Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và những án lệ điển hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.27 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường phát triền việc giao lưu buôn bán
giữa các nước ngày càng nhiều và thuận lợi hơn. Mua bán hàng hóa quốc tế là
hoạt động ngoại thương quan trong được tiến hành chủ yếu thông qua các hợp
đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân trong và ngoài nước. Công ước
viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là công ước quốc tế
quan trọng hàng đầu trong việc trực tiếp Điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế giữa các thương nhân. Để đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề này nhóm
chúng em xin chọn đề tài: “Vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và những án lệ điển hình”.

NỘI DUNG
I. VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA CISG
1.Định về nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Theo công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên năm 1980): Tuy không đưa ra định
nghĩa trực tiếp về thuật ngữ này nhưng tại Điều 1 công ước có nêu: “Công ước
này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các
bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Như vậy, tính chất quốc
tế của hợp động mua bán hàng hóa được k xác định chỉ bở một tiêu chuẩn duy
nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác
nhau. Khác với công ước Lahaye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 không
đưa ra tiêu chí hàng hóa phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác
định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Có thể thấy, cả CISG và Công ước Lahaye 1964 đều có một tiêu chí chung
để xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên có trụ sở thương
mại ở các quốc gia khác nhau. Cũng như công ước Lahaye, tại Điều 1 Khoản 3


của CISG khẳng định vấn đề quốc tịch của các bên ký kết không có ý nghĩa khi


xác định yếu tố quốc tế của một hợp đồng. Căn cứ vào yếu tố quốc tịch để xác
định tính chất quốc tế của một hợp đồng. Căn cứ vào yếu tố quốc tịch để xác
định tính chất quốc tế của một hợp đồng không còn phù hợp với xu thế toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các quốc gia,
sự hình thành và phát triển của các khu chế xuất, khu kinh tế mở, các đặc khu
kinh tế.
2. Định nghĩa trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hậu quả
pháp lý bất lợi với cách chế định, chế tài được quy định bởi pháp luật và hợp
đồng áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhằm
phục hồi quyền lợi cho bên bị vi phạm được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp
do pháp luật quy định.
3. Định nghĩa miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
Miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng không áp dụng các hình thức chế tài.
Về bản chất các trường hợp miễn trừ trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp
loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trừ trách nhiệm cho bên vi
phạm hợp đồng chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực hiện
không đúng hợp đồng. Các trường hợp này có thể là các trường hợp được các
bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định trong pháp luật. Khi bên vi phạm
chứng minh được mình thuộc vào những trường hợp miễn trừ trách nhiệm, họ
sẽ được giải thoát khỏi các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng. Các trường
hợp miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy
định như sau:


3.1.Miễn trừ trách nhiệm do gặp sự kiện bất khả kháng
Tại Khoản 1 Điều 79 CISG quy định: “Một bên không chịu trách nhiệm về

việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được
rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ
và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó
vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó”.
Sự kiện bất khả kháng được hiểu cơ bản là các sự kiện tự nhiên hoặc xã
hội xảy ra một cách khách quan nằm ngoài ý chí của các bên, các bên không thể
biết trước hay dự đoán trước vào thời điểm giao kết hợp đồng và khi sự kiện đó
xảy ra, bên vi phạm không thể tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó.
Khi rơi vào trường hợp này bên vi phạm không phải chịu các chế tài trước bên
bị vi phạm.
3.2.Miễn trừ trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm
Khi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ
của một bên là do lỗi của bên có quyền thì bên vi phạm không phải chịu trách
nhiệm về hành vi vi phạm đó.
Điều này đã được quy định cụ thể tại điều 80 của CISG: “Một bên không
được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực
mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính
họ”.
3.3.Miễn trừ trách nhiệm do người thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp
đồng gặp phải sự kiện bất khả kháng
Trường hợp này cũng được quy định trên cơ sở sự tồn tại tại của sự kiện
bất khả kháng nhưng sự kiện đó không xảy ra với bên nào trong hợp đồng mà
bên thứ ba có quan hệ hợp đồng với một bên đương sự gặp phải sự kiện bất khả


kháng đó. Trong trường hợp này bên không vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng
được miễn trừ trách nhiệm dù họ vi phạm hợp đồng.
Khoản 2, điều 79 của CISJ quy định như sau: “Nếu một bên không thực
hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay
một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn

trách nhiệm trong trường hợp:
a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.
b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên
được áp dụng cho họ”.
Theo quy định như trên, bên vi phạm sẽ chỉ được miễn trừ trách nhiệm
Nếu Như: (1) bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm theo khoản 1 điều 79 (tức
là việc bên thứ ba không thực hiện hợp đồng cấu thành một trường hợp bất khả
kháng đối với bên vi phạm); và (2) bên thứ ba cũng được miễn trừ trách nhiệm
khi áp dụng các điều kiện tài khoản 1 điều 79 cho bên đó (hay nói cách khác,
bên thứ ba không thực hiện hợp đồng là do gặp bất khả kháng). Lưu ý là cả hai
điều kiện nói trên phải được đồng thời đáp ứng.
3.4.Miễn trừ trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng
Các bên trong hợp đồng có thể tự mình dự liệu và thỏa thuận các trường
hợp miễn trừ trách nhiệm khi một bên gặp phải trường hợp đã thỏa thuận, họ
cũng được miễn trừ trách nhiệm.
CISG không trực tiếp điều chỉnh thỏa thuận của các bên về miễn trừ trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng và cũng không cấm các bên tự thỏa thuận và quy
định trong hợp đồng. Tuy nhiên tại Điều 40, Khoản 2 Điều 43 cũng đã quy định
về việc thỏa thuận của các bên về việc người bán không phải chịu trách nhiệm
cho chất lượng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu người mua không
tuân thủ thời hạn thông báo do các bên thỏa thuận hay do công ước quy định, sẽ


không có giá trị pháp lý nếu sự không phù hợp của hàng hóa với điều kiện của
hợp đồng liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hay buộc phải biết
nhưng không thông báo cho người mua.
3.5.Các trường hợp miễn trách nhiệm khác
Ngoài các trường hợp phổ biến trên pháp luật các quốc gia khác nhau còn
quy định thêm các trường hợp miễn trừ trách nhiệm khác như miễn trách nhiệm
do tình trạng phá sản của các bên, miễn trừ trách nhiệm do một bên phải thực

hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…
II. PHÂN TÍCH ÁN LỆ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH
NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
QUY ĐỊNH CỦA CISG
1. Tóm tắt vụ tranh chấp
Vào ngày 7/2/2002, RMI (Hoa Kỳ) kí kết hợp đồng bằng văn bản với
Forberich (Đức), theo đó Forberich đồng ý cung cấp cho RMI 15000-18000 MT
đường ray xe lửa Nga. Hàng được vận chuyển từ cảng ở St. Peterburg, Nga.
Trong hợp đồng có viết “nhận hàng trước 30/6/2002”. Trong tháng 6/2002, các
bên đã đồng ý về việc Forberich xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến
“ngày cuối cùng của năm dương lịch”. Song cho đến hết thời hạn này,
Forberich vẫn không giao hàng.
Forberich khẳng định rằng việc họ không thực hiện nghĩa vụ giao hàng
theo hợp đồng là có thể chấp nhận được vì cảng St.Peterburg không may bị
đóng băng vào ngày 1/12/2002 đã cản trở việc giao hàng. Họ cho rằng đây là
“hiện tượng thời tiết bất thường”, đồng thời dẫn lời ông Nikolaev, nhân viên
cảng St.Peterburg, nói rõ cảng đã bị đóng băng vào ngày 1/12/2002, hiện tượng
này đã không xảy ra kể từ năm 1955, và không ai có thể dự đoán trước được
hiện tượng cảng đóng băng sớm như vậy.


Ngược lại, RMI cho rằng “Hiện tượng ấy không bất ngờ đối với bất kì
thương gia kinh nghiệm nào (cũng như bất kì sinh viên nghiên cứu địa lí nào)”.
Bên RMI nói thêm rằng, có một chuyến tàu của Forberich rời cảng St.Peterburg
vào ngày 20/11/2002, chứng tỏ rằng Forberich cũng hoàn toàn có thể giao hàng
cho RMI vào ngày này.
1.1. Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp
- Các bên tham gia tranh chấp
 Nguyên đơn (Bên mua): Raw materials, Inc. (RMI) (một công ty
ở Illinois Hoa Kỳ chuyên kinh doanh đường sắt đã sử dụng).

 Bị đơn (Bên bán): Công ty Manfred Forberich GMBH & Co
(Forberich) ( công ty của Đức).
- Bên giải quyết tranh chấp:
 Tòa sơ thẩm: Tòa án quận Hoa Kỳ, Quận Bắc Illinois, Phân khu
Đông (Tòa án sơ thẩm liên bang).
 Tòa phúc thẩm: Tòa án Liên bang Hoa Kỳ.
1.2. Sự kiện pháp lý
Ngày 1/12/2002, Cảng St.Peterburg nơi vận chuyển hàng không may bị
đóng băng gây cản trở việc giao hàng.
Theo như các bên đã thỏa thuận, việc thực hiện hợp đồng được gia hạn
đến “ngày cuối cùng của năm dương lịch”, nghĩa là bên Forberich phải giao
hàng cho RMI và hạn cuối mà RMI sẽ nhận được hàng sẽ là ngày 31/12/2002.
Tuy nhiên, do Cảng St.Peterburg không may bị đóng băng vào ngày 1/12/2002
khiến cho Forberich không thể giao hàng cho RMI. Do vậy, dẫn đến việc RMI
không thể nhận được hàng trong thời gian các bên đã thỏa thuận. Từ đó dẫn đến
phát sinh tranh chấp giữa RMI và Forberich về các vấn đề liên quan đến vi
phạm nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng.
1.3. Vấn đề pháp lý


Việc miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán đường ra xe lửa giữa
RMI và Forberich.
Ở đây, các bên đang bất đồng quan điểm về việc xác định cảng giao hàng
bị đóng băng có phải là “hiện tượng thời tiết bất thường”, không thể lường
trước được dẫn đến phía Forberich không thể giao hàng đúng thời hạn theo thỏa
thuận trong hợp đồng. Việc xác định cảng giao hàng bị đóng băng có là căn cứ
để miễn trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao hàng là mấu chốt để giải
quyết tranh chấp giữa hai bên. Từ đó, có thể xác định được quyền, nghĩa vụ
cũng như trách nhiệm của mõi bên trong trường hợp này.
1.4. Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp

Tranh chấp được giải quyết theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (CISG). Cụ thể Điều 79 CISG.
Do Đức và Hoa Kỳ đều là thành viên của CISG và các bên đồng ý với
việc chọn luật áp dụng này nên CISG sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Khoản 2 Điều 615 Bộ luật thương mại thống nhất (UCC)
2. Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phán
2.1. Lập luận của nguyên đơn
RMI cho rằng “Hiện tượng ấy không bất ngờ đối với bất kì thương gia
kinh nghiệm nào (cũng như bất kì sinh viên nghành địa lí nào)”. RMI nói thêm
rằng, có một chuyến tàu của Forberich rời cảng St Peterburg vào ngày
20/11/2002, chứng tỏ rằng Forberich cũng hoàn toàn có thể giao hàng cho RMI
vào ngày này.
RMI cho rằng họ đã đồng ý kéo dài ngày giao hàng ( nghĩa là giao hàng
tại địa điểm kinh doanh của RMI) đến một ngày “muộn hơn trong năm dương
lịch” nhưng ngày giao hàng không được ấn định do bên phía Forberich không
tham dự một cuộc họp theo kế hoạch tại Chicago thảo luận về phần mở rộng.
Nên RMI cho rằng Forberich sẽ giao hàng hóa cho RMI trước ngày 31/12/2002
thì hợp đồng được thỏa mãn.


Theo RMI, cảng sẽ không đóng băng cho đến giữa tháng 12 năm 2002 và
do phải mất 3-4 tuần để một con tàu chở hàng hóa đi từ St. Petersburg đến Hoa
Kỳ, ->Forberich sẽ phải vận chuyển đường ray trước khi cảng đóng băng để lô
hàng đến trước ngày 31/12/2002. Do đó, RMI cho rằng việc Forberich không
thực hiện theo hợp đồng không thể là do việc cảng bị đóng băng. Nói cách khác,
theo RMI, cảng bị đóng băng cũng không thể ngăn Forberich hoạt động, bất kể
cảng có bị đóng băng vào giữa tháng 12/2002 hay không, Forberich sẽ vi phạm
hợp đồng trong mọi trường hợp vì không có tàu đủ sớm để họ đến nơi đến hạn
chót ngày 31/12/2002, thì việc đóng băng cảng có thể ngăn Forberich vận
chuyển đường ray bất kể cảng bị đóng băng vào ngày 1 tháng 12 hay giữa tháng

12. RMI cũng cho rằng việc đóng băng sớm là có thể dự đoán được.
2.2. Lập luận của bị đơn
Forberich đã chỉ ra bằng chứng rằng cảng bị đóng băng đã cản trở công ty
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cách chứng minh rằng không có con tàu nào
rời cảng St.Petersburg sau ngày 20/11/2002 và cả những tháng sau đó vì cảng bị
đóng băng. Việc chuyển hàng từ cảng St. Petersburg đến Mỹ phải mất 3-4 tuần,
Forberich đã đưa ra bằng chứng rằng công ty có thể thực hiện nghĩa vụ đúng
hạn yêu cầu bằng cách thực hiện chuyên chở số đường ray này vào tuần cuối
tháng 11 hoặc vào những ngày đầu tiên của tháng 12 để giao hàng cho RMI
chậm nhất vào ngày 31/12/2002 nhưng việc cảng bị đóng băng đã cản trở họ
thực hiệ Điều này. Forberich đã đưa ra bằng chứng rằng sự khắc nghiệt của mùa
đông năm 2002 và sự đóng băng sớm tại cảng và những hậu quả của nó khác xa
so với những gì thường xảy ra (thông thường cảng chỉ đóng băng vào tháng 1),
thậm chí làm cho máy phá băng ngừng hoạt động.
Forberich khẳng định rằng việc họ không thực hiện nghĩa vụ giao hàng
theo hợp đồng là có thể chấp nhận được vì cảng St.Peterburg không may bị
đóng băng vào ngày 1/12/2002 đã cản trở việc giao hàng. Và cho rằn đây là “
hiện tượng thời tiết bất thường”, đồng thời dẫn lời ông Nikolaev, nhân viên cảng
St.Peterburg nói rõ cảng đã bị đóng băng vào ngày 1/12/2002, hiện tượng này


không xảy ra kể từ năm 1955 và không ai có thể dự đoán trước được hiện tượng
cảng đóng băng sớm như vậy.
2.3. Lập luận của cơ quan tài phán
Phán quyết tóm tắt là đúng trong đó “các lời bào chữa lắng đọng, câu trả
lời cho các cuộc thẩm vấn, hồ sơ, cùng với các bản khai, cho thấy rằng không
có vấn đề thực sự nào đối với bất kỳ sự kiện vật chất nào và rằng bên vận
chuyển có quyền phán quyết như một vấn đề của pháp luật”.
Không thể chối cãi rằng Forberich có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa cho
RMI và nó đã không làm như vậy. Do đó, khả năng tránh phán đoán tóm tắt của

Forberich phụ thuộc vào việc có đưa ra bằng chứng đầy đủ để hỗ trợ cho việc
bảo vệ trường hợp bất khả kháng của mình hay không dựa trên lý thuyết rằng nó
đã bị ngăn chặn bởi việc đóng băng của cảng Forberich. Vì lí do đó, Tòa sơ
thẩm bác bỏ RMI. Bên Forberich do vậy được miễn trách nhiệm. RMI không
thỏa mãn với phán quyết của Tòa sơ thẩm nên đã kháng cáo lại phán quyết của
Tòa.
Tòa phúc thẩm quyết định áp dụng Điều 79 Công ước Viên năm 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) để giải quyết vụ việc và các bên đã
đồng ý. Vì chưa có Tòa án nào ở Mỹ giải thích hoặc áp dụng ĐHiều 79 CISG,
các vụ án có đề cập đến miễn trách nhiệm trong Bộ luật thương mại thống nhất
(UCC) sẽ cung cấp những chỉ dẫn cho việc làm sáng tỏ Điều khoản miễn trách
nhiệm của công ước Viên. Tòa sẽ không áp dụng trực tiếp Điều 79 CISG hay sử
dụng những án lệ đã áp dụng Điều 79 CISG tại các quốc gia thành viên khác mà
lại sử dụng các án lệ áp dụng quy định tương tự UCC như một sự hướng dẫn áp
dụng miễn trách nhiệm khi có sự kiện bất khả kháng, bởi lẽ những quy định của
UCC về vấn đề này có điểm tương tự với Điều 79 CISG.
Dựa vào những lí do trên, kháng cáo của nguyên đơn về phán quyết sơ
thẩm bị bác bỏ.
3. Đánh giá, bình luận của nhóm


Trong trường hợp trên, Forberich đã được hưởng miễn trách nh ờ
vận dụng thành công Điều 79 CISG quy định về miễn trách khi g ặp bất
khả kháng: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc nếu không thực hiện
được bất kì một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh đ ược r ằng vi ệc
không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát c ủa h ọ và
người ta không thể chờ đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính tới tr ở ng ại
đó vào lúc kí kết hơp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được các h ậu
quả của nó.” Thông thường khi áp dụng Công ước Viên, người ta thường
suy ra trực tiếp từ quy định này 3 đặc điểm cần thiết để được công nh ận

là một sự kiện bất khả kháng, bao gồm:
Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra khách quan”, tức là x ảy ra mà
không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng;
Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”;
Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được” mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết.
Tuy nhiên, tòa án Mỹ không áp dụng trực tiếp Đi ều 79 CISG hay s ử
dụng những án lệ đã áp dụng Điều 79 CISG tại các quốc gia thành viên
khác mà lại sử dụng các án lệ áp dụng quy định tương tự trong UCC nh ư
một sự hướng dẫn áp dụng miễn trách khi có bất khả kháng. Về c ơ bản,
quy định này của UCC tương tự với công ước Viên. Tuy nhiên, khi áp d ụng
cách diễn giải của UCC, Điều kiện số 2 để được miễn trách “Do sự việc bất
khả kháng này, việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không th ể diễn ra”
dường như không “chặt chẽ” như Điều kiện “không thể khắc phục đ ược”
của CISG. Trong vụ việc này, Forberich không được yêu cầu ph ải làm rõ
đích xác xem họ đã làm gì để khắc phục việc cảng bị đóng băng, và nh ững
nỗ lực của họ liệu đã đủ về mức độ hay chưa, ví dụ như việc xem xét liệu
có thể có một cảng thay thế khác hay không (đặc điểm về tính “không th ể
khắc phục được” theo quy định tại Điều 79 CISG). Đây chính là m ột đi ểm


cần lưu ý khi xét đến thực tiễn áp dụng Công ước Viên trong quá trình xét
xử của các tòa án Mỹ.

KẾT LUẬN
Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là
công ước được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động thương mại hàng hóa,
Điều chỉnh hai phần ba hoạt động thương mại hàng hóa trên thế giới. CISG là
hình mẫu cho các thương nhân cũng như pháp luật nhiều quốc gia trong việc
Điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Từ đó thúc đẩy hoạt động

thương mại quốc tế phát triển hơn.



×