Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ba ơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.81 KB, 5 trang )

Ba ơi, mơ
̉

́
t ra đi!
Nguyê
̃
n Thi
̣
Diê
̣
p Mai
- Má cứ để ổng đi! - Tôi hấm hứ - Ổng đợi ngày này mấy chục năm rồi mà cản đản làm gì.
Thấy cái mặt chù ụ của tôi, má đang định lên tiếng nói tiếp thở dài thôi luôn. Ông ta im lặng
mặc áo mưa vào. Vẫn thái độ nhẫn nhịn cam chịu thấy mà ứa gan. Không biết từ hồi nảo
hồi nào tới giờ mỗi khi có đụng chạm tới chuyện đó, tôi thì nhảy cồ cồ lên, ổng thì cứ nín
thinh ẩn nhẫn như một ông đạo đang tháng chay tịnh vậy. Mặc xong cái áo mưa kiểu ba-đờ-
xuy cũ mèn, ổng lẳng lặng dắt chiếc xe ra sân nổ máy. Ông ta quay lại nhìn má tôi như nói:
“Anh đi nghe! Đi coi thiệt hông rồi về liền”. Dù không có tiếng nói nào phát ra nhưng má tôi
như hiểu hết, gật đầu tán thành. Chiếc Magic cũng cũ sì như cái áo nổ máy ù ục rồi lao vào
màn mưa giăng đặc không nhìn được quá năm thước. Chỉ chưa đầy hai phút là ổng và chiếc
xe mất dạng. Tiếng máy chìm lịm vào tiếng mưa. Con Bé Tư đang cầm cuốn tập học bài, bỏ
xuống, thở ra bất nhẫn:
- Ba làm vậy cũng là vì chị. Sao chị Hai ác với ba quá vậy?
Tôi quay lại sừng sộ:
- Ba của mày chứ đâu phải của tao. Ổng làm vậy vì muốn chứng minh mình là người đàng
hoàng chứ đâu phải vì tao.
- Hai đứa con đừng cãi nhau nữa! - Má tôi giọng méo đi như van xin - Trời mưa lớn vầy mà
đi tới Ba Hòn xa quá! Ba của tụi bây mới bịnh xong.
- Ôi, xì… ! Ổng là bác sĩ mà, má lo gì.
Nói thì nói vậy chớ thấy mắt má ướt rượt, cái cục lửa trong bụng tôi hạ ngọn liền.


Từ hồi má sanh thằng Bé Ba, rồi con Bé Tư tới giờ tôi chưa một lần kêu ông ấy bằng ba hay
dượng. Trổng không ngôi thứ xưng hô khi cần nói, mà giữa tôi và ông ấy ít có việc cần lắm.
Trước mặt khách lịch sự thì “ổng này, ổng nọ” cho qua chuyện. Ngày ba tôi mất tích tôi đã
bảy tuổi. Ngày ông ấy về nhà ở luôn với má, tôi chín tuổi rồi. Má đẻ thằng Bé Ba, lúc tôi
mười tuổi. Tôi đã ghét cay ghét đắng ai tới nhà tôi hỏi:
- Ba đâu rồi Bé Hai?
Tôi cộc lốc:
- Chết rồi!
Người ta lắc đầu:
- Không phải, dượng con kìa?
- Hổng biết.
Tại có mặt ông ta trong nhà mà người ta quên mất ba của tôi. Má tôi cũng quên ba tôi rồi.
Chỗ ba tôi nằm với má giờ để cho ổng nằm. Chính giữa chiếu hồi trước là chỗ tôi nằm với ba
má giờ là thằng Bé Ba, rồi con Bé Tư. Tôi ấm ức, lúc đầu còn khóc, sau chỉ ngồi chầm dầm
không nói rằng tới ai. Bà nội tôi hồi còn sống ôm tôi ra mái chái sau nhà, để lên võng. Hai
bà cháu đưa nhau. Nội nói:
- Đừng có làm vậy má con buồn lắm Bé Hai. Dượng của con tốt lắm, tốt như ba con hồi đó
vậy, con kêu bằng ba đi.
- Đừng có hòng! Ổng đâu có gì giống ba tôi.
Trong tâm trí tôi, ba cao lớn dình dàng đi vô nhà phải khom khom để khỏi đụng ngạch cửa.
Ai cũng kêu ba tôi là chú trung đội trưởng, nghe oai ơi là oai. Ba tôi nói năng sang sảng,
cười ha hả rộn cả nhà. Ba đi về tới là bỏ đại ba-lô, súng dài xuống đất, tuột quần dài liệng
lên đầu võng. Tôi nhớ như in cái lai quần cụt lửng bằng vải bao bòng bột của ba có thêu hai
chữ “Út Trọng”. Má tôi nói thêu chữ làm dấu khỏi lộn quần với người khác vì ba có cái tật
tiện đâu bỏ đó. Ba tôi cười khì khì, thương quá thì may quần áo xong, dích dắt chữ lên cho
đỡ nhớ chớ bự con như ba thì ai mặc quần khính được mà làm dấu. Ba ẵm tôi tung lên,
hứng xuống làm tôi cười nắc nẻ. Còn ông ta, ốm nhom, trắng nhách, nói không dám nói lớn,
ẵm không dám mạnh tay như sợ làm tôi đau.
Không phải vậy mà tôi ghét ổng đâu. Tôi ghét là vì ngoài ổng ra không còn ai biết ba tôi đâu
rồi. Hồi còn chiến tranh người này nói ba tôi chết mất xác. Người khác xù xì ba tôi đầu hàng

theo giặc về Rạch Giá ở rồi. Nội và má khóc hết nước mắt. Người ta bỉu môi sau lưng: "Thứ
đồ chiêu hồi, ham sống khoái giàu sang bỏ vợ bỏ con”. Ông ấy không biết từ đâu về báo với
xã ba tôi hy sinh ở ngã ba Ba Hòn rồi. Ba tôi và cậu liên lạc của tiểu đội ở lại chặn đường
cầm chân giặc để đồng đội đưa thương binh vượt tuyến về căn cứ an toàn. Người ta hỏi
chứng cớ đâu. Ổng ngồi im. Người ta hỏi mồ mả, xương cốt của ba tôi ở đâu. Ổng lắc đầu.
Người ta hỏi còn ai làm chứng. Ổng nói đoàn thương binh về đến kinh Cái Sắn đã được đón
đi hết, đội quân y thoát khỏi trận càn ấy chỉ còn lại mình ổng. Ở xã không ai tin. Mà tin sao
được khi lời đồn đã nhìn thấy ba tôi mặc đồ rằn ri, ngồi xe zeép đi dọc đường Lê Lợi ở Rạch
Giá. Ông ấy thề trên danh dự của một con người, của một bác sĩ, của một người lính rằng
ba tôi hy sinh vì nhiệm vụ là thật. Không ai tin. Người ta nói nếu tìm được xương cốt của ba
thì mới biết thật hay giả. Tôi nhớ ba quá, năn nỉ ổng đi kiếm ba về cho tôi. Đi kiếm ba về để
người ta đừng nói tôi là con của thằng chiêu hồi. Mà tôi có biết “chiêu hồi” là cái gì đâu.
Chắc là xấu lắm nên mấy thím, mấy dì trong xóm mới dè bỉu má con tôi dữ vậy. Ông nín
thinh ngồi không nhúc nhích. Bà nội buồn rầu, chết luôn trên võng ở chái nhà sau. Không
còn ai ẵm đưa tôi nữa. Má tôi lùm đùm hai đứa em nhỏ, thời gian đâu mà đưa tôi mà dỗ tôi.
Tôi khóc òn ỉ, xin ổng dẫn tôi đi kiếm ba để có người đưa tôi ngủ. Ổng cũng khóc nói đang
chiến tranh bom đạn ầm xèo vậy không đi được đâu con. Tới lúc nào hết giặc rồi dượng đi
kiếm ba của con về cho con. Kiếm tới chừng nào được mới thôi. Tôi giãy tử, phải kiếm bây
giờ để tới chừng đó người ta đâu còn nhớ ba là ai. Tôi không muốn làm con của kẻ đi chiêu
hồi nữa. Má thấy tôi làm giặc, bỏ thằng Bé Ba xuống, chạy ra nắm tay lôi vô nhà. Má rút
cây sống lá trên vách, bẻ một khúc quất vô đít tôi. Vừa quất, vừa khóc, vừa chửi:
- Lì lợm nè! Nói không biết nghe nè! Đồ hư! Má đánh chết con còn hơn để con la khóc giết
cả nhà! Má đánh chết con cho rồi!
Ông ấy xông đến, giật cái cây trên tay má. Lần đầu tiên tôi thấy mặt ổng đỏ bừng, giận dữ
quát lớn:
- Em khùng hả? Bé Hai còn nhỏ biết gì đâu mà đánh nó. Muốn trút giận thì đánh anh đây
nè!
Má ngồi bẹp xuống đất khóc. Thằng Bé Ba chạy ra ngồi xuống kế má không biết gì cũng
khóc. Mặt ổng từ đỏ chuyển sang xanh rồi ngồi quì xuống ôm má cũng khóc. Tôi tự nhiên
nín khóc. Từ đó tới giờ tôi không bao giờ khóc nữa.

Tôi đợi ông ấy thực hiện lời hứa. Một năm. Hai năm. Sáu năm. Giải phóng, hết chiến tranh,
hết bom đạn, cũng không thấy gì. Ông ấy đưa má con tôi về Rạch Giá ở, rồi đi hỏi thăm
khắp nơi, cũng không thấy gì. Có người nói thấy ba tôi theo đoàn người đi di tản hồi năm
bảy lăm rồi. Cũng có người nói sau trận càn bảy mươi chín ngày đêm, hứng mấy trăm ngàn
tấn bom đạn, đá xứ Ba Hòn còn bị nghiền nát huống hồ chi xương cốt con người. Cứ như
vậy mười năm nữa trôi qua. Rồi ba mươi năm. Vẫn không một chút manh mối gì. Tôi lớn lên
với cái lý lịch ghi: cha mất tích, nghi vấn ra chiêu hồi.
Thời gian cứ vậy mà trôi. Tôi cứ vậy mà lớn, mà lì lợm, mà chống đối ông ta ra mặt. Ổng
muốn tôi học nghề y, tôi đi thi sư phạm. Ổng khuyên học xong đại học hẵn lấy chồng, tôi
vừa lấy chồng vừa đẻ con vừa học. Ổng xin cho về tôi dạy trường điểm của tỉnh, tôi đi tuốt
về trường tệ nhất thị xã để dạy. Ổng kêu vợ chồng tôi về ở chung cho đỡ cực. Tôi cương
quyết ở căn hộ tập thể mười hai mét vuông. Ổng cưng con tôi ôm ấp hôn hít thằng nhỏ. Đợi
ổng quay lưng đi tôi lôi nó ra tắm rửa, kỳ cọ cho mất sạch dấu tích. Ba chục năm rồi cứ vậy.
Mất hết hy vọng ba sẽ trở về và tôi cũng không còn nghĩ đến chuyện sẽ ghi lại lý lịch. Thi
thoảng tôi mới đưa con về thăm má dịp tết nhứt, giỗ quẩy. Khi nào má nhớ cháu ngoại quá
thì tự tìm đến khu tập thể của trường mà thăm.
Lúc nào rảnh thì ổng đưa má đến chỗ tôi. Nhìn căn phòng nhỏ xíu lớp tole nóng như cái lò
hấp, ổng nói với chồng tôi:
- Ráng dành dụm kiếm cái nhà riêng đi con, ở vầy hoài sao.
Đồng lương giáo viên hai vợ chồng chật vật lắm mới đủ nuôi con chứ đừng nói gì đến
chuyện mua sắm một ngôi nhà riêng. Tôi nghe ổng nói mà phát ghét. Bốn năm trước, lần đó
vợ chồng tôi sẵn đường đi dạy về đưa con ghé thăm, má e dè nói:
- Ba con định cho hai vợ chồng con miếng đất chế độ ở khu trung tâm. Về đó cất nhà đi con,
má cho tiền.
Mắt tôi ngó lơ chỗ khác. Má vội phân bua:
- Tiền này là của hồi môn của bà nội để lại cho con, không phải tiền của ba con đâu.
Chồng tôi ngồi đằng kia chơi với Bé Tư cũng lóng tai nghe chuyện. Tôi gạt ngang:
- Má kêu ổng để đó cho hai đứa nhỏ. Con không lấy đâu.
- Bé Hai à… - Má tôi biết có nài cũng vô ích.
Tôi thấy chồng tôi thở ra quay nhìn ra cửa. Ngoài kia dòng người tan giờ làm chiều đang tấp

nập về. Tôi biết ông ta cũng sắp về liền chào má, kêu chồng đi về. Chồng tôi lẳng lặng dắt
chiếc xe mô-bê-lét đạp rù rù, nhả khói mù một khúc đợi tôi và con lên cùng về. Đi một đoạn
anh nói như không phải nói với tôi:
- Mấy chục năm rồi, còn gì nữa mà giận hoài.
- Có thương đâu mà giận. Anh thì biết gì chớ? Ổng cứ giả bộ tội nghiệp, cứ gạt má em hoài.
Ba em chết sống sao rồi, tới giờ ổng có chịu nói đâu.
Chồng tôi lại thở ra, nín thinh không nói gì nữa. Hồi còn sinh viên, anh thương yêu tôi cũng
bắt đầu từ việc cảm thông với sự mất mát thiệt thòi không cha của tôi. Giờ anh đâu nỡ gợi
lại.
Mưa gì mà mưa hết cả buổi sáng. Chồng tôi đón con về đến. Anh hỏi má:
- Hồi sáng đụt mưa ở gần đầu cầu Đúc thấy ba đi đâu mà gấp gáp dữ vậy? Sao không đợi
hết mưa rồi hả đi?
Má nói:
- Nghe người ta báo tin xe ủi đất làm đường ở Ba Hòn gặp một bộ hài cốt của người lớn và
một đứa nhỏ với ít đồ, ba con muốn đi coi thử.
Chồng tôi cằn nhằn:
- Sao má để ba đi như vậy? Để con về đưa ba đi hay hơn không. Đây tới Ba Hòn sáu, bảy
chục cây số. Để ba đi một mình đi giữa mưa vậy sợ thấy mồ.
Má buồn buồn:
- Lỡ đi rồi. Tại ba con mừng quá má cản không được. Vái trời cho phải vậy!
Tôi cũng vái trời cho phải. Lần này mà phải thì ông ấy khỏi mỗi chút nghe tin ai tìm thấy
xương thấy cốt gì ở trên đó là bất kể chết để đi coi phải không. Mà mấy chục năm rồi làm
sao mà biết phải hay không. Tôi còn không hy vọng gì thì ông ấy níu kéo làm chi chớ. Tôi
đâu còn giận, còn hờn, còn thương yêu gì nữa đâu mà ổng cứ hết tìm rồi kiếm. Mỗi lần đi
như vậy về không tìm được gì thấy ổng buồn thỉu mà phát rầu. Mà ít đâu một năm cả chục
lần nhận tin “lên giả” kiểu đó lần. Mỗi lần như vậy cái vết đau trong lòng tôi vừa lên da non
lại bị rạch một nhát, lại ứa máu. Cứ như vậy miệng vết thương đã dày như da gót chân trâu
rồi. Mà nó càng dày mỗi lần bị rạch càng sâu hơn, đau hơn, lâu lành hơn. Tôi vái trời lần này
nữa thôi. Trúng hay trật thì cũng bỏ cho rồi.
Tôi thôi bị đau, ổng khỏi bị khổ, má hết bị buồn nữa. Ở cái xứ Ba Hòn đó có biết bao nhiêu

trận càn, trận bom, biết bao nhiêu người vùi xác phơi xương. Giờ tìm thì tìm sao đây?
Xương người thì đàn ông giống đàn ông, đàn bà giống đàn bà thôi.
Má với chồng tôi cứ chắt lưỡi hít hà hoài làm tôi nao lòng không nỡ thúc giục anh đi về. Thôi
thì cứ chờ ông ta về coi sao. Thiệt giả gì thì tôi cũng sẽ tuyên bố với ổng và cả nhà đừng có
tìm kiếm nữa. Tôi đã chấp nhận đối mặt với sự thật từ lâu rồi, cả nhà không cần phải nấng
níu làm chi cho chẳng ai vui. Ổng cứ ở yên nhà, cứ làm việc của ổng, cứ khỏe mạnh cho má
tôi mừng là tôi cám ơn lắm rồi.
Má biểu:
- Hai đứa ăn cơm đi rồi đi dạy cho kịp giờ chiều, để thằng nhỏ đó má coi chừng cho.
Vợ chồng con cái tôi ngồi vào mâm, kêu Bé Tư ra mời má vô ăn cơm. Má nói:
- Má chưa muốn ăn, mấy đứa cứ ăn mà còn đi học đi dạy gì. Má đợi thằng Bé Ba đi làm về
rồi ăn với nó cho vui.
Tôi cầm đũa lên ăn. Biết má cố tình đợi ai rồi, hơi đâu mà nói. Ăn cơm gì mà như nhai rơm.
Tôi chán quá bỏ đũa thôi ngang, ngồi gắp đồ ăn cho con. Ở trong bụng lo chuyện gì đó mà
cứ nóng cồn nóng cào. Tôi lật đật chuẩn bị cho kịp giờ đến trường dạy tiết một. Ra tới cửa
tôi dặn với lại:
- Ổng về thì điện cho con nghe má!
- Ừ, đi đi!
Má dẫn thằng cháu ngoại đi rửa miệng khuất mất tầm nhìn. Tôi leo lên chiếc xe cà tàng
chồng tôi đã nổ máy đợi sẵn.
Tôi dạy được nửa tiết tư rồi mà đầu óc cứ lần thần không đâu vô đâu. Bực quá, tôi kêu lớp
trưởng lên chép bảng cho cả lớp chép theo. Tôi lửng thửng đi lên văn phòng. Được nửa
đường thầy hiệu trưởng tất tả đi về phía tôi. Trong bụng tôi hồi hộp kỳ lạ. Y như rằng, thầy
kêu giật giọng:
- Bé Hai, cô đến bệnh viện nhanh lên! Ba cô bị tai nạn! Tôi coi lớp cho. Cô đi nhanh lên!
Tôi hoảng hốt, không kịp nói cám ơn, quên luôn chuyện quay lại lớp lấy túi xách, đâm đầu
đi riết ra cổng. Chồng tôi đã dắt xe ra tới. Ngồi phía sau anh mà tôi chỉ ước chiếc mô-bê-lết
này gắn động cơ một trăm phân khối. Cuối cùng tôi cũng đã đến được phòng cấp cứu. Má
tôi ngồi chết trân nhìn vào cánh cửa phòng mổ trắng đục phía bên trong hành lang. Tay má
ôm khư khư một cái vật hình khối chữ nhật được quấn trong cái áo mưa ba-đờ-xuy cũ loang

lỗ máu. Má thấy tôi, nước mắt hai hàng, đưa vật ôm trên tay qua phía tôi:
- Ba con đó! Trả ba con lại cho con đó!
- Ổng sao rồi má? - Tôi không hiểu má nói gì nhưng cũng đưa tay nhận. Máu me không, tôi
rợn gai ốc.
- Ba con chấn thương gãy xương sống. Nặng lắm! Bác sĩ đang mổ - Má nhìn vào cái gói đồ -
Ba con sợ dằn xốc xương cốt của ổng bị đau nên cột đeo trên lưng. Đường trơn quá ổng bị
té…!
Má nói lộn xộn không đầu không đũa. Chắc là má bị xúc động quá nên thần trí bị hoảng
loạn. Ba con? Ổng nào? Xương cốt? Nhìn cái khối vuông, tôi chợt hiểu xuýt kêu thét lên.
Tôi quì đại xuống nền gạch trước cửa phòng cấp cứu mở gói đồ cột chặt bằng cái áo mưa
nhuộm máu. Tôi tháo lần từng lớp vải, mở nắp cái thùng cây. Trong thùng có mấy cái gói
bằng vải đỏ. Một bộ hài cốt có ống xương tay, xương chân lớn đại. Chắc chắn là xương của
một người đàn ông lớn con lắm. Một gói màu vải đỏ khác cũng quấn chặt vậy nhưng ngắn
hơn. Hài cốt của một đứa nhỏ chừng mười mấy tuổi. Cái gói nilông dưới cùng quấn thật chặt
vật bên trong còn dính bụi đất đỏ. Vải nilông đã khá mục, nó bị rách xoẹt một đường khi tôi
lỡ mạnh tay gỡ. Một miếng vải dù bông, một cái quần cụt may bằng vải bao bồng bột lớn
đại. Tôi sờ sẩm cái quần đùi. May mà có lớp nilông bao bên ngoài nó không bị mục. Nhớ như
in hồi đó má thêu chữ ở góc này nè. Đây rồi! Những mũi thêu chữ thập nổi cồn cộm: “Út
Trọng”.
- Ba tôi đây nè! Ba tôi nè! Trời đất ơi, ba tôi!
Tôi kêu rú lên. Những người xung quanh nhìn tôi lom lom như nhìn một con điên. Tôi áp cái
quần vào ngực bật khóc. Khóc tức tưởi. Khóc không thèm nhìn ai. Mấy chục năm rồi tôi mới
khóc được. Vậy là ổng không có nói dóc. Ổng đưa ba tôi về với tôi rồi. Tôi nghĩ quấy cho ổng
rồi. Tại cái quấy đó mà tôi đã hại chết ổng. Tôi bật dậy lao về phía cửa phòng mổ:
- Ba! Ba ơi!
Chồng tôi hốt hoảng ôm tôi lôi lại. Anh kéo tuột tôi ra ngoài. Kéo như nhấc bổng tôi ra sảnh
ngoài phòng cấp cứu. Tôi khóc rấm rức, cố chì lại:
- Ba của em đó! Ba không có gạt em! Em muốn vô trong nói chuyện với ba!
- Em điên rồi hả? Phòng cấp cứu đó. Đừng có la hét như vậy. Nín đi!
Chồng tôi như hiểu ra chuyện. Anh ôm tôi thật chặt để tôi áp tôi vào lòng khóc cho đã. Cái

quần cụt vẫn bị nắm chặt trong tay tôi. Đằng kia má tôi lui cui gói lại hai bộ xương và mấy
thứ đồ tôi bỏ bừa hồi nãy. Má không có chút gì là hoảng loạn. Rất nhẹ nhàng. Rất cẩn thận
xếp cái áo ba-đờ-xuy đầy máu để vô, đóng nắp thùng lại. Má ôm cái thùng đến chỗ tôi. Má
đặt nó xuống ghế. Tôi ngẩng lên nhìn má. Má không hờn giận chút nào, cười hiền lắm:
- Của con đó. Nhận đi con! Giữ cho kỹ, đừng phụ lòng ba con nghe Bé Hai!
Tôi ngẩng lên nhìn má. Nghe lòng yên ổn trở lại. Ấm áp trở lại. Từ thăm thẳm, từ lâu lắm rồi
tôi mới có cảm giác này. Tôi với tay ôm tay thùng lên. Cánh cửa phòng mổ bật mở. Mấy
người y sĩ đẩy chiếc xe chở ba tôi ra. Má tôi tất tả chạy lại. Tôi ôm cái thùng chạy theo má.
Ông ấy nằm bất động trên nền ga trắng. Trên tay người y sĩ đi bên phải cầm một bịch máu
giơ cao. Chiếc xe đi rất nhanh kèm theo lời yêu cầu tránh đường của mấy người phụ mổ. Tôi
không nghe thấy họ nói gì chỉ chăm chăm chờ đợi đôi mi khép chặt ấy nháy động. Tôi chờ
đôi mắt ẩn nhẫn ấy mở ra nhìn thấy tôi đang ôm cái thùng xương cốt. Chân tôi chạy theo
chiếc xe đẩy. Một tay tôi đã chạm được bàn tay nằm bên ngoài tấm đắp. Bàn tay lạnh lắm
dù nơi ngực vẫn còn nhấp nhô nhịp thở. Tôi lại chảy nước mắt, rớt xuống làm ướt mấy lỗ
trên tấm đắp.
- Ba ơi, ba mở mắt ra đi!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×