Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NHÂN vật VIÊN QUẢN NGỤC TRONG CHỮ NGƯỜI tử tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.06 KB, 9 trang )

NHÂN VẬT VIÊN QUẢN NGỤC TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Dàn bài chi tiết về “Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Quản ngục trong
tác phẩm “Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân”
I. Mở bài
– Giới thiệu tập truyện ngắn Vang bóng một thời.
– Giới thiệu truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
– Giới thiệu nhân vật Quản ngục- vẻ đẹp của một thanh âm trong trẻo.
II. Thân bài
– Giới thiệu qua về tác phẩm, nhân vật.
– Giới thiệu tình huống truyện làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.
1. Quản Ngục- một thanh âm trong trẻo, con người bị đặt nhầm chỗ.
– Cách xuất hiện:
+. Quản Ngục được giới thiệu ngay ở phần đầu tác phẩm trong cuộc trò chuyện với
thầy thơ lại. Cái tên HC xuất hiện trong phiến trát khiến Quản Ngục ngờ ngợ, ông
hỏi thầy thơ lại về HC với thái độ quan tâm, mến mộ một cách kín đáo.
” Chỉ một chi tiết nhưng cũng đủ để người đọc có những ấn tượng đầu tiên về nhân
vật. Sự quan tâm đặc biệt dành cho HC và nhất là cái tài viết chữ “nhanh và đẹp”
của kẻ tử tù như một sự chuẩn bị trước của nhà văn để gây ấn tượng về nhân vật.
– Từ cách giới thiệu ban đầu đó, nhà văn đã giúp ta hiểu rõ hơn về nhân vật này.
Trong đêm đầu tiên hình ảnh Quản Ngục được khắc hoạ với dáng ngồi tư lự
“khuôn mặt băn khoăn ngồi bóp thái dương…”. Có lẽ trong lòng viên quản ngục
có một tâm sự kín đáo. Quản Ngục băn khoăn bởi sự xuất hiện của HC trong nhà
ngục cũng có nghĩa là một kẻ tài hoa sắp phải chịu án tử hình. Một nỗi tiếc nuối
mơ hồ trước một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ. Một khao khát thầm kín “Có
ông HC trong tay…chữ”.
– Chỉ đến khi nghĩ là sẽ đối đãi để Huấn Cao đỡ cực trong những ngày còn lại
khuôn mặt Quản Ngục mới giãn ra “như mặt nước ao …”.
” Quản Ngục là một con người kín đáo, điềm tĩnh và ẩn chứa một nỗi niềm khó
nói.
– Sống nơi nhà ngục tăm tối ở chỗ người ta thường đối xử với nhau bằng lừa lọc,


tàn nhẫn thế mà Quản Ngục lại là một “tính cách dịu dàng…”, lại biết đọc “vỡ
nghĩa sách thánh hiền từ ngày còn bé”. Quản Ngục thực sự là một kẻ bị đặt nhầm


chỗ “một thanh âm …”.
2. Sự xuất hiện của Huấn Cao trong nhà ngục tỉnh Sơn là điều kiện để làm nổi bật
bản chất tốt đẹp của con người này mà bấy lâu nay hoàn cảnh làm cho khuất lấp
– Cái đáng quý nhất ở Quản Ngục chính là sự nâng niu trân trọng cái đẹp và tấm
lòng biệt nhỡn liên tài:
+/. Sự nâng niu trân trọng cái đẹp: Huấn Cao xuất hiện đã làm thức dậy niềm khao
khát bấy lâu của Quản Ngục là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính
tay Huấn Cao viết. Khao khát có được chữ của Huấn Cao khiến Quản Ngục dám
làm những điều có thể nguy hại tới tính mạng.
” Sở nguyện cao quý của Quản Ngục giúp ta hiểu hơn con người Quản Ngục. Con
người biết qúy trọng nâng niu cái đẹp hẳn không phải là một người xấu.
+/. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài:
• Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe …rất đẹp đó
không?”
• Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu …vũ
trụ”.
• Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao để Huấn Cao đỡ khổ hơn trong những ngày cuối
cùng còn lại ngay cả khi bị Huấn Cao coi thường, khinh bỉ.
” Đọc CNTT không chỉ thấy thái độ không biết sợ của Huấn Cao đẹp mà thái độ
biết sợ của Quản Ngục cũng đẹp không kém. Thái độ không biết sợ của Huấn Cao
là cái đẹp của khí phách anh hùng. Thái độ biết sợ của Quản Ngục là cái đẹp của
thiên lương trong sáng.
3. Sự gặp gỡ của viên Quản Ngục với Huấn Cao chính là sự gặp gỡ của những
nhân cách cao đẹp khiến cho cảnh cho chữ càng giàu ý nghĩa
– Cảnh cho chữ lại diễn ra trong một nơi nhà ngục “đêm hôm đó trong trại giam
tỉnh Sơn, ở một không gian chật hẹp, ẩm tối: “tường đầy mạng nhện…”. Nhưng

giữa không gian chật hẹp đó với bút pháp tương phản nhà văn đã gây ấn tượng cho
người đọc với hình ảnh tráng lệ, nổi lên giữa không gian tăm tối là bó đuốc tẩm
dầu …là tấm lụa trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ…và mùi thơm của chậu mực.
Ánh sáng từ ngọn đuốc, ngọn lửa như xua đi khung cảnh tăm tối ảm đạm chốn lao
tù.
– Những nét vẽ như khắc như chạm đã vẽ lên một hình ảnh hào hùng “Một người
tù…” cạnh đó là thầy thơ lại và Quản Ngục. Sự khúm núm, run run không phải là
biểu hiện của sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái tài.
– Động tác của họ ăn ý nhịp nhàng “Huấn Cao…” thể hiện sự thấu hiểu tận đáy


lòng.
” Không còn nhà ngục, không còn kẻ tử tù, không còn viên quan coi ngục nắm
quyền sinh quyền sát trong tay, chỉ còn lại những dòng chữ tươi tắn.
– Những lời khuyên chân thành và thái độ ân cần của Huấn Cao đã làm cho Quản
Ngục bừng tỉnh, vái lạy người tù. Có cái vái lạy làm cho con người ta trở nên thấp
hèn, nhưng cũng có cái vái lẫy khiến tầm vóc con người lớn lao hơn. Và cái vái lạy
của Quản Ngục trước Huấn Cao là một cái vái lạy tôn cao nhân cách. Đó là cái vái
lạy trước cái đẹp.
“Quan niệm nghệ thuật của nhà văn: trong mỗi con người đều có một người nghệ
sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết, bên cạnh
phần ác quỷ vẫn có “thiên lương”.
Cái đẹp tồn tại cả trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó
lụi tàn mà nó càng mạnh mẽ và bền bỉ như hoa sen giữa đầm lầy.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.
– Thủ pháp tương phản đối lập.
– Vốn văn hoá cổ và ngôn ngữ điêu luyện tạp nên sự hấp dẫn và net riêng cho nhân
vật.
III. Kết bài

– Đáng giá thành công của tác phẩm, tài năng của nhà văn.
– Vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
Bài văn mẫu
Nếu như nhân vật Huấn Cao là biểu tượng về cái đẹp với sức mạnh hướng thiện
của nó, thì nhân vật viên quản ngục được sáng tạo ra là để hiện thực hóa sức mạnh
ấy. Có viên quản ngục thì ý đồ nghệ thuật của nhà văn mới thực hiện được. Nhưng
vai trò cực kì quan trọng ấy của nhân vật quản ngục không dễ nhận ra, bởi vì nhân
vật này dường như được Nguyễn Tuân “giấu” đi, ẩn xuống hàng thứ hai đằng sau
nhân vật Huấn Cao. Cảm giác ban đầu khi đọc Chữ người tử tù, người đọc choáng
ván, ngập trong ánh sáng tỏa ra từ hình tượng Huấn Cao uy nghi, rực rỡ. Từng
dòng chữ, từng trang sách cứ lấp lánh Huấn Cao. Người đọc chẳng thiết nghĩ điều
gì khác ngoài nghĩ về Huấn Cao. Nhưng đọc thêm một vài lần nữa, gấp trang sách
lại, ngẫm nghĩ kĩ, thấy nhân vật quản ngục từ từ hiện lên, ngày một rõ nét và cuốn
hút ta bằng một sức mạnh kì lạ. Ta càng thấm thía, cảm phục ngòi bút tài hoa, thâm


thúy của Nguyễn Tuân. Khi được khám phá, phát hiện, nhân vật quản ngục sẽ đem
lại cho ta nhiều khoái cảm thẩm mĩ mới mẻ, thú vị.
Tính cách của nhân vật Huấn Cao có phần một chiều, bất biến và đơn giản, ít
những bất ngờ. Trái lại, nhân vật viên quản ngục có sự vận động về tính cách.
Trước khi là quản ngục, ông ta cũng là người đèn sách, “biết đọc vỡ nghĩa sách
thánh hiền”. Là người lương thiện, tử tế, lại có chữ thánh hiền bồi đắp cho “thiên
lương” nảy nở tốt đẹp, ông ta yêu đến say mê cái đẹp, “cái sở nguyện của viên
quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối
do tay ông Huấn Cao viết”.
Nhưng sự đời run rủi, và “ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần
khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp
với lũ quay quắt”, quản ngục sa vào chỗ tối tăm, phẩm chất từ đó đã hoen ố đi ít
nhiều. Giữa chốn tù ngục hầu như chỉ tồn tại hai thứ : cái ác, cái xấu, tàn nhẫn, lừa
lọc và những nỗi đau khổ, tuyệt vọng. Tình cờ, viên quản ngục gặp được ông huấn

Cao, gặp thần tượng của mình, gặp trong hoàn cảnh cực kì éo le : giữa chốn ngục
thất, thần tượng của ông giờ đây lại là một tử tù, còn ông là cai ngục. Một tình
huống đầy kịch tính được mở ra : ở bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch
nhau ; ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Kẻ cầm đầu cuộc
khởi nghĩa chống lại triều đình lại là một nghệ sĩ tài hoa tầm cỡ “thiên hạ đệ nhất
thư pháp”, kẻ đại diện cho luật pháp của triều đình lại là người có “tấm lòng biệt
nhỡn liên tài”’ ngưỡng mộ tài thư pháp ấy. Cuộc “kì ngộ” khiến cho lòng yêu cái
đẹp trong quản ngục sống dậy mãnh liệt tới mức ông có thể bất chấp cả tính mạng
và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.
Người đọc hồi hộp theo dõi từ đầu chí cuối tác phẩm, không biết quản ngục có
xinh nổi chữ của ông Huấn hay không ? Nhân vật quản ngục bị đặt vào một thử
thách khá gay go quyết liệt. Mấy ngày ngắn ngủi ông Huấn Cao tạm bị giam trong
ngục tử tù của y, quản ngục luôn sống trong tình trạng vô cùng căn thẳng, hồi hộp.
Y thừa biết tính ông Huấn “vốn khoảng, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Làm
sao đây, chỉ trong ít ngày để có thể lấp đầy khoảng cách giữa “cai ngục” và “tử tù”,
để thành “tri kỉ” của ông Huấn ? “Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông
Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin
được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai
mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt


đời mất”. Mặt khác, viên quản ngục luôn luôn phải dò xét, đề phòng cả bọn thuộc
hạ, ông sợ “tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên”,
ông phải “dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”.
Nhân vật viên quản ngục được xây dựng với bút pháp giàu chất hiện thực, gần với
cuộc đời hơn, thật hơn. Và chính ở đây thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn
Tuân. Đọc truyện, người đọc như thấy hiện ra trước mắt dáng đi, điệu đứng, lời ăn
tiếng nói của viên quản ngục này. Lúc ở công đường, dáng điệu của y rõ bệ vệ,
quan cách, oai phong, trầm tĩnh, rõ là chu đáo, cần mẫn trong công việc. Tiếp được
công văn để lĩnh nhận sáu tên tù án chém, ông ta đọc tên từng người và dừng lại ở

cái tên Huấn Cao, rồi hỏi viên thơ lại để xác minh cho rõ. Nhân vật viên quản ngục
không chỉ là kẻ biết thi hành phận sự, cần mẫn, tận tụy, mà còn là nhân vật có đời
sống nội tâm sâu sắc. Có lúc khuôn mặt tỏ rõ sự nghĩ ngợi đăm chiêu, “ngục quan
băn khoăn ngồi bóp thái dương”, “người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả
màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy,
giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”.
Trong nhận xét rất tinh tế của người dẫn truyện thì viên quản ngục có “tính cách
dịu dàng và lòng biết giá người”. Ông được coi “là một thanh âm trong trẻo chen
vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”, là “cái thuần khiết” bị
đày ải “vào giữa một đống cặn bã”, là “người thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với
lũ quay quắt”. Là quản ngục, nhưng ông ta cũng chính là tù nhân chung thân của
cái nhà tù do ông cai quản. Cái danh, cái lợi, trách nhiệm, bổn phận của một ngục
quan là những thứ gông cùm, xiềng xích vô hình xiết chặt tâm hồn quản ngục suốt
đời. “Lũ người quay quắt”, cái “đống cặn bã” bao quanh ông chẳng khác gì nơi
buồng tối giam tử tù “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất
bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đã có lúc, ngục quan thấm thía thân phận lạc loài,
cô đơn giữa chốn tù ngục của chính mình, y than thở một mình : “Có lẽ lão bá này,
cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”.
Nếu như bi kịch của ông Huấn là bi kịch của người anh hùng thất thế, thất thế
nhưng vẫn kiêu hùng, lẫm liệt ; thì bi kịch của ngục quan là bi kịch lầm đường. kẻ
lầm đường lạc lối, may thay, vẫn còn có lương tri, lương năng, còn có “lòng biệt
nhỡn liên tài”, còn có khát vọng giải thoát. Y tôn thờ cái đẹp, say mê cái đẹp để hi
vọng tự giải thoát. Lúc ngục quan gặp huấn Cao thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đã
ngả màu”, “bộ mặt tư lự” đã hằn nhiều nếp nhăn của cuộc đời “tù nhân” nhọc
nhằn, nhưng khát vọng giải thoát biểu hiện ở khát vọng hướng tới cái đẹp vẫn


mãnh liệt vô cùng. Âm ỉ bấy lâu, nay nó bùng cháy lên thành lửa ngọn. Ngục quan
tự hạ mình xuống trước tử tù, nhẫn nhục chấp nhận sự “khinh bạc đến điều” của
ông Huấn. Y không oán thù, y biết người ta, “y cũng thừa hiểu những người chọc

trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa,
huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Về bản chất, đó là sự ngưỡng
mộ trước cái đẹp một cách hoàn toàn tự nguyện. Hành động biệt đãi ông Huấn
cũng là xuất phát từ lòng say mê đó. Nhưng đến cuối tác phẩm thì không chỉ còn là
chuyện say mê, tôn thờ mấy cái chữ đẹp nữa, mà cao hơn thế, đó là sự trân trọng,
tôn thờ nhân cách cao quý của một bậc tài danh. Bị cái đẹp và nhân cách cao
thượng của ông Huấn thuyết phục, viên quản ngục thực sự cảm động cũng giống
như ông Huấn Cao đã cảm động trước “sở thích cao quý” và “tấm lòng biệt nhỡn
liên tài” của ngục quan. Đó là điểm gặp gỡ để trở thành tri âm, tri kỉ của hai con
người cách nhau quá xa về vị trí xã hội. Sự tri kỉ ấy được đánh dấu bằng dòng lệ và
tiếng nói nghẹn ngào : “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” và kèm theo một cái vái.
Vận mệnh nghệ thuật của tính cách ông Huấn Cao đã kết thúc cùng với sự kết thúc
của thiên truyện ; trong khi đó, vận mệnh vẫn còn tiếp tục ở nhân vật viên quản
ngục : người đọc có thể tin rằng sau những lời khuyên bảo ân cần của ông Huấn,
viên quản ngục đã luống tuổi ấy sẽ từ bỏ nghề bất nhân về quê ở để giữ thiên lương
cho trong sạch, lành vững.
Nhân vật viên quản ngục là một sáng tạo rất mực sinh động của Nguyễn Tuân, để
vừa tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một
con người đang được dắt dẫn bởi cái đẹp và cái thiện. Đây là kiểu sáng tạo nhân
vật rất mới trong văn học hiện đại Việt Nam, cái cách để cho nhân vật tự tạo tính
cách.
Bài văn mẫu số 2:
Quản ngục không chỉ là một hình tượng độc đáo mà còn là nhân vật hội đủ những
đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời, của quan niệm và phong cách
Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một 1 lớp ngôn
ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy
một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức. Nguyễn
Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp



của viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (trong tập Vang bóng một
thời).
Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không
mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu (Bữa rượu máu). Con
người đó là một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái không đẹp. Dưới ngòi bút
tài hoa của một bậc thầy về ngôn ngữ, hình ảnh trung gian ấy cũng mập mờ, không
có ranh giới rõ rệt.
Thoạt nhiên, viên quản ngục có vẻ như là một con người cam chịu, yên phận và
cũng chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đương thời: “Chuyện triều đình quốc
gia chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời”. Cái khuôn khổ phong kiến, cái
“phép nước” đã khiến quản ngục quen với việc nhận tù, giao tù, với “những mánh
khóe hành hạ thường lệ”. Những lúc ấy, viên quản ngục cứ lạnh lùng như một cỏ
may, ngoan ngoãn như một tên nô lệ trung thành với vai trò cùa mình.
Nhưng có ai ngờ, bên trong con người đó vẫn luôn tồn tại một mầm sống tươi xanh
của cái đẹp. Cái mầm ấy bị đè bẹp nhưng vần khắc khoải sống như chờ đợi một lúc
nào đó được vươn lên. Rồi thời điểm đó cũng đến. Huấn Cao, con người văn võ
song toàn xuất hiện với “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Quản ngục bắt đầu
rơi vào một tâm trạng hết sức khó xử. Một sự đấu tranh âm thầm trở thành nét tiêu
biểu cho quản ngục suốt truyện mà cũng chính là biểu hiện tiêu biểu cho quản ngục
suốt truyện mà cùng chính là biểu hiện tiêu biểu cho tính “hướng nội” mỗi chúng
ta thường bắt gặp trong tác phầm của Nguyễn Tuân.
Cuối cùng thì niềm đam mê cái đẹp cũng đã chiến thắng. Tuy cái chiến thắng đó
chưa phải là tuyệt đối nhưng vẫn đủ biến viên quản ngục thành một con người
khác. “Bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy một
ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”, “Ngôi sao chính trị” dĩ nhiên là ám chỉ
Huấn Cao. Còn “thanh âm phức tạp” ngầm chỉ ai? Con người ấy chính là quản
ngục. Quản ngục muốn nâng niu cái đẹp nhưng lại sợ. Vì thế nên Nguyễn Tuân đã
để cho nhân vật này hóa thân thành một cái gì đó vô hình, hư ảo. Chi tiết đó vừa
bộc lộ nét mạnh của Vang bóng một thời lãng mạn và khao khát đánh thức cái đẹp,

vừa để lộ thấp thoáng điểm yếu và sự yếu đuối của Nguyễn Tuân trong cái nhìn
hoài vọng xa xôi. Nó khiến Nguyễn Tuân như tránh né, đem ông trời ra mà trách:


‘‘Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết giữa một đống cặn
bã”.
Cũng từ ý niệm ấy, quản ngục nghĩ mình “chọn nhầm nghề mất rồi”, Nguyễn Tuân
đi tìm cái đẹp và đã tìm ra cái đẹp long lanh, mong manh giữa một vùng trời đen
tối.
Việc miễn những mánh khóe hành hạ, biệt đãi những người tử tù, rồi bạo dạn xin
chữ, một cách khéo léo từng chút từng chút gắn thêm nét đẹp vào con người quản
ngục bởi vì: “Biết người tài, không phải là kẻ xấu”. Mặc dù vậy khi đã biệt đãi, đã
toan tính cách xin chữ, quản ngục vẫn còn sợ, vẫn dặn viên thơ lại nói với Huấn
Cao: “Miễn là ngài giữ kín cho”. Một chi tiết nhỏ nhưng chắc là không thể thiếu.
Một chi tiết vừa lãng mạn vừa hiện thực. Mến cái tài của Huấn Cao nhưng sợ
“phép vua”. Phải tinh tế lắm. Nguyễn Tuân mới phát hiện ra điều đó. Phải tài hoa
lắm Nguyễn Tuân mới thể hiện được điều đó. Nếu không viết về nỗi sợ ngấm ngầm
thì là không thật, mà Nguyễn Tuân lại là con người luôn vươn tới cái đẹp, cái thật.
Nếu viết quá nhiều thì sẽ làm ngắt quãng mạch chuyển biến đang cuồn cuộn, sôi
sục trong nhân vật hình tượng.
Mến cái tài của Huấn Cao, khát khao “có được chữ ông Huấn mà treo là có một
báu vật trên đời”, đến lúc này, quản ngục dường như không còn là quản ngục mà là
hóa thân của Nguyễn Tuân với nhịp tim và hơi thở dành trọn cho sự nâng niu cái
đẹp. “Một buổi chiều lạnh, viên quản ngực tái nhặt người đi sau khi tiếp đọc công
văn”. Không còn là thương tiếc, xót xa mà đã đạt đến đỉnh điểm của niềm đau xót,
thẫn thờ. Việc nhận công văn, quản ngục biết trước nhưng vẫn thấy đột ngột, hụt
hẫng. Thiên lương vừa sóng dậy trong một con người đã thúc giục quản ngục hành
động. Một. hành động trái ngược với những gì quản ngục nói: “Ta biết rồi, việc
quan ta đã có phép trước”.
Tình yêu cái đẹp đến đam mê đã đánh thức khí phách tiềm tàng nằm im suốt bao

nhiêu năm.
Trong cảnh cho chữ hùng vĩ, có một chi tiết đáng nhớ: “Người tù viết xong một
chữ viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẻm đánh dấu ô chữ đặt
lên phiến lục ông”, “khúm núm” không phải chỉ vì nịnh bợ mà là vì cảm phục. Khi
sự cảm phục lên đến đỉnh điểm cũng là lúc kết thúc truyện. “Kẻ mê muội này xin
bái lĩnh”. Một nghệ thuật tài hoa, kết thúc truyện ở cao trào. Chính nghệ thuật độc


đáo đó đã nêu bật cái đẹp toàn diện, toàn mỹ và rất đặc sắc của cả người xin chữ và
người cho chữ.
Dọc theo suốt chiều dài của truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với một ý
nghĩa nhất định. Quản ngục không chỉ là một hình tượng độc đáo mà còn là nhân
vật hội đủ những đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời, của quan niệm và
phong cách Nguyễn Tuân: lãng mạn mà vẫn hiện thực, là tiếng nói của thiên lương,
của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và than tiếc những cái đã qua
và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”



×