Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập nhóm Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lenin1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.9 KB, 16 trang )

MỤC LỤC:

Trang

MỤC LỤC.....................................................................................................0
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM...................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH.....................................................................................3
Lời mở đầu...................................................................................................3
Nội dung.......................................................................................................3
I. Cơ sở lí luận...............................................................................................3
1. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả......................................................3
2. Quan hệ biện chứng nguyên nhân và kết qủa...........................................4
3. Ý nghĩa......................................................................................................5
II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân và
kết quả để nhận thức và giải quyết hiện tượng thiên tai và khai thác
tài nguyên ở nước ta.......................................................................5
1. Vấn đề thiên tai, lũ lụt...............................................................................5
2. Vấn đề khai thác tài nguyên....................................................................10
Tổng kết......................................................................................................14
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................15
Phụ lục........................................................................................................15

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ
1


THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM
1. Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm
• Thời gian: thứ 5 ngày 28/11/1018
• Địa điểm: tại phòng K6 202 , Trường đại học luật Hà Nội.
• Hình thức làm việc nhóm: họp offline.


2. Thành phần tham dự
Vi Văn Duy
- Nguyễn Thị Hà Trang
- Trần Thị Hiền
- Nguyễn Thị Hà ( Nhóm trưởng)
- Vũ Thị Bích Ngọc
- Nguyễn Phùng Nhật Anh
- Nguyễn Tùng Lâm
- Lê Thảo Lam
- Dương Thị Phương Thảo
- Chu Thị Ngọc Diệp
3. Nội dung
a. Mục đích, mục tiêu làm việc nhóm: Chỉnh sửa nội dung
b. Nội dung
- Thảo luận và chỉnh sửa nội dung.
• Chỉnh sửa lời mở đầu và kết thúc.
• Chỉnh sửa câu từ, liên kết các phần trong bài tiểu luận.
- Thư kí ghi nhận lại biên bản cuộc họp.
4. Đánh giá
a. Mức độ hoàn thành công việc đặt ra: Hoàn thành việc chỉnh
b.

sửa nội dung.
Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân:
Họ và tên

Đánh giá

STT


MSSV

1

431132

Vi Văn Duy

X

2
3
4
5
6
7
8
9
10

431133
431134
431135
431136
431137
431138
431139
431140
431141


Nguyễn Thị Hà Trang
Trần Thị Hiền
Nguyễn Thị Hà
Vũ Thị Bích Ngọc
Nguyễn Phùng Nhật Anh
Nguyễn Tùng Lâm
Lê Thảo Lam
Dương Thị Phương Thảo
Chu Thị Ngọc Diệp

X
X
X
X
X
X
X
X
X

A

B

C

Chữ kí

2



Hà Nội, ngày......,tháng......, năm 2018.
Kết quả điểm bài viết:..............................................................................
• Giáo viên chấm thứ nhất:...............................................................
• Giáo viên chấm thứ hai:.................................................................
Kết quả điểm thuyết trình: ......................................................................
• Giáo viên cho thuyết
trình:............................................................
Điểm kết luận cuối cùng:.........................................................................

Giáo viên đánh giá cuối
cùng:........................................................
LỜI MỞ ĐẦU:
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn:
Khí hậu biến đổi, thiên tai, lũ lụt đang ngày càng gia tăng, khai thác tài
nguyên bất hợp lí. Đây không phải vấn đề của của riêng quốc gia nào mà
nó là vấn đề của tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện
nay, hàng năm nước ta phải hứng chịu rất nhiều các thiên tai, lũ lụt, hiện
tượng khai thác tài nguyên cũng đang ngày càng gia tăng không kiểm soát.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng một cách chóng mặt của các
hiện tượng thiên tai, lũ lụt và khai thác tài nguyên ở Việt Nam như hiện
nay? Có những giải pháp nào để cải thiện những hiện tượng trên? Trách
nhiệm của chúng ta là gì? Vậy nên nhóm chúng em đã chọn đề tài: Vận
dụng nội dung và ý nghĩa của phương pháp luận của phạm trù: “ Nguyên
nhân và kết quả” để nhận thức và giải quyết vấn đề thiên tai, lũ lụt và khai
thác tài nguyên ở Việt Nam hiện nay. Với mong muốn góp được tiếng nói,
ý kiến vào vấn đề nóng đang được xã hội và các cơ quan nhà nước rất quan
tâm hiện nay. Sau đây là nội dung bài tập nhóm của nhóm chúng em:
NỘI DUNG :
3



I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Phạm trù nguyên
1.1.
Định nghĩa

nhân và kết quả.

Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau,
từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.1
Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác
động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng.2
Cần phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ, nguyên nhân và điều kiện:
nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng
với nguyên nhân.
1.2. Các tính chất của mối liên hệ nguyên nhân và kết quả:
Tính khách quan: Nghĩa là mối liên hệ nguyên nhân và kết quả là cái
vốn có của sự vật, do chính sự vật tạo ra, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý
thức con người.
Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới xảy ra đều có
nguyên nhân, không có nguyên nhân này thì có nguyên nhân khác. Chỉ có
sự khác nhau giữa các nguyên nhân đã tìm ra và nguyên nhân chưa tìm ra.
Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều
kiện giống nhau sẽ tạo ra kết quả giống nhau.
2.

Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả,

còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi đã có nguyên nhân tác động. Tuy nhiên
không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan
1 Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, 2017, tr79.
2 Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, 2017, tr 80.

4


hệ nguyên nhân- kết quả. Do vậy để xác định quan hệ nguyên nhân- kết
quả phải chú ý đến quan hệ sản sinh.
Tính phức tạp của mối quan hệ nguyên nhân- kết quả: Nguyên nhân
sinh ra kết quả còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nên có thể có
các trường hợp sau: một nguyên nhân sinh ra một hoặc nhiều kết quả và
một kết quả do một hay nhiều nguyên nhân tạo nên.Nếu các nguyên nhân
tác động cùng chiều nhau thì kết quả hình thành nhanh hơn. Ngược lại, nếu
các nguyên nhân tác động ngược chiều nhau thì ngăn cản sự xuất hiện của
kết quả.
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Một sự vật,
hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì ngược lại
trong mối quan hệ khác nó lại là kết quả và ngược lại. Trong thế giới, chuỗi
quan hệ nguyên nhân - kết quả là vô cùng, vô tận không có điểm bắt đầu và
cũng không có điểm kết thúc. Một hiện tượng nào đó được coi là nguyên
nhân hay kết quả bao giờ cũng được xét trong một mối quan hệ xác định, ở
một không gian, thời gian cụ thể.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Mối liên hệ nguyên nhân - kết quả có tính khách quan, phổ biến,
nghĩa là sự vật, hiện tượng nào xảy ra cũng có nguyên nhân. Vì vậy, nhiệm
vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra được nguyên nhân của những hiện

tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích và cải biến được hiện
tượng đó. Tìm ra nguyên nhân của sự vật phải tìm từ chính bản thân nó tức
là phải quán triệt nguyên tắc khách quan khi xác định nguyên nhân.
Muốn tìm ra nguyên nhân của hiện tượng nào đó phải tìm trong
những mối liên hệ trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
Mối liên hệ nguyên nhân - kết quả rất đa dạng, phức tạp nên phải
phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết
đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
Trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nguyên nhân – kết
quả cần phải có cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể.

5


II.

VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ
“NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ”
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THIÊN
TAI, LŨ LỤT VÀ KHAI THÁC TÀI

NGUYÊN Ở VIỆT NAM.
1. Vấn đề thiên tai, lũ lụt ở Việt Nam:
1.1.
Thực trạng vấn đề:
Khái niệm thiên tai:
Khoản 1 – Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 quy định:
“Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người,
tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao
gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở

đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước
dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, và các loại thiên
tai khác”.
Hiện trạng:
Từ đầu năm 2018 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 14 loại hình thiên tai
bao gồm: 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới, 88 trận dông, lốc sét, 7 trận lũ
quét, sạt lở đất, 7 đợt gió mạnh trên biển, 4 đợt rét đậm, rét hại... Bộ trưởng
Nguyễn Xuân Cường cho biết, chưa năm nào tháng 6 mưa dồn dập, đặc
biệt tập trung tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như năm nay. Trận mưa quá
lớn kéo dài trong 2 ngày gây sạt trượt diện rộng tại tỉnh Lai Châu.
Cũng chưa năm nào có đợt nắng nóng kéo dài liên tiếp 8 ngày với nền
nhiệt trên 40 độ C tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ghi nhận tại Tĩnh
Gia (Thanh Hóa) nhiệt độ cao nhất 41,6 độ C; tại Sơn Tây (Hà Nội) 40 độ
C.3
1.2.

Phạm trù nguyên nhân:

3 ngày 10/07/2018.

6


Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình hình thiên tai diễn biến
thất thường, nguy hiểm như trên, trong đó gồm một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất là do tính chất phân hóa theo không gian, thời
gian của các yếu tố thời tiết thủy văn đáng chú ý nhất là yếu tố mưa và
dòng chảy. Sự chênh lệch lớn giữa hai mùa khô và mùa mưa của hai yếu tố
này làm cho mùa mưa nhiều, cường độ mưa lớn thừa nước gây ra lũ lụt,
mùa khô thì thiếu nước nên gây hạn hán, thiếu nước. Lưu vực sông càng

rộng thì nước rút càng chậm, ngược lại lưu vực sồng mà càng hẹp và dài thì
nước lũ lên nhanh, một số trường hợp tạo thành lũ quét, lũ ống...
- Nguyên nhân thứ hai là do địa hình. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện
tích tự nhiên, đỉnh khá nhọn và cao nguyên xen kẽ làm cho địa hình bị chia
cắt, hiểm trở dẫn đến việc rửa trôi, xói mòn đất, dồn nước nhanh chóng tạo
thành các cơn lũ quét và các cơn lũ có biên độ lũ lớn.
- Hoạt động của con người cũng là một trong những nguyên nhân làm
cho thiên tai có chiều hướng gia tăng và ngày một nguy hiểm hơn. Các nhà
máy xả trực tiếp các khí thải, chất thải ra ngoài môi trường, rác thải sinh
hoạt ,... làm biến đổi khí hậu, gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, xuất hiện
các cơn mưa trái mùa gây bão bất ngờ khó dự báo trước.
- Ngoài ra nạn phá rừng cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiên tai ở
Việt Nam. Phá rừng tự nhiên gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Phá
rừng làm mất khả năng điều hòa dòng chảy nên khiến cho dòng chảy lũ lụt
càng trở nên nguy hiểm hơn. Không có cây rừng dùng rễ giữ lại đất, đất sẽ
bị sạt lở, rửa trôi theo cơn lũ, một thời gian sau đất đai lại trở nên khô cằn,
dòng chảy sẽ cạn kiệt, gây ra hạn hán.
1.3. Phạm trù kết quả:
Một kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra, ngược lại một nguyên
nhân có thể gây ra nhiều kết quả. Thiên tai lũ lụt do nhiều nguyên nhân gây
ra, và từ một nguyên nhân thiên tai lũ lụt cũng gây ra rất nhiều hậu quả
nghiêm trọng cả về tài sản và sức khỏe, tính mạng con người:
Trên đất liền, thiên tai lũ lụt gây thiệt hại lớn về tài sản, làm hư hỏng
hoặc phá hủy hoàn toàn hệ thống nhà cửa, đường xá, các công trình giao
7


thông như cầu, cống, công trình thủy lợi, đường tàu,...Trong nông nghiệp,
gây thiệt hại cho người dân về hoa màu, vật nuôi,.. Nạn hạn hán gây thiếu
nước cho sinh hoạt và sản xuất, thậm chí dẫn đến cháy rừng trong thời tiết

khô nóng. Thiên tai lũ lụt còn gây thương vong về người do tai nạn chết
đuối, bị thương do ngập nước, bị gió cuốn...
Trên biển, bão lớn gây sóng biển cao làm lật úp tàu thuyền, gây thiệt
hại về tính mạng và tài sản của ngư dân, bão làm nước biển dâng cao gây
ngập úng, nhiễm mặn vùng ven biển.
Thiên tai, lũ lụt còn gây ra ô nhiễm môi trường và làm bùng phát
nhiều dịch bệnh sau đó.
1.4.
Những tồn tại cần khắc phục và biện pháp khắc phục:
Thiên tai, lũ lụt là những hiện hình thái thời tiết vô cùng nguy hiểm,
gây nhiều thiệt hại cho con người. Tuy nhiên công tác dự báo và phòng
chống còn tồn tại nhiều hạn chế. Dưới đây là những hạn chế đó và một số
biện pháp khắc phục:
a. Thiên tai:
Bão - áp thấp nhiệt đới:
Hiện nay, công tác phòng chống bão, lũ vẫn còn đang gặp nhiều vấn đề
bất cập. Công tác dự báo còn nhiều hạn chế: dự báo chậm, độ chính xác
chưa cao. Công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục giao thông sau bão chưa
nhanh. Dự trữ quốc gia về lương thực để hỗ trợ người dân sau bão còn hạn
chế. Thiết bị phòng chống bão, lũ trong mùa mưa còn tình trạng hỏng hóc,
chưa được tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên. Thiếu kinh phí đầu tư, sửa
chữa, nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai.
Để khắc phục tình trạng trên, cần làm tốt công tác dự báo: xác định
chính xác hướng đi chuyển, tần suất của bão để có thể kịp thời đưa ra
những phương án cụ thể phòng tránh hiệu quả nhất. Cần dự trữ lương thực
quốc gia để hỗ trợ người dân sau bão lũ. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các
công trình phòng chống thiên bão. Ổn định và xây thêm đê điều để chống
bão lũ. Cần có công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục giao thông, … sau bão.
- Sạt lở đất


8


Công tác trồng và bảo vệ rừng tại vùng đồi núi chưa triệt để, diện tích
đất trống, đồi trọc còn nhiều là một trong những tồn tại cần khắc phục để
hạn chế sạt lở ở vùng đồi núi. Công tác cứu hộ, cứu nạn sau khi xảy ra sạt
lở ở vùng núi còn nhiều bất cập do địa hình trắc trở gây khó khăn cho giao
thông. Các trang thiết bị phục vụ cho chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó, khắc phục
hậu quả và tìm kiếm, cứu nạn của các cấp, các lực lượng chuyên trách còn
thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền còn chưa
hiệu quả, nhiều cán bộ và người dân các cấp thiếu nhận thức trong phòng
ngừa thiên tai.
Các công trình phòng chống sạt lở ở bờ sông, bờ biển chưa ổn định, vẫn
còn tình trạng “làm đâu hỏng đấy”, thiếu kế hoạch dài hạn, căn cơ cho toàn
hệ thống kênh, rạch, sông ngòi.Về công tác chống sạt lở bờ biển: kè chống
sóng và một số tuyến kè bảo vệ chưa phù hợp, quy mô công trình khá lớn
song diện tích bảo vệ còn hạn chế. Việc tính toán xây dựng các công trình
đó còn chưa phù hợp, còn xảy ra hiện tượng nạo vét bừa bãi. Kĩ thuật còn
nhiều thiếu sót, công tác quản lý còn hời hợt.
Những hạn chế còn tồn tại trong công tác phòng chống sạt lở là rất
nhiều. Để khắc phục tình trạng này, cần tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ
rừng phòng hộ đầu nguồn các sông, suối. Nhà nước cần sớm ban hành cơ
chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích người dân tham gia trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.Quy hoạch lại dân cư, chủ
động di dời dân cư sinh sống ở những nơi có nguy cao cơ xảy ra lũ quét
đến nơi định cư mới an toàn hơn. Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, sạt
lở đất; thông báo cho người dân biết nguy cơ lũ quét, sạt lở đất có thể xảy
ra để chủ động sơ tán nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
b. Lũ lụt:
Lũ lụt đã và đang gây ra rất nhiều thiệt hại cho nước ta, tuy nhiên công

tác phòng chống và giảm thiểu hậu quả sau lũ lụt còn nhiều bất cập. Hoạt
động xả điều tiết nước của các hồ thuỷ lợi chưa được tính toán kỹ lưỡng và
đảm bảo. Hoạt động tuyên truyền đến người dân chưa thực sự kịp thời. Hệ
9


thống đê điều chưa ổn định, chưa đủ năng lực chống chọi với lũ lớn, dài
ngày;công trình đê điều còn bị xâm hại và chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Bên cạnh đó, đề án thoát lũ chưa được đầu tư sớm.Thiết bị phòng chống
bão, lũ trong mùa mưa còn có tình trạng hỏng hóc, chưa được tu sửa, bảo
dưỡng thường xuyên. Thiếu kinh phí đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công
trình phòng chống thiên tai. Ngoài ra không thể kể đến thái độ thờ ơ với lũ
của người dân, vì vậy nhiều người dân còn chủ quan, thiếu các phương án
phòng bị kỹ lưỡng.
Chúng ta phải trồng lại các rừng bị tàn phá, cần nạo vét dòng chảy các
lòng sông ở miền Trung, các sông này tuy rộng nhưng có dòng chảy không
sâu nên cần nạo vét dòng chảy của sông. Xây các hồ nước nhân tạo hoặc
khai thông các dòng chảy của sông ở thượng nguồn với các hồ tự nhiên để
2.

mùa mưa lũ thì giữ nước lại, mùa nắng thì tưới tiêu đồng ruộng.
Vấn đề khai thác tài nguyên ở Việt Nam:
II.1.
Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam:
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và đa dạng trên thế giới với diện tích tự nhiên khoảng 331 212
km2, bờ biển dài hơn 3.260 km đi qua 28 tỉnh thành phố và về địa chất địa
hình cũng rất đa dạng.
Tuy Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng là
thế nhưng do quản lý thiếu đồng bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, nhất là

việc khai thác, sử dụng nhiều nhóm tài nguyên chưa hợp lý… đang là
những nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực quốc gia, tài nguyên bị suy
thoái, cạn kiệt, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Sau đây là thực
trạng khai thác và sử dụng các loại tài nguyên như: Tài nguyên đất, rừng,
nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển.
a. Tài nguyên đất:
Về số lượng, tổng diện tích đất nông nghiệp tăng, trong đó tăng chủ yếu
là đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng đất lại suy giảm một cách nhanh
chóng. Tại đồng bằng đất bị ô nhiễm thoái hóa, bạc màu,vùng đồng bằng
ven biển bị xâm nhập mặn nghiêm trọng, ngoài ra tình trạng hoang mạc
10


hóa, sa mạc hóa vẫn đang diễn ra ; ở vùng đồi núi, đất bị vôi hóa, rửa trôi
mất chất dinh dưỡng.
b. Tài nguyên rừng và sinh vật:
Tổng diện tích rừng năm 2017 là 241,3 nghìn ha. Nhưng ngày nay,tài
nguyên rừng tự nhiên đang bị thu hẹp dần, độ che phủ giảm dần, đất rừng
bị chuyển sang đất phi nông nghiệp, đất công nghiệp. Diện tích rừng ngập
mặn ven biển cũng đang bị thu hẹp dần.Các loài sinh vật quý hiếm đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo thống kê thì ở Việt Nam có
khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng).
c. Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước của nước ta được sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt và thủy điện. Nhưng thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang
là vấn đề diễn ra nghiêm trọng đối với tài nguyên nước của chúng ta. Ngoài
ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô cũng vô cùng nan giải.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng phong phú, gồm cả khoáng sản

kim loại, phi kim và năng lượng; cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, khoáng sản đang ngày càng được khai thác có hiệu quả
hơn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Nhưng tình trạng khai thác trái
phép, khai thác không hiệu quả vẫn diễn ra trên thực tế.
e. Tài nguyên biển:
Với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, có trên 3.000 hòn đảo lớn
nhỏ các loại, tài nguyên biển nước ta vô cùng đa dạng phong phú cho phép
khai thác cả về nguồn lợi hải sản, khoáng sản, tài nguyên tái tạo (gió, thủy
triều..) và du lịch biển. Nước ta đang khai thác và sử dụng khá tốt các
nguồn lợi từ biển. Nhưng hiện nay, tình trạng khai thác quá mức đã dẫn tới
việc ô nhiễm biển đảo, nhiều nguồn lợi từ biển dần suy giảm và cạn kiệt.
2.2. Phạm trù nguyên nhân:
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển
kinh tế, xã hội. Nhận thức được điều này, nhà nước đang khai thác ngày
càng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên này của đất nước.
11


Tuy nhiên, tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi vẫn tiếp diễn do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất,do nhận thức người dân về tài nguyên
thiên nhiên chưa đầy đủ, dẫn đến khai thác một cách bừa bãi và sử dụng tài
nguyên lãng phí như phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm, khai thác khoán
sản bừa bãi trái phép, thải nước trong hoạt động sản xuất công nghiệp và
sinh hoạt không qua xử lí ra thẳng sông, hồ; khai thác thủy hải sản theo
cách tận diệt ( bằng thuốc nổ, chích điện,...), xả rác ra bãi biển...
Thứ hai, về phía Nhà Nước trong một giai đoạn khá lâu chưa xây dựng
pháp luật kịp thời, đồng bộ về việc khai thác và bảo vệ tài nguyên. Trong
kế hoạch khai thác Tài nguyên, nước ta chủ yếu khai thác và bán tài nguyên
(khoáng sản) dưới dạng thô, đôi khi việc khai thác chỉ làm theo kế hoạch về
số lượng không chú ý tới việc tái tạo, cơ chế xử phạt chưa thực sự nghiêm

minh hiệu quả. Bên cạnh đó, một bộ phận công chức cán bộ quản lý tài
nguyên không tôn trọng pháp luật, tiếp tay bao che vì lợi ích cá nhân; một
số chính quyền địa phương không quản lý chặt chẽ dẫn đến nhiều hoạt
động khai thác trái phép diễn ra một cách ồ ạt.
II.2.
Phạm trù kết quả:
a. Đối với môi trường:
Khai thác tài nguyên bất hợp lí dẫn đến mất cân bằng sinh thái (khiến
các loại động thực vật mất môi trường sống, nhiều loại bị đe dọa và có
nguy cơ tuyệt chủng...), làm biến đổi khí hậu (sự gia tăng về số lượng,
cường độ và mức độ nguy hiểm của các loại thiên tai, lũ lụt) và ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc khai thác khoáng sản thiếu
quy hoạch còn làm thay đổi cảnh quan theo hướng tiêu cực, phá bỏ lớp
thượng bì và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thủy văn khu vực xung quanh.
b. Đối với phát triển kinh tế:
Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
nước ta: giúp thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm, tạo doanh thu cho
chính phủ, thu nhập ngoại hối, thúc đẩy các ngành khác phát triển theo. Tuy
nhiên, với tình trạng khai thác hiện nay, trong tương lai, nước ta sẽ không
còn tài nguyên để khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế.
12


Đối với đời sống con người:
Việc khai thác tài nguyên bừa bãi khiến môi trường ô nhiễm (ô nhiễm
c.

nguồn nước, không khí, đất,biển đảo...) và biến đổi nghiêm trọng ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống con người.
II.3.

Biện pháp khắc phục:
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng “ rừng
vàng biển bạc” tuy nhiên nhiên nay nguồn tài nguyên ấy đang dần suy thoái
và cạn kiệt. Đó là hậu quả nghiêm trọng và còn kéo dài nếu không đề ra và
áp dụng những biện pháp cần thiết. Trước hết, cần làm tốt công tác giáo
dục tuyên truyền, truyền tải những kiến thức về tầm quan trọng của tài
nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của toàn xã hội đặc biệt là cuộc
sống của con người. Mỗi cá nhân cần nhận thức được trách nhiệm gìn giữ,
bảo vệ và phát triển tài nguyên đất nước. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền
cần đặt ra những cơ chế quản lí một cách chặt chẽ, hợp lí và có những biện
pháp xử lí nghiêm minh với những hành vi vi phạm. Đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực khai thác và
sử dụng tài nguyên hợp lí.
Cần có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí đối với từng loại tài
nguyên. Đối với tài nguyên đất, khu vực đồi núi cần áp dụng mô hình nông
lâm kết hợp, ngăn chặn nạn du canh du cư của đồng bào dân tộc thiểu số;
khu vực đồng bằng cần có kế hoạch thâm canh hợp lí, cải tạo đất chống
thoái hóa bạc màu, nhiễm phèn nhiễm mặn.
Đối với tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật cần tích cực phủ xanh
đất trống đồi trọc. Thực hiện nghiêm chỉnh lệnh đóng cửa rừng tự nhiên,
bảo vệ rừng đi đôi với việc giải quyết định canh định cư, giải quyết việc
làm và cung cấp đầy đủ lương thực cho dân sinh sống với rừng; mở rộng
diện tích các khu bảo tồn động thực vật hoang dã, các vườn quốc gia bảo
vệ đa dạng sinh học.4

4 Chỉ thị 36/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước”

13



Đối với tài nguyên nước cần xây dựng các công trình thủy lợi, điều tiết
lưu lượng nước trong năm...
Về tài nguyên biển cần tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
lý để khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển
bền vững biển, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển,
xây dựng các khu bảo tồn biển, có giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững cho
cộng đồng dân cư ven biển nhằm giảm thiểu áp tác động tiêu cự đối với tài
nguyên biển.
TỔNG KẾT
Như vậy, cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” với nội dung và ý
nghĩa phương pháp luận của nó giúp chúng ta nhận thức được những
nguyên nhân của hiện trạng thiên tai, lũ lụt và khai thác tài nguyên của
nước ta hiện nay. Đồng thời thấy được những hậu quả vô cùng nghiêm
trọng nếu hiện trạng này vẫn tiếp tục xảy ra và không được khắc phục. Đây
là vấn đề vô vùng cấp thiết có ý nghĩa sống còn đến cuộc sống của chính
chúng ta. Từ đó, chúng ta cần đưa ra các giải pháp để giải quyết tối ưu tình
trạng thiên tai lũ lụt và việc khai thác tài nguyên, đó là việc làm cần thiết và
thiết thực nhất trong tình hình hiện nay,chúng ta hơn ai hết phải cùng nhau
cố gắng cùng nhau thay đổi vì một đất nước ổn định, bình yên người dân có
thể an tâm sinh sống, phát triển. Nhóm 1 chúng tôi, với bài trình bày bài tập
nhóm về cặp phạm trù “ nguyên nhân kết quả” với vấn đề thiên tai, lũ lụt và
khai thác tài nguyên ở Việt Nam xin kết thúc tại đây.
Xin cảm ơn thầy cô đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lenin, Nxb

-


Chính trị quốc gia, năm 2017.
Chỉ thị 36/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời

-

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”
Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam.
/>14


PHỤ LỤC
-

Phụ lục 1.

Doanh nghiệp xả nước thải trực tiếp ra sông Vàm Cỏ Đông gây ô nhiễm
nguồn nước. Nguồn: Internet

-

Phụ lục 2:

15


Hậu quả sau bão số 9 năm 2018 tại Khánh Hòa. Nguồn Internet.

-


Phụ lục 3:

Tình trạng khai thác khoáng sản bất hợp lí ở miền núi phía Bắc.
Nguồn: Internet.

16



×