Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

NGHIÊN cứu TRÍCH XUẤT sợi NANOCELLULOSE từ bã mì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 55 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

1

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TRÍCH XUẤT SỢI
NANOCELLULOSE
TỪ BÃ MÌ

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

1

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

MỞ ĐẦU
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội chúng ta, các mối quan tâm về môi
trường, kinh tế và xã hội hiện nay về năng lượng bền vững đã thúc đẩy các nhà
nghiên cứu hướng tới sự nghiên cứu các tài nguyên năng lượng tái tạo, bền vững.
Như chúng ta biết rằng, nguồn nguyên liệu hóa thạch thường được sử dụng có thể
tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, trái với nhiên liệu hóa thạch, sinh khối
lignocellulose là một nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và tiết kiệm chi phí.
Lignocellulose thường thu được từ các nguồn chính như: dư lượng rừng ( gỗ, cành,
lá ); dư lượng nông nghiệp ( thân cây ngô, rơm, bã mí, bã mía, lá dứa, xơ dừa,…);
chất thải xenlulo (chất thải rắn đô thị và chất thải từ thực phẩm );… Đáng buồn


thay, phần lớn sinh khối lignocelluosic thường được xử lý bằng cách đốt cháy hoặc
loại bỏ trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường trầm trọng,
không chỉ giới hạn ở các nước đang phát triển . Vấn đề khai thác và ứng dụng sinh
khối lignocellulose là một chìa khóa để mở ra các loại vật liệu mới trong tương lai
gần. Một lương lớn sinh khối lignocellulose có thể được chuyển đổi thành sác sản
phẩm có giá trị cao như: sợi nanoccellulose, nanocellulose tinh thể, nhiên liệu sinh
học, nguồn năng lượng rẻ tiền,…
NANOCELLULOSE là một vật liệu nano tự nhiên với kích thước nanomet,
thu hút nhiều sự quan tâm bởi sự nổi bật ở các tính chất vật lý, tính chất bề mặt hóa
học, khả năng tương thích sinh học, khả năng phân hủy sinh học và tính không độc
hại, nanocellulose có các tính chất như độ bền cao, độ cứng, diện tích bề mặt cao.
Ngoài ra với cấu trúc của nó, nanocellulose có chứa một lượng lớn các nhóm
hyddroxyl xảy ra các phản ứng nhằm thay đổi bề mặt. NANOCELLULOSE có thể
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, ví dụ như các sản
phẩm y sinh, dược học (làm vật liệu dẫn thuốc, thay thế bộ phận cơ thể,…), kỹ thuật
điện tử, vật liệu nanocellose gia cố trong các sản phẩm composite, dệt may,v…v.
Điều này đã thúc đẩy sự đầu tư nghiên cứu và phát triển của công nghiệ
nanocellulose ở một số nhóm các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

2

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

Nam, công nghệ nanocellulose vẫn còn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và mở ra
một hướng nghiên cứu đầy triển vọng.

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất nanocellulose là sinh khối
lignocellulose từ dư lượng của ngành nông nghiệp. Việt Nam là một nước có nền
nông nghiệp phát triển, có diện dích lớn đất nông nghiệp được sử dụng cho trồng
khoai mì để phục vụ cho sản xuất như: sản xuất xăng sinh học E5, bột ngọt, bột mì,
…và có một nguồn bã mì rất lớn được thải ra. Vì thế, đây là nguồn nguyên liệu dồi
dào chứa cellulose có giá thành rẻ và là nguồn nguyên liệu được lựa chọn cho đề tài
nghiên cứu sản xuất sợi nanocellulose. Việc nghiên cứu quy trình sản xuất sợi
nanocellulose từ bã mì nhằm tìm ra được phương pháp sản xuất phù hợp, điều kiện
phản ứng tối ưu với thực tiễn nhằm mục đích sản xuất được sợi nanocellulose có giá
thành thấp, chất lượng cao, năng suất cao đáp ứng nhu cầu sử dụng và nhu cầu kinh
tế. Đây chính là mục tiêu mà đề tài muốn hướng đến.
Chính vì những lí do nêu trên, trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, tôi quyết
định chọn đề tài nghiên cứu với tên “Nghiên cứu quy trình trích xuất sợi
nanocellulose từ bã mì”
Nội dung luận văn bao gồm:
- Tìm hiểu về nguyên liệu sản xuất
- Xây dựng quy trình điều chế sợi nanocellulose và quy trình thu hồi, tái chế
axit thủy phân
- Tối ưu hóa quy trình điều chế sợi nanocellulose từ bã mì
- Phân tích cấu trúc của sản phầm nanocellulose thu được.

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

3

Trích xuất nanocellulose từ bã mì


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Các vấn đề chính mà nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới và
ngay cả Việt Nam đang đối mặt và gặp phải đó chính là an ninh năng lượng và sự
cạn kiệt nguồn năng lượng tự nhiên. Việc tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng tái
tạo giá rẻ đang là mục tiêu hướng tới hiện nay và trong tương lai [25]. Nguồn năng
lượng năng lượng tự nhiên và đặc biệt là năng lượng sinh học, ví dụ như là các sinh
khối (biomass). Sinh khối tự nhiên được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên, chúng
được phân thánh hai loại: vật liệu tự nhiên và dẫn xuất. Chuyển đổi sinh khối thành
dạng năng lượng tái tạo đang là xu hướng hiện nay, bởi vì nó sẽ giảm thiểu các tiêu
cực về môi trường, tác động đến xã hội như: giảm thất nghiệp ở vùng nông thôn,
nóng lên toàn cầu,…[6, 7, 25]
Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) năm 2011 ước
tính trong báo cáo hàng năm rằng khoảng một phần ba của tất cả thực phẩm được
sản xuất cho con người trên toàn thế giới bị bỏ đi, chiếm khoảng 1,3 tỷ tấn chất thải
mỗi năm [25]. Mặc dù lượng chất thải nông nghiệp lớn được thải ra hằng năm trên
toàn thế giới, nhưng việc tái tạo chúng vẫn còn nhiều hạn chế. Thông thường, sinh
khối lignocellulose thường là thải ra môi trường hoặc đốt để sưởi ấm, dẫn đến các
tác động môi trường tiêu cực đáng kể chẳng hạn như là suy thoái đất đai, sa mạc
hóa; một số lớn thì dùng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm,…không chỉ gây
lãng phí mà còn ảnh hưởng đến tính kinh tế, xã hội [6, 25].
Nguồn sinh khối dồi dào trong tự nhiên thường được tìm thấy trong các phể
phẩm của nền nông nghiệp. Chất thải nông nghiệp thường là từ các mùa vụ thu
hoạch hoặc phế phẩm từ một quá trình sản xuất chế biến là những ví dụ điển hình
về nguồn năng lượng tài nguyên tái tạo có thể được sử dụng để làm nguyên liệu tạo
ra năng lượng sinh học, không những thế, với sự phát triển vượt bậc ngày nay,
chúng còn đem lại nhiều ứng dụng vượt bậc và có ý nghĩa to lớn cho nền công
nghiệp hóa – hiện đại hóa [25]. Theo hội nghị Liên hợp quốc tế về Môi trường và
Phát triển (UNCED) dự đoán rằng việc sử dụng tài nguyên sinh khôi có thể đạt một
nửa trên tổng mức sử dụng tài nguyên trên thế giới vào năm 2050 [6]. Để khai thác

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

4

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

triệt để và nâng cao được hiệu quả ứng dụng của nó, cần tìm hiểu và hiểu biết về
cấu trúc của các loại lignocelluloses khác nhau để có phương pháp xử lý phù hợp,
nâng cao hiệu suất.
1.2. Dư lượng cây trồng
Dư lượng cây trồng bao gồm tất cả các chất thải nông nghiệp như rơm, rạ,
thân, lá, vỏ trấu, vỏ, xơ, bột giấy, gốc cây,v…v, đến từ ngũ cốc ( gạo, lúa, mì, ngô,
lúa, mạch, kê, lạc, khoai mì,…), bông, đay, gai, các loại đậu, cà phê, cacao, ô liu,
trà, trái cây( chuối, xoài, dừa, hạt điều) và dầu cọ. Dư lượng cây trồng theo truyền
thống được coi là chất thải nông nghiệp còn lại, thải ra môi trường, để thối hoặc bị
đốt cháy trực tiếp trên các cánh đồng [6, 12]. Với sự tân tiến của khoa học kỹ thuật
hiện nay, các sản phẩm dư lượng nông nghiệp ngày càng được quan tâm đến và trở
thành một nguồn nguyên liệu dồi dào mang đến một nền kinh tế có giá trị [6].
Dư lượng cây trồng nông nghiệp là một nguồn nguyên liệu tiềm năng cho nền
công nghiệp composie, được xem như là chất gia cường mang lại hiệu quả vượt
bậc; hoặc trong nền công nghiệp hóa chất ngành dệt, bột giấy và các sản phẩm công
nghiệp khác. Các loại cây trồng quan trọng, có sẵn với số lượng đáng kể hàng năm
như: lúa mạch, ngô, khoai mì, gạo, đậu tương, mía, lúa mạch,…ở trên 277 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới với sản lượng dư lượng toàn cầu từ những loại cây
trồng phổ biến chiếm khoảng 3:7 x 109 tấn chất khô mỗi năm [6, 27]. Tùy thuộc
vào từng vùng lãnh thổ, khí hậu,…mà các sản phẩm dư lượng nông nghiệp sẽ sẽ
chiếm sản lượng khác nhau và chất lượng khác nhau. Khu vực có sản lượng cao

nhất là Bắc và Nam Mỹ với hơn 500 triệu tấn mỗi năm, tiếp theo đó là khu vực
Đông Nam Á với sản lượng dư lượng hơn 200 triệu tấn mỗi năm [6]. Lượng chất
thải khô Tg (triệu tấn) mỗi năm trên toàn thế giới được phác họa trong hình 1-1.[6]
1.3. Đặc điểm và tính chất của nguyên liệu Bã mì
1.3.1. Nguyên liệu bã khoai mì ( Bã sắn )
Bã khoai mì là một phần của củ sắn. Sắn là loại củ có đường kính 5 đến 10 cm
và chiều dài từ 15 đến 35 cm ( Hình 1-2). Nó là một loại cây trồng phổ biến và rất
dễ trồng, có thể trồng trên ngay cả trên đã bị suy thoái, nơi mà không có cây trồng
nào có thể phát triển được. Hơn nữa củ sắn có thể được thu hoạch bất cứ lúc nào từ

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

5

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

8 tháng đến 24 tháng sau khi trồng [22, 25].Thông thường trong nền công nghiệp
hiện nay, sắn được khai thác để lấy tinh bột, tinh bột sắn có ứng dụng rộng rãi.
Nguyên liệu thô là rễ cây sắn (hay còn gọi là củ sắn, củ khoai mì). Sau quá trình thu
được tinh bột sắn thì sẽ thải ra bã, bã đó gọi là bã mì (bã sắn). Ở nước ta, một phần
nhỏ bã sắn được tái sử dụng cho chăn nuôi gia súc, nhưng phần lớn thì vứt bỏ, gây ô
nhiễm môi trường. Một trong những biện pháp và giải pháp tích cực để giải quyết
các vấn nạn ô nhiễm môi trường do bã sắn phế thải đó chính là tận dụng nguồn chất
thải này một cách triệt để. Ngoài lượng thừa tinh bột, trong bã mì còn chứa khoảng
~ 20% cellulose theo khối lượng khô. Điều này gợi ý rằng chúng ta có thể sử dụng
nguyên liệu này cho quá trình trích xuất sợi nanocellulose (CNFs).


Hình 1- 2. Củ khoai mì (Củ sắn)
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh
và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tạo chọn và khảo nghiệm).
Bã khoai mì là phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột từ củ khoai mì. Ở
Việt Nam, cây khoai mì được trồng khắp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và
cao nguyên Nam Bộ. Với diện tích 277.500 ha và tổng sản lượng khoảng 2.211.500
tấn vào năm 1995. Cho thấy tiềm năng sản xuất khoai mì ở nước ta rất lớn. Hiện
nay ở nước ta có trên khoảng 60 nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì với tổng công
suất khoảng 30 – 100 tấn / ngày sẽ sản xuất được khoảng 7 – 25 tấn tinh bột sắn và
kèm theo đó là một lượng bã khoai mì rất lớn khoảng 12 – 48 tấn bã

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

6

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

Bã khoai mì được chia thành hai loại cơ bản :
- Loại thứ nhất : Là bã thải ra trong quá trình rửa và bóc vỏ ngoài, chiếm tỉ
trọng ít và thành phần chủ yêu là xenluloza, hemixenluloza , cát và sạn. Đối
với loại bã này thường được chôn lấp hợp vệ sinh hoặc dùng làm phân bón
- Loại thứ hai: Là phần bã còn lại sau khi tách tinh bột khoai mì, được gọi là
bã mì.

Hình 1- 3. Tinh bôt khoai mì và bã khoai mì.
(Nguồn: CÔNG TY TNHH SX – TM NGUYÊN LIỆU VIỆT).
1.3.2. Thành phần hóa học của củ khoai mì

Củ khoai mì rất giàu tinh bột và carbonhydrate, cũng như chứa một lượng nhỏ
protein, vitamin và khoáng chất. Các hàm lượng protein trong củ sắn tươi và củ
khoai mì khô là 1 và 1,41%. Theo báo cáo của nhiều nhà nghiên cứu thì bã khoai mì
tính theo khối lượng khô có khoảng 65% độ ẩm, 0,9% hàm lượng tro và 0,03%
phosphorus. Thành phần chính của củ khoai mì chứa khoảng: 61 – 63% tinh bột; 13
– 15% cellulose; 1,5 – 2,0% protein thô; 0,009% HCN, một lượng nhỏ vitamin và
khoáng chất [25, 27]. Ngoài ra, nó cũng chứa một lượng đáng kể các chất như
calcium, phosphorus, zinc, magnesium, coper, iron, mangan, potassium và một số
vitamin chẳng hạn như: vitaminB6, ribofin, folates, thiamine, pyridoxine và
pantethenic acid. Như vậy, trong bã khoai mì phế thải cũng có một lượng lớn tinh

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

7

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

bột và cellulose, protein, chất béo, lignoccellulosic và đường, song đó các chất dinh
dưỡng lại khá nghèo nàn[25, 27].

Bảng 1- 1. Tính chất hóa lý của củ khoai mì [25].
Thành phần
Calories
Độ ẩm
Protein
Tổng lượng nitrgen
Lipid

Hàm lượng tro
Calcium
Phosphorus
Iron
Vitamin B2
Vitamin C

Đơn vị
cal
%
g
%
g
g
mg
mg
mg
mg
mg

Hàm lượng ướt
135
62 – 66
1
0,22
0,20
0,9 – 1
26
32
1

0,04
0,34

Hàm lượng khô
335
15 – 19
1
0,46
0,50
2
96
81
8
0,06
0,00

Bảng 1- 2. Hàm lượng cellulose, hemicellulose và lignin
trong các sản phẩm dư lượng khoai mì (%)[25].
Cellulose

Hemicellulose

Lignin

Củ sắn

39,93

11,73


17,87

Thân cây

37,67

11,77

22,60

mỏng
Thân cây to

40,73

12,14

20,05

Theo quan sát, lượng cellulose dao động từ 39 – 41%; hemicellulose từ 11 –
12% và lignin từ 17 – 23%, cho thấy cây khoai mì nói riêng và củ khoai mì nói
chung có tính chất của vật liệu lignocellulose đặc trưng.

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

8


Trích xuất nanocellulose từ bã mì

Bảng 1- 3.Bảng so sánh thành phần hóa học của khoai mì
với các loại sinh khối khác [12, 25].
Thành phần
nguyên tố cơ bản
C
H
O
N
S
Cl

Bã mì

Bã mía

Vỏ trấu

Rơm rạ

44,12
6,44
48,62
0,81
<0,2
<0,3

40,34
5,66

47,91
0,58
0,17
0,26

38,24
5,20
36,26
0,87
0,18
0,58

44,92
5,46
41,77
0,44
0,16
0,23

1.4. Sinh khối lignocellulose
Sinh khối lignocellosic bao gồm các chất hữu cơ tự nhiên khác nhau, chủ yếu
là các nguyên liệu thực vật. Là một nguồn nguyên liệu có thể thay thế các polymer
từ nguyên liệu dầu mỏ do nó có đặc tính thân thiện môi trường. Hơn nữa, chất thải
từ sinh khối như chất thải nông nghiệp và dư lượng rừng có tiềm năng cao để tái sử
dụng làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu để sản xuất ra các vật liệu mới có giá trị tăng
cao mà không có sự cạnh tranh với chuỗi thức ăn của người và động vật [14, 18,
24]. Cấu trúc thành tế bào của sinh khối lignocellulose chủ yếu bao gồm ba loại
polymer: lignin, hemicellulose, cellulose. Lignocellulose chủ yếu bao gồm 40 –
50% cellulose; 25 – 30% hemicellulose; 15 – 20% lignin, ngoài ra còn có sự tồn tại
của pectin, hợp chất ni tơ và các thành phần vô cơ [3]. Tuy nhiên, thành phần và cấu

trúc của vật liệu này rất đa dạng do sự khác nhau về loài, loại, nguồn sinh khối, điều
kiện trồng trọt và thu hoạch cây trồng [3].

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

9

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

Hình 1- 4. Cấu trúc chính của thành tế bào thực vật của sinh khối lignocellulose [3]
Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật, nó có chức
năng chính tạo được độ bền cơ học. Cellulose và hemicellulose gồm các đại phân tử
cấu tạo từ các đường khác nhau, trong khi đó lignin là một polymer thơm chứa ba
rượu thơm ( coniferyl alcohol, sinapyl alcohol và -coumaryl alcohol ) được sản
sinh ra thông qua quá trình sinh tổng hợp [1, 24]. Lignin đóng vai trò như chất keo
liên kết cellulose và hemicellulose, giúp cho khối lignocellulose tăng độ cứng, độ
ẩm và có khả năng kháng khuẩn. Theo đó, một sợi lignocellulose tự nhiên chính là
một hỗn hợp của nhiều thành phần cấu tạo nên, trong đó gồm các sợi cellulose có
kích thước micro liên kết với nhau tạo thành các bó sợi. Các bó sợi này được bao
quanh bởi lignin và hemicellulose [3, 13].

Bảng 1- 4. Thành phần lignocellulose trong các loại sinh khối khác nhau [29]

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

Vật liệu

10

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

Lignin (%)

Hemicellulose (%)

Cellulose (%)

23,23

16,52

54,87

Thân cây ngô
19
26
Rơm rạ
18
24
Lá chuối
14,0
14,8
1.4.1. Tính chất vật lý và cấu trúc của cellulose

38

32,1
13,2

lignocellulose
Bã mì

Cellulose là một polymer được hình thành bởi phản ứng quang hợp Dglucozo. Công thức tổng quát: ( C6H10O5)n ; với n ~ 5.000 – 15.000 đơn vị [18].

Hình 1- 6. Cấu tạo của cellulose [18].
Cellulose là thành phần chính trong sinh khối lignocellulose, chiếm khoảng 35
– 50% khối lượng lignocellulose. Nó bao gồm homopolysacharide của các đơn vị
anhydro-D-glucoside liên với với nhau bằng liên kết β-1,4 glucoside với các đơn vị
lặp lại của cellobiose [11, 24]. Các monome của cellobiose cùng với các đơn vị
anhydroglucose và ba nhóm hydoxyl liên kết với nhau bằng liên kết hydro tạo thành
các đơn vị glucose liền kề nhau trong một chuỗi và chuỗi này với chuỗi khác trong
một hệ thống. Liên kết này được gọi là liên kết hydro phân tử và liên phân tử, tương
ứng với (Hình 1.3) [19, 24]. Các liên kết này liên kết với nhau rất chặt chẽ tạo thành
một hệ thống liên kết mạng dày đặc và bền vững, chính điều đó đã mang đến cho
sợi cellulose đạt được những tính chất như: độ cứng, độ bền, không bị tan trong
nước và có khả năng ưu việt là chống lại hầu hết các dung môi hữu cơ [24]. Do các
phân tử glucose có tính định hướng cao cùng với hệ thống mạng liên kết hydro chặt
chẽ giúp cho các phân tử glucoso có sự tính hướng rộng, dẫn đến sự hình thành
khác nhau và sự biến đổi khác nhau của một hình thái đơn lẻ cellulose (allomorphs
cellulose). Sự biến đổi các hình thái khác nhau của nó phụ thuộc vào từng loại sinh

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp


11

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

khối và nguồn sinh khối lignocellulose, phương pháp xử lý. Sự biến đổi cấu trúc
hình thái thường có bốn loại là các loại cellulose I, II, III và IV.

Hình 1- 7. Liên kết nội phân tử ( ) và liên kết giữa các phân tử (
kết hydro trong cấu trúc cellulose [24].

) của mạng liên

Cellulose I là cellulose trong tự nhiên có độ kết tinh cao. Cellulose loại II xuất
phát từ quá trình tái sinh sinh hóa của cellulose loại I bằng cách hòa tan trong dung
môi hoặc dung dịch axit hoặc kiềm. Với sự tái tạo hóa học này, cellulose loại II cấu
tạo bởi những sự sắp xếp khác nhau của việc bao kín không song song của mạng
liên kết hydro. Cellulose loại III có thể thu được từ việc xử lý amoniac cenlulose I
hoặc II, trong khi đó cellulose loại IV lại là sự biến đổi của cellulose III bằng cách
nung nóng trong glycerol [19, 24, 25]

Hình 1- 8. Biến thể hình vị của cellulose [19].
1.4.2. Tính chất vật lý và cấu trúc của Hemicellulose

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

12


Trích xuất nanocellulose từ bã mì

Hemicelluose là polymer phức tạp, không đồng nhất phổ biến thứ hai, chiếm
khoảng 25 – 35% khối lượng lignocellulose, chủ yếu bao gồm glucuronoxylan,
glucomannan và một lượng nhỏ các polysaccharides khác [18]. Hemicellulose phân
nhánh và có độ trùng hợp 70 đến 200 đơn phân, chứa cả loại đường 6 cacbon gồm:
glucose, manose, galactose và đường 5 cacbon gồm: xylose và arabinose. Ngoài ra,
hemicellulose có cấu trúc vô định hình, mạch phân nhánh và có chuỗi mạch ngắn
khoảng từ 500 – 3000 đơn phân, có tính chất kém bền và dễ bị thủy phân trong môi
trường acid hay base loãng. Hemicellulose tồn tại song song với cellulose trong tế
bào thực vật. Vi sợi cellulose có một lớp hemicellulose gắn, bao quanh liên kết với
các vi sợi khác. Hemicellulose được chức hóa giúp ổn định cấu trúc vách ở trong
suốt quá trình sinh tổng hợp vách tế bào [18, 19, 25].
Thành phần cấu tạo của hemicellulose gồm có ba thành phần:
 Thành phần thứ nhất có tính chất kém bền, có thể dễ dàng tách ra dưới
tác dụng của hóa chất nồng độ thấp.
 Thành phần thứ hai có sự liên kết chặt chẽ với lignin nên thường được
hòa tan và tách ra cùng với lignin thông qua phản ứng hòa tan mạch.
 Thành phần thứ ba là cellulosan gồm có: hesoxe, pentose có sự liên kết
chặt chẽ với cellulose. Hemicellulose là nguyên nhân gây thái hóa sinh
học, làm giảm khả năng hút ẩm và tính chịu nhiệt kém

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

13

Trích xuất nanocellulose từ bã mì


Hình 1- 9. Cấu trúc của hemicellulose [24].
1.4.3. Tính chất vật lý và cấu trúc của lignin
Lignin là polymer có thành phần cấu tạo phức tạp, chiếm khoảng 10 – 25%
khối lượng sinh khối lignocellulose. Nó có cấu tạo là một chuỗi polymer không
đồng nhất, dài, bao gồm phần lớn là các đơn vị phenyl – propan, được liên kết với
nhau bởi các liên kết ether. Lignin bao gồm các polymer phức tạp và lớn của phenyl
– propan, các nhóm methoxy và các chất poly pheolic không chứa carbohydrat [2,
24]. Lignin đóng vai trò như là một chất keo dính, lấp đầy các khoảng cách giữa và
xung quanh các phân tử cellulose và hemicellulose với các polymer khác, làm cản
trở sự hấp thu nước vào thành tế bào, có khả năng ổn định nhiệt cao hơn
hemicellulose [13]. Lignin tồn tại trong tất cả các sinh khối thực vật, do vậy, để tách
được riêng rẽ các sợi cellulose cần loại bỏ đi lignin [9].

Hình 1- 10. Cấu trúc của lignin [24].

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

14

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

1.5. Tổng quan về nanocellulose
Nanocellulose là sản phẩm được chuyển hóa từ các nguồn nguyên liệu tự
nhiên có chứa cellulose, trong quá trình chuyển hóa, tùy theo nhuc cầu và mục đích
ứng dụng mà nanocellulose tồn tại dạng hạt hoặc sợi có kích thước nanometer.
Ngoài ra, nanocellulose còn được biết đến như là một sợi nano tự nhiên có khả năng

phân hủy sinh học, trọng lượng nhẹ và có tính chất bền vượt trội. Nó có khả năng
gia cố cơ học cho nhiều vật liệu, có tính chất cơ học đặc biệt, Một tính chất nổi trội
của nanocellulose là có khả năng tương thích sinh học, đặc biệt là khả năng tương
thích với máu [1, 6, 26]. Điều này mang lại ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu, ứng
dụng, chế tạo các vật liệu sinh học, cơ quan nhân tạo thay thế cơ thể người như
mạch máu nhân tạo, van tim,…[26].

Hình 1- 11. Sợi nanocellulose điển hình (CNFs) từ đơn vị sợi cellulose [26].
1.5.1. Phân loại Nanocellulose
Nanocellulose được chia thành ba loại chính như:
Tinh thể nanocellulose CNC (cellulose nanocrystals) có thể gọi với tên khác là
nanocrystal cellulose, nanocellulose whiskers (hình ria), rod–like cellulose

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

15

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

microcrystal (hình que) [26]. Là nanocellulose có độ bền cao, có dạng hình que
ngắn hoặc hình dạng ria với đường kính 2 – 20 nm và chiều dài 100 – 500 nm. Ở
vùng kết tinh, thành phần hóa học của nó 100% là cellulose (độ kết tinh cao, khoảng
54 – 88%) [5, 26].
Sợi nanocellulose CNF (cellulose nanofibrils) có thể có gọi với tên khác là
nanofibrillates cellulose (NFC), cellulose nanofibers, cellulose nano-fibrilllar. Là
nanocellulose có kích thước dài hơn CNC, nó có dạng sợi dài với đường kính 1 –
100 nm và chiều dài khoảng 500 – 2000 nm . Đặc biệt thành phần hóa học chứa

100% cellulose ở cả vùng kết tinh và vùng vô định hình. So sánh với xenluloza tinh
thể nano, cellulose nanofibrillated có chiều dài dài hơn, diện tích bề mặt tiếp xúc
cao hơn và nhóm hydroxyl có thể tiếp cận dễ dàng thay đổi bề mặt [5, 26].
Nanocellulose vi khuẩn BNC (Bacterial nanocellulose) cũng được gọi là
microbial cellulose. Khác với CNC và CNF là được trích xuất từ sinh khối
lignocellulose, còn BNC thì được trích xuất bởi các phân tử đường thấp phân tử qua
quá trình lên men bằng vi khuẩn. Chính vì vậy, nanocellulose vi khuẩn sẽ tinh khiết
hơn cả vì không có các thành phần khác loại bỏ chưa hoàn toàn từ sinh khối
lignocellulose như lignin, hemicellulose, pectin,… Nanocellulose vi khuẩn thường
ở dạng băng xoắn với đường kính trung bình 20 – 100 nm, chiều dài ở cỡ micromet
và có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn tính trên một đơn vị [5, 12, 23, 26, 29].
1.5.2. Tính chất cơ học của nanocellulose
Nanocellulose được ứng dụng dưới dạng chất độn trong sản xuất vật liệu
composite nhằm tăng cường độ cứng, độ bền, tăng khả năng đàn hồi, tăng khả năng
chống cháy,…sự tăng cường các tính chất cơ học này phụ thuộc vào tỉ lệ vật liệu
nano được thêm vào. So với ống than nano, các sợi nano cellulose từ phế phẩm
nông nghiệp chỉ có sức mạnh bằng một phần tư, tuy nhiên, giá cả của của các sợi
nano cellulose lại rẻ hơn rất nhiều so với ống than nano, khiến cho vật liệu nano này
hấp dẫn hơn và được ưng dụng nhiều hơn. Khả năng gia cường vượt trội của vật
liệu nanocellulose là do nó diện tích bề mặt rất lớn [18].

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

16

Trích xuất nanocellulose từ bã mì


Bảng 1- 5. Độ bền kéo và mô-đun đàn hôi của một số loại vật liệu gia cường [18].
Vật liệu
Vật liệu

Độ bền kéo (GPa) Mô đun đàn hồi (GPa)

nanocellulose
Kevlar
Dây thép
Sợi carbon

7,5 – 7,7

110 – 220

3,5
4,1
1,5 – 5,5

124 – 130
210
150 – 500

1.5.3. Tính phân hủy sinh học
Một trong những lợi ích quan trọng của vật liệu tổng hợp thân thiện với môi
trường là khả năng phân hủy sinh học nội tại của chúng. Tuy nhiên, một số lượng
lớn các chất sinh học nhân tạo muốn phân hủy được thì phải ở nhiệt độ ủ cao
(khoảng 60oC) để sự phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng [18, 22]. Ngược lại,
bản chất cellulose có tính thấm nước nên cellulose nguyên sinh cũng như cellulose
tái sinh có thể phân hủy nhanh chóng ở nhiệt độ xung quanh (tức là khoảng 20 –

30oC) [18].
1.5.4. Diện tích bề mặt của nanocellulose
Nanocellulose sở hữu một diện tích bề mặt đặc biệt tuyệt vời, các hạt
nanocelluso giữ SSA trong khoảng từ 50 – 200 g/m2. Ngoài ra, aerogel
lignocellulose nanocellulose có diện tích bề mặt khoảng từ 250 – 350 m 2/g với mật
độ cực thấp khoảng 0,02 g/cm3 và độ rỗng đáng kể lên tới 98%. Đối với các tinh thể
nanocellulose, trong trường hợp các tinh thể đã hoàn toàn khô hoặc khô đáng kể,
khi có sự tập hợp các hạt lại thì sẽ dẫn đến tính giảm các tính năng cũng như chức
năng của nó, Để loại bỏ vấn đề này, trên bề mặt hoặc có sự thay đổi bể mặt của nó
sẽ giúp cho tránh được sự kết tụ trong quá trình sấy [18].
1.6. Trích xuất sợi nanocellulose từ sinh khối lignoellulosic
Do các tính chất nổi bật của nanocellulose và khả năng cho các ứng dụng
trong tương lai, việc nghiên cứu chiết xuất nanocellulose từ sinh khối lignocellulose
rất hấp dẫn, đặc biệt đối với việc khai thác từ dư lượng nông nghiệp. Ngày nay, chất
thải nông nghiệp là nguồn nguyên liệu rất hấp dẫn để sản xuất nanocellulose.
Không chỉ có tính chất sẵn có, mà việc sử dụng dư lượng nông nghiệp có thể cải

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

17

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

thiện được các giá trị từ loại chất thải không có giá trị đến sản phẩm lợi nhuận cao.
Hơn nữa, việc sử dụng có hiệu quả chất thải nông nghiệp là rất tốt cho môi trường.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên sự phân lập sinh khối và thu được các loại
nanocellullose có kích thước khác nhau. Tuy nhiên, cấu trúc của sinh khối của

ngành phế phẩm nông nghiệp bao gồm các lớp lignin dày đặc, để phân lập cellulose
để thu được cellulose với độ kết tinh cao sử dụng hóa chất thích hợp gây ức chế tỉ lệ
tiêu hóa của sinh khối để trích xuất cellulose [11, 13, 15, 20, 28].
1.6.1. Tiền xử lý sinh khối
Tiền xử lý sinh khối là một bước quan trọng để loại bỏ các thành phần phi
cellulose như lignin, hemicellulose, pectin,…Các phương pháp tiền xử lý hóa chất
được sử dụng phổ biến nhất bao gồm: phương pháp thủy phân dựa trên acid, kiềm
và tiền xử lý bằng sinh học [8, 24].
1.1.1.1. Tiền xử lý acid
Trong phương pháp tiền xử lý acid, các acid thường được sử dụng như các
acid vô cơ (sulfuruic, nitric, hydrochloric và acid photphoric) và các acid hữu cơ
(formic, acetic và propionic acid [8]. Việc xử lý bằng acid chlorite, còn được gọi là
quá trình loại bỏ lignin, hoặc quá trình tẩy trắng [24].Quá trình này có thể loại bỏ
hầu hết lignin và các thành phần khác. Sau quá trình này, các chất rắn thu được sau
khi sấy khô được định nghĩa là holocellulose, chủ yếu bao gồm hemicellulose và
cellulose trong sợi. Sợi màu trắng của holocellulose cho thấy được việc đã loại bỏ
thành công lignin và các tạp chất khác [24]. Các yếu tố ảnh hưởng của quá trình này
bao gồm: nồng độ của acid, nhiệt độ và thời gian,…các yếu tố này có tác động quan
trọng đến việc thay đổi cấu trúc của sinh khối, bất lợi chính của quá trình này đó là
sự hình thành các sản phẩm thứ cấp [8, 9].
1.1.1.2. Tiền xử lý kiềm
Quá trình xử lý bằng kiềm là để loại bỏ polymer vô định hình của
hemicellulose và phần cấu trúc của lignin [8, 17].Quá trình tiền xử lý kiếm chủ yếu
phụ thuộc vào hiệu suất hòa tan của lignin trong dung dịch kiềm. Các loại kiềm như
NaOH, KOH, Ca(OH)2 là những chất thích hợp cho quá trình tiền xử lý kiềm. Trong
đó, kiềm thường được sử dụng là natri hydroxit (4 – 20% trọng lượng), quá trình

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh



Khóa luận tốt nghiệp

18

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

thủy phân kiềm thường được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ thấp (dưới 140 oC).
Các sản phẩm xơ thu được từ quá trình xử lý này chủ yếu ở dạng cellulose và các
vật liệu cellulose khác đã được loại bỏ [21, 24]. Phản ứng xà phòng hóa xảy tạo
thành các liên kết của các este giữa các phân tử bên trong với kiềm, nó liên kết
xylan hemicellulose và một số các hợp phần khác (như là giữa lignin và
hemicellulose khác) [4]. Vì vậy, sẽ tạo ra các cấu trúc lỗ hổng bên trong khối
lignocellulose tăng lên, nên sẽ làm giảm sự liên kết giữa các phân tử [1, 4]. Quá
trính này có thể được thực hiện ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển trong vài
giây đến vài ngày, và vì vậy mà nó thường phân hủy lượng đường ít hơn sơ với
phương pháp tiền xử lý bằng acid. Thêm vào đó, phương pháp tiền xử lý này đã
được kiểm chứng là có hiệu quả hơn đối với các sản phẩm từ dư lượng nông nghiệp
[3, 17]. Quá trình tiền xử lý với kiềm gây ra sự giản nở các cấu trúc của
lignocellulose, do có sự gia tăng diện tích bên trong, dẫn đến giảm mức độ trùng
hợp và độ kết tinh, phá vỡ liên kết hóa học giữa lignin và carbonhydrat, phá hủy cấu
trúc của lignin. Do vậy, ở quá trình này, có thể tách loại được lignin [4] .
1.1.1.3. Tiền xử lý sinh học
Tiền xử lý sinh học chủ yếu là sử dụng một số vi khuẩn và vi sinh vật nhằm
phân hủy cấu trúc lignin. Nó có thể tạo ra các enzyme phân hủy được cấu trúc của
lignin trong quá trình này. Quá trình này sử dụng các vi sinh vật bao gồm nấm nấu,
nấm trắng, vi khuẩn,…để làm thay đổi thành phần hóa học và cấu trúc của sinh khối
lignocellulose[19]. Mặc dù phương pháp này hiệu quả hơn, tiết kiệm, thân thân
thiện với môi trường, tiêu thụ năng lượng ít và ít nguy hiểm hơn so với phương
pháp tiền xử lý hóa học, nhưng nhược điểm của phương pháp này là quá trình xảy
ra rất chậm, đòi hỏi phải kiểm soát thật cẩn thận các quá trình tăng trưởng của vi

sinh vật. Ngoài ra, hầu hết các vi sinh vật linolytic hòa tan phân hủy không chỉ
lignin mà còn hemicellulose và cellulose. Do những hạn chế này, phương pháp tiền
xử lý sinh học phải đối mặt với các rào cản kinh tế kỹ thuật, do đó kém thu hút và
hấp dẫn về mặt thương mại. Nên xét về quy mô công nghiệp gặp nhiều khó khăn
[13, 19].
1.6.2. Các phương pháp trích xuất sợi nanocellulose
GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

19

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

Hiện nay có một số kỹ thuật đã được phát triển để trích xuất nanocellulose từ
vật liệu cellulose. Các phương pháp chiết khác nhau dẫn đến sự khác biệt về loại và
tính chất của nanocellulose thu được .Đối với các loại sinh khối thực vật, trước tiên
đòi hỏi sự phân hủy của các siêu phân tử cấu trúc thành tế bào, do đó mà tăng được
khả năng tiếp cận được với các thành phần polysacharite của lignocellulose thô
(lignin, cellulose, pectin và hemicellulose) hơn thế nữa đó là tăng khả năng tiếp cận
được đến với cellulose [17, 24]. Nanocellulose trích xuất theo các điều kiện tổng
hợp khác nhau và nguồn gốc cellulose khác nhau có thể được phân lập thành sợi
nanocellulose (CNF) hoặc tinh thể nanocellulose (CNC). Các phương pháp chiết
xuất chính được phân loại thành ba kỹ thuật chính: thủy phân acid, thủy phân
enzym và quá trình cơ học [19].
1.1.1.1. Thủy phân acid
Thủy phân acid là một trong những quá trình chính để trích xuất nanocellulose
từ vật liệu cellulose. Do có sự kết hợp giữa các vùng trật tự và hỗn loạn trong chuỗi
cellulose, dưới tác dụng của acid thì các vùng hỗn loạn sẽ dễ dàng bị thủy phân

[19]. Acid-sunfuric là acid chủ yếu được sử dụng để thủy phân acid, nó không chỉ
cô lập được các nanocellulose tinh thể, mà còn làm cho nanocellulose phân tán
thành một hệ keo ổn định do có sự ester hóa của nhóm hydroxyl bởi các ion sunfat
[4, 19]. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của nanocellulose thu được là thời gian
phản ứng, nhiệt độ và nồng độ acid [19]. Phương pháp này có nhược điểm là lượng
acid thải ra trong quá trình rửa để trung hòa giá trị pH của huyền phù nanocellulose
gây khó khăn trong quá trình xử lý nước. Thông thường, quá trình rửa sản phẩm
được rửa nhiểu lần nước cất hoặc có thể sử dụng dung dịch natri hydroxit pha loãng
ở nồng độ thấp để trung hòa giá trị pH trung tính. Như vậy, sản phẩm thu được có
đường kính khoảng 3 – 4 nm và chiều dài khoảng micron với bề mặt acid
cacboxylic. [17, 19].
1.1.1.2. Thủy phân enzyme
Thủy phân enzyme là quá trình xử lý sinh học, trong đó enzyme được sử dụng
để chuyển hóa hoặc thay đổi sợi cellulose [4, 19]. Nói chung, việc xử lý sinh học
với enzyme có thể được thực hiện trong điều kiện phản ứng nhẹ, tuy nhiên cần có

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

20

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

thời gian phản ứng lâu hơn . Để giải quyết nhược điểm này, thủy phân enzyme luôn
được kết hợp với các phương pháp khác[19].
1.1.1.3. Các phương pháp cơ học
Quá trình sử dụng cơ học là sự cô lập các sợi celullulose bằng cách sử dụng
lực tác động mạnh để phân tách các sợi cellulose. Các phương pháp cơ học chủ yếu

được sử dụng bao gồm siêu âm, đồng bộ áp suất cao,…[16]
 Đồng nhất áp suất cao được thực hiện bằng cách chuyển cellulose vào
một bình có áp suất cao và vận tốc cao. Lực tác động và lực cắt trong
chất lỏng được tạo ra để tách các sợi nhỏ celullose có đường kính kích
thước nanomet [16, 19].
 Phương pháp dùng siêu âm là một quá trình cho khử rung của sợi
cellulose với lực thủy động lực học của siêu âm [16]. Trong phương
pháp này, công suất dao động cơ học được tạo ra, dẫn đến sự hình thành,
giãn nở và nổ của bong bóng khí vi mô khi các phân tử chất lỏng hấp
thụ năng lượng siêu âm [16, 19]
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm và hạn chế đó là tiêu
thụ năng lượng cao.Do đó, quá trình cơ học thường được kết hợp với phương pháp
tiền xử lý khác để giảm năng lượng.

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

21

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu và hóa chất sử dụng
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu thí nghiệm
Bã mì thu được sau quá trình sản xuất tinh bột khoai mì sẽ được sấy khô, sau
đó được sàng đến kích thước 250 microns bằng rây lọc 60 mesh. Việc sàng lọc
nguyên liệu thô giúp cho quá trình tạo sợi có cấu trúc nano được thuận lợi hơn. Sau
quá trình sàng, nguyên liệu sẽ được đem đi sấy tách ẩm ở nhiệt độ 110 oC trong 24

giờ. Quá trình sấy nguyên liệu giúp cho việc bảo quản được lâu hơn, chống mốc
thối.

Hình 2- 1. Bã mì sau khi sàng và sấy khô
2.1.2. Hóa chất sử dụng
Công thức

Phân tử gam

Tỉ trọng

phân tử

(g/mol)

(g/cm3)

Nitric Acid

HNO3

63,010

1,51

Natri nitrit

NaNO2

68,993


2,17

NaOH

39,997

2,13

H2SO4

98,079

1.84

Hóa chất

Sodium
hydroxide
Sulfuric Acid

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

22

Trích xuất nanocellulose từ bã mì


2.2. Trích xuất sợi nanocellulose bằng phương pháp nitro - oxidation
2.2.1. Chuẩn bị thí nghiệm
 Thành phần nguyên liệu và hóa chất sử dụng
- Bã mì sấy khô : 6 gram
- HNO3 6,5M : 60 mL
- NaNO2 : 0,96 gram
 Dụng cụ
- Bình cầu 3 cổ
- Bình định mức 100 mL
- Becher 100 mL
- Becher 250 mL
- Becher 500 mL
- Erlen cổ nhám 250 mL
- Đũa thủy tinh
- Muỗng thủy tinh
- Nút cao su
- Nhiệt kế có gắn nút cao su
 Thiết bị sử dụng
- Máy sấy thường
- Máy khuấy cơ
- Bếp điện
- Máy li tâm
- Máy sấy đông khô

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

23


Trích xuất nanocellulose từ bã mì

2.2.2. Tiến hành thí nghiệm
2.2.2.1. Sơ đồ khối tiến trình thí nghiệm

pH ~ 6÷7

Hình 2- 2. Sơ đồ khối phương pháp nitro oxidation

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


Khóa luận tốt nghiệp

24

Trích xuất nanocellulose từ bã mì

2.2.2.2. Thuyết minh quy trình
Lắp hệ thống phản ứng như hình vẽ. Để trích xuất sợi nanocellulose theo
phương pháp nitric, thiết bị được sử dụng chính là máy khuấy cơ với tốc độ 500
vòng/phút cùng với bộ bao cánh khuấy hệ kín. Pha nitric acid ở nồng độ 7,5M. Sau
khi định mức xong, rút 60mL acid cho vào bình cầu 3 cổ, gia nhiệt sao cho nhiệt độ
dung dịch đạt đến 65oC thì cho nguyên liệu vào trong bình phản ứng. Hệ phản ứng
được thực hiện trong môi trường đun cách thủy. Tiếp sau đó 10 phút, nhanh tay cho
thêm muối NaNO2 vào trong bình phản ứng và đậy kín bằng nút cao su. Bước tiếp
khi cho nguyên liệu vào là giữ ổn định nhiệt độ phản ứng ở 70 oC. Phản ứng được
thực hiện trong thời gian 6 giờ.


Hình 2- 3. Hình minh họa lắp hệ thống phản ứng với acid HNO3
Phản ứng kết thúc sau 6 giờ, đổ mẫu ra cốc 100mL có đựng sẵn 500mL nước
cất, thực hiện quá trình đổ mẫu ra trong tủ hút. Khi đổ mẫu ra cốc, khuấy đều, sau
15 phút, mẫu lắng xuống, đổ bỏ phẩn nước ở trên và thực hiện quá trình gạn, lặp lại
quá trình rửa mẫu 3 lần như trên. Quá trình gạn, rửa mẫu giúp cho loại bỏ lượng
acid HNO3 còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

GVHD: TS.Nguyễn Chí Thanh


×