Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích bài thơ buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.78 KB, 5 trang )

Phân tích bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra (Thiên Trường vãn
vọng) của Trần Nhân Tông
Mở bài:
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trong ra (Thiên Trường vãn vọng) là bài thơ
xuất sắc của nhà vua Tràn Nhân Tông. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp yên bình, thơ mộng
của bức tranh làng quê và cuộc sống bình dị, tâm hồn gắn bó máu thịt của nhà thơ
với chốn thôn dã, thư thái, tự do, tự tại.

Thân bài:
Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật – một thể thơ quen
thuộc trong thơ ca Việt Nam thời kì trung đại. Trần Nhân Tông sáng tác bài thơ
trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).

Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê vào lúc chiều hôm qua con mắt của một ông vua thi
sĩ. Cảnh đồng quê vào buổi chiều tà chỉ được gợi lên bằng những nét chấm phá
,đơn sơ : Thôn xóm, bóng chiều, khói, tiếng sáo, lũ trẻ chăn trâu, cánh cò trắng…
Màu sắc của cảnh vật cũng rất thanh sơ, mờ ảo : Làn khói mỏng bao phủ thôn xóm,
bóng chiều lưu luyến trùm lên vạn vật, cánh cò trắng trên nền cánh đồng chiều…
Tất cả hoà quyện tạo nên bức tranh thuỷ mặc về làng quê thanh bình, yên ả, gợi
nên một cuộc sống yên bình, no ấm của vùng thôn quê Bắc Bộ.

Nhan đề bài thơ đã cho chúng ta thấy được điểm nhìn cũng như không gian và thối
gian nhà thơ ngắm cảnh, thả hồn và gửi gắm tình cảm của mình đối với quê hương.
Không gian là Thiên Trường, quê hương của nhà thơ. Thời gian là buổi chiều tối,
thời khắc buồn nhớ, hoài vọng. Điểm nhìn là ngắm nhìn từ xa. Điểm nhìn, không
gian và thời gian trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc. Điểm nhìn từ xa giúp tác giả có
thể bao quát được toàn bộ những nét đặc sắc của cảnh vật thiên nhiên nơi đồng
quê. Không gian trong bài thơ là Thiên Trường – quê hương của nhà thơ – không
gian gợi sự gần gũi, thân thuộc và gắn bó. Còn thời gian chiều tà đã gợi nên sự yên
ả, thanh bình, tĩnh lặng.



Hai câu mở đầu của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh chiều quê yên ả đến tĩnh
lặng bằng những nét phác thảo mờ nhạt, huyền ảo:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên

(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không)

Cảnh thôn xóm trước sau đã chìm dần vào sương khói, vào bóng chiều man mác.
Cảnh vật như vừa hữu hình lại vừa vô hình, vừa như ngưng đọng, vừa như tan
biến. Hai câu thơ gợi nên cảnh vật rất tĩnh, rất hư ảo. Dường như nhà thơ đã miêu
tả bức tranh làng quê ưong thời khắc mà thời gian đã trở nên ngưng đọng.

Câu thơ đã hé mở cho ta thấy rõ tâm trạng thanh thản, tự tại cũng như tâm hồn tinh
tế và trực giác nhạy bén của Trần Nhân Tông. Con mắt nhìn cảnh vật lúc này
không chỉ là con mắt của vị vua trở về thăm quê nữa mà là đôi mắt của một thi sĩ
đang tràn đẩy cảm hứng, mở hồn ra đón lấy những biến thái tinh vi của cảnh vật,
của đất trời, mở rộng lòng mình giao hoà với cảnh vật thiên nhiên. Đó là con mắt
của một con người yêu tha thiết và gắn bó sâu nặng đối vói con người và cuộc sống
thôn dã nơi miền quê Thiên Trường – Nam Định.

Hai câu thơ cuối đem lại một cảm giác ấm áp, thơ mộng. Bức tranh quê không còn
tĩnh lặng nữa mà đã có sự chuyển động của cảnh vật, có âm thanh dìu dặt của tiếng
sáo:


Mục đồng địch u ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền


(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)

Cảnh vật ở hai câu thơ cuối được gợi tả bằng hình ảnh, màu sắc và âm thanh cụ
thể, rất tiêu biểu cho cảnh đồng quê trong buổi chiều hôm: Tiếng sáo của trè chăn
trâu dẫn trầu về, từng đôi cò trắng bay xuống cánh đồng chiều… Tất cả những hình
ảnh này đã gợi nên bức tranh quê tĩnh lặng nhưng không hiu quạnh mà vẫn toát lên
sự ấm áp, trù phú, thanh bình, yên ả, giàu sức sống và rất có hồn. Cảnh thiên nhiên
làng quê trong buổi chiều tà đã được cảm nhận bằng tâm hồn thi nhân, bằng tấm
lòng quê giản dị, thanh thản và nhẹ nhàng.

Bài thơ thiên Trường vãn vọng đã giúp chúng ta hiểu được về một hình ảnh khác
của Trần Nhân Tông. Bên canh hình ảnh một ông vua anh minh, có quyền uy tối
cao, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng có công lớn trong kháng chiến chống
quân Nguyên – Mông, chúng ta còn thấy được một bức chân dung mới về con
người của Trần Nhân Tông. Đó là con người thi sĩ tràn đầy cảm hứng trước vẻ đẹp
cùa thiên nhiền, của quê hương, đất nước. Đó là con người với tấm lòng quê hồn
hậu, giản dị, gần gũi đã thả hồn, hoà mình vào khung cảnh thanh bình, tĩnh lặng,
yên ả của làng quê trong buổi chiều tà. Sự thống nhất giữa Hoàng đế, Thi Nhân và
Thiền gia trong một nhân cách lớn.

Bài thơ đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của Trần Nhân Tông: Tình yêu thiên nhiên
tha thiết, sự cảm nhận tinh tế, sự gắn bó máu thịt vổi quê hương…Bài thơ còn thể
hiện sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên, bộc lộ tâm hổn nhạy cảm, gắn bó
sâu nặng của nhà thơ đối vối quê hương.


Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật mẫu mực, trang trọng nhưng
đã diễn tả được bức tranh quê giản dị, gần gũi, thân quen, mộc mạc. Từ ngữ, hình

ảnh giàu sức gợi đã tái hiện được bức tranh thôn quê thanh bình, thơ mộng. Thủ
pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, dùng ngoại cảnh để bộc lộ nội tâm là một thành
công lớn của nhà thơ.

Kết bài:
Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đụng lớn lao, kì vĩ. Không núi cao
sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay, không gian vạn lý thiên,
chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương
vậy mà âm vang của cả non sông, đất nước hồi sinh sau khi sạch bóng quân thù –
một quân thù khét tiếng, đi đến đâu là ở đó cỏ cũng không mọc được nữa…

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trả lời ngắn gọn.

+ Bài thơ “Thiên Trưởng vãn vọng” được làm theo thể thơ nào?
+ Cảnh vật trong bài thơ ‘Thiên Trường vãn vọng” được miêu tả vào thời gian nào?
+ Điểm nhìn để quan sát, miêu tả cảnh của tác giả trong bài thơ là từ đâu?
+ Cảnh tượng trong bài thơ là cảnh như thế nào?

Câu 2: Điểm nhìn của tác giả trong bài thơ có tác dụng như thế nào đối với viêc
quan sát và miêu tả cảnh?


Câu 3: Cụm từ Bán vô bán hữu gợi cho em hình dung như thế nào về cảnh vật
thiên nhiên? Hãy so sánh với cụm từ ở bản dịch và nhận xét?

Câu 4: Qua bức tranh thiên nhiên trong bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về
tâm trạng của tác giả?


Câu 5: Qua bài thơ, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hổn nhà thơ?

Câu 6: Có ý kiến cho rằng Thiên Trường vãn vọng chỉ đơn thuần là bài thơ tả cảnh.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Câu 7: Hình ảnh cò trắng trong bài thơ của Trần Nhân Tông và hình ảnh con cò
trong bài thơ của Xuân Diệu có gì khác nhau?

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng

Câu 8: Từ gợi ý của bài thơ Thiền Trường vãn vọng, em hây bày tỏ cảm nghĩ của
mình trước khung cảnh làng quê đang lắng dần vào bóng hoàng hôn.



×