Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

điều tra đánh giá tác động đến động vật hoang dã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.92 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: ĐIỀU TRA GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Kế hoạch giám sát loài Gà lôi trắng và tác động của con người đến loài
tại Vườn quốc gia Bạch mã ”

Họ tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Ngành:
Giáo viên môn học:

Phan Văn Tâm
1743020075
K62_LT
Quản lý tài nguyên rừng
TS. Nguyễn Đắc Mạnh

Hà Nội, tháng 4 năm 2019
ĐẶT VẤN ĐỀ


Giám sát đa dạng sinh học là hoạt động thu thập số liệu nhằm phát hiện các
thay đổi về tình trạng và sử dụng đa dạng sinh học, từ đó đưa ra các giải pháp kịp
thời giúp nâng cao hiệu quả quản lý đa dạng sinh học. Giám sát đa dạng sinh học
có thể trả lời một số câu hỏi như sinh cảnh và hệ sinh thái có bị suy thoái hay
không? Quần thể của các loài động vật và thực vật nguy cấp có bị suy giảm hay
không? Nguyên nhân là gì? Các giải pháp quản lý hiện tại có hiệu quả hay không ?


Và các hoạt động quản lý hiện tại có nâng cao được lợi ích cho cộng đồng địa
phương từ việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (Nordeco và Denr, 2001;
Phạm Nhật và cộng sự, 2003; Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự, 2009). Giám sát là
cách thức có hiệu quả nhằm xác định sự phản ứng của một quần thể với sự biến đổi
của môi trường. Tùy vào điều kiện về nhân lực và tài chính, thông thường đối
tượng của giám sát đa dạng sinh học thường tập trung vào các loài đặc biệt nhạy
cảm, sinh vật chỉ thị và các loài quý hiếm và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Gà lôi trắng (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) hay còn được gọi là
"Kỳ lân Châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống
trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát
hiện vào năm 1992. Gà lôi trắng được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới
(IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.
Tại VQG Bạch Mã, Gà lôi trắng được xác định là loài ưu tiên bảo tồn bởi
chúng là loài đặc trưng cho HST rừng trên núi đá vôi; là loài thú lớn có phân bố
rộng nên việc bảo tồn sinh cảnh sống của chúng sẽ góp phần bảo tồn các loài thú
nhỏ sống bên trong đó. Gà lôi trắng hiện là đối tượng bị săn bắt mạnh vì chúng có
giá trị kinh tế cao ngoài thị trường; đây là loài nguy cấp, quý hiếm có ý nghĩa
quan trọng về mặt khoa học và bảo tồn gen.

PHẦN I:


TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm giám sát Đa dạng sinh học
Giám sát đa dạng sinh học (ĐDSH) là sử dụng các kỹ thuật quan trắc để theo
dõi sự thay đổi theo thời gian và không gian của các thành phần ĐDSH (thảm thực
vật, các kiểu sinh cảnh, các quần thể động vật, thực vật,...) dưới tác động của con
người và thiên nhiên; thu thập thêm các thông tin về vùng phân bố và tình trạng
quần thể của các loài quan trọng còn ít được nghiên cứu. Giám sát ĐDSH cũng xác

định các loại đe dọa đối với ĐDSH đang tồn tại trong khu VQG, khu bảo tồn
cường độ của mỗi đe dọa và sự thay đổi phạm vi, cường độ của các đe dọa đến
ĐDSH theo thời gian và không gian.
Kết quả của giám sát ĐDSH thể hiện tính phù hợp và hiệu quả của các hoạt
động quản lý được thực hiện. Dựa vào kết quả giám sát ĐDSH, Ban quản lý VQG
sẽ tiến hành điều chỉnh các hoạt động quản lý cho phù hợp và đạt hiệu quả cao
hơn.
1.2. Khái niệm chỉ thị giám sát Đa dạng sinh học
Giám sát ĐDSH được thực hiện thông qua các yếu tố sinh thái mang tính chỉ
thị cho:
+ Tình trạng các quần xã sinh vật hoặc các sinh cảnh quan trọng trong khu
VQG Bạch Mã.
+ Tình trạng tác động tiêu cực đến các thành phần ĐDSH trong khu VQG
+ Hiệu quả của các hoạt động quản lý được thực hiện trong khu VQG
Các yếu tố sinh thái này được gọi là các “chỉ thị giám sát” (Monitoring
indicators). Các chỉ thị giám sát có thể là các yếu tố sinh vật (các quần thể thực vật
hoặc động vật, các hệ sinh thái, các sinh cảnh nhạy cảm,…) hoặc các yếu tố phi
sinh vật (hoạt động khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng, khai thác khoáng sản, hiện
tượng cực đoan của thiên nhiên,…)
Tùy thuộc vào khả năng tiếp cận để quan trắc thu thập số liệu, chỉ thị giám
sát có thể bao gồm “chỉ thị sơ cấp” còn gọi là “chỉ thị cấp 1” hoặc “chỉ thị thứ
cấp”, còn gọi là “chỉ thị cấp 2”. Chỉ thị sơ cấp là chỉ thị mà người giám sát có thể
thực hiện quan trắc trực tiếp chỉ thị đó. Trong trường hợp, người giám sát không
thể quan trắc trực tiếp chỉ thị đó mà phải quan trắc gián tiếp qua các chỉ thị khác,
thì đó là những chỉ thị thứ cấp.
1.3. Các chỉ số giám sát đa dạng sinh học
Các chỉ số giám sát là những thông số được tính toán trên cơ sở các thông
tin/ số liệu quan trắc được từ các chỉ thị giám sát nhằm biểu thị sự thay đổi tình
trạng của chỉ thị giám sát theo thời gian. Đối với các chỉ thị giám sát là yếu tố sinh
vật, các chỉ số giám sát có thể là: thành phần loài, mật độ cá thể, tần suất bắt gặp cá

thể, mật độ dấu chân, tần suất bắt gặp dấu chân, tần số sinh trưởng, mật độ cây tái


sinh,… Đối với các chỉ thị giám sát là yếu tố phi sinh vật, các chỉ số giám sát có
thể là: tần suất bắt gặp thợ săn, mật độ lán khai thác lâm sản, số lượng bẫy bắt gặp
trong rừng,…
1.4 .Khái niệm chu kì giám sát
Giám sát ĐDSH được tiến hành một cách thường xuyên, có hệ thống và
thường bao gồm các bước sau:
+ Điều tra xác định tình trạng của chỉ thị giám sát tại thời điểm ban đầu
+ Điều tra lại tình trạng của chỉ thỉ giám sát đó vào những khoảng thời gian
nhất định, có độ dài như nhau (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm,…)
+ So sánh các kết quả điều tra tình trạng chỉ thị giám sát ở các khoảng thời
gian đã thực hiện để xác định xu thế biến đổi của chỉ thị giám sát
+ Xác định các nguyên nhân gây ra xu thế biến đổi của chỉ thị và đề xuất các
giải pháp xử lý
Như vậy, trong chương trình giám sát ĐDSH, các hoạt động điều tra giám
sát được tiến hành lặp lại theo những khoảng thời gian nhất định được gọi là “chu
kỳ giám sát”. Điều rất quan trọng là phải đảm bảo “tính ổn định” trong tất cả các
chu kỳ giám sát, nghĩa là, trong tất cả các lần thực hiện điều tra giám sát, phải đảm
bảo thực hiện đúng và đầy đủ lại tất cả những gì đã làm trong lần điều tra giám sát
đầu tiên về phương pháp, địa điểm, thời gian và nhân lực. Một sự thay đổi dù là
nhỏ về phương pháp, thời gian hoặc nhân lực sẽ làm giảm tính chính xác của
chương trình giám sát đang thực hiện.
Chu kỳ giám sát có thể là 1 tháng (cứ mỗi tháng thực hiện điều tra một lần),
3 tháng (cứ 3 tháng thực hiện điều tra một lần), 6 tháng (cứ 6 tháng thực hiện điều
tra một lần),…. Việc lựa chọn độ dài của chu kỳ giám sát được dựa trên tốc độ biến
động của chỉ thị giám sát, mức độ của áp lực đe dọa và khả năng nguồn lực có
được cho hoạt động giám sát (nhân lực, tài chính, vật tư thiết bị....).


PHẦN II :
ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG TRONG
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu:
- Vị trí địa lý:
Tọa độ 16°05′ tới 16°15′ vĩ bắc và 107°43′ tới 107°53′ kinh đông.
Núi là một phần của Dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển. Nằm giữa
tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng
nằm cách Huế 60 km về phía Nam.


Quyết định số 01/QĐ- TTg ngày 02 tháng 1 năm 2008,của Thủ tướng Chính
phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định mở rộng diện tích vườn
quốc gia Bạch Mã lên thành 37.487 ha.Diện tích vườn quốc gia Bạch Mã sau khi
mở rộng nằm trên 3 huyện: huyện Phú Lộc và huyên Nam Đông thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam.
- Diện tích:.
Với diện tích 22.030 ha, Vùng đệm: Vùng đệm bao quanh Vườn quốc gia,
tính từ ranh giới Vườn(rộng nhất là 9 km, hẹp nhất là 0,51 km) với diện tích là
21.300 ha. Núi Bạch Mã là một phần của Dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển.
Nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, nơi đây có đèo Hải
Vân nổi tiếng nằm cách Huế 60 km về phía Nam. chủ yếu nằm trên 2 huyện Phú
Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450 m
so với
- Địa hình:
Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy
núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và
thấp dần ra biển. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân
toàn khu vực là 150 - 250, nhiều nơi có dốc đứng trên 400. Dưới chân của các dải
núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch tạo nên vẻ đẹp

độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.
Đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450 m so với mực nước biển là đỉnh núi cao
nhất của vườn.
- Khí hậu thủy văn
Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy
núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và
thấp dần ra biển. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân
toàn khu vực là 150 - 250, nhiều nơi có dốc đứng trên 400. Dưới chân của các dải
núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch tạo nên vẻ đẹp
độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.
- Đất đai:
Tổng diện tích điều tra của vườn là 37.487 ha, trong đó 98,9 % diện tích
thuộc nhóm đất Feralit, được kiến tạo bởi nền vật chất gồm các nhóm đá mẹ sau:
Nhóm đá Măc ma axít, ký hiệu (a)
Nhóm đá Sét và Biến chất, ký hiệu (s)
Nhóm mẫu chất Phù sa cổ, ký hiệu (p)
Nhóm mẫu chất Phù sa mới, ký hiệu (Pb)
Nền địa chất của dãy núi Bạch Mã ít phức tạp, phần lớn diện tích là đá Sét
và Biến chất, đá Măc ma axit. Ở độ cao trên 900m có đất Feralit vàng trên núi phát
triển từ đá Mac ma axit. Độ cao dưới 900m chủ yếu là đất Feralit vàng hay vàng
đỏ. Các thung lũng có đất dốc bồi tụ ven sông suối.


Núi Bạch Mã có đỉnh cao 1.450 m. Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi
với thác nước, suối, rừng,... Núi Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động
vật và thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới. Bạch Mã nằm cách biển chỉ có 18 km
nên hòa với không khí của rừng núi là chút hương vị của biển.
- Địa giới hành chính: - Hệ động, thực vật:
Nằm trên 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450 m so với. Vườn được quy hoạch thành 3 phân khu,

gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.064,8 ha); phân khu phục hồi sinh thái
(20.234 ha); phân khu dịch vụ hành chính (5.188,2) ha. Hiện Ban quản lý Vườn
Quốc gia bạch Mã đã xác định, thống kê được 2.147 loài thực vật (trong đó có 185
loài là đặc hữu của Việt Nam, 54 loài quí hiếm được đưa vào sách Đỏ Việt Nam).
Về động vật có 1.534 loài, trong đó lớp côn trùng có 894 loài; lớp cá xương có 57
loài; lưỡng cư bò sát có 93 loài; lớp chim có 358 loài; lớp thú có 132 loài. Đặc biệt
là có các loài động vật đặc hữu và quý hiếm như: Gà lôi trắng,Gà lôi lam mào
trắng, Trĩ sao, Voọc ngũ sắc, Mang lớn.. và các loài thực vật quý giá như Trầm
hương, Trắc, Gụ, Cẩm lai...
- Kinh tế xã hội:
Dân số trong vùng:Vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã bao gồm 9 xã, 2
thị trấn thuộc hai huyện Phú Lộc, Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và một xã
thuộc huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam. Dân số trong vùng với khoảng 62.774
người đa số là người kinh, ngoài ra còn có dân tộc Katu, Mường, Vân kiều.
-Mục tiêu, nhiệm vụ:
Bảo tồn các hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền bắc và
miền nam, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm tiêu biểu của Vườn (Trĩ
sao, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen, Voọc chà vá chân nâu, Gà lôi
trắng, Trầm hương, Kim giao...), bảo vệ các cảnh quan tự nhiên trong vườn, phục
hồi lại những khu rừng đã bị tàn phá.
Tham gia nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản và tổ chức dịch vụ nghiên
cứu theo chương trình và hợp đồng nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn
nguồn gen, pháp triển lâm sinh. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục
bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái.
Cơ quan/cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách
nhiệm quản lý Vườn quốc gia này . Ban quản lý: Ban giám đốc Vườn quốc gia
Các giá trị đa dạng sinh học:
-Hệ động vật:
Qua điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được 1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài
trong cả nước) thuộc 52 bộ, 258 họ, 1080 giống. Hệ động vật ở đây rất đa dạng, có

nhiều loài đặc hữu và quý hiếm và được thống kê chi tiết: Côn trùng có 17 bộ, 137
họ, 708 giống, 1.029 loài; Cá 6 bộ, 17 họ, 46 giống, 57 loài; Ếch nhái - Bò sát có 3
bộ, 19 họ, 64 giống, 134 loài; Chim có 16 bộ, 57 họ, 189 giống, 363 loài; Thú có
10 bộ, 28 họ, 73 giống, 132 loài. Qua kết quả kiểm kê năm 2011, có nhiều loài đặc
hữu, quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam cần phải có
giải pháp ưu tiên bảo tồn như sau:
Các loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Theo thống kê Vườn quốc gia Bạch Mã có


69 loài được liệt kê cần phải được bảo vệ, điển hình các loài như: Voọc vá chân
nâu Pygathrix nemaeus, Sói lửa Cuon alpinus, Cầy mựcArctictis =0binturong, Báo
hoa mai Panthera pardus, Gà lôi trắng Pseudoryx nghetinhensis, Mang
lớn Megamuntiacus vuquangensis, Mang trường sơn Caninmuntiacus
truongsonensis, Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi, Bồ câu nâu Columba
punicea, Trăn mốc Python molurus, Rắn ráo Ptyas korros, Rùa hộp trán
vàng Cuora galbinifrons, Rùa đầu to Platysternon megacephalum, Cá chình
hoa Anguilla marmorata…
Lophura nycthemera, Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi, Gà so trung
bộ Arborophila merlini, Gà so họng hung Arborophila rufoguralis, Rắn lục
sừng Trimeresurus cornutus, Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons…
Có 2 loài Ong mới cho khoa học được phát hiện và mang tên Bạch Mã là Spinaria
bachmana , Vietorogas bachma.
Có 5 loài mới cho khoa học, được phát hiện đầu tiên và đặt tên Bạch Mã
gồm:
Chìa vôi bạch mã - Cissus bachmaensis.
Côm bạch mã - Elaeocarpus bachmaensis .
Lá nón bạch mã - Licuala bachmaensis
Mây bạch mã - Calamus bachmaensis
Bọt ếch bạch mã - Glochidion bachmaensis
Hoạt động du lịch:

Giá trị du lịch của Bạch mã là cảnh quan tự nhiên và khí hậu (nhiệt độ 18 độ
C - 23 độ C), với nhiều rãy núi cao, chia cắt tạo ra các khu hệ động, thực vật rất
phong phú và đa dạng. Dịch vụ du lịch sinh thái ở đầy đã hình thành một số tuyến
du lịch, phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng...Với nhiều tuyến đường như: Đường mòn trĩ
sao, đường mòn thác đỗ quyên, đường mòn thác ngũ hồ, đường mòn Hải Vọng Đài
và một số địa điểm khác. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở đây khá phát triển như
một số biệt thự thời Pháp đã được phục hồi làm trạm nghiên cứu, bãi cắm trại...
+ Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn manh mún và tập
trung ở thị trấn. Các ngành nghề chính là đan lát, sản xuất đồ hộp, cơ khí nhỏ…
+ Hệ thống thông tin liên lạc rất phát triển. Mỗi hộ gia đình ở đây đều có ít
nhất một máy điện thoại, mạng internet kết nối tốt với các hoạt động tài chính trên
nền tảng mạng như ATM hoạt động khá tốt.
+ Hiện các xã đều đã được phổ cập đến trung học cơ sở, tuy nhiên các
trường cấp 1 và cấp 2 đều được đang ghép chung. Số học sinh chuyển lớp. chuyển
cấp đạt trên 98%, không có học sinh trong độ tuổi bỏ học. 5 trường thị trấn đều đạt
chuẩn quốc gia.
+ Công tác y tế được triển khai có hiệu quả tại tất cả các xã, việc khám chữa
bệnh được duy trì tốt, các chương trình chăm sóc sức khỏe được thực hiện đày đủ,
vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh đều được
đánh giá tốt.
2.2.Đối tượng nghiên cứu:


GÀ LÔI TRẮNG - Lophura nycthemera (Linnaeus, 1758)
Họ: Trĩ - Phasianidae
Bộ: Gà - Galliformes
Gà lôi trắng có 5 phân loài: Trĩ bạc Lophura nycthemera
nycthemera (Linnaeus, 1758); Gà lôi trắng Lophura nycthemera
beaulieuriDelacour, 1948; Gà lôi berli Lophura nycthemera berliozi Delacour và
Jabouille, 1928; Gà lôi beli Lophura nycthemera beli (Oustalet, 1898), Gà lôi vằn

lưng Lophura nycthemera annamensis (Ogilvie Grant, 1906).
Chim đực trưởng thành của 5 phân loài Gà lôi trắng có đặc điểm sai khác
đặc trưng là càng vào phía nam của vùng phân bố lông đuôi của chúng càng ngắn
dần, màu trắng của bộ lông cũng giảm và màu đen tăng lên. Bộ lông có vằn đen
trắng xen lẫn thể hiện rất rõ ở phân loài đặc hữu Gà lôi vằn lưng (Lophura
nycthemera annamensis) phân bố ở rừng nam Trung Bộ đến đông bắc Nam Bộ
(Việt Nam). Lông đuôi của phân loài beli (Lophura nycthemera beli) có màu trắng
rõ hơn so với phân loài berli (Lophura nycthemera berliozi) mặc dù hai phân loài
này có hình thái ngoài tương tự nhau.
Sinh học, sinh thái:
Sinh sản của gà lôi trắng từ cuối mùa xuân kéo dài đến cuối mùa hè. Con
đực thường khoe mẽ vào tháng 2, làm tổ và đẻ trứng vào tháng 4 - 5. Mỗi lứa đẻ 5
- 10 trứng, vỏ trưng màu trắng ngà hay hung nhạt. Thời gian ấp 25 - 26 ngày. Cũng
như các loài gà lôi khác thức ăn của gà lôi trắng là côn trùng, giun đất, các loại hạt
và quả cây trong rừng.
Tuỳ từng phân loài, gà lôi trắng sống đôi, đàn nhỏ 3 - 5 con hoặc nhiều hơn
đến 10 con như ở trĩ bạc. Nơi sống thích hợp của gà lôi trắng là các loại rừng
thường xanh nguyên, thứ sinh và rừng hồi phục, rừng khai thác ẩm rậm rạp, nơi có
độ cao 300m trở lên so với mặt biển. Đã gặp loài này ở độ cao trên các đỉnh núi
cao 1200 - 1800m. Ban ngày kiếm ăn trên mặt đất ban đêm bay lên trên cành cây
đậu ngủ.
Phân bố:
Trong nước: Từ Bắc bộ vào đến Nam Bộ.
Thế giới: Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia. Tùy từng
phân loài, riêng các phân loài L. n. beli và L. n. annamemsis là đặc hữu của Việt
Nam
Giá trị:
Gà lôi trắng đặc biệt là các phân loài L. n . annamensis, L. n. beli có giá trị
thẩm mỹ và đa dạng sinh học cao.
Tình trạng:

Hiện nay số lượng cá thể của gà lôi trắng còn lại không nhiều, đặc biệt là 2
phân loài đặc hữu. Cả 5 phân loài đều bị săn bắt nhiều, bừa bãi, vùng phân bố bị
huỷ hoại và thu hẹp, số lượng cá thể trong thiên nhiên giảm sút nhanh chóng và
ngày càng trở nên hiếm. Tuy nhiên, chúng đang được phục hồi trong nhiều khu bảo
tồn thiên nhiên.
Phân hạng: LR cd.
Biện pháp bảo vệ:


Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), Nghị định 48/NĐ-CP
(2002). Cần nghiên cứu thêm về hiện trạng và phân bố của các phân loài, đặc biệt
là các phân loài đặc hữu của Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
bảo vệ hữu hiệu cho Gà lôi trắng ở Việt Nam.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 264.
Nguyên nhân gây nên sự suy giảm:
Do hoạt động săn bắn động vật, suy thoái và mất sinh cảnh (khai thác gỗ,
cháy rừng, sức ép tăng dân số và khách du lịch, nhu cầu thị trường,) là những mối
đe dọa chính đến quần thể Gà lôi trắng tại VQG Bạch Mã.
Săn bắn là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm về số lượng cá thể Gà lôi
trắng tại VQG Bạch Mã. Đối tượng tham gia săn bắn chủ yếu là người dân địa
phương sống xung quanh VQG.
Nếu như trước đây, việc săn bắn chủ yếu là phục vụ nhu cầu thực phẩm,
cung cấp thức ăn hàng ngày cho người dân sống xung quanh VQG. Thì những năm
gần đây, việc săn bắn Gà lôi trắng đều mang tính thương mại, các bộ phận của Gà
lôi trắng được coi như thần dược, ngoài ra nhu cầu nuôi động vật làm cảnh, làm đồ
lưu niệm cũng tăng cao dẫn đến tình trạng săn bắn, bẫy bắt, mua bán và vận
chuyển Gà lôi trắng trái phép diễn ra ngày càng nhiều.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT
Tính cấp thiết của việc xây dựng chương trình giám sát:

Các thành phần ĐDSH trong các KBT/VQG luôn chịu sự tác động của các
yếu tố khác nhau làm cho thay đổi như: khai thác lâm sản, phá hoại sinh cảnh, săn
bắt động vật rừng, chăn thả gia súc tự do, xây dựng đường, các loài xâm lấn,...
Bên cạnh đó, ban quản lý KBT/VQG thường xuyên thực hiện các hoạt động quản
lý (tuần tra bảo vệ rừng, tịch thu súng săn và phá hủy các bẫy trong rừng, kiểm soát
việc buôn bán động vật hoang dã, truyên truyền nâng cao nhận thực bảo tồn của
nhân dân,…) nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tạo các điều kiện thuận lợi
cho các thành phần ĐDSH duy trì và phát triển. Chương trình giám sát ĐDSH giúp
đánh giá xu thế biến đổi của các thành phần ĐDSH và hiệu quả của các hoạt động
quản lý được thực hiện. Kết quả của giám sát ĐDSH là cơ sở để ban quản lý
KBT/VQG điều chỉnh kế hoạch quản lý sao cho phù hợp với tình hình thực tế và
đem lại hiệu quả quản lý cao trong mỗi giai đoạn quản lý. Giám sát ĐDSH cần trở
thành hoạt động thường xuyên của các KBT/VQG.
Các bước xây dựng và triển khai chương trình giám sát DDSH:


Giám sát ĐDSH là một quá trình có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Tuy nhiên, ở những giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của thực tế quản
lý, các chương trình giám sát ĐDSH có các mục tiêu, chỉ thị giám sát, chu kỳ giám
sát và thời hạn giám sát khác nhau. Vì vậy, Ban quản lý KBT/VQG cần nắm được
quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình giám sát để chủ động xây dựng
và thực hiện các chương trình giám sát phù hợp với từng giai đoạn quản lý của
KBT/VQG. Về cơ bản, quá trình xây dựng và thực hiện chương trình giám sát
ĐDSH có 6 bước cơ bản sau:
1) Xây dựng chương trình giám sát bao gồm: xác định các mục tiêu giám
sát, lựa chọn các chỉ thị giám sát, xác định các chỉ số giám sát, lựa chọn các
phương pháp thu thập và phân tích số liệu, xác định chu kỳ giám sát, thời gian thực
hiện chương trình giám sát, nhân lực thực hiện, kinh phí và những yêu cầu cần
thiết khác (nếu có) cho hoạt động giám sát.
2) Tập huấn xây dựng năng lực giám sát ĐDSH. Sau khi xây dựng xong

chương trình giám sát cần tiến hành tập huấn kỹ năng giám sát cho các cán bộ
tham gia, bao gồm: làm cho họ hiểu rõ các mục tiêu, các chỉ thị giám sát, các chỉ
số của Chương trình giám sát. Tập huấn kỹ thuật nhận diện các loài giám sát, các
phương pháp thu thập và xử lý số liệu, hướng dẫn xây dựng báo cáo kết quả giám
sát và từ đó đề xuất được các khuyến cáo cho quản lý KBT/VQG và bảo tồn
ĐDSH
3) Thực hiện giám sát thử nghiệm. Sau khi tập huấn kỹ năng giám sát, cần
tiến hành giám sát thử nghiệm để phát hiện và điều chỉnh những điểm bất cập trong
Chương trình giám sát, đồng thời để các cán bộ giám sát thông thạo hơn các kỹ
thuật giám sát. Thời gian thử nghiệm có thể là 1 – 3 chu kỳ giám sát, tùy thuộc vào
năng lực và khả năng tiếp thu của các cán bộ giám sát. Trong thời gian thử nghiệm
giám sát, cần có sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia, tốt nhất là của những người xây
dựng nên Chương trình giám sát, để đảm bảo cho các hoạt động giám sát được
thực hiện theo đúng kỹ thuật. Các số liệu thu thập trong thời gian thử nghiệm
không được sử dụng cho phân tích số liệu giám sát sau này.
4) Thực hiện chương trình giám sát. Sau khi hoàn thành giai đoạn giám sát
thử nghiệm và điều chỉnh nội dung Chương trình giám sát, có thể chính thức tiến
hành chương trình giám sát để thu thập các số liệu / chỉ số giám sát.
5) Quản lý, phân tích số liệu và viết báo cáo kết quả giám sát. Các số liệu
thu thập sau chu kỳ giám sát bao gồm các phiếu điều tra giám sát, sổ nhật ký giám
sát, các ảnh chụp và tư liệu khác cần được bảo quản ở nơi an toàn nhất. Đồng thời,
tiến hành nhập số liệu vào các phần mềm vi tính chuyên dụng (Excel, MapInfor,
MIST,..) để phân tích và xây dựng các báo cáo theo yêu cầu. Báo cáo kết quả giám
sát cần chỉ rõ xu thế biến đổi của các chỉ thị, xác định các tác động/nguyên nhân
gây nên xu thế biến đổi đó và đề xuất các giải pháp xử lý các tác động đó.
6) Nộp báo cáo kết quả giám sát. Báo cáo kết quả giám sát được nộp cho
giám đốc KBT/VQG hoặc bộ phận chuyên trách được giám đốc chỉ định để sử
dụng.



PHẦN III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu giám sát
Mục đích của việc xây dựng chương trình giám sát loài Gà lôi trắng cho
Vườn quốc gia Bạch Mã là cung cấp cho ban quản lý VQG một công cụ đánh giá
tính phù hợp và hiệu quả các hoạt động quản lý của VQG, trên cơ sở đó sẽ điều
chỉnh kế hoạch quản lý cho phù hợp hơn và hiệu quả cao hơn.
- Mục tiêu tổng quát : Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá hiệu quả về quản
lý và bảo tồn loài Gà lôi trắng tại Vườn quốc gia Bạch Mã.
- Mục tiêu cụ thể của chương trình giám sát là :
- Xác định tình trạng và xu thế biến đổi quần thể Gà lôi trắng ở VQG Bạch
Mã.
- Xây dựng chương trình giám sat cho loài Gà lôi trắng:
+ Xây dựng các chỉ số giám sát
+ Xây dựng hệ thống các tuyến giám sát
+ Xây dựng kế hoạch giám sát
- Xác định phạm vi và mức độ tác động của các đe dọa chính trong VQG
Bạch Mã.
- Đề xuất điều chỉnh các hoạt động quản lý của VQG cho phù hợp và hiệu
quả hơn.
3.2. Nội dung nghiên cứu
+ Điều tra hiện trạng và các mối đe dọa đến quần thể Gà lôi trắng
+ Nghiên cứu xây dựng chương trình giám sát cho loài Gà lôi trắng
+ Đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý, bảo tồn phát triển quần thể.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
* Công tác chuẩn bị : Các trang thiết bị phục vụ giám sát bao gồm: ống
nhòm, GPS, địa bàn, bản đồ địa hình khu vực khảo sát (1/50.000), máy ghi âm,
máy ảnh, phiếu giám sát, sổ ghi chép, sơn đỏ hoặc dây đánh dấu tuyến, dao phát
tuyến, dụng cụ làm lán trại và sinh hoạt hiện trường.

- Các tuyến giám sát cố định với chiều dài từ 3-4 km được thiết lập trong các
khu vực giám sát. Các tuyến được lập ngẫu nhiên và đi qua các sinh cảnh phân bố
của các loài thú giám sát. Điểm đầu, điểm cuối và một số điểm quan trọng trên mỗi
tuyến được đánh dấu rõ ràng bằng các mốc sơn màu đỏ để thuận tiện cho việc tìm
tuyến trong các lần khảo sát. Chu kì giám sát thú là 3-6 tháng một lần, tùy thuộc
nguồn lực có được.
- Hai người giám sát đi bộ dọc theo tuyến với tốc độ chậm (1-2 km/h) chú ý
quan sát để phát hiện các loài giám sát và tiếng kêu của chúng. Thời gian tiến hành


giám sát từ 6h00-10h00 khi mà các loài thú giám sát hoạt động mạnh nhất và dễ
quan sát. Khi bắt gặp một cá thể giám sát (hoặc một nhóm các cá giám sát) người
giám sát cần quan sát cẩn thân và ghi chép các thông tin sau vào Phiếu giám sát
các loài thú theo tuyến: tên loài, tọa độ (GPS), số lượng cá thể của đàn, sinh cảnh.
3.3.1 Phương pháp xác định các loài thú quan trọng trong giám sát
Các loài thú quan trọng tại Vườn quốc gia được xác định dựa trên kết quả
điều tra khảo sát hiện trường và áp dụng các tiêu chí xác định. Một loài thú quan
trọng được lựa chọn để giám sát đáp ứng 4 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Có giá trị bảo tồn cao ( Loài có trong sách đỏ Việt Nam (2007)
và / hoặc Danh lục đỏ Thế giới IUCN, 2015 ở cấp bậc, CR nguy cấp, VU sẽ nguy
cấp; hoặc loài đặc hữu trong Vườn quốc gia, hoặc đặc hữu cho Việt Nam và có số
lượng lớn ở khu bảo tồn, hoặc có giá trị chỉ thị cho các sinh cảnh rừng nguyên sinh
hoặc ít bị tác động (Khu rừng có diện tích rộng lớn, liên hoàn có cấu trúc tầng tán
gần như rừng nguyên sinh) ở Vườn quốc gia.
Tiêu chí 2: Đang là đối tượng bị khai thác trái phép mạnh ở Vườn quốc gia
và vùng lân cận.
Tiêu chí 3: Loài tương đỗi dễ nhận diện, đối với đại đa số cán bộ Vườn
quốc gia sau khi tập huấn.
Tiêu chí 4: Không quá hiếm ở Vườn quốc gia, có thể bắt gặp trực tiếp hoặc
gián tiếp ( Qua các dấu vết để lại như dấu chân, vết ăn, cọ sừng, phân …) trong các

đợt điều tra giám sát.
3.3.2. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số giám sát
Đối với một kế hoạch giám sát đa dạng sinh học việc xác định chỉ số cũng
như chỉ thị rất quan trọng. Các chỉ số là những nguồn thông tin mà dựa vào đó có
thể xác định được xu thế biến đổi của các yếu tố sinh thái và hiệu quả của công tác
quản lý. Các chỉ số có thể là các thông số về ĐDSH (thành phần loài, mật độ loài,
tần số gặp của loài…) hoặc các thông số không phải là ĐDSH ( tần số bắt gặp thợ
săn trong Vườn quốc gia, mật độ lán của người khai thác lâm sản trái phép trong
VQG, số vụ vi phạm phát triên hàng tháng). Trong nghiên cứu này, việc xây dựng
các chỉ số giám sát dựa trên các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Tính đo đếm được nghĩa là chỉ thị giám sát phải đo đếm được về
chất lượng hoặc về số lượng.
Tiêu chí 2: Tính dễ hiểu nghĩa là mọi người đều có thể hiểu được các chỉ
thị, chỉ số giám sát biểu thị cái gì.
Tiêu chí 3: Tính thống nhất, nghĩa là các chỉ thị giám sát phải phù hợp với
mục tiêu giám sát và trong suốt thời gian thực hiện hoạch giám sát không được
thay đổi các chỉ thị giám sát cũng như các phương pháp thu thập số liệu.
Tiêu chí 4: Tính nhạy cảm . Nghĩa là các chỉ thị giám sát phải phản ánh
chính xác sự thay đổi dù là nhỏ hay lớn mà kế hoạch giám sát quan tâm.


3.3.3 Phương pháp xây dựng tuyến giám sát
Do đặc thù của khu vực nghiên cứu là đảo bao gồm hệ sinh thái rừng trên
cạn và hệ sinh thái biển. Chính vì vậy, hai hệ thống tuyến giám sát được thiết lập:
Tuyến giám sát trên rừng và tuyến giám sát trên biển. Hệ thống tuyến giám sát
rừng trên cạn (rừng): Tuyến giám sát được sử dụng để giám sát các cá thể Sơn
dương trong khu vực nghiên cứu. Nguyên tắc lập tuyến : Dựa trên bản đồ địa hình,
tỉ lệ 1/25/000, bản đồ phân bố thảm thực vật và kết hợp khảo sát thực tế để xác lập
hệ thống tuyến giám sát. Tuyến giám sát được thiết lập dựa trên các lối mòn có sẵn
hoặc tạo mới đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau. Đặc biệt, các tuyến đi qua các

khu vực có sự xuất hiện của các cá thể Sơn dương. Chiều dài của mỗi tuyến trong
khoảng 4-5km tùy thuộc vào địa hình của mỗi tuyến.
Trong quá trình giám sát trên tuyến, các yêu cầu và nguyên tắc trong điều tra
ngoại nghiệp luân được tuân thủ như : Di chuyển nhẹ nhàng, không nói chuyện,
không hút thuốc và di chuyển với tốc độ 1,5-2,5km/ giờ. Hệ thống tuyến giám sát
trên biển : Dựa trên bản đồ địa hình và kết hợp khảo sát thực tế để xác lập hệ thống
tuyến giám sát trên biển. Tuyến giám sát được thiết lập đi qua các khu vực có khả
năng xuất hiện của các cá thể Sơn dương Xuồng cao tốc được sử dụng trong quá
trình điều tra tuyến, di chuyển trên tuyến với tốc độ 5-10 km/h, chiều dài mỗi tuyến
4-10km, có thể phải di chuyển lặp lại nhiều lần trên tuyến trong ngày giám sát.
3.3.4. Phương pháp xác định các mối đe dọa
Trong quá trình di chuyển trên các tuyến giám sát thực hiện ghi chép lại các
hoạt động của người dân tác động trong Vườn quốc gia để xác định các mối đe dọa
đến các loài Sơn dương.
TT
1
2

3

4
5

6

Chứng cứ phát hiện
Lán nghỉ trong rừng
Người xâm nhập vào
VQG


Các thông tin cần thu thập
- Mới hay cũ (khoảng bao nhiêu ngày, tháng ?)
- Số lượng người xâm nhập.
- Hoạt động của họ.
- Mục đích xâm nhập.
- Từ đâu đến (thôn, xã).
- Chụp ảnh.
Tiếng súng trong rừng - Mục đích bắn súng (săn thú, xua đuổi thú,...)
- Số tiếng súng nghe được
- Ước tính vị trí bắn (tiểu khu,...)
Xác động vật trong - Nguyên nhân chết (do săn bắn, chết tự nhiên,...)
rừng
- Chụp ảnh.
Bẫy cài đặt trong rừng - Số lượng bẫy
- Loài động vật dính bẫy
- Chụp ảnh
Khác (ghi rõ)
- Mô tả chi tiết.


* Tính toán các chỉ số giám sát
Tính tần suất bắt gặp các chứng cứ tác động cho từng đợt khảo sát và riêng
cho từng khu vực khảo sát theo công thức sau:
Tổng số chứng cứ phát hiện trong đợt khảo sát
Tần suất bắt gặp = ------------------------------------------------------------Tổng km các tuyến khảo sát đã thực hiện
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được phân tích và xử lý các chương trình như : DNR
Garmin, Arc GIS 10.2 và SMART 5.0.2. phần mềm DNR Garmin được sử dụng để
tải dữ liệu từ thiết bị GPS (hệ thống định vị toàn cầu) vào máy tính, phần mềm Arc
GIS 10.2 được sử dụng cho việc phân tích, xử lý bản đồ thể hiện sự xuất hiện của

Sơn dương ở các sinh cảnh tại Vườn quốc gia Cát Bà, xây dựng các bản đồ . toàn
bộ số liệu thu thập được thông qua phiếu giám sát và các tọa độ thu được từ GPS
được nhập trực tiếp vào phần mềm SMART sau đó thực hiện truy vấn các dữ liệu
và xuất các báo cáo được xây dựng.
3.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát
- Cần thành lập một nhóm gồm, người trách nhiệm giám sát loài Sơn dương,
người dân bản địa và một số cán bộ kiểm lâm. Dự trù lương thực thực phẩm và
kinh phí cho đợt giám sát.
- Đến chu kỳ giám sát, chủ động tiến hành các hoạt động điều tra giám sát
trong các khu vực đã điều tra trước (Nguyên tắc lặp lại). Cuối mỗi đợt điều tra
giám sát, thu lại tất cả các số liệu đã ghi chép, nếu chưa còn thiếu xót, phải quay lại
điều tra và chỉnh sửa số liệu sao cho đủ. Có thể sử dụng các phần mềm trên máy
tính để hỗ trợ hoặc có thể thiết kế phần mềm khác đáp ứng yêu cầu lưu trữ, xử lý
thông tin số liệu giám sát và kết xuất các báo cáo khi cần thiết. Thời gian đầu triển
khai thực hiện Kế hoạch giam sát cần có hỗ trợ của chuyên gia xây dựng Kế hoạch
giám sát để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những sai sót xảy ra, nhằm đảm bảo
cho việc thực hiện Kế hoạch giám sát được đúng với yêu cầu và đạt được kết quả
mong muốn.Và cuối cùng, các báo kết quả giám sát được về tình hình loài Sơn
dương phải nộp cho lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Bà.




×