Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu tổng hợp (e) 2 hexen 1 ol từ (e) 4 chlorobut 2 en 1 ol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.95 KB, 27 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp

1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

MỤC LỤC

2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Danh mục nguyên liệu và hóa chất đã sử dụng

3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Victor Grignard
Hình 2.1 Chưng cất phân đoạn THF
Hình 2.2 Phản ứng tổng hợp C2H5Br
Hình 2.3 Phản ứng bảo vệ nhóm alcol
Hình 2.4 Bảo vệ alcol trước và sau khi lên cột săc ký

4



Khóa Luận Tốt Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong tổng hợp hữu cơ, việc nối mạch C-C và hình thành liên kêt C=C là những
phản ứng đóng vai trò rất quan trọng trong ngành tổng hợp hữu cơ. Điển hình của
các phản ứng ghép cặp C-C là phản ứng Wurtz, Heck, Sonogashira,
Suzuki,Grignard,…Để nối mạch C-C có cấu hình là các đồng phân quang học thì
người ta thường dùng phản ứng Grignard. Phản ứng Grignard là 1 trong những
nghiên cứu quan trọng nhất trong thế kỉ XIX, phản ứng Grignard được hiểu là phản
ứng với thuốc thử Grignard RMgX (X= Br,Cl,..) gồm các phản ứng chính:
− Phản ứng ghép cặp C-C là phản ứng giữa RMgX với Halogenua R’X ,
R’-SH, tạo R-R’.
− Phản ứng RMgX với Alcohols, Phenols,.. do tác chất Grignard là 1 baz
mạnh.
− Phản ứng ghép cặp RMgX với B, Si, P, Sn,…
− Phản ứng halogen kim loại chuyển tiếp như: PdCl2,
− Phản ứng với halogen hưu cơ với xúc tác là Li2CuCl4/THF.[1]
Các phản ứng Grignard thường đạt hiệu suất không cao, nên xúc tác đóng vai trò
rất quan trọng giúp phản ứng xảy ra với hiệu suất cao hơn và giảm thời gian phản
ứng hơn. Một thí dụ điển hình là Li2CuCl4/THF. Đồng thời có thể sử dụng siêu âm
để tăng tốc độ phản ứng, đồng thời giúp sản phẩm thu được không lẫn tạp chất, giúp
cho Mg được kích hoạt tốt hơn.
Dựa trên các cơ sở lý thuyết, tôi quyết định chọn phản ứng ghép cặp C-C với
xúc tác là Li2CuCl4 dưới tác dụng siêu âm để tăng hiệu suất phản ứng Grignard
thông qua đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp (E) 2-hexen 1-ol từ (E)-4-chlorobut-2en-1-ol”.
Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu phản ứng Grignard sử dụng xúc tác Li 2CuCl4 trong
điều kiện siêu âm.[2]
Ý nghĩa khoa học: Làm tăng hiệu suất cho phản ứng Grignard. Ngoài ra, còn
tìm ra cách khống chế được đồng phân quang học của sản phẩm.

5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Nội dung nghiên cứu:
− Tổng hợp: C2H5Br.
− Bảo vệ nhóm OH của (E)-4-chlorobut-2-en-1-ol
− Thực hiện phản ứng Grignard ghép R-R’. Gỡ bỏ OTHP.

6


Khóa Luận Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Phản ứng Grignard
Phản ứng Grignard là một trong những phản ứng rất quan trọng của ngành tổng
hợp hữu cơ. Được đề xuất đầu tiên bởi Barbier vào nằm 1899[3]. Khi đó ông đề
xuất thực hiện phản ứng giữa keton với Magie có mặt iodo trong ether tạo ra
alcohol. Đến năm 1900, học trò của Barbier là Victor Grignard đang hoàn thiện
công trình của ông. Victor Grignard đã đi sâu vào nghiên cứu về quá trình tạo tác
chất RMgX (sau này được gọi là tác chất Grignard) và ghép cặp của chúng. Nhờ
nghiên cứu này Grignard đoạt giải Nobel hóa học năm 1912.

Hình 1.1 Victor Grignard
Phản ứng Grignard thường gặp là phản ứng cộng giữa tác chất Grignard với
ketone và andehyde tạo ra Alcohol hoặc phản ứng thế giữa tác chất Grignard với
halogenua…[1]


7


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Tác chất Grignard RMgX được tạo ra từ phản ứng giữa alkyl (aryl) halogenua
với Magnessium đã được kích hoạt với Iodine[4][5].
R-X + Mg

RMgX

Phản ứng Grignard với Ketone hoặc Andehyde:

Phản ứng Grignard với halogenua:
R-X + R’-MgX

R-R’ + MgX2
1.1.1. Phản ứng ghép cặp Grignard bằng xúc
tác Li2CuCl4

Để nhằm tăng hiệu suất cho phản ứng Grignard người ta đã nghiên cứu thử dùng
với nhiều loại xúc tác khác nhau như: Ag+, Co2+,.. trong đó xúc tác thường được
dùng nhất là Cu+ và Cu2+ đại diện là Li2CuCl4 và CuBr. Hiệu suất tăng rõ rệt với chỉ
1 lượng nhỏ Li2CuCl4 (được điều chế từ LiCl và CuCl 2 trong THF) , ngoài ra còn
tăng tốc độ phản ứng rõ rệt, kiểm soát được nhiệt độ phản ứng để tránh tác chất bị
hủy[5]. Tolstikov và các cộng sự đã sử dụng Li 2CuCl4 làm xúc tác trong phản ứng
giữa 1 alkyl halogenua phức tạp là 1-bromo-4-pentadecen với isobutylmagnesium
với hiệu suất lớn hơn 80%.

8



Khóa Luận Tốt Nghiệp

CuBr cũng làm tăng hiệu suất cho phản ứng Grignard tương tự như Li2CuCl4

Nhưng khi xúc tác là Cu (I), Cu (I) này có thể can thiệp vào quá trình tạo tác
chất Grignard (RCu) có hoạt tính yếu hơn RMg do Cu có điện tích dương yếu hơn
Mg, dẫn đến làm tốc độ phản ứng giảm, và có thế bị hiệu ứng chướng ngại lập thể
nên có thể cho hiệu suất thấp hơn so với Li2CuCl4[6].
1.1.2. Ứng dụng siêu âm trong phản ứng
Grignard
1.1.2.1 Tổng quan về siêu âm
Siêu âm được ứng dúng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, điện
tử, chế tạo vật liêu, cơ khí,.. Ngoài ra cũng đóng vai trò rất quan trọng trong tổng
hợp hữu cơ hiện đại, giúp làm tăng tốc độ phản ứng của hầu hết các phản ứng, đồng
thời còn gia tăng hiệu suất, giảm nhiệt phản ứng.
Siêu âm là sóng âm thanh có tần sô cao (lớn hơn 16 KHz) vượt ngưỡng nghe của
tai người. Siêu âm có thể dễ dàng lan truyền trong nhiều môi trường khác nhau.
Ưu điểm của siêu âm:
− Tăng tốc độ phản ứng.
− Sản phẩm thu được không chứa tạp chất.
− Xáo trộn tốt, tăng diện tích tiếp xúc giữa các phân tử các chất.
Siêu âm được dùng trong nhiều phản ứng như: xà phòng hóa, phản ứng thế,
cộng, Este hóa, khử, oxy hóa, Grignard,…
1.1.2.2 Các thiết bị siêu âm trong phòng thí ngiệm
a) Bồn siêu âm:

9



Khóa Luận Tốt Nghiệp

Gồm 1 bể chứa nước bằng thép không gỉ, có lắp nhiều máy biến năng, thường
lắp dưới đáy.
Công dụng bồn siêu âm trong phòng thí nghiệm:
− Tẩy, rửa dụng cụ.
− Tăng tốc độ phản ứng cho phản ứng.
b) Thanh siêu âm:
Năng lượng siêu âm được cung cấp trực tiếp qua thanh siêu âm được làm bằng
hợp kim Titan. Thanh siêu âm có tần số 20 kHz. Loại thanh này tạo sự tập trung
năng lượng cao, gọn, nhưng có thể làm nhiễm bẩn chất lỏng vì chóp nhanh bị rỉ sau
một thời gian sử dụng.
1.1.2.3 Ứng dụng siêu âm trong phản ứng Grignard
Mg dưới tác dụng của siêu âm giúp quá trình tạo tác chất Grignard dễ dàng và
đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, Siêu âm được thay thế và cải tiến phương pháp cổ điển trong tổng hợp
hữu cơ, siêu âm làm rút ngắn thời gian phản ứng, hiệu suất cao, kiểm soát được
nhiệt độ phản ứng. Qua các nghiên cứu gần đây cho thấy siêu âm có ảnh hưởng rất
tích cực cho phản ứng Grignard.
1.2 Cơ chế phản ứng
1.3 Điều kiện phản ứng
Phản ứng Grignard là 1 phản ứng rất khó thực hiện, phải đảm bảo được thực
hiện trong điều kiện thật khan và trơ. Nếu còn hơi ẩm có thế làm cho phản ứng
không xảy ra.
Do tác chất (E)-4-chlorobut-2-en-1-ol là 1 Alcol halogenua dễ bay hơi, đồng
thời thuộc nhóm alken nên khi thực hiện cần kiểm soát tốt nhiệt độ cũng như phải

10



Khóa Luận Tốt Nghiệp

luôn thực hiện trong môi trường khí trơ để tránh tiếp xúc với O 2 để tránh phản ứng
oxi hóa diễn ra.
Dung môi THF cần đảm bảo là đã được làm khan hết nước và bơm khí trơ,
nên dùng ngay sau khi phản ứng nếu dùng sau đó thì cần phải được chưng cất và
bơm khí trơ lại.
Điều kiện quan trọng nhất trong phản ứng Grignard là phải đảm bảo hệ phản
ứng khan. Vì khi có hơi nước có thể làm cho thuốc thử Grignard bị hủy, dẫn tới
phản ứng không xảy ra.
1.4 Giới thiệu về tác chất
1.4.1. (E)-4-chlorobut-2-en-1-ol
− Công thức cấu tạo:







Công thức phân tử: C4H7OCl
Khối lượng phân tử: 106,5 g/mol
Khối lượng riêng:
Nhiệt độ nóng chảy: -53 oC
Nhiệt độ sôi: 152 oC

(E)-4-chlorobut-2-en-1-ol là hydrocarbon thuộc nhóm Alken có chứa 2 nhóm chức
là Clorua và hydroxyl. Tồn tại dưới dạng lỏng.

1.4.2. Ethanol
− Công thức cấu tạo:

− Công thức phân tử: C2H5OH.
− Khối lượng phân tử: 46 g/mol.
− Khối lượng riêng: 0,789 g/cm3.
11


Khóa Luận Tốt Nghiệp
− Nhiệt độ nóng chảy: -114 oC.
− Nhiệt độ sôi: 78,4 oC.
Ethanol là một alcol dễ bay hơi, không màu, mùi đặc trưng. Có thể sử dụng làm
thực phẩm hoặc cồn công nghiệp.
1.5 Các công trình nghiên cứu trước đây
1.5.1. Nghiên cứu phản ứng Grignard trong
chất lỏng ion[7]
1.5.2. Tổng

hợp

7-Hidroxyhept-1-yl

Tetrahidropyran-2-yl ete:[8]
Phản ứng Grignard giữa 3-bromoprop-1-yl tetrahidropyran-2-yl ete

với

4-


bromobutan-1-ol sử dụng xúc tác Li 2CuCl4 trong dung môi THF. Phản ứng này là
phản ứng khó do bromo alcohol dễ bay hơi, và 7-Hidroxyhept-1-yl tetrahidropyran2-yl ete là hợp chất kém bền, dễ bị phân hủy bởi các điều kiện bên ngoài như nhiệt
độ, không khí và ánh sáng.

Xúc tác Li2CuCl4 đóng vai trò rất quan trọng trong phản ứng Grignard này.
Kết quả: Thất bại hoặc các sản phẩm phụ chiếm áp đảo so với sản phẩm chính.
1.5.3. Ứng dụng siêu âm trong phản ứng ghép
cặp chéo giữa Tosilat alkyl và tác chất
Grignard:[9]
Dùng Tosilat là 3,7-dimetyl-6-octenyl với tác chất Grignard Bromur
etylmagnesium tạo ra sản phẩm 2,6-dimetyl-2-decen bằng siêu âm với xúc tác
Li2CuCl4/THF.

12


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Kết quả cho thấy: Siêu âm là tăng tốc độ phản ứng Grignard rõ rêt khoảng 20
lần, làm tăng hiệu suất cho phản ứng (lớn hơn 80%).
1.6 Điểm mới của đề tài:
Phản ứng Grignard với xúc tác là Li 2CuCl4 /THF giúp phản ứng Grignard đạt
được hiệu suất cao. Ngoài ra trong đề tài này còn sử dụng phương pháp siêu âm,
giúp tạo tác chấn Grignard tốt hơn và kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình phản
ứng cũng như làm giảm thời gian phản ứng, hạn chế tối đa sản phẩm phụ,…Tối ưu
hóa phản ứng Grignard.
Nghiên cứu phương pháp tổng hợp ghép cặp C-C bằng tác chất Grignard có thể
kiểm soát được cấu hình quang học của sản phẩm.

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1 Thiêt bị và dụng cụ
2.1.1. Thiết bị
− Máy khuấy từ gia nhiệt.
− Tủ sấy.

13


Khóa Luận Tốt Nghiệp
− Cân phân tích.
− Máy bơm chân không.
− Máy cô quay chân không
− Máy sấy.
− Máy bơm.
− Máy khuấy cơ.
2.1.2. Dụng cụ
− Bình Erlen: 50 mL, 100 mL, 250 mL.
− Bescher: 50 mL, 100 mL, 250 mL.
− Ống hút.
− Cá từ.
− Sinh hàn.
− Bếp đun.
− Phễu.
− Cột lọc
− Lọ bi.
− Bình cầu 3 cổ.
− Bình cầu 2 cổ.
− Thiết bị chưng cất phân đoạn.
− Nhiệt kế.
− Máy khuấy cơ.

− Đèn cồn.
− Giá đỡ.

14


Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.2 Nguyên liệu và hóa chất
Bảng 2.1 Danh mục nguyên liệu và hóa chất đã sử dụng:
Công thức
Hóa chất

phân tử/
tên viết tắt

Tso

Tnco

M

D

(oC)

(oC)

(g/mol)


(g/cm3)

Ethanol

C2H5OH

78

-114,1

46

0,789

Hydrobromic Acid

HBr

122

-11

81

1,49

Sulfuric Acid

H2SO4


337

10

98

1,84

Magnesium

Mg

1091

650

24

p-Toluenesulfonic

C7H8O3S/

Acid

PTSA

140

38


172

1,24

DHP

86

-70

86

0,922

CH2Cl2

39,6

-96,7

85

1,33

66

-108,4

72


1,24

3,4-Dihydro-2Hpyran
Dichloromethane
Tetrahydrofuran
Dilithium
tetrachlorocuprate(II)

C4H8O/
THF
Li2CuCl4

4-chlorobut-2-en-1-ol

C4H7OCl

106,5

Sodium bicarbonate

NaHCO3

50

84

Sodium chloride

NaCl


801

58,5

15

2,2


Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.3 Thực nghiệm
2.3.1. Xử lý hóa chất
2.3.1.1 Xử lý THF
− Đun hồi lưu THF trong HCl đặc trong điều kiện trơ (thổi N2), để nguội.
− Cho hỗn hợp bình erlen rồi cho 1 lượng dư KOH rắn vào để loại HCl trong
quá trình đun hồi lưu.
− Cho hỗn hợp trên vào bình cầu 3 cổ đun hồi lưu với KOH và CuCl, sau đó
thu THF.
− Chưng cất phân đoạn thu THF.
− Để bảo quản THF, nên ngâm trong KOH làm trơ (thổi N2).
− Sau đó muốn tiếp tục dung lại thì ta phải chưng cất lại với Na, trong điều
kiện trơ.[10]

Hình 2.1 Chưng cất phân đoạn THF

16


Khóa Luận Tốt Nghiệp


2.3.1.2 Ether
Ether phải được làm khan bằng cách ngâm trong KOH hoặc CaO. Sau đó chưng
cất với Na trong khí N2. Thiết bị chưng cất có gắn ống chứa CaCl2 chống ẩm.
2.3.1.3 Silicagel
Cho vào bercher, sấy khoảng 30 phút ở nhiệt độ 70oC.
2.3.2. Thực nghiệm
2.3.2.1 Quy trình thực hiện

Trong đó: a: HBr, H2SO4 . b: CH2Cl2, PTSA, DHP. c: Mg, Li 2CuCl4, THF. d: PTSA,
MeOH.

17


Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.3.2.2 Tổng hợp Bromoethane
Bromoethane được tổng hợp bằng cách cho Ethanol phản ứng với HI có mặt
H2SO4 làm xúc tác.
Qui trình tổng hợp Bromoethane:
C2H5OH
H2SO4,HBr

Đun hồi lưu

Chưng cất

Chiết, rửa


Cô quay

C2H5Br

Sơ đồ tổng hợp Bromoethane
Tiến hành:
− Ethanol: 30 mL.
− HBr: 58 mL.
− H2SO4: 22 mL

18


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Hình 2.2 Phản ứng tổng hợp C2H5Br

Phản ứng tổng hợp Bromoethane
Cho HBr vào bình cầu 3 cổ làm lạnh hỗn hợp trong 30 phút sau đó cho từ từ ½
lượng H2SO4 vào qua phễu nhỏ giọt. Lắp sinh hàn để tránh HBr bay hơi, sau đó cho
ethanol từ từ vào, lắc đều hỗn hợp sau đó cho lượng H 2SO4 còn lại vào bình cấu.
Cho đá bọt vào đun hồi lưu trong 3 giờ. Chưng cất sản phẩm thu được sản phẩm
thô. Chiết tách, rửa, làm khan, đuổi dung môi
H2SO4 đóng vai trò là chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng ngoài ra nó còn có
vai trò là chất hút nước mạnh. Do nó là 1 acid rất mạnh nên khi sử dụng cần chú ý,
nó có thể làm cháy hoặc làm bay hơi hết alcol do nhiệt độ khi cho H 2SO4 vào là rất

19



Khóa Luận Tốt Nghiệp

cao nên cần cho từ từ cẩn thận, ngoài ra nó còn có thể làm HBr phân hủy thành Br 2
Sử dụng đá bọt cần chọn loại không tan trong acid đặc hoặc dùng cát, để hỗn hợp
sôi đều chống trào, nếu dùng đá bọt tan, đá bọt sẽ tác dụng với H 2SO4 làm giảm
hiệu suất.

Sản phẩm bromoethane là chất dễ bay hơi ( t s= 38,4oC) nên khi phản ứng cần
làm lạnh sinh hàn thật kỹ để tránh bay hơi, hệ phản ứng cần phải kín. Trong quá
trình chiết, rửa, cô quay cần thao tác nhanh để tránh bay hơi hết. Sản phẩm được
cho vào lọ bi dán kín parafin bảo quản ở nhiệt độ thấp để hạn chế bay hơi.
Phản ứng giữa Alcol bậc I với HBr xảy ra theo cơ chế SN2. Đầu tiên, H+ của
H2SO4 sẽ tấn công vào gốc hydroxyl tạo thành cation. Giai đoạn tiếp theo xảy ra sự
tấn công của anion Br- vào cation hình thành ở giai đoạn trước tạo ra chất trung
gian. Chất trung gian này tách ra 1 phân tử nước tạo thành sản phẩm.[11]

Cơ chế phản ứng phản ứng bromoethane
2.3.2.3 Bảo vệ nhóm Hydroxyl
Nguyên tắc chung:
Trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là các quá trình tổng hợp trải qua nhiều giai
đoạn, một tác nhân có thể phản ứng với nhiều nhóm chức khác nhau làm cho phản
ứng không thể kiểm soát được. Để khắc phục hiện tượng này người ta đã nghiên
cứu và đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ các nhóm chức. Các nhóm chức được bảo

20


Khóa Luận Tốt Nghiệp

vệ phải chọn sao cho dễ đưa vào phần tử, bên trong suốt phản ứng, dễ gỡ bỏ ra khỏi

sản phẩm mà không ảnh hưởng tới sản phẩm.
Có nhiều phương pháp bảo vệ nhóm hydroxyl như:
− Chuyển hóa qua nhóm chức ete: các ete thường bền trong đa số các chất oxi
hóa trong môi trường trung tính hay kiềm. Các ete thường được sử dụng là
benzyl, trityl, … thường gặp nhất là tetrahidropyranyl.
− Chuyển hóa qua nhóm ester: khá bền vững trong môi trường acid. Nên được
sử dụng trong các phản ứng nitro hóa và tạo ra cloanhiric. Thường cho nhóm
hydroxyl tác dụng với anhydric hoặc với bản thân acid carboxylic.
Trong đề tài này, tôi chọn phương pháp chuyển hóa qua nhóm chức ete thành
tetrahidropyranyl. Bảo vệ nhóm alcol bằng DHP, trong dung môi là CH 2Cl2 với xúc
tác là PTSA.

21


Khóa Luận Tốt Nghiệp

C4H7OCl
CH2Cl2, PTSA, DHP

Khuấy

Chiết, rửa

Cô quay

Chưng cất

Lọc cột


Sản phẩm

Sơ đồ qui trình bảo vệ nhóm hydroxyl của 4-chlorobut-2-en-1-ol

Tổng hợp
Thục hiện:

22


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Khuấy hỗn hợp (5g, 36 mmol) với PTSA (90 mg) trong CH 2Cl2 (45 mL) với xúc
tác là PTSA (60 mmol) trong hơn 12 tiếng ở nhiệt độ phòng.
Sau đó cho ra phễu chiết, cho NaHCO3 cùng diethylether ( 3x50 mL).
Làm sạch theo qui trình H2O, NaCl, làm khan bằng MgSO4. Sau đó đem cô đuổi
dung môi, chưng cất thu được sản phẩm sạch. Để loại bỏ những tạp chất còn lại
trong hỗn hợp, cho hỗn hợp qua cột sắc kí Silicagel. Sau cột thu được sạch. Hiệu
suất

Hình 2.3 Phản ứng bảo vệ nhóm alcol

23


Khóa Luận Tốt Nghiệp

Hình 2.4 Bảo vệ alcol trước và sau khi lên cột săc ký
Phản ứng bảo vệ nhóm alcol là 1 phản ứng dễ thực hiện, là 1 phản ứng tỏa nhiệt
nên khi cho DHP cần cho từ từ để kiểm soát nhiệt độ nếu nhiệt độ quá cao có thể

ảnh hưởng đến việc bảo vệ nhóm alcol. Đây là phản ứng cộng ái điện tử, cơ chế
gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đẩu proton được cộng hợp, trong khi anion đến bước
thứ 2 mới phản ứng.[11]

Cơ chế phản ứng bảo vệ nhóm alcol

24


Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.3.2.4 Phản ứng ghép cặp Grignard:

Phản ứng Grignard xảy ra với 2 giai đoạn chính:
a. Giai đoạn 1: Tạo tác chất Grignard:
Kích hoạt Magie: nhằm mục đích giúp Magie linh động dễ dàng tạo tác chất. C ó
rất nhiều các để kích hoạt magie như là kích hoạt magie bằng Iod, Kali,
dibromoethane … phương pháp kích hoạt bằng Iod là phổ biến nhất và được sử
dụng phổ biến nhất do hóa chất dễ tìm và dễ thực hiện, hiệu quả cao.
Cho Mg vào bercher, cho Iod vào hơ trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi Ido bay
hết.
b. Giai đoạn 2: ghép cặp
Làm khan hệ thống, sấy dụng cụ ở 130oC, cho Mg đã được kích hoạt vào, cho từ
từ C2H5Br vào, sau đó cho THF vào. Phản ứng xảy ra trong điều kiện siêu âm.

2.3.2.5 Phản ứng gỡ bỏ OTHP:

25



×