Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 11: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.86 KB, 5 trang )

BÀI 11
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Hiểu rõ vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, đánh giá và có ý thức
vận dụng chúng một cách có hiệu quả.
- Phân tích các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, đánh giá.
B.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN:
PP: Gợi mở , nêu vấn đề, thảo luận,luyện tập.
GV: Soạn và nghiên cứu.
HS: Soạn bài ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: ( Xen trong giờ ).
3. Bài mới:
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:
GV: Kiểm tra lại kiến thức bài cũ đã học ở giờ giảng văn.
? Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài?
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá và nêu ý nghĩa đối với bài thơ?
< Chú ý: Mối liên hệ giữa cảnh gió phá mái nhà, cảnh trẻ con cướp tranh, cảnh nhà mưa
ướt và ước mơ cao thượng của nhà thơ >.
HS: Tự sự ( Hai câu đầu ), miêu tả ( Ba câu sau ) có vai trò tạo bối cảnh chung.
GV: Các yếu tố này với ý như dựng lại một bức tranhtoàn cảnh về cảnh vật và sự việc để
làm nền cho tâm trạng.
- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm, uất ức vì già yếu.


GV: Giải thích cho tâm trạng bất lực, lòng ấm ức.
HS: Đoạn 3: Tự sự – miêu tả và 2 câu cuối biểu cảm- cam phận.
HS: Đoạn 4: Thuần tuý biểu cảm – tình cảm cao thượng, vị tha vươn lên sáng ngời.
GV: Tổng kết chốt lại: Các yếu tố mô tả, tự sự có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ tình
cảm, cảm xúc ( Than ôi ) khát vọng lớn lao, cao quý. Để biểu cảm trong bài “ Bài ca nhà trang bị


gió thu phá “ Đỗ Phủ đã sử dụng rất thành công phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng
biểu cảm ( Căn nhà tranh của mình bị gió thu phá ) và gưỉư gắm cảm xúc ( ước mơ cao cả của
nhà thơ ở cuối bài ).
< Vậy qua đó em hãy cho biết muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy
dùng phương thức tự sự, miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm ( Căn nhà tranh của mình bị gió thu
phá ) bỏ.
? Vậy qua đó em hãy cho biết muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung
quanh thì ta phải làm gì?
- Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức
tự sự, miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
GV: Cho HS đọc đoạn văn trong SGK – 137.
? Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong từng đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả?
HS 1: Đoạn 1 - Miêu tả bàn chân và kể chuyện bố ngâm chân nước muối.
HS 2: Đoạn 2 - Kể chuyện bố đi sớm về khuya bằng bàn chân ấy.
HS 3: Đoạn 3 - Tác giả bộc lộ tình cảm và niềm thương xót cho cuộc đời lam lũ vất vả của
bố.
GV: Từ việc miêu tả bàn chân bố và kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về
khuya đã làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài.
? Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ ra không?
HS: Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì không thể khêu gợi được cảm xúc, tình cảm
của
người viết.


? Vậy tự sự và miêu tả ở đây là để làm gì? Có phải nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả
đầy đủ sự việc không?
HS: Nhằm khêu gợi cảm xúc.
? Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự
sự và miêu tả như thế nào?

HS: Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự – Miêu tả trong hồi tưởng, không
phải miêu tả trực tiếp, cách đó góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.
GV: Các nhà thơ, nhà văn đều dùng yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không nhằm mục đích
kể sự việc tả phong cảnh hoặc con người mà chính là để khêu gợi cảm xúc chi phối làm
nen tính biểu cảm của văn bản.
VD: Để nói lên sự thông cảm sâu sắc và tình thương đối với cha, Duy Khán đã tập trung
kể ngón chân, bàn châ và cả cuộc đời người cha đi làm ăn vất vả bằng đôi chân ấy.
Cho HS đọc nghi chú 2 SGK.
II. Luyện tập:
1. Kể lại nội dung bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “ của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu
cảm.
GV: Cho HS tự làm. Chú ý vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả sao cho biểu cảm trong một
bài văn xuôi. Kết hợp cả biểu cảm giá tiếp ( Qua tự sự và miêu tả ) với biểu camtruwcj tiếp ở
cuối bài.


VD: Vào một buổi chiều cuối thu, trời bắt đầu chuyển rét không biết gió từ đâu thổi đến ào ào
cuốn phăng mất ba lớp tranh của nhà tôi. Tranh bay sang sông nằm rải rác khắp bờ. Mảnh cao
bay vào tận rừng. Mảnh thấp bay ra bờ mương. Trẻ con thôn Nam thấy thế xô nhau cướp giật.
Chúng không sợ tôi vì thấy tôi già, sức yếu. Mặc dù tôi đã quát tháo đến khản cả cổ mà bọn
chúng vẫn cắp tranh đi tuốt vào sau luỹ tre. Tôi tức quá, chống gậy trở về nhà mà lòng không
nguôi.
Một nát sau, gió lặng, trời tối đen như mực. Bỗng đâu một trận mưa rất lớn đổ ầm ầm
xuống nhà khiến cho nhà cửa ướt hết nên nằm vào đâu tôi cũng thấy lạnh. Đứa con của tôi
giẫy đạp không sao ngủ được, nó cứ khóc hoài vì lạnh và không có chăn để đắp. Thêm nữa
thời buổi bây giờ loạn lạc nên khiến tôi càng thêm lo lắng. Nằm trong chăn ướt tôi ước muốn
có một ngôi nhà to, rộng muôn ngàn gian để cho mọi người khắp trên thiên hạ nghèo như tôi
có chỗ trú chân khi trời mưa gió, nắng hạn. Nhưng rồi tôi lại nghĩ không biết đến khi nào mới
có ngôi nhà đó. Nếu có tôi sẽ nhường tất cả cho mọi người, tôi thà chịu ướt, chịu rét cũng
được.

2. Trên cơ sở văn bản sau, viết lại thành một bài văn biểu cảm:
GV: Cho HS đọc truyện kẹo mầm.
GV: Đây là dạng bài tập mô phỏng từ một bài viết của người khác để thành bài viết của mình
theo cách diễn đạt riêng của từng em. Yêu cầu ở đây là các em phải biết kết hợp tự sự, miêu tả để
biểu cảm.
- Tự sự: Chuyện đổi tóc rồi lấy kẹo mầm ngày trước.


- Miêu tả: Cảnh tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ.
- Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
(Chú ý mô phỏng chứ không phải bắt chước, không sao chépvăn bản cho sẵn)
Bài tập bổ sung: Sưu tầm các đoạn văn xuôi biểu cảm có dùng các yếu tố tự sự, miêu tả để
học tập cách suy nghĩ, cách lập ý và cách viết của tác giả. Chép các đoạn văn đó vào sổ tay
VH.
III. Củng cố - dặn dò:
* Củng cố:
? Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò gì?
Muốn phát biểu cảm nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức
tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm
mục đích K/C, miêu tả đầy đủ sự việc phản cảm.
*

6. Đánh giá

Dặn dò: HS học bài. Hoàn thành các bài tập.
--------------------------------------------&-------------------------------------------------




×