh mùi phân và đưa
mầm bệnh vào khu dân cư. Cách nơi đông người như chợ, trường học,..ít nhất 150 - 200m.
- Gần khu có đường giao thông chính => thuận lợi cho vân chuyển ( nhưng vẫn cần cách đường
giai thông chính 100-150m để tạo yên tĩnh cho gia súc, tránh lây bệnh).

12


- Phải có nguồn nước.
- Tránh khu đất quá đắt tiền.
- Chọn nơi có nền đất địa chất tốt, có độ dốc thoát nước.
- Chọn hướng có thể đón nắng vào sáng sớm, hạn chế nắng gắt buổi chiều, hạn chế được gió
Đông Bắc, Tây Nam lùa vào => thường chọn hướng Nam hoặc Đông Nam.
 Liên hệ:
- Phú Thọ có nền địa chất tốt, nhiều khu vực đồi => là điều kiện tốt để xây dựng các trang trại
lớn.
Câu 16: Những kiểu chuồng nuôi chính trong chăn nuôi lợn? Cho biết đặc điểm, ưu, nhược
điểm của mỗi kiểu chuồng nuôi?
 Chuồng 1 dãy:
- Đặc điểm:
+ dùng cho chăn nuôi nhỏ, diện tích hẹp dài. Nuôi quảng canh hoặc bán công nghiệp.

+ Hướng: Nam
+ mái cao dốc, nền dốc.
+ có sân nắng phía sau ( có mương và hành lang).
+ chuồng 1 dãy 1 bậc và 2 bậc.
- Ưu điểm:
+ Nhiệt độ thoát ẩm dễ dàng ( nền cao, mái cao).
+ 2 bậc có ưu thế hơn: nằm ở bậc cao, còn phân và nước tiểu ở bậc thấp.
- Nhược điểm:
+ Cần phải có bạt chắn gió trước cửa chuồng do mái cao dốc, mưa nắng có thể dội vào
chuồng.
+ 1 bậc: nền chuồng vừa là chỗ ăn, nằm, chứa phân và nước tiểu => kém vệ sinh
 Chuồng kín:
- Đặc điểm:
+ là loại chuồng tiên tiến, thiết kế nhằm khống chế tiểu khí hậu chuồng nuôi.
+ vẫn có cửa kính để lấy ánh sáng.
+ cửa ra vào, cửa sổ được thiết kế rất khít => để có thể sd điều hòa.
+ 1 đầu chuồng được lắp hệ thống làm mát.
+ đầu kia là quạt hút gió công suất lớn.
- Ưu điểm:
+ có thể điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió trong chuồng.
+ Hạn chế được sự lây lan dịch bệnh chuồng này sang chuồng khác.
- Nhược điểm:
+ tốn kém trong xây dựng và hoạt động.
 Chuồng hở:
- Đặc điểm:
+ dùng cho các trang trại nuôi nhiều lợn, địa thế rộng, quy mô lớn.
+ xung quanh không quây kín => để thông thoáng.
+ mái xuống nền cao 2m => đủ ánh sáng.
+ kiểu mái: 1 mái dốc hoặc 2 mái đều; mái lệch hoặc 1mái trên 1mái dưới.


13


+ mái 2 lớp sẽ dễ lưu thông không khí hơn => nhưng phải đủ dài để tránh hắt mưa vào
giữa 2 khe.
- Ưu điểm:
+ nuôi được số lượng lớn
+ có đường đi ở giữa => dễ chăm sóc
- Nhược điểm:
+ ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên: nắng, mưa, gió.
+ khó kiểm soát dịch bệnh giữa các chuồng.
Câu 17: Phân tích kỹ thuật chăm sóc lợn con bú sữa? Ba giai đoạn khủng hoảng của lợn
con là những giai đoạn nào? Ứng dụng trong chăn nuôi?
 Kỹ thuật chăm sóc lợn con bú sữa:
- Cho lợn con bú sữa đầu:
+ 1-3h đầu
+ những con yếu: cố định đầu vú, đặt cho bú những vú đầu tiên, ngày 7-8 lần (3-4 ngày).
- Tập cho lợn con ăn sớm.
- Cai sữa sớm.
 3 giai đoạn khủng hoảng của lợn con:
- Sơ sinh ( mới đẻ).
- Cai sữa (21 ngày tuổi).
- Sau cai sữa
 Ứng dụng:
Câu 18: Phân tích những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn đực
giống? Liên hệ thực tế ở địa phương anh (chị)?
 Những yếu tố ảnh hưởng chính:
- Giống và di truyền:
+ giống khác nhau thì thể tích tinh dịch khác nhau.
+ phẩm chất tinh dịch: đực nội < đực ngoại.

+ lứa tuổi: ảnh hưởng tới sức sx tinh dịch
+) lợn con: lượng tinh, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch thấp.
+) lợn trưởng thành: thể tích khoảng 150-300 ml; nồng độ khoảng 200-300
triệu/ml.
+) lợn già: phẩm chất tinh dịch kém.
- Chế độ nuôi dưỡng và sử dụng:
+ đến tuổi thành thục về tính:
+) tuổi thành thục về tính của đực ngoại: 5-8 tháng tuổi
+) cho ăn đủ 100% mức năng lượng : tuổi thành thục về tính 203 ngày
+) ------------50% ----------------------: ----------------------------212 ngày
+) tỉ lệ pro trong khẩu phần => ảnh hưởng đến nồng độ tinh trùng và tuổi khai
thác tinh lần đầu.
+ đến khả năng sinh sản:
+) tính hăng: năng lượng cao => tăng tốc độ tăng trọng => khối lượng cơ thể lớn
=> giảm tính hăng.

14


+) khả năng sản xuất tinh dịch: thiếu nhu cầu năng lượng => lượng tinh dịch sản
xuất ra giảm ( không ảnh hưởng tới nồng độ, tỉ lệ kỳ hình).
+) khả năng sống và thụ thai của tinh trùng: 1 số chất kháng dinh dưỡng, độc tố
nấm mốc trong thức ăn => ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.
+) cường độ sử dụng: lợn 8-12 tháng tuổi: 2-3 lần/tuần
trực
---- 12-24 ----------: 5-6 lần/tuần tiếp
Thụ tinh nhân tạo: không quá 2-3 lần/tuần.
+) Kĩ thuật, phương thức phối giống: ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai và khả năng đảm
nhiệm.
- Yếu tố khác:

+ môi trường: mùa xuân chất lượng tinh dịch tốt hơn, mùa hè giảm chất lượng.
 Liên hệ:

~~~~~~~~~~~
Câu 19: Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái? Chỉ tiêu nào là quan trọng
nhất? Tại sao?
 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái:
- Chỉ tiêu về sinh lý sinh dục:
+ Tuổi động dục lần đầu: lợn nội 4-5 tháng, ngoại 6-7 tháng.
+ Tuổi phối giống lần đầu: động dục lần đầu + bỏ 1 hoặc 2 chu kỳ ( nội 7-8 tháng, ngoại
8-9 tháng).
+ Tuổi đẻ lứa đầu: tuổi khi đẻ lứa đầu tiên ( = tuổi phói lần đầu + tgian mang thai).
+ Khoảng cách lứa đẻ: thời gian hoàn thành 1 chu kỳ sinh sản ( chửa, nuôi con, chờ động
dục lại sau cai sữa và phối có chửa). ( ví dụ: mang thai 114, nuôi con 21, chờ phối 7 =>
142 ngày)
- Chỉ tiêu về khả năng sinh sản:
+ Số con sơ sinh còn sống đến 24h/lứa đẻ.
+ Tỉ lệ sống (%): số con sơ sinh còn sống đến 24h/ số con đẻ ra.
+ Tỉ lệ nuôi sống (%): số con còn sống đến cai sữa/ số con để lại nuôi.
+ Số con cai sữa/ lứa: tính bằng số lợn con được nuôi sống đến khi cai sữa.
+ Số con cai sữa/nái/năm: = số con cai sữa/lứa x số lứa/nái/năm.
+ Tỉ lệ thụ thai toàn đàn: = số lợn nái có chửa đến 40 ngày/ tổng số nái được phối.
+ Tỉ lệ đẻ toàn đàn: = số nái đẻ/ tổng số nái được phối.
- Chỉ tiêu về chất lượng đàn con:
+ Khối lượng sơ sinh: = khối lượng lợn con đẻ ra sau khi lau, cắn rốn, bấm nanh, chưa bú
sữa đầu.
+ Khối lượng sơ sinh toàn ổ: = khối lượng toàn bộ con sinh ra, còn sống, phát dục hoàn
toàn của 1 ổ đẻ (lứa đẻ).
+ Khối lượng toàn ổ cai sữa: = khối lượng toàn ổ cai sữa/ổ ( khối lượng toàn ổ cai sữa là
khối lượng lợn con thời điểm cai sữa, trước khi cho ăn.

+ Tỉ lệ đồng đều của đàn con: = khối lượng con nhỏ nhất/ khối lượng con lớn nhất.
- Khả năng tiết sữa: = khối lượng của lợn con khi cai sữa.
- Tỉ lệ hao hụt của lợn mẹ: = ( khối lượng mẹ sau đẻ 24h – khối lượng mẹ khi cai sữa)/ klg mẹ
sau đẻ 24h.

15


 Chỉ tiêu quan trọng nhất:
- Chỉ tiêu sinh lý sinh dục: khoảng cách lứa đẻ là quan trọng nhất vì nó quyết định số lứa đẻ/
năm.
- Chỉ tiêu khả năng sinh sản: Số con cai sữa/nái/ năm là quan trọng nhất vì nó quyết định việc
bao nhiêu được nuôi thịt, làm giống,..
- Chỉ tiêu về chất lượng đàn con: Khối lượng toàn ổ cai sữa là qun trọng nhất vì nó phản ánh khả
năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng sử dụng thức ăn của lợn con.
Câu 20: Đặc điểm sinh học của lợn con giai đoạn bú sữa? Biện pháp kỹ thuật ứng dụng các
đặc điểm này trong chăm sóc nuôi dưỡng lợn con?
5 đặc điểm:
 Về sự phát triển:
- Tốc độ sinh trưởng của lợn con ở giai đoạn này rất nhanh:
+ 7-10 ngày tuổi: khối lượng tăng gấp đôi so với sơ sinh.
+ 21 -------------: -----------------------4 lần--------------+ 30 -------------: -----------------------5 lần--------------+ 60 -------------: -----------------------10-15 lần---------- Khối lượng của lợn con cai sữa tỉ lệ thuận với khối lượng sơ sinh:
+ khối lượng lợn con sơ sinh quyết định 5% khối lượng cai sữa, sữa mẹ 38%, thức ăn tập
ăn 57%.
- Khối lượng sơ sinh liên quan đến tỉ lệ nuôi sống:
+ klg sơ sinh 1,1 – 1,3 kg: 75%
< 1kg
: 46%
Thông thường những con < 1kg => loại thải.
- Nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa giai đoạn này rất cao.

- Quy luật sinh trưởng không tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia súc: đồ thị sinh
trưởng có 3 điểm uốn.
- Giai đoạn này tích lũy pro cao, nhưng không tích lũy mỡ.
- Ứng dụng: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tập cho lợn con ăn sớm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
 Về sự hoàn thiện các cơ quan tiêu hóa:
- Cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện cả về cấu tạo giải phẫu và chức năng.
+ Tốc độ phát triển các bộ phận, dung tích đường tiêu hóa ( 70 ngày tuổi dung tích dạ dày
gấp 70 lần sơ sinh).
+ Chưa hoàn thiện ở hệ thống các enzyme tiêu hóa.
+) enzyme tiêu hóa tinh bột như amilaza, maltaza, saccaraza hoạt lực thấp => đến
khoảng tuần 3-4 bắt đầu tăng dần => ở 4 tuần đầu khả năng tiêu hóa tinh bột kém.
+) enzyme tiêu hóa pro: HCl có tác dụng hoạt hóa pepsinogen thành pepsin nhưng
giai đoạn sơ sinh hầu như chưa có HCl => không đủ khả năng diệt khuẩn, lợn con dễ bị tiêu
chảy. Kimozin tiêu hóa sữa ( làm đông vón sữa => hấp thu triệt để). Pepsin chưa có khả năng
tiêu hóa protein ( do chưa có HCl hoạt hóa).
- Ứng dụng: tập cho lợn con ăn sớm để kích thích tiết HCl tự do.
 Về khả năng điều tiết thân nhiệt:
- Khả năng điều tiết thân nhiệt kém do:
+ lông thưa, mỡ dưới da mỏng => giữa nhiệt kém.

16


+ diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng cơ thể cao => mất nhiệt nhiều hơn.
+ mỡ và glicogen dự trữ trong cơ thể thấp => khả năng chống lạnh kém.
+ trung khu điều khiển thân nhiệt chưa hoàn thiện.
 Lợn con điều tiết bằng cách
+ tăng tỉ lệ nước trong cơ thể: 81%
+ tăng tuần hoàn: nhịp tim 120 lần/phút ( lợn trưởng thành 75 lần/phút).
- Ứng dụng: có ô úm, ché chắn tránh mưa gió, có đèn sưởi, lót ổ bằng vật liệu giữ nhiệt.

 Về khả năng miễn dịch:
- Khả năng miễn dịch hoàn toàn thụ động, tăng dần sau khi được bú sữa đầu.
+ sữa đầu có 18-19% pro trong đó ‫ ﻻ‬globulin chiếm tỉ lệ cao nhất ( 35-48%), nhiều kháng
thể IgA, IgG, IgM.
- Ứng dụng: Cho lợn con bú sữa đầu trong 24h đầu ( tốt nhất là 1-3h đầu).
 Hiện tượng thiếu máu:
- Nhu cầu Fe của lợn con trung bình 7 mg/ngày.
- Sữa của lợn mẹ chỉ cung cấp 1 mg/ngày.
=> lợn con bị thiếu máu do thiếu Fe.
- Ứng dụng:
+ tiêm Fe cho lợn con: ở ngày 3 và ngày 7 sau sinh, mỗi lần 100mg Fe-Dextran.
Câu 21: Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái mang thai? Chế độ ăn không phù hợp có ảnh hưởng
như thế nào tới lợn nái mang thai?
 Kĩ thuật nuôi dưỡng:
- Lợn nái mang thai được chia làm 2 giai đoạn:
+ Chửa kỳ I ( 84 ngày chửa đầu):
+) mức ăn: 2900 kcal, 13-14% pro
 Nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn này chủ yếu nuôi cơ thể mẹ, phần nhỏ cho bào thai.
+ Chửa kỳ II (30 ngày chửa cuối):
+) năng lượng: 2900-3000 kcal
+) 14-15% pro
+) mức ăn tăng 15-20% so với chửa kỳ I.
 Giai đoạn này bào thai phát triển nhanh => vì vậy phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh
dưỡng để lợn con đạt được khố lượng sơ sinh của giống.
- Khối lượng thức ăn: tùy thuộc giống, giai đoạn chửa, sức khỏe, nhiệt độ, môi trường,…( ví dụ:
giống ngoại có mức ăn lớn hơn giống nội, nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 15 0C thì sẽ ăn nhiều hơn
0,3-0,5 kg so với 25-300C.
- Chế độ ăn:
+ 1 tuần trước khi đẻ => giảm 1/3 lượng thức ăn.
+ 2-3 ngày trước khi đẻ => giảm ½ lượng thức ăn.

 Thức ăn cần có dung tích nhỏ, dễ tiêu hóa,hàm lượng dinh dưỡng cao, hệ số choán
thấp.
- Chế độ chăm sóc:
+ chuồng trại: cần có ô riêng biệt, có đệm lót để chống rét, nền chống trơn trượt, đảm bảo
ấm mùa đông, mát mùa hè.

17


+ tắm chải: tắm chải vào buổi trưa, chiều ( không tắm sáng sớm), định kỳ theo các ngày
trong tuần tùy thuộc điều kiện chăn nuôi.
+ vận động:
+) chửa kỳ I: hàng ngày thả lợn ra sân đi dạo 2 lần ( sáng và chiều), mỗi lần 2h.
+) chửa kỳ II: giảm số lần và thời gian xuống một nửa.
+) trước đẻ 3-4 ngày thì ngừng hẳn không cho vận động nữa.
 Chế độ ăn không phù hợp:
- Nếu cho ăn quá nhiều => lãng phí => quá béo => tỉ lệ chết phôi cao, chân yếu, dễ đè chết con,
khả năng tiết sữa kém ( mô tuyến vú bị mỡ lấp).
- Nếu cho ăn quá ít => không đủ nhu cầu => sức đề kháng giảm, năng suất sữa kém, còi cọc, thời
gian động dục kéo dài.
Câu 22: Cách xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn? Kinh nghiệm phối giống trong
thực tế sản xuất?
 Cách xác định thời điểm phối giống thích hợp:
- Căn cứ vào thời gian sống của tinh trùng, thời gian vận động của tinh trùng đến điểm thụ thai
thích hợp trong ODT + căn cứ vào chu kỳ động dục của lợn nái, thời gian rụng của trứng.
+ Sau khi động dục ( mê ì), sau 30-40h trứng sẽ rụng ( 93-94% trứng sẽ rụng). Trứng có
khả năng thụ thai trong vòng 8-10h.
+ Tinh trùng sau khi xuất tinh thì tinh trùng duy trì sức vận động trong 18h để gặp tb
trứng và thực hiện quá trình thụ tinh. Mất 2-3h để đi đến 1/3 phía trên của ODT.
 Thời điểm phối giống thích hợp: 10-12h trước khi trứng rụng hoặc 20-30h sau khi kết

thúc chịu đực.
- Căn cứ vào biểu hiện của lợn nái khi động dục:
+ Hành vi:
+) kêu rống, thần kinh nhạy cảm, thích gần con đực, xuất hiện tư thế phản xạ giao
phối, cho con khác nhảy lên lưng.
+) có biểu hiện mê ì: đứng yên nếu như có con khác nhảy lên hoặc người ấn tay
vào lưng.
+ Cơ quan sinh dục:
+) âm hộ giảm sưng, giảm căng bóng, hơi thâm tái, niêm dịch keo dính đặc, màu
trắng đục, có thể kéo thành sợi ( 2-3cm).
+) ngoài mép âm hộ dính đầy rơm, cỏ, rác ( do tiết niêm dịch nằm xuống dính rác)
- Phương pháp khác:
+ đo thân nhiệt: động dục thì nhiệt độ cao hơn bình thường 9 đặc biệt là thời điểm trứng
rụng).
+ Con đực thí tình: đã phẫu thuật bắt chéo dương vật hoặc đeo bao dương vật.
+ Đo điện trở âm đạo: giảm ( do dịch âm đạo tiết ra làm giảm dẫn điện).
+ Sử dụng pheromone: khí dung ( bôi vào mũi lợn nái) => động dục sẽ đứng im chịu đực.
 Kinh nghiệm phối trong thực tiễn sản xuất:
- Phối 2 lần áp dụng theo quy tắc sáng chiều:
+ nái nội: chiều ngày thứ 2 + sáng ngày thứ 3 ( kể từ khi bắt đầu động dục).
+ nái ngoại: chiều ngày thứ 3 + sáng ngày thứ 4 ( kể từ khi bắt đầu động dục).

18


Câu 23: Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái? Cho ví dụ và phân tích về
năng suất sinh sản của giống lợn ở địa phương anh (chị)? (~ Câu 19)
Câu 24: Những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái? Cách khắc
phục ảnh hưởng của tuổi và dinh dưỡng?
 Giống:

- là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định đến sức sản xuất của lợn nái.
- giống khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau.
- chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm kiêm dụng: VD Lan, York ( vừa làm bố, vừa làm mẹ)
+ Nhóm chuyên dụng dòng mẹ: VD Meshan => sản xuất tốt nhưng cho thịt kém.
+ Nhóm chuyên dụng dòng bố: VD Duroc, Pietrain, Hamshire
+ Nhóm địa phương: VD Ỉ, Móng Cái => thích nghi tốt, mắn đẻ nhưng năng suất thấp.
 Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu:
- Nếu tuổi và khối lượng phối giống lần đầu nhỏ => ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở lứa sau, nhanh
hao mòn.
=> Khắc phục: phối giống lần đầu ở tuổi và khối lượng thích hợp => thường bỏ qua 2 chu kỳ động dục
đầu tiên.
 Thứ tự lứa đẻ:
- Thông thường, khả năng sinh sản của lợn nái phụ thuộc thứ tự lứa đẻ:
+ lứa 2=>6: sinh sản tốt
+ lứa 7 trở đi: sinh sản giảm ( giảm số con/lứa, tăng khoảng cách lứa đẻ, giảm khối lượng sơ
sinh).
 Kĩ thuật và phương thức phối giống:
- Sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai, số con đẻ ra/lứa.
 Dinh dưỡng:
- Nếu cho ăn khẩu phần không đầy đủ => ảnh hưởng đến số lượng, khối lượng đàn con giai đoạn cai
sữa ( năng suất sinh sản lợn mẹ).
- Khẩu phần không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng => tăng tỉ lệ hao hụt của lợn mẹ, giảm khối lượng
con sơ sinh, khối lượng cai sữa, số con/lứa.
- 1 số loại độc tố trong thức ăn như Mycotoxin, Aflatoxin,… => ảnh hưởng chất lượng đàn con.
=> Cho ăn đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, không dư thừa cũng không thiếu + thức ăn tươi mới không để
ôi mốc sinh độc tố.
 Yếu tố khác:
- Mùa vụ:


+ Nhiệt độ cao của mùa hè làm giảm khả năng thu nhận thức ăn của lợn nái, tỷ lệ
hao hụt tăng => kéo dài thời gian động dục trở lại sau cai sữa, nhiệt độ cao còn
làm giảm tỷ lệ thụ thai, giảm sức sống của bào thai.
- Thời gian cai sữa cho lợn con: liên quan đến số lứa/năm.
Câu 25: Phương pháp kích thích động dục sớm cho lợn nái? Phương pháp nào được sử
dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn?
- Sử dụng lợn đực giống:
+ đực trưởng thành cho hiệu quả tốt hơn đực hậu bị do tiết hormone sinh dục mạnh.

19


- Kích thích bằng stress nhẹ:
+ gây căng thẳng nhẹ bằng thay đổi đàn, ghép đàn, ghép ổ, thay đổi nơi ở.
- Hạn chế khẩu phần ăn ( nuôi dưỡng): khống chế khẩu phần ăn
+ hạn chế khẩu phần ăn còn 2kg/con/ngày, sau đó tăng khẩu phần 3kg/con/ngày, pro 18%
trước động dục 10 ngày để kích thích rụng trứng nhiều hơn.
- Sử dụng chất kích thích: PMSG, HCG, progesteron.
=> Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là: kết hợp sử dụng lợn đực giống và gây kích thích
bằng stress cho lợn.
Câu 26 (5 điểm): Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái hậu bị? Phương pháp kích thích động dục
sớm ở nái hậu bị?
- Yêu cầu: lợn cái trước khi phối phải đạt thể trạng phối giống.
- Đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần cũng như mức ăn cho 1 lợn nái hậu bị/ ngày hợp
lý cho từng giai đoạn.
- Mức ăn:
+ nái hậu bị nội: cho ăn tăng dần theo khối lượng cơ thể từ 0,4 – 1,8kg quy đổi thành
thức ăn tinh.
+ nái hậu bị ngoại: cho ăn hạn chế theo từng giai đoạn cụ thể.
- Chế độ cho ăn:

+ từ 20-30kg: ngày 4 bữa.
+ từ 31-65kg: ngày 3 bữa.
+ từ 66kg đến phối giống: ngày 2 bữa
 Cho ăn không đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng => giảm khả năng sinh sản của nhiều lứa
sau.
 Cho ăn dư thừa => khó động dục, giảm tỉ lệ thụ thai, giảm số con đẻ ra/ lứa.
Câu 27: Quy luật tiết sữa không đồng đều ở lợn? Ứng dụng trong chăn nuôi?
- Thể hiện ở khả năng tiết sữa không đồng đều giữa các vú, không đồng đều ở thời gian trong 1
chu kỳ cho sữa:
+ Thời gian trong 1 chu kỳ cho sữa:
+) không đồng đều trong cả chu kỳ: thời gian tiết sữa cao nhất trong vòng 21 ngày
đầu sau sinh, đạt đỉnh cao ở tuần thứ 3, giảm dần từ tuần 4 trở đi.
+) nguyên nhân: do sự sảnh hưởng của hormone sinh sản ( giai đoạn đầbafoao
tuyến vú phát triển mạnh, nồng độ hormone prolactin cao nên sản lưỡng sữa cao
nhất; giai đoạn sau hormone prolactin thoái hóa dần, Oestrogen cao lên => tiết
sữa giảm).
+ Vị trí vú khác nhau:
+) lượng sữa thay đổi theo vị trí các vú: càng vú trước thì có sản lượng sữa tiết ra
càng nhiều, các vú sau có sản lượng sữa ít hơn.
+) nguyên nhân: Do sự phân bố động mạch đến từng vú và do sự phân phối
hormone oxytoxin khi tiết sữa đến các vú là khác nhau và sự tồn tại của oxytoxin
trong thời gian tiết sữa.
 Ứng dụng:
- Tập ăn sớm cho lợn con để giảm khủng hoảng về dinh dưỡng khi sữa mẹ giảm.

20


- Những con nhỏ hơn trong đàn nên đặt có tập bú những vú đầu để tạo độ đồng đều về khối
lượng đàn con.

Câu 28: Đặc điểm động dục và chu kỳ động dục của lợn nái? Ứng dụng những hiểu biết về
chu kỳ động dục và đặc điểm động dục trong sản xuất?
 Đặc điểm động dục:
- Thời gian động dục:
+ lợn nội: 2-3 ngày
+ lợn ngoại: 4-5 ngày
+ thời gian động dục lại sau cai sữa: hụ thuộc vào thời điểm cai sữa
+) lợn con cai sữa ở 21 ngày tuổi hoặc 28 ngày tuổi
+) trung bình nái động dục sau cai sữa 5-7 ngày
+ căn cứ để xếp loại ( đánh giá) khả năng sinh sản của lợn nái
+) thời gian động dục phối giống lại 5-7 ngày = > khả năng sinh sản tốt
+) -------------------------------------- 5-15 ngày => trung bình
+) -------------------------------------- > 15 ngày => kém
 Chu kỳ động dục:
- Khi gia súc cái thành thục về tính thì cơ quan sinh dục có biến đổi đặc biệt kèm theo sự động
dục, rụng trứng => hiện tượng này lặp đi lặp lại theo chu kỳ.
- Lợn có chu kỳ động dục thường 18-21 ngày ( trung bình tính là 21 ngày, con số này dao động
tùy theo cá thể, giống).
- 4 giai đoạn của chu kỳ động dục
+ Trước động dục:
+) hành vi: ngơ ngác, bồn chồn, bỏ ăn, kêu rít, phá chuồng, nhảy lên lưng con
khác nhưng không cho con khác nhảy lên, kĩ thuật viên đến sờ thì né tránh.
+) cơ quan sinh dục: âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, có dịch nhờn lỏng, trong suốt và
có độ keo dính kém.
+ Động dục:
+) hành vi: kêu rống, thần kinh nhạy cảm thích gần con đực, xuất hiện tư thế phản
xạ giao phối. Có hiện tượng mê ì ( đứng im khi có con khác nhảy lên hoặc người ấn tay vào
lưng).
+) Cơ quan sinh dục: Âm hộ giảm sưng, giảm căng bóng, hơi thâm tái, niêm dịch
keo dính đặc, màu trắng đục, có thể kéo thành sợi 2-3cm. Mép ngoài âm hộ dính đầy rơm, cỏ,

rác,..
+ Sau động dục:
+) lợn trở về trạng thái bình thường, không còn biểu hiện mê ì, không thích gần
con đực nữa.
+) âm hộ khô, teo lại, nước nhờn dạng bã đậu, không dính.
+ Yên tĩnh:
+) lợn hoàn toàn trở về trạng thái bình thường, cơ quan sinh dục bình thường.
 Ứng dụng:
- Xác định thời điểm phối giống thích hợp: giai đoạn động dục
- Phát hiện tình trạng bệnh lý về sinh sản: không động dục, bệnh đường sinh dục,…

21


Câu 29: Hãy phân tích làm rõ những sai khác trong kỹ thuật nuôi dưỡng nái hậu bị và nái
mang thai? Cho ví dụ minh họa?
Chỉ tiêu
Nái hậu bị
Nái mang thai
- Đạt thể trạng tiêu chuẩn - Cung cấp đủ dinh dưỡng
Yêu cầu
trước khi phối giống
cho sự phát triển bào thai.
- Cho ăn hạn chế và tuân theo - Cho ăn tăng khẩu phần
Mức ăn
khẩu phần quy định với từng theo từng giai đoạn chửa kì
giai đoạn.
1 và 2
- Phụ thuộc khối lượng cơ - Cho ăn đủ dinh dưỡng, chú
thể con nái.

ý chất lượng thức ăn.
Chế độ cho ăn
- Khi lợn gần đẻ => giảm
đần khẩu phần ăn.
- Chế độ dinh dưỡng không => giảm chất lượng đàn con,
đủ => giảm khả năng sinh còi cọc, tỉ lệ nuôi sống thấp.
sản của nhiều lứa sau.
=> tăng tỉ lệ hao hụt của mẹ,
Ảnh hưởng khẩu phần
giảm số lứa/năm.
nuôi dưỡng
=> nái quá béo => tỉ lệ chết
- Dư thừa => khó động dục, phôi cao, chân yếu, tiết sữa
giảm tỉ lệ thụ thai, giảm số kém, đẻ khó.
con sinh ra.
Ví dụ:
- Mức ăn với nái hậu bị (giống ngoại):
+ 15-60kg: 18% pro + 3000 kcal năng lượng
+ còn lại: 14-16% pro + 2900-3000 kcal năng lượng
- Mức ăn với nái chửa:
+ kì 1: 13-14% pro + 2900 kcal năng lượng
+ kì 2: cho ăn cao hơn 15-20% so với kì 1
Câu 30: Yêu cầu kỹ thuật của chuồng nái chửa, chờ phối, nái đẻ trong chăn nuôi lợn công
nghiệp? Những ưu điểm của kiểu chuồng công nghiệp so với chuồng truyền thống?
Chuồng nái chờ phối và mang thai
- Rộng: 0,65-0,7m
- Dài: 2,2- 2,4m
- Cao: 1-1,3m
- Khoảng cách song: 15 cm
- Sàn nhựa hoặc bê tông

- Máng ăn: 35x45-50cm, bằng inox hoặc tôn.
- Máng uống: cách sàn 85cm,



Chuồng nái đẻ
- Ô lợn mẹ:
+ rộng: 0,65 – 0,7m
+ dài: 2,2-2,4m
+ cao: 1-1,3m
+ thánh chắn 2 bên cách sàn 40cm
- Ô lợn con: 2 ô cao 0,5m
+ Ô nhỏ rộng 0,4m, cao 0,7-0,8m, núm
uống cách sàn 15-20cm.
+ Ô lớn rộng 0,7-0,8m, có ô úm, có máng
tập ăn.

Ưu điểm của kiểu chuồng công nghiệp so với chuồng truyền thống:

- Có thể điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió trong chuồng lợn.

22


- Kiểu chuồng này cũng hạn chế được sử lây lan mầm bệnh từ chuồng này sang chuồng
khác.
(Tuy nhiên, loại chuồng này rất tốn kém trong xây dựng và đưa vào hoạt động.)
Câu 31: Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái hậu bị?(~câu 26) Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng
nhằm nâng cao khả năng sản xuất của lợn nái?
 Biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm nâng cao khả năng sản xuất:

- Chuồng trại:
+ Phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, tập cho lợn con đi vệ sinh đúng chỗ.
+ Ngăn chuồng nái hậu bị cần được nhốt gần chuồng lợn đực, nên nhốt chung nhiều
con/ô chuồng, diện tích từ 0,8-1m2/con.
+ Chuồng nuôi cần có nhiệt độ thích hợp.
- Vận động và tắm chải:
+ tốt nhất là cho vận động tự do.
+ phải được tắm chải thường xuyên về mùa nóng nực. Mùa đông lợn được lắm chải khi
chuyển thành lợn kiểm định.
- Theo dõi và điều kiển động dục:
+ Khi lợn cái ở 5,5-6 tháng tuổi, hàng ngày nên cho lợn cái tiếp xúc với lợn đực.
+ Cần chú ý ghi chép để nắm diễn biến các chu kỳ động dục có ổn định không để lên kế
hoạch phối giống và tăng mức ăn trước khi phối.
- Công tác thú y:
+ tẩy giun sán trước khi vào nuôi hậu bị ( khi khối lượng cơ thể từ 18-25kg) và trước khi
phối giống.
+ tiêm phòng các loại vacxin: dịch tả, lepto, tụ-dấu khi lợn cái ở 6-7 tháng tuổi.
+ lợn cái phải thường xuyên được tẩy giun sán trước khi phối giống.
+ thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh ghẻ và điều trị kịp thời.
Câu 32: Cơ sở khoa học, ý nghĩa và biện pháp kỹ thuật tập ăn sớm cho lợn con? Liên hệ
thực tế tại địa phương anh (chị)?
 Cơ sở khoa học:
- Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng => bổ sung dinh dưỡng cho lợn con, tránh
khủng hoảng về thiếu hụt dinh dưỡng sau 3 tuần tuổi.
- Do khả năng tiết sữa của lợn mẹ giảm, khả năng tiết sữa đạt đỉnh cao ở 21 ngày tuổi sau đó
giảm dần => từ ngày 21 trở đi lợn con thiếu hụt dinh dưỡng.
- Kích thích khả năng tiết ra các men tiêu hóa để hoàn thiện sự phát triển của bộ máy tiêu hóa.
 Ý nghĩa:
- Tránh được thời kỳ khủng hoảng xảy ra vào giai đoạn 3 tuần tuổi do sữa mẹ bị giảm.
- Tạo điều kiện cho các cơ quan tiêu hóa phát triển và sớm hoàn thiện hơn.

- Bảo đảm được dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng hơn.
- Lợn con đạt khối lượng cai sữa cao.
- Giảm tỷ lệ hao hụt ở lợn nái.
 Biện pháp kĩ thuật:
- Tiến hành vào ngày tuổi 3-5 sau sinh => ngày tuổi 18-20 lợn con ăn tốt thức ăn. Nếu không tập
ăn sớm => 25-30 ngày biết ăn nhưng khả năng thu nhận thấp.
- Thức ăn phải có tính thèm ăn cao.

23


- Thích ăn thức ăn dạng viên hơn dạng bột.
- Tách riêng khu tập ăn của lợn với chuồng của lợn tách.
- Nếu tập ăn tốt => 20 ngày biết ăn.
 Liên hệ địa phương:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Câu 33: Đặc điểm sinh học của lợn con bú sữa? Ứng dụng các đặc điểm này trong chăm
sóc nuôi dưỡng lợn con? (~ câu 20)
Câu 34: Đặc điểm của lợn thịt giai đoạn vỗ béo? Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thịt
giai đoạn vỗ béo?
 Đặc điểm:
- Tốc độ phát triển xương và cơ kém trong khi đó khả năng tích lũy mỡ cao dần (nhất là tháng
cuối cùng).
- Tính thèm ăn giảm so với giai đoạn trước nên ta phải chú ý chế biến thức ăn tốt để tăng tính
thèm ăn cho lợn.
- FCR tăng lên do lợn tích mỡ mạnh ( nhất là vào giai đoạn cuối).
 Nuôi dưỡng:
- Nhu cầu năng lượng:
+ cần cung cấp lượng thức ăn rất lớn, nhất là vào tháng cuối.
+ cho ăn khoảng từ 2,1-3,5 kg thức ăn hàng ngày.

+ tăng cường thức ăn giàu năng lượng, giảm thức ăn giàu xơ.
- Nhu cầu pro:
+ thường 13-14% pro thô trong khẩu phần.
- Nhu cầu khoáng:
+ Ca: 0,5-0,6% so với vật chất khô khẩu phần.
+ P: 0,4-0,5%------------------------------------ Nhu cầu vitamin:
+ vtm A: 1900UI/kg thức ăn
+ vtm D: 125 UI/kg thức ăn
- Không nên sử dụng các loại thức ăn có mùi đặc biệt, ngừng cho ăn bột cá trước khi giết thịt 2
tuần.
 Chăm sóc:
- Để lợn yên tĩnh, ngủ nhiều hơn, ít vận động.
- Giảm ánh sáng, hệ số chiếu sáng 1/12-1/14.
- Diện tích chuồng đảm bảo 0,5- 1,2 m2/con.
- Mùa hè: tắm ít nhất 2 lần/ngày. Có hệ thống làm mát bằng nước trên máu, hệ thống quạt gió.
- Vận động: cho vận động bên ngoài nếu có điều kiện để tăng cương khả năng tiêu thụ thức ăn.
Câu 35: Phân tích những đặc điểm sinh lý ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của lợn con? Biện pháp
để hạn chế tỷ lệ chết ở lợn con?
Nguyên nhân
Số lượng
Tỉ lệ chết (%)
Chết khi đẻ ra
37,7
Chết do dẫm đạp hay bị
13,6
thương
Chết đói
12,1

24



Chết do giết bỏ ( klg <
0,453 kg)
Chảy máu rốn
Viêm ruột
Co giật bẩm sinh
Tắc ruột
Ngộ độc sắt
Sa đì sau thiến
Không rõ nguyên nhân
Tổng số

8,9

214

7,0
7,0
2,8
2,3
1,4
1,4
5,6
100%

 Biện pháp hạn chế tỉ lệ chết:
- Theo dõi thường xuyên.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
- Tiêm, thiến đảm bảo đúng kĩ thuật.

Câu 36: Cơ sở và điều kiện để cai sữa cho lợn con? Những phương pháp cai sữa cho lợn
con? Liên hệ ở địa phương anh (chị) cách cai sữa cho lợn con?
 Cơ sở:
- Do khả năng tiết sữa của lợn mẹ giảm, khả năng tiết sữa đạt đỉnh cao ở 21 ngày tuổi sau đó
giảm dần.
- Lợn mẹ động dục lại sau khi cai sữa lợn con 5-7 ngày => bắt đầu 1 chu kỳ sinh sản mới.
 Điều kiện:
- Chủ động được thức ăn, thức ăn có phẩm chất tốt, giá trị dinh dưỡng cao, cân đối.
- Sức khỏe đàn lợn con và lợn mẹ phải tốt.
- Cần có các trang thiết bị đầy đủ, đúng kĩ thuật, người công nhân chăn nuôi phải có tay nghề
cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc.
 Phương pháp:
- Trước 2-3 ngày cai sữa => giảm số lần cho bú.
- Lợn mẹ trước 2-3 ngày cai sữa => giảm khẩu phần ăn, đặc biệt là các loại thức ăn kích thích
thải sữa.
- Khẩu phần ăn của lợn con khi tách mẹ:
+ Ngày tách mẹ: giảm ½ lượng thức ăn so với các ngày trước.
+ Ngày thứ 2: giảm 1/3 lượng thức ăn so với ngày cai sữa.
+ Ngày thứ 3: giảm ¼ ---------------------------------------.
+ ngày thứ 5: trở lại bình thường so với trước khi cai sữa.
+ từ ngày thứ 6 trở đi: tăng dần lượng thức ăn.
 Liên hệ:
~~~~~~~~~~~~~~~~~
Câu 37: Những đặc điểm gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lợn con bú
sữa? Giải pháp cải thiện khả năng tiêu hóa của lợn con?
- Sữa mẹ đạt đỉnh cao ở 21 ngày tuổi rồi giảm dần.
- Cơ quan bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện.
- Khả năng miễn dịch kém, thụ động.
- Khả năng giữ nhiệt, điều tiết thân nhiệt kém.


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×