Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

chuyên đề: BÀI 4. SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.33 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
---------o0o--------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP THCS

Tên chuyên đề: BÀI 4. SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
Đối tượng: Học sinh lớp 7
Môn: Tin học
Số tiết dạy: 02
Tác giả: Nguyễn Đức Chung
Chức vụ: Giáo viên Tin học
Trường THCS: Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

Bình Xuyên, tháng 12 năm 2018


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ của thông tin,
khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào
đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho
học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn
càng phải được chú trọng.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học.
Tin học được coi là môn học có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát
triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục toàn diện. Từ đó, tạo nguồn nhân lực tri thức đáp ứng yêu cầu


của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong tương lai.
Để phát triển năng lực học sinh, giáo viên phải thay đổi cách thức tổ chức
dạy học từ việc soạn giáo án truyền thống sang xây dựng kế hoạch dạy học theo
chủ đề hoặc chuyên đề theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Ở đó giáo
viên đóng vai trò tổ chức hướng dẫn còn việc tìm tòi và thu nhận kiến thức do sự
chủ động của học sinh thông qua năng lực cá nhân và các hoạt động học của học
sinh.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã xây dựng một chủ đề trong chương trình
Tin học lớp 7 thuộc bài 4 với tên bài là “Sử dụng các hàm để tính toán” theo
hướng phát triển những năng lực: Quan sát, mô tả, nhận biết, phân biệt, thực
hành, giao tiếp và hợp tác nhóm.

2


II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài học minh họa: Bài 4, Tin học 7 (2 tiết)
Tiết 21. BÀI 4. SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Học sinh biết được ưu điểm của việc sử dụng hàm.
- Học sinh biết cách nhập hàm để tính toán.
- Học sinh nắm được một số lưu ý khi nhập hàm.
2. Về kỹ năng:
- Gõ đúng cú pháp (tên hàm và đối số) khi thực hành.
- Phân biệt được các thành phần trong hàm.
- Biết cách sử dụng dữ liệu số, địa chỉ ô, địa chỉ khối và kết hợp chúng
trong hàm.
- Sử dụng hàm để hoàn thiện các bảng tính trong thực tế.
3. Về thái độ:

- Tạo cho học sinh niềm yêu thích, say mê, mong muốn khám phá khả
năng ứng dụng của phần mềm bảng tính.
- Tạo thói quen làm việc khoa học, khả năng ứng dụng kiến thức vào thực
tiễn cuộc sống.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử
dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng CNTT-TT, năng lực giải quyết
vấn đề dựa trên tin học, năng lực làm việc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bài giảng, SGK, SBT, các mẫu ví dụ Excel,...
- Máy tính, máy chiếu và các thiết bị khác.
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập,...
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động
Nội dung
1. Khởi
- Chuyển công thức sử dụng kí hiệu Toán học sang công
động/xuất phát thức sử dụng kí hiệu Excel.
- Các bước để nhập công thức trong Excel.
- Tìm hiểu một số khó khăn khi sử dụng công thức trong
thực tế.
3


2. Hình thành
kiến thức


- Khái niệm về hàm trong chương trình bảng tính.
- Ý nghĩa của việc sử dụng hàm.
- Cú pháp của hàm.
- Một số lưu ý khi sử dụng hàm.
- Các bước để nhập hàm.
3. Luyện tập
- Cách nhập hàm đúng.
- Nhận biết các thành phần trong hàm.
- Phân biệt cú pháp đúng/sai của một hàm.
- Giá trị có thể của các đối số.
4. Mở rộng
- Sử dụng hàm kết hợp với công thức hoặc các hàm khác.
- Cách thực hiện hàm khi đối số không có giá trị hoặc giá trị
không đúng.
IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1/ Tình huống xuất phát
(1) Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các kí hiệu được sử dụng trong Excel, các
bước để nhập đúng 1 công thức.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(4) Sản phẩm: Học sinh nắm vững các kí hiệu, thực hiện đúng việc nhập
công thức.
Nội dung hoạt động
Giáo viên đặt câu hỏi:
Câu trả lời mong đợi từ học sinh:
1. Viết các công thức sau bằng kí hiệu
trong Excel:
a. 500*(1+1/100)^12
a.

b. (18+3)/7+(4-2)*3^5
b. (4 – 2)x35
c. 2^3+5*2^6*91%
c. 23 + 5x26x91%
- Giáo viên nhắc lại các kí hiệu phép - Học sinh theo dõi và ghi nhớ.
toán trong Excel: +, -, *, /, ^, %
Giáo viên đặt câu hỏi:
Câu trả lời mong đợi từ học sinh:
2. Nêu các bước để nhập công thức vào Gồm 4 bước:
một ô trong Excel?
+ Bước 1: Chọn ô cần nhập
+ Bước 2: Gõ dấu =
+ Bước 3: Nhập công thức
+ Bước 4: Nhấn phím Enter
- Thực hiện thao tác nhập công thức - HS làm việc cá nhân.
4


theo 2 cách (có và không sử dụng địa
chỉ ô)
- Giáo viên dẫn dắt vào bài 4:
+ Chiếu danh sách bảng điểm của 1 lớp
học gồm 3 môn Toán, Văn, Anh.
+ Yêu cầu học sinh nêu công thức tính
Điểm trung bình của 3 môn.
+ Yêu cầu học sinh nêu công thức tính
điểm trung bình cả lớp theo từng môn
học.
- Giới thiệu về hàm trong chương trình
bảng tính.


+ Học sinh quan sát
+ Học sinh nêu công thức.
+ Học sinh nêu công thức. Đưa ra
hạn chế, khó khăn (Hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm).
- Học sinh theo dõi, nhận xét và
đánh giá kết quả.

2. Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm, ý nghĩa, cú pháp và cách sử dụng
hàm trong chương trình bảng tính.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ
giữa thực tiễn với Tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết khái niệm hàm, nắm được các thành phần trong
cú pháp hàm, các thành phần trong hàm. Biết các bước để nhập hàm trong
Excel.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hàm trong chương trình bảng tính
Giáo viên đặt câu hỏi:
Câu trả lời mong muốn:
Học sinh làm việc với SGK, làm
việc cá nhân, trao đổi kết quả với
các bạn trong lớp.

- Khái niệm về hàm:
+ Hàm là công thức được định
nghĩa từ trước.
+ Hàm được sử dụng để thực hiện
tính toán theo công thức với các giá
trị cụ thể.
+ Việc sử dụng hàm sẽ giúp việc
5


- Ý nghĩ của hàm?

tính toán dễ dàng và nhanh chóng
hơn.

Giáo viên tổng kết lại kiến thức (ghi cụ Học sinh lắng nghe, ghi chép, cập
thể nội dung lên slide).
nhật vào sản phẩm học tập của
mình.
Giáo viên chiếu ví dụ minh họa:
Tính trung bình cộng của các ô A1, A2,
A3 có giá trị lần lượt là 3, 10, 2.
- Cho học sinh nêu công thức: Sử dụng
và không sử dụng địa chỉ.
Giáo viên sử dụng hàm tính trung bình
(Average) để thực hiện mẫu cho học
sinh.

Học sinh quan sát, nhận biết và so
sánh với công thức.

=(3+1+2)/3 hoặc =(A1+A2+A3)/3
Học sinh quan sát:
=AVERAGE(3,10,2)
=AVERAGE(A1,A2,A3)
=AVERAGE(A1:A3)

Giáo viên chiếu lại hình ảnh ví dụ trong Một nhóm báo cáo, các nhóm khác
Tình huống xuất phát và cho học sinh
nhận xét và đánh giá.
thảo luận cách thực hiện
2. Cách sử dụng hàm
Giáo viên chiếu ví dụ về 1 hàm cho HS Câu trả lời mong đợi từ học sinh
quan sát và đặt câu hỏi:
sau khi quan sát:
- Cú pháp của hàm?
- Mỗi hàm có hai phần: Tên hàm và
các biến của hàm
+ Tên hàm không phân biệt chữ hoa
và chữ thường.
+ Các biến được liệt kê trong cặp
dấu ngoặc đơn “()” và cách nhau
bởi dấu phẩy “,”.
- Giữa tên hàm và dấu mở ngoặc
đơn “(“ không được có dấu cách
hay bất kì kí tự nào khác.
- Một số lưu ý:
+ Số lượng biến sẽ tùy thuộc vào mỗi
hàm cụ thể.

- Học sinh lắng nghe, ghi chép, cập

nhật vào sản phẩm học tập của
mình.

6


+ Lưu ý đến thứ tự của các biến trong
hàm.
+ Biến có thể là: Dữ liệu số, địa chỉ ô,
địa chỉ khối hay các kiểu dữ liệu khác
do cú pháp của hàm quy định.
+ Các giá trị dữ liệu này được gọi là
đối số của hàm.
Giáo viên đưa ra câu hỏi:
Việc nhập hàm vào ô tính được thực
hiện tương tự như nhập công thức, em
hãy nêu các bước để nhập hàm vào ô
tính?

Câu trả lời mong đợi từ học sinh:
- Bước 1: Chọn ô cần nhập.
- Bước 2: Gõ dấu =
- Bước 3: Gõ tên hàm và các biến
- Bước 4: Nhấn phím Enter.

3. Luyện tập – Vận dụng
(1) Mục tiêu: HS phân biệt được khi gõ một hàm đúng/sai. Thực hiện được
thao tác nhập hàm trong Excel.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.

(4) Sản phẩm: Học sinh nắm rõ các thành phần trong cú pháp của hàm. Biết
được các giá trị đúng có thể làm đối số của hàm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GV đưa ra các cách viết hàm và cho học
sinh nhận biết hàm viết sai (nêu lý do)

HS làm việc cá nhân, nhóm để đưa ra
câu trả lời đúng.

GV cho học sinh nhận biết các lỗi cơ bản
khi nhập một hàm vào Excel.

Học sinh theo dõi và cùng chia sẻ
kiến thức, phản biện ...
- ####: Cột chứa ô đó quá hẹp.
- #NAME: Sai tên hàm.
- #DIV/0!: Lỗi chia cho 0.
- #VALUE: Lỗi sai giá trị.
...........

4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của
mình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: làm việc cá nhân, nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, projector, máy tính.
7



(4) Sản phẩm: Học sinh báo cáo kết quả về quá trình tìm hiểu của mình.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giáo viên đưa ra vấn đề:
Em đã biết sử dụng kết hợp các giá trị dữ
liệu số, ô tính, khối như là giá trị của các
biến. Ngoài ra, em có thể sử dụng hàm
như:
- Một thành phần của công thức
- Một giá trị biến của hàm khác (các hàm
lồng nhau).

Học sinh lắng nghe.

Giáo viên đưa ra ví dụ trên máy chiếu

Học sinh quan sát và thảo luận nhóm
để biết cách thức thực hiện các hàm
đó:
=SUM(A3:D3)+SUM(A4:D4)+DUM(
A5:D5)+500
=MAX(SUM(A3:D3),SUM(A4:D4),S
UM(A5:D5))
=AVERAGE(SUM(A3:D3),SUM(A4:
D4))


1. Chức năng của phần mềm, phân loại
phần mềm.
2. Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình để phát
triển phần mềm trên.

Giáo viên chốt vấn đề.

Học sinh theo dõi, chia sẻ và phản
biện (nếu có).

8


Tiết 22. BÀI 4. SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (T2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm được tên, ý nghĩa của một số hàm thường dùng: SUM,
AVERAGE, MAX, MIN.
- Học sinh nắm được cú pháp của mỗi hàm.
2. Về kỹ năng:
- Học sinh thực hiện được thao tác nhập hàm theo đúng cú pháp.
- Sử dụng các hàm hợp lý để cho kết quả đúng với bảng biểu.
- Sử dụng kết hợp các giá trị đối số khác nhau trong hàm.
3. Về thái độ:
- Tạo cho học sinh niềm yêu thích, say mê, mong muốn khám phá khả
năng ứng dụng của phần mềm bảng tính.
- Tạo thói quen làm việc khoa học, khả năng ứng dụng kiến thức vào thực
tiễn cuộc sống.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực

sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử
dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng CNTT-TT, năng lực giải quyết
vấn đề dựa trên tin học, năng lực làm việc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bài giảng, SGK, SBT, các mẫu ví dụ Excel,...
- Máy tính, máy chiếu và các thiết bị khác.
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập,...
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động
Nội dung
1. Khởi
- Nhắc lại khái niệm, cú pháp của hàm trong Excel.
động/xuất phát - Sắp xếp để có được một thao tác đúng khi nhập hàm.
2. Hình thành
- Cú pháp, cách thực hiện của các hàm:
kiến thức
+ Hàm tính tổng: Sum
+ Hàm tính trung bình: Average
+ Hàm xác định giá trị lớn nhất: Max
+ Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: Min
3. Luyện tập
- Tính giá trị khi thực hiện hàm.
4. Mở rộng
- Sử dụng bảng lệnh để gọi các hàm thường dùng.
IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học:
9



1. Hoạt động 1/ Tình huống xuất phát
(1) Mục tiêu: Giúp Học sinh nhớ lại khái niệm và cú pháp của hàm. Các
bước để nhập hàm.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(4) Sản phẩm: Học sinh nắm vững khái niệm, cú pháp đúng và các bước để
nhập chính xác một hàm.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giáo viên đặt câu hỏi:
1. Điền các từ thích hợp vào chố trống
(tính toán, dấu phảy, công thức, ngoặc
đơn, phân biệt, không, tên hàm giá trị):
- Hàm là .... được định nghĩa từ trước.
Hàm được sử dụng để thực hiện ....
theo công thức với các .... dữ liệu cụ
thể.
- Mỗi hàm có 2 phần là .... và các biến
của hàm. Tên hàm .... .... chữ hoa hay
chữ thường. Các biến được liệt kê trong
cặp dấu mở - đóng ..... Các biến được
cách nhau bởi .....

Câu trả lời mong đợi từ học sinh:
- Hàm là công thức được định nghĩa
từ trước. Hàm được sử dụng để thực

hiện tính toán theo công thức với
các giá trị dữ liệu cụ thể.
- Mỗi hàm có 2 phần là tên hàm và
các biến của hàm. Tên hàm không
phân biệt chữ hoa hay chữ thường.
Các biến được liệt kê trong cặp dấu
mở - đóng ngoặc đơn. Các biến
được cách nhau bởi dấu phảy.

- Giáo viên chốt lại kiến thức.

- Học sinh theo dõi và ghi nhớ.

Giáo viên đặt câu hỏi:
2. Em hãy sắp xếp các thao tác dưới
đây theo thứ tự tăng dần để nhập được
1 công thức đúng có thể tính trung bình
cộng của các ô A3, B3, C3 bằng cách
nháy chọn theo thứ tự.

Câu trả lời mong đợi từ học sinh:
+ Bước 1: Chọn ô cần nhập
+ Bước 2: Gõ dấu “=”
+ Bước 3: Gõ “AVERAGE”
+ Bước 4: Gõ dấu “)”
+ Bước 5: Gõ “A3”
+ Bước 6: Gõ dấu “:”
+ Bước 7: Gõ “C3”
+ Bước 8: Gõ dấu “)”
+ Bước 9: Nhấn phím Enter.


10


- Giáo viên dẫn dắt vào bài học

- Học sinh quan sát.

- Giáo viên dẫn dắt vào bài học:
+ Chiếu danh sách bảng điểm của 1 lớp + Học sinh quan sát
học gồm 3 môn Toán, Văn, Anh.
+ Giáo viên đưa ra các công thức tính + Học sinh chú ý
tổng điểm, TBC của 3 môn Toán, Văn,
Anh.
2. Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm, ý nghĩa, cú pháp và cách sử dụng
các hàm: Sum, Average, Max, Min.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ
giữa thực tiễn với Tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh sử dụng được các hàm nêu trên khi tính toán trên
trang tính.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
3. Một số hàm thường dùng
Giáo viên giới thiệu về hàm tính tổng:
- Tên hàm: Hàm SUM để tính tổng của
một dãy các số.
- Cú pháp: =SUM(a,b,c,…)

- Trong đó:
+ a, b, c,… là các đối số (tối đa là 256
đối số), được đặt cách nhau bởi dấu
phảy.
+ a, b, c,… có thể là các số, địa chỉ ô,
địa chỉ khối.
Giáo viên chiếu ví dụ lên máy chiếu.
Để tính tổng của các giá trị sau, em có
thể sử dụng các công thức như thê nào?

Hoạt động của học sinh
Học sinh quan sát, thảo luận, phản
biện và quan sát kết quả.

Học sinh quan sát và trả lời:
=SUM(12,24,33)
=SUM(A2,B2,C2)
=SUM(A2:C2)
=SUM(12,B2,C2)
=SUM(A2:B2,33)
11


=SUM(A2,B2:C2)
Và kết quả là (12+24+33) = 69

Giáo viên cho học sinh thực hiện thao Học sinh thực hiện.
tác trên máy chiếu.
Giáo viên đưa ra lưu ý và thực hiện Học sinh quan sát và tiếp nhận kiến
mẫu

thức.
- Hàm SUM cho phép sử dụng kết hợp
các số, địa chỉ ô hay địa chỉ khối.
- Nếu đối số có giá trị (tham chiếu)
không phải kiểu số thì các giá trị này sẽ
bị bỏ qua.
- Những ô có giá trị 0 sẽ được tính.
Giáo viên giới thiệu về hàm tính trung
bình cộng:
- Tên hàm: Hàm AVERAGE để tính
trung bình cộng của một dãy các số.
- Cú pháp: =AVERAGE(a,b,c,…)
- Trong đó:
+ a, b, c,… là các đối số (tối đa là 256
đối số), được đặt cách nhau bởi dấu
phảy.
+ a, b, c,… có thể là các số, địa chỉ ô,
địa chỉ khối.
Giáo viên chiếu ví dụ lên máy chiếu.
Để tính trung bình cộng của các giá trị
sau, em có thể sử dụng các công thức
như thê nào?

Học sinh quan sát, thảo luận, phản
biện và quan sát kết quả.

Học sinh quan sát và trả lời:
=AVERAGE(12,24,33)
=AVERAGE(A2,B2,C2)
=AVERAGE(A2:C2)

=AVERAGE(12,B2,C2)
=AVERAGE(A2:B2,33)
=AVERAGE(A2,B2:C2)
Và kết quả là (12+24+33)/3 = 23
12


Giáo viên cho học sinh thực hiện thao Học sinh thực hiện.
tác trên máy chiếu.
Giáo viên giới thiệu về hàm xác định
giá trị lớn nhất:
- Tên hàm: Hàm MAX để tìm giá trị
lớn nhất của một dãy số.
- Cú pháp: =MAX(a,b,c,…)
- Trong đó:
+ a, b, c,… là các đối số (tối đa là 256
đối số), được đặt cách nhau bởi dấu
phảy.
+ a, b, c,… có thể là các số, địa chỉ ô,
địa chỉ khối.
Giáo viên chiếu ví dụ lên máy chiếu.
Để tìm giá trị lớn nhất của các giá trị
sau, em có thể sử dụng các công thức
như thê nào?

Học sinh quan sát, thảo luận, phản
biện và quan sát kết quả.

Học sinh quan sát và trả lời:
=MAX(12,24,33)

=MAX(A2,B2,C2)
=MAX(A2:C2)
=MAX(12,B2,C2)
=MAX(A2:B2,33)
=MAX(A2,B2:C2)
Và kết quả là 33

Giáo viên cho học sinh thực hiện thao Học sinh thực hiện.
tác trên máy chiếu.
Giáo viên giới thiệu về hàm xác định Học sinh quan sát, thảo luận, phản
giá trị nhỏ nhất:
biện và quan sát kết quả.
- Tên hàm: Hàm MIN để tìm giá trị lớn
nhất của một dãy số.
13


- Cú pháp: =MIN(a,b,c,…)
- Trong đó:
+ a, b, c,… là các đối số (tối đa là 256
đối số), được đặt cách nhau bởi dấu
phảy.
+ a, b, c,… có thể là các số, địa chỉ ô,
địa chỉ khối.
Giáo viên chiếu ví dụ lên máy chiếu.
Để tìm giá trị lớn nhất của các giá trị
sau, em có thể sử dụng các công thức
như thê nào?

Học sinh quan sát và trả lời:

=MIN(12,24,33)
=MIN(A2,B2,C2)
=MIN(A2:C2)
=MIN(12,B2,C2)
=MIN(A2:B2,33)
=MIN(A2,B2:C2)

Giáo viên cho học sinh thực hiện thao Học sinh thực hiện.
tác trên máy chiếu.
3. Luyện tập – Vận dụng
(1) Mục tiêu: HS nhận biết được cách viết hàm đúng, tính được giá trị khi
thực hiện một công thức có chứa hàm.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(4) Sản phẩm: Học sinh hiểu rõ cách thực hiện của mỗi câu lệnh.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

GV đưa ra các công thức chứa các hàm
với giá trị cụ thể trên các ô

HS làm việc cá nhân, nhóm để đưa ra
câu trả lời đúng.

GV cho học sinh thực hiện thao tác nhập
công thức có chứa hàm để tính các ô kết
quả.


Học sinh thực hiện

4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của
mình.
14


(2) Phương pháp/Kĩ thuật: làm việc cá nhân, nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, projector, máy tính.
(4) Sản phẩm: Học sinh báo cáo kết quả về quá trình tìm hiểu của mình.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giáo viên đưa ra vấn đề:
Học sinh lắng nghe.
Ngoài 4 hàm nêu trên, để có thể phục vụ
nhu cầu tính toán ngày càng cao của con
người, chương trình bảng tính cung cấp rất
nhiều các hàm cho phép xử lý dữ liệu một
cách hiệu quả và nhanh chóng.
Giáo viên giới thiệu một số hàm: Hàm điều
kiện IF, hàm xếp thứ tự RANK,…

Học sinh quan sát và tìm hiểu.

Giáo viên chốt vấn đề.

Học sinh chú ý theo dõi để thấy được

tác dụng to lớn của chương trình bảng
tính.

15


III. KẾT LUẬN
Thông qua chuyên đề và thực hiện dạy thử với sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô là giáo viên Tin học trong huyện Bình Xuyên cũng như học sinh tham
gia tiết học, tôi nhận thấy rằng:
- Các hoạt động Học sinh rất hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động
để tích lũy kiến thức.
- Học sinh nhớ kiến thức tốt hơn, vận dụng linh hoạt kiến thức vào giải
quyết vấn đề trong thực tiễn, phát triển năng lực giao tiếp.
III. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện tốt việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh đòi hỏi cần sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó giáo viên cần không
ngừng trau dồi kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng đổi mới và áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng như đổi mới việc kiểm tra đánh giá
nhằm phát huy tối đa tiềm năng của học sinh.
Do thời gian thực hiện chuyên đề không nhiều, vì vậy không thể tránh
khỏi những sai sót và hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
cũng như sự phản hồi của các em học sinh để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Xuyên, ngày 10 tháng 12 năm
2018
NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Đức Chung


16



×