Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.77 KB, 6 trang )

BÀI 7
BÁNH TRÔI NƯỚC
- Hồ Xuân HươngA. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Qua nghệ thuật thất ngôn tứ tuyệt cảm nhận được thân phận chìm nổi của người
phụ nữ tài hoa trong xã hội phong kiến. Thấy được cuộc sống ngày nay đã đem lại hạnh
phúc cho người phụ nữ như thế nào?
- Qua nghệ thuật ẩn dụ tài tình trong phạm vi 1 bài thơ tứ tuyệt cô đọng hàm xúc
cho học sinh hiểu được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Hình thể xinh đẹp, thân phận chìm nổi, đau khổ bất hạnh và bản lĩnh sắt son, thuỷ chung
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Từ đó thấy được ít nhiều giá trị tố cáo của bài
thơ và ý nghĩa của nó đối với người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
- Rèn kỹ năng đọc thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tìm hiểu và phân tích tâm trạng của nhân vật
trữ tình.
B- Phương pháp, kĩ thuât dạy học tích cực:
1. Động não: : suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tình cảm tinh thần tôn
trong phụ nữ, nam nữ bình đẳng.
2. Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung, nghệ
thuật của bài thơ.
3. Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ thân phận người phụ nữ.
GV: Nghiên cứu sách giáo khoa, đọc tài liệu tham khảo để soạn bài.
HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định


2. Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng và nêu nội dung 2 bài thơ (Thiên trường văn vọng) “Buổi chiều
đứng ở phủ thiên trường trông ra" và "Bài ca Côn Sơn", nêu nội dung tư tưởng của 2 bài
thơ?
? Tình cảm với quê hương đất nước qua 2 bài thơ “Buổi chiều … Trông ra" và
“Bài ca Côn Sơn" của Trần Nhân Tông Và Nguyễn Trãi là:


A. Buồn man mác

C. Vui cùng rừng suối.

B. Giao hoà với thiên nhiên.

D. Ẩn dật lánh đời.

3. Bài mới
GV: Giới thiệu bài mới: Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc, được Xuân
Diệu tôn vinh là bà chúa thơ Nôm. Thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo
không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhà thơ luân bên vực, đề cao giá trị của
người phụ nữ qua những vần thơ độc đáo của mình. Bài thơ bánh trôi nước sẽ giúp chúng
ta tìm hiểu phần nào tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ.

I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
? Em hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ?
- Hồ Xuân Hương ( ? -? ) quê làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An. Ông thân sinh
ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Ninh sinh ra HXH. Gia đình bà thường sống ở phường
Khán Xuân gàn hồ Tây ở Hà Nội. Đương thời HXH có mối quan hệ với nhiều danh sỹ trong
đó có Nguyễn Du.
- GV: Bà là tác tác giả lớn viết cả thơ trữ Hán và chữ Nôm nhưng độc đáo nhất vẫn
là thơ Nôm. Bà được mênh danh là “Bà chúa thơ Nôm". HXH gặp trắc trở trong tình duyên, hai
lần lấy chồng đều làm lẽ. Bà khao khát cuộc sống lứa đôi hạnh phúc.
2. Tác phẩm


Thơ HXH vừa trữ tình đằm thắm vừa trâm biếm đả kích sâu sắc.
? Bài thơ “ Bánh trôi nước “ được viết theo thể thơ nào?

-Thất ngôn tứ tuyệt.
? Em hãy chỉ ra đặc điểm của thơ thất ngôn tứ tuyệt trong bài thơ?
- Cả bài có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, vần hiệp ở tiếng cuối câu 1,2,4 (Tròn, non, son).
? Về hình thức ngôn từ văn bản này có điểm nào khác với bài (Nam quốc sơn hà)
và “Thiên trường viễn vọng"?
Cả 2 bài viết bằng chữ Hán, bài “ Bánh trôi nước “ viết bằng tiếng Việt.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu thể thơ, chú thích
GV: Hướng dẫn cách đọc: Đọc diễn cảm, rõ ràng, chú ý nhấn giọng ở tính từ gợi tả,
quan hệ từ “ Mặc dầu, mà, so, bẩy nổi, ba chìm “.
Đọc mẫu, gọi HS đọc:
GV: Nhận xét cách đọc của mỗi em.
? Một em đọc phần chú thích trong SGK?
? Nêu đại ý bài thơ?
- Tác giả mượn chiếc bánh để thể hiện vể đẹp, tâm hồn người con gái, thân phận
nhỏ bé bị chìm nổi, phụ thuộc nhưng vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá của mình.
? Bài thơ có đề tài thật giản dị. Đề tài của bài thơ là gì?
- Đề tài là cái bánh trôi nước, đề tài nói về những con người bế nhở trong xã hội.
? Bài thơ có tính chất vinh vật nhưng HXH đã thể hiện cá tính của mình như thế
nào?
- Từ cái bánh trôi thể hiện nét đẹp của người phụ nữ.
GV: Tác giả lấy bánh trôi làm đối tượng của bài vịnh để thể hiện quan niệm thẩm mỹ rất
bình dị, dân dã. Bánh trôi là loại bánh bình dân được làm bằng bột nếp, nặn tròn trong đó có


nhân đường mầu nâu, bỏ vào nước sôi đến khi bánh chìm, khi chín thì nổi nên, bánh có thể rắn
nát do tay người làm.
? Qua hình ảnh cái bánh trôi giúp em liên tưởng đến vấn đề gì?
- Bài thơ đã mượn hình ảnh bánh trôi để nói về con người mà cụ thể là người phụ
nữ.

2. Tìm hiểu văn bản
* Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ.
? Theo dõi 4 câu thơ của bài thơ em thấy người phụ nữ được miêu tả như thế nào?
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
? Em có nhận xét gì về hình thể đó?
- Một hình thể đẹp, da trắng nõn là, thân hình đầy đăn, xinh xắn, có tâm hồn trong
trắng, nhân hậu hiền lành.
? Nhận xét gì về giọng điệu câu thơ? Giọng điệu ấy thể hiện điều gì?
- Giọng điệu tự tin, kiêu hãnh, hài lòng về vể đẹp của mình.
? Người con gái đó thật là đẹp, vây cuộc đời người con gái ấy như thế nào?
- Bẩy nổi ba chìm.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
- Sử dụng thành ngữ.
? Có tác dụng gì?
- Nêu bật cuộc đời long đông vất vả, phiêu bạt, chìm nổi không chỉ một lần trong cuộc
đời rộng lớn.
? Từ “Nước non" gợi nên điều gì?
- “Nước non" ở đây tượng trưng cho cuộc đời người phụ nữ khiến họ long đong,
lận đận, khổ đau, bất hạnh.


GV: Một người con gái đẹp như vậy lẽ ra phải được sống hạnh phúc, phải được
cuộc đời nâng niu, ngưỡng mộ thế mà trái lại họ còn bị gặp nhiều sóng gió. Họ không
những gặp bao vất vả mà họ không được làm chủ mình, sống phụ thuộc.
? Ở câu thơ “Rắn nát… nặn" Nói nên điều gì?
- Rắn nát chỉ cuộc đời phụ nữ sướng hay khổ.
- Tay kẻ năn chỉ xã hội phong kiến thối nát.
? Vậy hỉnh ảnh trên có ý nghĩa gì?
- Hình ảnh đó cho thấy người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời mình, số phận
của nàng do người khác định đoạt, nàng bị xã hội phong kiến vùi dập.

? Cho dù cuộc đời lênh đênh chìm nổi, bị vùi dập nhưng người phụ nữ giữ được phẩm chất
gì đáng quý?
- Họ vẫn giữ nguyên được phẩm gia đáng quý của mình, giữ cho tâm hồn cao đẹp sáng
ngời.
? Hãy phân tích vị trí của cặp từ “Mà, vẫn"?
- Quan hệ từ mà có nghĩa là nhưng chỉ sự đối lập. ý nghĩa đối lập của nó có sức
mạnh hơn nhờ vị trí bất ngờ đặt ở đầu câu và sự tăng cường của từ vẫn nghĩa là cứ như
thế.
GV: Câu thơ đối lập, tấm lòng son trong sáng thuỷ chung tình nghĩa của người phụ
nữ với những rắn, nát, bầy nổi, ba chìm sóng gió cuộc đời. Giọng người phụ nữ quả quyết
tự tin, tự hào. Họ là hoa sen giữa bùn lầy hôi tanh.
III. Tổng kết - ghi nhớ SGK
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật, nội dung bài thơ?
- Bài thơ vịnh vật mượn chiếc bánh trôi để nói về con người, để thể hiện vẻ đẹp về
hình thể, tâm hồn của người con gái.
GV: Bài thơ là tiếng nói trữ tình, một nỗi oán trách XHPK bất công với người phụ nữ mà
cũng là lời khăng định giá trị tâm hồn của người phụ nữ trong XH rối ren, đen bạc, lừa gạt, chống đối


lại sự vùi dập phũ phàng bảo vệ được vẻ đẹp hình thức nhất là giữ được vẻ đẹp tâm hồn thật đáng
quý, đáng trân trọng.
IV. Luyện tập
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2?
- Gợi ý: - Thân em như trái bần trôi.
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Thân em như củ ấu gai…
D. Củng cố- Dặn dò
? Đọc và nêu nội dung bài thơ?
- Học thuộc bài.
E. Rút kinh nghiệm:




×