Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tâm trạng của người mẹ và vai trò của nhà trường đối với trẻ trong cổng trường mở ra của lí lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.99 KB, 4 trang )

Tâm trạng của người mẹ và vai trò của nhà trường đối với trẻ trong Cổng trường
mở ra của Lí Lan
Mở bài:
Trong cuộc đời của mỗi con người, trải qua bao nhiêu năm học thì có bấy nhiêu
ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường vào lớp Một luôn để lại những ấn
tượng sâu đậm nhất, vì đó là lần đầu tiên chúng ta rời khỏi vòng tay yêu thương
trìu mến của bố mẹ để bắt đầu bước vào một thế giới rộng lớn và phong phú hơn.
Vậy trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên ấy, người mẹ có tâm trạng và
những suy nghĩ gì, nhà trường có vai trò quan trọng như thế nào?

Thân bài:
Bài văn nêu lên tâm trạng lo lắng, không ngủ được của người mẹ trong đêm chuẩn
bị cho con trước ngày khai giảng vào lớp Một đồng thời cũng nói lên kí ức về tuổi
thơ sống dậy trong lòng người mẹ

Tâm trạng của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường:
– Người mẹ: Thao thức, không ngủ được, suy nghĩ miên man – không tập trung
được vào việc gì cả, lên giường và trằn trọc lo lắng.

– Đứa con: Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư – ngủ dễ dàng, gương mặt thanh thoát,
đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại … kẹo).

– Người mẹ lo lắng cho con vì đây là lần đầu tiên con đến trường để bước vào lớp
Một. Đây là ngày rất quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người.

“Mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc; mẹ không lo
lắng nhưng vẫn không ngủ được”.


– Người mẹ nhớ về ngày khai trường đầu tiên năm xưa của mình:


“Cái ấn tượng khắc sâu mãi trong lòng một con người; mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi
hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng
trường đóng lại. Ấn tượng của mẹ về buổi tựu trường đầu tiên thật sâu đậm”.

– Người mẹ nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên ở Nhật: “Ngày khai … của toàn xã
hội” với sự quan tâm của mọi người đến trường; đến việc giáo dục thế hệ trẻ cho
tương lai.

– Người mẹ đang nghĩ đến việc phải làm của ngày mai: “Mẹ sẽ đưa con… sẽ mở
ra”. Quá khứ và hiện tại hòa chung ở mẹ. Đây là người mẹ giàu lòng thương con,
lo lắng đến việc học của con …

Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả, người mẹ nhìn con ngủ như
tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình (độc thoại nội tâm), đang
ôn lại kỷ niệm của riêng mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa
được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp của nhân
vật, của mẹ.

Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ:
Qua những suy tư của người mẹ, người đọc nhận rõ vai trò quan trọng của nhà
trường đối với tương lai thế hệ trẻ của đất nước. Đó cũng là một lí do khiến người
mẹ đã không ngủ được trong đêm trước ngày con đến trường.


Trong cuộc đời của mỗi con người, nhà trường không chỉ là nơi rèn luyện tri thức
mà còn bồi dưỡng cho ta tâm hồn, hoàn thiện cho ta nhân cách tốt đẹp, biết sống
đúng với chuẩn mực đạo lí và tư tưởng của dân tộc. Nhà trường là nơi vun đắp cho
ta tình cảm, gắn kết nghĩa thầy trò để ta vững bước bước vào đời, vững bước đi đến
tương lai. Có thể nói, nhà trường là tất cả tuổi thơ của mỗi con người.


Vai trò quan trọng của trường học đối với thế hệ trẻ được người mẹ ý thức rõ ràng
qua câu chuyện ngày khai trường ở Nhật. Ngày khai trường là ngày lễ của toàn
nước Nhật. Tất cả chìm ngập trong không khí vui tươi, rộn ràng. Đó là ngày người
Nhật sẽ được nghỉ việc. Đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui.

Tất cả phụ huynh sẽ đưa con trẻ đến trường. Họ cũng sẽ cùng tham gia lễ khai
giảng với học sinh và tặng quà để khích lệ tinh thần học tập. Quan chức nhà nước
vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các
trường học lớn nhỏ. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân
dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám Hiệu, thầy, cô giáo và phụ
huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục.

Qua đó, tác giả nhận định: “bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có
ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. Đồng thời nhà văn
cũng nhấn mạnh tầm quan trộng và vai trò quyết định của giáo dục đối với tương
lai của thế hệ trẻ và đất nước: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh
hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả
hàng dặm sau này”. Không có giáo dục sẽ không có văn minh. Không đi học sẽ
không thể trưởng hành, trở thành người hữu ích cho xã hội.

Kết thúc bài văn, người mẹ bồi hồi: mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua
cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của
con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đó là thế giới
của điều hay lẽ phải, của tình thương, đạo lí làm người. Đó là thế giới của tình bạn,


tình thầy trò cao đẹp, thiêng liêng. Thế giới ấy là thế giới của ánh sáng, tri thức,
của những hiểu biết lí thú và kỳ diệu mà nhân loại tích lũy được, …

Nhà trường là tất cả tuổi thơ, nhà trường đã mang lại cho chúng ta những nhiều

điều mới lạ. Từ đây, mọi ước mơ, khát vọng cất cánh bay cao vào bầu trờ rộng lớn.

Qua cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, kết hợp phương thức tự sự (ghi lại sự việc)
và phương thức trữ tình (bộc lộ cảm xúc); các câu, các ý liên kết chặt chẽ với nhau,
tác giả làm nổi bật tình cảm đẹp trong trong tâm hồn người mẹ và vai trò quan
trọng của giáo dục, của nhà trường với cuộc đời mỗi con người. Có thể nói, đây là
bài ca về tình mẫu tử, bài ca hy vọng về con cái và nhà trường.



×