Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 1: Mẹ tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.68 KB, 8 trang )

Tiết 2- Văn bản

MẸ TÔI
- Ét-môn-đô đơ A-mi-xiI. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu sơ giản về tác giả Et- môn-đô đơ A-mi-xi.
- Hiểu cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị có lí có tình của người cha khi
con mắc lỗi.
- Hiểu nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng
-HS có kĩ năng đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư; Phân
tich một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha( tác giả bức thư) và người
mẹ đc nhắc đến trong thư.
3. Thái độ
- HS biết kính trọng, yêu thương cha mẹ. Có thái độ sửa chữa khuyết điểm mỗi
khi mắc lỗi.
4. KNS: Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và
trách nhiệm của mỗi cá nhân với hạnh phúc gia đình.
III. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
- HS: soạn bài, SGK
- phương pháp; Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lòng nhân ái, tình thương và hạnh
phúc gia đình.
- Đọc diễn cảm, phân tích, bình, nêu vấn đề.


IV.Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- Qua văn bản "Cổng trường mở ra " em hãy nêu tầm quan trọng của nhà trường
đối với thế hệ trẻ?


3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
*Hoạt động 1: Khởi động
• Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức văn bản "Mẹ tôi".
• Cách tiến hành
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao,
thiêng liêng, cao cả. Tuy nhiên không phải ai, lúc nào cũng ý thức được điều đó,
chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản“ Mẹ tôi” sẽ cho ta bài học
như thế.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung chính

I. Đọc, hiểu văn bản:
*Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
• Mục tiêu: HS cảm nhận được t/c
thiêng liêng, cao cả mà cha mẹ
giành cho con cái; HS có kĩ năng
đọc diễn cảm, cảm thụ văn bản.
• Cách tiến hành
-GV hướng dẫn đọc: thể hiện tâm tư
và tình cảm buồn khổ của người cha
trước những lỗi lầm của con -> sự trân

1. Đọc văn bản.


trọng của ông đối với vợ.
-GV đọc mẫu. HS đọc , nhận xét, GV
sửa chữa.

? Nêu vài nét về tác giả?
? Văn bản được trích từ đâu?

2.Thảo luận chú thích

Về hình thức văn bản có gì đặc biệt?
- Mang tính chuyện nhưng được viết
dưới hình thức bức thư (qua nhật ký a.Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mixi
của con), nhan đề “Mẹ tôi”.
(1846-1908) là nhà văn I ta li a, tác giả của
? Tại sao đây là bức thư người bố gửi nhiều cuốn sách nổi tiếng.
con mà tác giả lấy nhan đề là “ Mẹ
- Tác phẩm: Văn bản “ Mẹ tôi” trích trong tác
tôi” ?
phẩm “ Những tấm lòng cao cả”. Truyện thiếu
nhi – 1886.
- Con ghi nhật ký.
- Mẹ là tiêu điểm để hướng tới, để làm
sáng tỏ mọi vấn đề.
? Em hiểu “lễ độ” là gì?
- HS đọc từ khó.
b.Từ khó: ( SGK- t11)
? Nêu nguyên nhân khiến người cha
viết thư cho con?
- Chú bé nói không lễ độ với mẹ ->
cha viết thư giáo dục con.

II. Phân tích:

? Những chi tiết nào miêu tả thái độ

của người cha trước sự vô lễ của con ? 1. Thái độ của người cha
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao
đâm vào tim bố vậy.
- Bố không thể nén được cơn giận.

- Bố viết thư cho En-ri-cô vì em đã trót vô lễ
với mẹ.


- Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư ?
- Thà bố không có con còn hơn là thấy + “Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm xuyên
con bội bạc. Con không được tái phạm vào tim bố”
nữa.
+ “Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?"
- Trong một thời gian con đừng hôn bố
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử
+ “Thà bố không có con còn hơn thấy con bội
dụng trong phần trên? Tác dụng?
bạc.Con không đợc tái phạm nữa.
- So sánh => đau đớn
- Câu cầu khiến => mệnh lệnh.
- Câu hỏi tu từ => ngỡ ngàng.

? Qua đó em thấy được thái độ của cha
- Trước lỗi lầm của En-ri-co, người cha ngỡ
như thế nào?
ngàng, buồn bã và rất tức giận chỉ cho con thấy
GV phân tích thêm đoạn “ Khi ta khôn tình cảm (đau đớn) thiêng liêng của người mẹ.
lớn ... đó”
Thái độ cương quyết, nghiêm khắc trong khi

giáo dục con.
? Vì sao ông lại có thái độ như vậy...
chúng ta tìm hiểu phần 2...

2. Hình ảnh người mẹ

Hs: quan sát vào đoạn 2 SGK.
? Những chi tiết nào nói về người mẹ ?
- Thức suốt đêm….. mất con.
- Người mẹ sẵn sàng…. cứu sống con.

+ “mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để
tránh cho con một giờ đau đớn”.
+ “Thức suốt đêm lo lắng cho con, khóc nức nở
khi nghĩ rằng có thể mất con...”.
- “Người mẹ sẵn sàng cứu sống con, có thể đi
ăn xin để nuôi con”.

? Hình ảnh người mẹ được tác giả tái
hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao?


- Bố -> thấy hình ảnh, phẩm chất của
mẹ .
-> tăng tính khách quan, dễ bộc lộ tình
cảm thái độ đối với người mẹ, người
kể.
? Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên
như thế nào? Em có nhận xét gì về lời - Lời lẽ chân tình thấm thía, từ ngữ gợi cảm,
lẽ, những chi tiết, h/ảnh mà t/giả viết h/ảnh đối lập qua đó làm nổi bật h/ảnh người

mẹ trìu mến thiết tha, yêu con vô hạn.
trong đoạn văn này ?
? Thái độ của người bố đối với người
mẹ như thế nào?
- Trân trọng, yêu thương. Một người
mẹ như thế mà En-ri-cô không lễ độ thì
đó là một sai lầm khó mà tha thứ. Vì
vậy thái độ của bố là hoàn toàn thích
hợp.
- GV giải thích: nguyên văn lời dịch:
Nhưng thà rằng bố phải thấy con chết
đi còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.
-Người soạn thay: Bố không thấy con
-> là đoạn diễn đạt khá cực đoan ->
nhưng có tác dụng đề cao người mẹ,
nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục và thái độ
của bố đề cao mẹ.
? Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái
độ như thế nào?
- Xúc động vô cùng
? Điều gì đã khiến em xúc động khi
đọc thư bố ? (GV treo bảng phụ có
nhiều đáp án).
- Bố gợi lại những kỉ niệm mẹ và En-ricô.


- Lời nói chân thành, sâu sắc của bố.
- Em nhận ra lỗi lẫm của mình.
? Nếu bố trực tiếp nói hoặc mắng em
trước mọi người liệu En-ri-cô có xúc

động như vậy không? Vì sao?
- Không: xấu hổ -> tức giận.
- Thư: đọc, suy nghĩ, thấm thía, không
thấy bị xúc phạm.
? Đã bao giờ em vô lễ chưa? Nếu vô lễ
em làm gì?
- HS độc lập trả lời.
GV: Trong cuộc sống chúng ta không
thể tránh khỏi sai lầm, điều quan trọng
là ta biết nhận ra và sửa chữa như thế
nào cho tiến bộ.
*Hoạt động 3: tổng kết rút ra ghi
nhớ
• Mục tiêu: HS khái quát được kiến
thức cơ bản của bài.
• Cách tiến hành
-Qua văn bản em rút ra được bài học
gì?
-HS đọc ghi nhớ .
-GV nhắc lại, giải thích rõ ý nghĩa hai III. Tổng kết:
câu văn trong phần ghi nhớ.
1. Ý Nghĩa: Vai trò của người mẹ vô cùng quan
trọng trong gia đình .
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập

- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình


• Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
thức để làm bài tập.

2. Nghệ thuật: Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra
câu chuyện: En_ ri _cô mắc lỗi với mẹ.
• Cách tiến hành
- HS đọc , xác định yêu cầu, làm bài

- Lồng câu chuyện trong bức thư ……

- GV hướng dẫn , bổ sung và yêu cầu - Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý
nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc
HS đọc đoạn văn đó.
của người cha đối với con.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập ở
*. Ghi nhớ: ( SGK -tr12)
nhà.

IV. Luyện tập

Bài tập1
Vai trò vô cùng to lớn của người mẹ được thể
hiện trong đoạn: “ Khi đã khôn lớn….. tình yêu
thương đó”.


Bài tập 2
Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố,
mẹ buồn phiền.

4. Củng cố: (2p)
- Học văn bản em hiểu thêm gì về tình cảm của cha mẹ đối với con cái? Từ đó
em cần phải làm gì?

5. Dặn dò: (2p)
- Học nội dung phân tích, ghi nhớ, làm bài tập còn lại.
- Đọc trước bài" Từ ghép": + trả lời câu hỏi trong phần I, II .
+ Nhắc lại khái niệm từ ghép, tìm một số từ ghép.
-------------------------------------------------------------------



×