Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 24: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.07 KB, 4 trang )

BÀI 24 - TIẾT 100
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
A- Mục tiêu cần đạt
- H/S nắm được cách viết đoạn văn chứng minh.
- Tích hợp phần văn ở bài ý nghĩa văn chương, phần Tiếng Việt ở bài chuyển đổi
câu chủ động thành câu bị động.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập bố cục viết từng đoạn trình bày miệng
từng đoạn.
B – Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn và nghiên cứu.
- Học sinh ôn tập.
C – Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Khung bài chung của bài văn lập luận chứng minh gồm mấy phần? Ý chính của mỗi
phần?
3. Bài mới.
Đề bài: Chứng minh rằng: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện
những tình cảm ta sẵn có.
(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
? Thể loại? – Văn chứng minh.
? Nghị luận chứng minh gì? – Nghị luận chứng minh một vấn đề Văn Học
? Xác định luận đề?


? Ý nghĩa văn chương bồi dưỡng tình cảm cho người đọc.
? Mục đích chung: Đề hướng tới ai? Thuyết phục ai?
- Hướng tới người đọc, thuyết phục họ về tác dụng to lớn và lâu bền của văn
chương.
? Mục đích cụ thể (mục tiêu) cần đạt của bài viết là gì?
- Bằng những dẫn chứng trong thực tế và văn học, người viết cần làm sáng tỏ tính


đúng đắn ý kiến của Hoài Thanh về tác dụng của văn chương >< với người đọc.
? Viết đề bài trên có mấy luận điểm chính?
Hai luận điểm chính:
+ Văn chương gây cho người đọc những tình cảm ta không có.
+ Văn chương rèn luyện cho người đọc những tình cảm ta sẵn có.
Giáo viên: Có thể chia thành những luận điểm nhỏ để chứng minh. Lấy dẫn chứng
trong các tác phẩm văn chương đã học và đọc thêm ở chương trình lớp 6,7.
? Lập dàn ý cho đề văn?
Học sinh: Mở bài:
- Dẫn vào đề bằng một ý kiến ngược lại hoặc bằng một câu chuyện nhỏ nói về tác
dụng của văn chương đối với người đọc.
- Nêu ý kiến của Hoài Thanh.
- Nhận định khái quát giá trị và tính đúng đắn của ý kiến đó, xác định định hướng
và phạm vi sẽ chứng minh.
? Tìm ý cho thân bài?
Học sinh1: Thân bài:
* Chứng minh luận điểm1: Văn chương gây cho ta tình cảm mà ta không có.
- Ta là ai? (Là người đọc, người thưởng thức văn chương)


- Những tình cảm ta không có là gì? (đó là những tình cảm mới mà ta có được sau
quá trình đọc, hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là lòng vị tha, tính cao
thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, muốn đi xa lập chiến công, tính
quyết đoán tuỳ theo tính cách, cá tính của người đọc.
- Văc chương hình thành trong ta những tình cảm ấy như thế nào (qua cốt truyện
chủ đề bài văn bài thơ…)
- Thấm đẫm, ngấm dần hoặc lập tức thuyết phục và nảy sinh (nêu, phân tích dẫn
chứng qua việc đọc các tác phẩm văn chương. Ví dụ: Tiếng gà trưa, ca dao…)
* Chứng minh luận điểm2:
- Những tình cảm ta đang có là gì? (liên hệ -> chính mình hoặc có thể so sánh với

những người bạn, người thân mà em hiểu rõ, hoặc được nghe, được đọc, tâm sự….)
- Văn chương đã củng cố, rèn luyện những tình cảm ta đang có như thế nào?
(Dẫn chứng chứng minh cụ thể)
? Tìm ý phần kết bài?
- Khẳng định tác dụng và ý nghĩa của văn chương đối với mỗi con người.
Giáo viên: Bởi vậy văn chương đối với con người trong hiện tại hay trong tương lai
vẫn là người bạn đường, người thầy, món ăn tinh thần không thể thiếu. Và Văn Học vẫn
mãi mãi là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao đối với mỗi người.
* Viết đoạn văn.
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm phát triển một luận điểm.
Yêu cầu viết đoạn: Mở đoạn – Thân đoạn – Kết đoạn.
Giáo viên gọi học sinh vết đoạn Mở bài.
Yêu cầu: Viết Mở bài theo hai cách: Trực tiếp và gián tiếp.
Giáo viên gọi hai đến ba học sinh trình bày Mở bài, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh: Viết Thân bài (hai đoạn) viết thêm những câu liên kết đoạn (sửa chữa một
vài từ ngữ, câu để các phần liền mạch, hô ứng Việt Nam)


Học sinh: Đọc toàn bài – giáo viên nhận xét.
4. Củng cố.
5. Dặn dò:
Viết bài hoàn chỉnh.
? Lập ý cho những nhan đề tham khảo còn lại?
Giáo viên nhận xét tiết luyện tập.
6. Đánh giá:



×