Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận chấm dứt quyền sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.71 KB, 27 trang )

ĐỀ TÀI 4: CHẤM DỨT QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Lời nói đầu
Theo Hiến pháp 1992, đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống
nhất quản lý theo qui hoạch và pháp luật. Theo Luật đất đai 2003, đ ất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Do đó, Nhà nước có đủ ba
quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản là đất
đai.
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước giao phần lớn đất đai cho cho
người dân khai thác giá trị sử dụng của đất. Có nghĩa là giao quyền sử đất cho cá
nhân và các tổ chức, một trong ba quyền cấu thành quyền sở hữu tài sản đất đai.
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi từ đất đai.
Quyền sử dụng đất đai, Nhà nước giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình
thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử
dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Quyền chiếm hữu đất đai - quyền nắm giữ, quản lý đất đai - trên thực tế thuộc về
người sử dụng đất. Bởi vì người sử dụng đất là người trực tiếp khai thác lợi ích từ
đất, có nghĩa vụ giữ đúng mục đích, diện tích, ranh giới của thửa đất được giao.
Trong quá trình khai thác giá trị công dụng của đất phải cải tạo, bồi bổ đất, không
được làm bạc màu, hủy hoại đất.
Nhà nước nắm giữ quyền định đoạt đối với đất đai là quyền chuyển giao quyền sở
hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đất đai cũng có nghĩa là quyết định số phận pháp lý
của đất đai.
Cũng chính từ cách quản lý đất đai như trên, nên từ đó ở Việt Nam phát sinh quan
hệ pháp luật giữa Nhà nước và người sử dụng đất đó là Thu hồi đất. Thu hồi đất
chính là biện pháp hành chính mà Nhà nước dùng để thực hiện quyền định đoạt
của mình. Mục đích thu hồi đất của Nhà nước là để quản lý sử dụng đất đai.
Việc phân tán quyền có các bên như vậy đã làm cho quan hệ đất đai giữa Nhà nước
và người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau phát sinh rất nhiều
tranh chấp trong suốt thời gian qua. Để có thể khắc phục và giảm bớt tình trạng
tranh chấp về đất đai, chúng ta cần hiểu rõ thêm về nội dung thu hồi đất mà pháp


luật quy định và các trường hợp tranh chấp trong đất đai.


I.

Thu hồi đất

1. Khái niệm thu hồi đất
Theo §4.5 LĐĐ 2003: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành
chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức,
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất
Đai.
2. Các trường hợp thu hồi đất
 Trường hợp 1. (§36.1 NĐ 181/2004) Nhà nước sử dụng đất vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng bao gồm:
1/ Sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh:
a) Đất cho các đơn vị đóng quân;
b) Đất làm căn cứ quân sự;
c) Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc
biệt về quốc phòng, an ninh;
d) Đất làm ga, cảng quân sự;
đ) Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực
tiếp cho quốc phòng, an ninh;
e) Đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
g) Đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi huỷ vũ khí;
h) Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang
nhân dân;
i) Đất làm nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
k) Đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an quản lý;

l) Đất xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy
định.


2/ Sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được Nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất:
a) Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức sự nghiệp công;
b) Đất xây dựng trụ sở của các tổ chức khác do Chính phủ quyết định, trừ
trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh
tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công.
3/ Sử dụng đất để xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
4/ Sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh
doanh;
5/ Sử dụng đất để phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
6/ Sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo;
7/ Sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
 Trường hợp 2. (§36.2 NĐ 181/2004) Nhà nước sử dụng đất vào mục đích
phát triển kinh tế bao gồm:
- Sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp quy định tại Điều 90 Luật đất
đai, khu công nghệ cao quy định tại Điều 91 của Luật đất đai, khu kinh tế quy định
tại Điều 92 Luật đất đai;
- Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA);
- Sử dụng đất để thực hiện dự án có một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước
ngoài không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
* Theo Điều 34 Nghị định 84/2007/NĐ-CP và Thông tư 06/2007/TT-BTN-MT
ngày 15/6/2007 thì bao gồm:
- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.



- Dự án quan trọng do Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
* Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án khu dân cư (bao gồm dự án hạ tầng
khu dân cư và dự án nhà ở), trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp (từ 3 sao trở
lên) trong các trường hợp sau đây:
+ Các dự án trong khu đô thị hiện có được thể hiện trong khu quy hoạch sử dụng
đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương
đầu tư đối với từng dự án;
+ Các dự án trong khu vực mở rộng khu đô thị hiện có hoặc khu đô thị mới được
thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chung xây dựng đô thị hoặc
quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt;
+ Các dự án trong khu dân cư nông thôn hiện có, khu dân cư nông thôn mở rộng
hoặc khu dân cư nông thôn xây dựng mới được thể hiện trong quy hoạch sử dụng
đất hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
 Trường hợp 3. (§38.2 LĐĐ 2003) Tổ chức được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử
dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất
hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu
sử dụng đất;
 Trường hợp 4. (§38.3 LĐĐ 2003) Sử dụng đất không đúng mục đích, sử
dụng đất không hiệu quả;
 Trường hợp 5. (§38.4 LĐĐ 2003) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
 Trường hợp 6. (§38.5 LĐĐ 2003) Đất được giao không đúng đối tượng
hoặc không đúng thẩm quyền;



 Trường hợp 7. (§38.6 LĐĐ 2003) Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp
sau đây:
- Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
 Trường hợp 8. (§38.7 LĐĐ 2003) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có
người thừa kế;
 Trường hợp 9. (§38.8 LĐĐ 2003) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
 Trường hợp 10. (§38.9 LĐĐ 2003) Người sử dụng đất cố ý không thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước;
 Trường hợp 11. (§38.10 LĐĐ 2003) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có
thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;
 Trường hợp 12. (§38.11 LĐĐ 2003) Đất trồng cây hàng năm không được
sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử
dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong
thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
 Trường hợp 13. (§38.12 LĐĐ 2003) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để
thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền
hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự
án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuế đất đó cho phép;
Trong thời hạn không quá sáu (06) tháng kể từ ngày hết thời hạn theo quy định tại
khoản 12 Điều 38 của Luật Đất đai, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải
quyết định thu hồi đất đối với trường hợp không được gia hạn sử dụng đất theo quy
định tại khoản 2 Điều này. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất,


kể cả Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế, chỉ được cho phép gia hạn sử
dụng đất khi được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý
đầu tư đối với đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư

nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm theo quy định tại
khoản 12 Điều 38 của Luật Đất đai trong trường hợp nhà đầu tư gặp khó khăn do
thiên tai, tai nạn, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế tài chính và các nguyên nhân
bất khả kháng khác làm ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ triển khai dự án.
 Các trường hợp khác
Điều 38. Thu hồi đất trong trường hợp đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của
xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công
ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 39. Thu hồi đất trong trường hợp người đang sử dụng đất không có các quyền
chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất.
Trường hợp dự án đầu tư thuộc diện chủ đầu tư phải thỏa thuận với người đang sử
dụng đất về việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất mà người đang sử dụng đất không có các quyền chuyển nhượng, cho
thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật về đất đai thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi để giao hoặc cho nhà
đầu tư thuê.
Điều 40. Thu hồi đất trong trường hợp đất thuộc diện Nhà nước thu hồi mà nhà đầu
tư đã chủ động đề nghị và được phép thỏa thuận nhưng không đạt được sự thoả
thuận với người sử dụng đất.
3. Thẩm quyền thu hồi đất
Thực hiện nguyên tắc nhất quán trong thẩm quyền quản lý Nhà nước, về cơ bản cơ
quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
cũng chính là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất. Cụ thể:


Theo Điều 44 Luật đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền thu hồi đất:
 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu

hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này.
 Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu
hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở tại Việt Nam.
 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này không được uỷ quyền.
Bên cạnh đó cũng có những trường hợp đặc biệt trong thẩm quyền thu hồi đất:
Điều 38 NĐ 84/2007/NĐ-CPvề Thu hồi đất trong trường hợp đất nông nghiệp
thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn để sử
dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Theo Khoản 2 Điều 91, Khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai 2003 quy định về việc
giao đất, cho thuê đất sử dụng cho khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý
khu công nghệ cao, khu kinh tế có trách nhiệm thu hồi đất đã giao lại hoặc cho
thuê theo quy định.
Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì Ủy
ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư; trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi
đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài và giao đất, cho thuê đất theo dự án cho chủ đầu tư trong cùng một quyết
định. (Khoản 1 Điều 31 NĐ 69/2009/NĐ-CP).


4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
a. Bồi thường về đất

Khái niệm: là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện
tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (§4.6, LĐĐ 2003).
Điều kiện bồi thường: §8 NĐ197/2004/NĐ-CP.
Nguyên tắc bồi thường: §6, §18 NĐ 197/2004/NĐ-CP, §14 NĐ
69/2009/NĐ-CP.
Các khoản bồi thường:
 Với đất nông nghiệp của hộ gia đình, hộ dân (§10 NĐ
197/2004/NĐ-CP, §16 NĐ 69/2009/NĐ-CP).
 Đất phi nông nghiệp của hộ gia đình, hộ dân (§11 NĐ
197/2004/NĐ-CP).
 Đất nông nghiệp và phi nông nghiệp của tổ chức (§12 NĐ
197/2004/NĐ-CP).
 Đất phi nông nghiệp là đất ở (§13 NĐ 197/2004/NĐ-CP).
 Đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất (§15 NĐ
197/2004/NĐ-CP).
 Đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có
hành lang bảo vệ an toàn (§16 NĐ 197/2004/NĐ-CP).
b. Bồi thường tài sản trên đất
Các khoản bồi thường:
 Bồi thường nhà công trình trên đất (§19 NĐ 197/2004/NĐ-CP).
 Bồi thường nhà, công trình với người đang sử dụng thuộc sở hữu
nhà nước (§21 NĐ 197/2004/NĐ-CP).


 Bồi thường về di chuyển mồ mả(§22 NĐ 197/2004/NĐ-CP).
 Bồi thường đối với công trình văn hóa, di tích lịch sử (§23 NĐ
197/2004/NĐ-CP).
 Bồi thường với cây trồng vật nuôi (§24 NĐ 197/2004/NĐ-CP).
c.


Hỗ trợ

Khái niệm: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ
người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp
kinh phí để di dời đến địa điểm mới (§4.7 LĐĐ 2003).
Nguyên tắc hỗ trợ: §14 NĐ 69/2009/NĐ-CP
Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: §17 NĐ 69/2009/NĐ-CP
- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở;
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề
và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;
- Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao
không được công nhận là đất ở;
- Hỗ trợ khác.
d.

Tái định cư

+ Để đảm bảo phục vụ cho người bị thu hồi đất di chuyển chổ ở mới
“bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
+ Thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều kiện với khu tái định cư (§35 NĐ 197/2004/NĐ-CP):
 Phải phù hợp với quy hoạch,kế hoạch.
 Được sử dụng chung cho nhiều dự án
 Được xây dựng CSHT đồng bộ


II.

Giải quyết tranh chấp đất đai
1. Khái niệm tranh chấp đất đai

Theo §4.26 LĐĐ 2003: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai.
2. Các dạng tranh chấp đất đai
a. Dạng tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng
hợp pháp đất đai đang tranh chấp
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa
giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai
tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ớ những nơi có vị trí quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở những vị trí dọc theo triền
sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới
nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý.
Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh
chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều.
- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất:
Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với
đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân
của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sứ
dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử
dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau:
+ Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác
nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác:
Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp
tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp tác hóa
nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Ruộng
đất và các tư liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp tác xã.
Đến khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 10/TW năm 1988, đất đai được phân
chia đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất. Do việc phân chia đất đai
không hợp lý một số cán bộ xã, huyện đã làm sai như chia đất sản xuất



cho những người không phải là nông dân để rồi những người này đem
bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không có đất sản xuất, một số hộ
trước khi vào tập đoàn, hợp tác xã có đất, đến khi giải thể họ không có
đất để canh tác. Một số hộ thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo"
của Nhà nước trong những năm 1981-1986 đã nhường đất cho những
người khác sử dụng, nay đòi lại... ở miền nam, Nhà nước thực hiện
chính sách cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa,
tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai chế độ cũ hoặc giao nhà
cửa, đất đai cho người khác sử dụng, đến nay do có sự hiểu lầm về
chính sách họ cũng đòi lại những người đang quản lý, sử dụng.
Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng
trở về đòi lại đất đai, tài sản trước đây của họ đã được giao cho người
khác quản lý, sử dụng.
+ Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở
về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp: Những người làm
nghề thủ công trước đây đã được phân ruộng để sản xuất, để ở, sau đó
họ không sản xuất nông nghiệp nữa hoặc chuyển đi nơi khác để làm
nghề, đến nay họ trở về đòi lại đất để sản xuất, để ở.
+ Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền,
miếu mạo, nhà thờ họ. Dạng tranh chấp này thường xảy ra như sau:
Trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất
của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ
sở cơ quan, trường học... đến nay các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước
không trả lại được nên dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó.
Ngoài ra, trong những trường hợp nói trên, một số người được các nhà
thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở họ đã xây dựng nhà
kiên cố, hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc
các cơ sở nói trên đòi lại đất, nhà.
+ Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng

tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê
đất, cho ở nhờ. Có vụ cho mượn, thuê gần đây, có vụ cho mượn, thuê
cách đây vài chục năm (nhất là ở miền nam). Trong nhiều trường hợp
không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho
mượn, cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng, hoặc đòi lại, bên
mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một số có tên trong sổ địa
chính hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì
việc tranh chấp này càng trở nên phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu


kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng
nhận QSDĐ.

- Tranh chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn:
Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với QSDĐ khi
vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp
hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly
hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho
con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại...
- Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ: Đây
là dạng tranh chấp do người có QSDĐ, tài sản gắn liền với đất chết mà
không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định
của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được
với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến
tranh chấp.
- Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các
vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới.
Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai
bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp
chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp

này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền
kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao
không rõ ràng.
Ngoài ra, việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ
quan nhà nước, đó là khi cấp đất, cơ quan cấp đất có ghi diện tích,
nhưng không đo đạc cụ thể khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và
đơn kê khai diện tích của đương sự. Sau này khi đương sự đo lại thấy
diện tích đất ít hơn so với quyết định cấp đất cũng như giấy chứng nhận
QSDĐ hoặc khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ có phần diện tích chồng
lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh chấp giữa các hộ liền kề nhau. Khi
giải quyết tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định phần
đất tranh chấp đó là thuộc quyền sử dụng của ai.
- Tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào
dân tộc sở tại: Đây là dạng tranh chấp thường xảy ra ở vùng Tây
Nguyên. Việc di dân, đặc biệt là di dân tự do khi đến nơi ở mới không
phải lúc nào chính quyền sở tại cũng cấp đất cho người dân di cư, dẫn


đến việc người mới đến phá rừng, lấn chiếm đất đai dẫn đến tranh chấp
với đồng bào dân tộc sở tại.
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng
đất khác với nhân dân địa phương: Do cơ chế trước đây nên dẫn đến
tình trạng các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội bao chiếm
một lượng lớn đất đai, không sử dụng hết để đất bỏ hoang hoặc cho
người dân sử dụng theo hình thức phát canh, thu tô. Mặt khác, nhiều
nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội quản lý đất đai lỏng lẻo
dẫn đến tình trạng người dân chiếm đất để sử dụng. Do đó cũng dẫn đến
tranh chấp đất đai.
b. Các dạng tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp
pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền

và nghĩa vụ của mình
Trong các dạng tranh chấp này thì người đang SDĐ đã sử dụng hợp
pháp đất, không có ai tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và
nghĩa vụ SDĐ của mình như: Thực hiện các giao dịch về dân sự, hoặc
do chủ trương, chính sách của Nhà nước như giải tỏa, trưng dụng, trưng
mua hoặc do người khác gây thiệt hại, hoặc bị hạn chế về quyền và
nghĩa vụ SDĐ của mình mà dẫn đến tranh chấp. Có các dạng sau:
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại quyền SDĐ, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền
SDĐ.
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa
vụ phát sinh trong quá trình SDĐ.
- Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông
nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất
trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư
trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Trong thực tế trường
hợp tranh chấp này xảy ra như sau: Do mục đích SDĐ nên Nhà nước
thu hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với
mục đích khác, dẫn đến người đang SDĐ khiếu kiện việc chuyển mục
đích SDĐ hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao
đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao
đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải
giao đất cho mình theo quyết định giao đất.


- Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi
ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa.
Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện
tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng
người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng

khác. Trong tình hình hiện nay, việc quy hoạch mở mang đường sá, đô
thị quá lớn đẫn đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt, phức tạp và có
nhiều người, tập thể đồng loạt khiếu kiện.
Hiện nay ngoài những tranh chấp như đã trình bày trên, còn có một loại
tranh chấp nữa, đó là tranh chấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất
đai tức là tranh chấp hành chính về đất đai. Các tranh chấp thuộc nhóm
này thường nảy sinh khi các đương sự quyết định hành chính hoặc hành
vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hoặc cán bộ
quản lý nhà nước về đất đai áp dụng đã làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của họ. Thí dụ: Các quyết định về giao đất, thu hồi đất,
cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, thu hồi giấy chứng nhận
quyền SDĐ, các quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai.
3. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai
 Có sự biến động lớn về chủ sử dụng đất;
 Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai;
 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập;
 Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai;
 Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
 Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận
cán bộ, công chức; sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành pháp
luật của một bộ phận nhân dân;


4. Mục đích, ý nghĩa và nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
 Mục đích giải quyết tranh chấp
 Nhà nước ban hành pháp luật và có những biện pháp bảo đảm
được thực hiện thì pháp luật.
 Điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội và
của người sử dụng đất, cần giáo dục ý thức pháp luật cho công dân
để ngăn ngừa những vi phạm pháp luật khác có thể xảy ra.

 Ý nghĩa giải quyết tranh chấp
 Tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết
những bất đồng, mâu thuẫn.
 Tăng cưòng pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
 Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò
là người đại diện cho chủ sở hữu.
 Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất nhất là lợi ích kinh tế,
khuyến khích việc tự hoà giải, thương lượng trong nội bộ quần
chúng nhân dân.
 Cần chú trọng đến việc bố trí khu dân cư phù hợp với phát triển
làng nghề, đặc điểm đất đai và quy hoạch ở địa phương.
 Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
5. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
a. Hòa giải tranh chấp đất đai
Khi có tranh chấp đất đai xảy ra trong nội bộ nhân dân, cộng đồng dân
cư, nhà nước khuyến khích việc hoà giải tranh chấp với sự tham gia
của tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để bình ổn các quan hệ


đất đai. Theo Luật Đất đai 2003, việc hoà giải trong giải quyết tranh
chấp về đất đai là bắt buộc như là một thủ tục tiền tố tụng trước khi
được cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính nhà nước giải quyết
theo thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là, các bên đương sự nếu chưa hoà
giải tại cơ sở, chưa thực hiện đúng các quy định tại Điều 135 Luật đất
đai 2003 thì các cơ quan nhà nước sẽ không giải quyết. Họ phải được
hoà giải công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, có biên bản hoà
giải ghi nhận ý kiến của các bên trước khi đề nghị cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.
Xét dưới góc độ lý luận thì các tranh chấp được gọi là tranh chấp đất

đai phải qua thủ tục hòa giải ở cơ sở như quy định ở Điều 135, Điều
136 Luật Đất đai thì tranh chấp đó phải thỏa mãn các yếu tố sau:
(1). Về quan hệ pháp luật nó phải là quan hệ đất đai như tranh chấp
đòi lại bị lấn chiếm, chiếm dụng (đó là tranh chấp quyền sử dụng)
….hoặc liên quan chặt chẽ đến đất đai như quan hệ chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,
được quyền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
(2). Về đối tượng tranh chấp phải là đất đai.
(3). Về pháp luật áp dụng phải là Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự.
(4). Về khách thể của quan hệ này phải là quyền sử dụng đất.
(5). Về chủ thể của quan hệ đất đai: có thể là tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp….
Khoản 2 Điều 159 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật
Đất đai 2003 quy định: “Trường hợp các bên tranh chấp không hòa
giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
đất tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản
có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải
không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Biên bản hoà
giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”. Như vậy, dù việc hòa giải
thành hay không thành thì UBND phường vẫn phải gửi Biên bản hòa
giải tới các bên trong tranh chấp.


Pháp luật hiện hành chưa có quy định trong trường hợp hòa giải tranh
chấp đất đai không thành, UBND xã, phường, thị trấn phải ra văn bản
trả lời các bên trong tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, khi hòa giải
đất đai không thành, UBND xã, phường, thị trấn thường ra văn bản trả
lời về việc hòa giải không thành và hướng dẫn các bên trong tranh

chấp tiếp tục giải quyết tranh chấp tại các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2003, cụ thể như sau:
- Tòa án nhân dân sẽ giải quyết tranh chấp đối với các vụ việc mà
đương sự có giấy CNQSD đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 và tranh
chấp về tài sản gắn liền với đất.
- Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giải quyết các tranh chấp về
quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.
Nhiệm vụ công tác hoà giải ở cấp xã:
- Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không ban hành quyết
định giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng có trách
nhiệm chỉ đạo tổ chức hòa giải, hướng dẫn, thuyết phục, để các bên
đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp
về quyền sử dụng đất mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được.
- Nhà nước khuyến khích hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân
dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp đó nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở.
- Nếu các bên không tự hòa giải được hoặc hòa giải ở cơ sở (do Tổ
hòa giải cơ sở chủ trì) không thành thì việc tranh chấp đất phải được
hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp theo đúng quy định tại
Điều 159, 160, 161 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Nguyên tắc hòa giải, thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết tranh
chấp đất đai:


- Việc hòa giải phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước, tôn trọng sự tự nguyện, khách quan, quyền, lợi ích
hợp pháp của các bên, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng.
- Thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai theo quy
định tại khoản 2, Điều 161, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ, gồm:
(1). Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
là Chủ tịch Hội đồng;
(2). Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn;
(3). Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản,
buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn;
(4). Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị
trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
(5). Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, tùy từng đối tượng các bên tranh chấp có thể mời thêm các
thành phần như: Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ
tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên, các cơ quan chuyên
môn cấp huyện để tham gia, tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật.
Trình tự các bước tiến hành hòa giải:
- Trong quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ hòa giải phải tiếp xúc với
các bên để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập các
giấy tờ, tài liệu chứng cứ có liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến
hành khi các bên tranh chấp đều có mặt và phải được lập thành biên
bản, gồm các nội dung sau:
(1) Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
(2) Tóm tắt nội dung tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp;
(3) Ý kiến các bên tranh chấp, ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết
tranh chấp đất đai. Căn cứ kết quả thỏa thuận giữa các bên tranh chấp,



người chủ trì hòa giải phải có xác nhận ghi trong biên bản hòa giải
thành hoặc không thành;
(4) Biên bản hòa giải phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham
gia hòa giải và phải gửi cho các bên tranh chấp, UBND, Phòng Tài
nguyên & Môi trường cấp huyện.
- Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã hòa giải không thành; căn cứ
khoản 1, Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 và các quy định của Trung
ương hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến Toà án nhân dân để
giải quyết. Trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì
hướng dẫn đương sự gửi đơn đến UBND cấp huyện hoặc UBND cấp
tỉnh giải quyết theo Điều 160 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ.
b. Giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính hoặc cơ
quan xét xử
Khi có tranh chấp phát sinh, theo khoản 1 điều 135 Luật ĐĐ 2003
(trang 41 tập văn bản): “ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp
đất đại tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cơ
sở”.
Như vậy, khi có tranh chấp phát sinh các bên có thể tiến hành tự hòa
giải hoặc hòa giải tại cơ sở (là một hoạt động mang tính xã hội tự
nguyện, tự quản, tiến hành hòa giải có sự tham gia của tổ chức chính
trị xã hội), việc tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở không mang tính
bắt buộc.
Nếu hòa giải tại cơ sở hoặc tự hòa giải không thành (hoặc thực hiện tự
hòa giải hay hòa giải tại cơ sở) theo khoản 2 điều 135 Luật DD 2003
thì các bên gửi đơn đến UBND Xã, Phường, thị trấn nơi có đất tranh
chấp (UBND cấp xã), đây là biện pháp bắt buộc phải thực hiện. Kết



quả hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh
chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Thời hạn
hòa giải là 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn.
Vấn đề đặt ra là sự ràng buộc pháp lý của biên bản hòa giải thành tại
UBND cấp xã. Qua thông tin nhóm tìm hiểu thì không có quy định
nào của pháp luật xác định giá trị ràng buộc về hiệu lực pháp lý của
biên bản hoà giải thành cấp cơ sở, vì vậy có thể hiểu việc hòa giải
theo điều 135 LDĐ 2003 đưa ra với tính chất là một thủ tục tiền tố
tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên gặp nhau đạt được thoả thuận mà
không coi thoả thuận này là thủ tục cuối cùng.
Ở đây cũng có lưu ý là trong trường hợp hòa giải thành mà kết quả
hòa giải có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì theo
khoản 3, điều 159 NGĐ 181/2004 (trang 170 tập văn bản) UBND cấp
xã phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng TNMT đối với tranh chấp đất
đai của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở
TNMT đối với các trường hợp còn lại.
Trong trường hợp hòa giải không thành tại UBND cấp xã, theo điều
136 LDD 2003 thì tranh chấp về quyền sử dụng đất được giải quyết
như sau:
- Nếu tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ
hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 Luật DD 2003 thì theo khoản 1 điều 136 LDD 2003 các bên
khởi kiện ra TAND giải quyết theo luật tố tụng dân sự (các bạn tham
khảo điều 50 tại trang 16 tập văn bản).


Trong trường hợp tranh chấp mà đương sự không có giấy chứng nhận
QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2
và 5 Điều 50 Luật DD 2003 thì các bên gửi đơn đến cơ quan hành

chính nhà nước để giải quyết (UBND các cấp). Thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của các cơ quan hành chính theo điều 160 NĐ
181/2004/NĐ-CP (trang 170 tập văn bản) như sau:
Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp
huyện) giải quyết tranh chấp đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá
nhân, cộng động dân cư với nhau.
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp
tỉnh) giải quyết tranh chấp đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân
nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tong giáo, người VN
định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ
gia định, cá nhân, cộng động dân cư
- Nếu các bên đồng ý với QĐ của CQHC quyết định có hiệu lực thi
hành. Trong trường hợp không đồng ý thì các bên gửi đơn yêu cầu
CQHC cấp cao hơn (nếu cơ quan giải quyết lần đầu là chủ tịch UBND
cấp xã thì gửi đơn lên chủ tịch UBND cấp tỉnh, nếu cơ quan giải quyết
lần đầu là UBND cấp tỉnh thì gửi đơn lên Bộ Tài nguyên môi trường).
Trong trường hợp này thì quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hay
Bộ trường bộ tài nguyên môi trường là quyết định cuối cùng.
Thủ tục giải quyết tranh chấp tại cơ quan hành chính theo quy định
của Luật tố tụng hành chính. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai
của cơ quan hành chính được thực hiện theo Thông tư số 01/2005/TT-


BTNMT, phần IV mục 4 theo đó: thời hạn hòa giải tại cấp xã là 30
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn;
Thời hạn giải quyết tranh chấp lần đầu là không quá 30 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đơn của các bên tranh chấp.
Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
quyết định giải quyết lần đầu, nếu không đồng ý các bên tranh chấp có

thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết lần cuối cùng,
quá thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận đơn;
Thời hạn giải quyết tranh chấp lần cuối cùng là không quá 45 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đơn của các bên tranh chấp
Có 1 điểm cần lưu ý là sau ngày 01/07/2011, đây là ngày hiệu lực của
luật tố tụng hành chính 2010, việc giải quyết tranh chấp đất đai loại
này hoàn toàn thực hiện theo thủ tục hành chính do các cơ quan hành
chính giải quyết (theo điều 11 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính ngày 21/05/1996 và mục 4 pháp lệnh ngày 05/04/2006 về
việc sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lênh thủ tục giải quyết các
vụ án hành chính ngày 21/05/1996). Quy định này làm hạn chế cơ hội
bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất vì theo luật đất đai
2003 thì quyết định của các cơ quan của cấp giải quyết tranh chấp lần
2 là quyết định cuối cùng. Pháp lệnh này quy định theo hướng liệt kê
21 loại vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của
Tòa án như: 1. Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính; 2.
Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
việc xử lý vi phạm hành chính; 3. Khiếu kiện quyết định hành chính,
hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành


quyết định xử phạt vi phạm hành chính;… không có khiếu kiện hành
chính liên quan đất đai.
Tuy nhiên thì sau khi Luật tố tụng hành chính 2010 có hiệu lực thì nó
đã mở rộng thẩm quyền của Tòa án bằng việc mà quy định theo
hướng loại trừ những vụ việc không thuộc thẩm quyền của Tòa án,
như vậy có nghĩa là số còn lại sẽ do Tòa án giải quyết (khoản 1, điều
28 Luật tố tụng hành chính 2010), như vậy có thể hiểu là khiếu kiện
quyết định hành chính bao gồm việc khiếu kiện các quyết định hành
chính trong lĩnh vực đất đai. Điều này đã làm tăng cơ hội cho người

SDĐ bảo về quyền SDĐ hợp pháp của mình.
c. Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính
nhà nước
Việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính
giữa các đơn vị hành chính (giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; giữa các quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; giữa các xã
phường thị trấn) thực chất là xác định lại thầm quyền quản lý đất đai
theo lãnh thổ của các cơ hành chính chứ không phải là phân định
quyền sử dụng đất giữa các bên tranh chấp.
Theo Điều 137 LĐĐ2003 việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan
đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các
đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết.
Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc kết quả của việc giải
quyết làm thay đồi địa giới hành chính thì phẩm quyền giải quyết
được quy định như sau:
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì do Quốc hội Quyết định
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của các đơn vị hành
chính huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, xã, phường, thị
trấn do Chính phủ quyết định.


Để giúp cho Quốc hội và Chính phủ giải quyết loại tranh chấp này tại
khoản 2 Điều 137 LĐĐ2003 quy định các cơ quan chuyên môn về
quản lý đất đai như Bộ Tài nguyên và môi trường, cơ quan quản lý đất
đai của cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cung cấp những thông tin,
tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để
giải quyết tranh chấp.
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Cơ quan Nhà nước nào chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất

đai trong cả nước?
A. Thanh tra chính phủ
B. Bộ Tài nguyên và Môi trường
C. Bộ nội vụ
D. Bộ Tài chính
B
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện
thanh tra đất đai trong cả nước (§132.1 LĐĐ 2003).
2. UBND cấp xã, phường thị trấn có chức năng gì trong việc hòa giải theo LĐĐ
2003?
A. Người trung gian tổ chức và ghi nhận kết quả hòa giải
B. Ra quyết định công nhận hay phân định quyền sử dụng
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
A
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với
MTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác
để hòa giải tranh chấp đất đai.


Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký
của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn (§135.2 LĐĐ 2003).
3. Đối với người quản lý vi phạm pháp luật về đất đai thì xử lý như thế nào?
A. Xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
B. Xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
C. Bồi thường theo mức thiệt hại
D. Cả 3 đều đúng
B
(§141 LĐĐ 2003).

4. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đất đai có dấu hiệu tội phạm thì xử lý
như thế nào?
A. Xử lý hành chính
B. Xử lý hình sự
C. Xử lý dân sự
D. A, B, C đều đúng
B
(§167.7 NĐ 181/2004).
5. Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, TP thuộc
TW do cơ quan nào giải quyết?
A. Bộ Tài nguyên và Môi trường
B. Chánh án TANDTC
C. Chính phủ
D. Quốc hội


×