Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 19: Quê hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.2 KB, 3 trang )

Giáo án Ngữ văn 8

QUÊ HƯƠNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền
biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
- Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Xem sgk, sgv, thiết kế bài giảng.

- Các bức tranh cảnh đánh cá trên biển và chân dung nhà thơ Tế Hanh.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:- Đọc thơ. Tìm hiểu nhà thơ.
- Trả lời phần đọc - hiểu văn bản.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc bài thơ Nhớ rừng và cho biết hình ảnh con hổ khi tự do và lúc bị
giam cầm có gì khác nhau?
III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
Hướng dẫn tìm hiểu chung.
@ Gọi HS đọc chú thích * giới
thiệu Tế Hanh.
@ Cho HS xem chân dung Tế
Hanh.
@ Hướng dẫn cách đọc và gọi
HS đọc bài thơ.
@ Bài thơ được tác giả sáng tác


khi nào?
@ Bài thơ thuộc thể thơ gì?
@ Bài thơ có kết cấu như thế

GHI BẢNG
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

2. Tác phẩm:
Bài thơ năm 1939 lúc nhà thơ đang học ở Huế, rất
nhớ nhà, nhớ quê hương.
Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ
1


Giáo án Ngữ văn 8
nào?

Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
@ Gọi HS đọc đoạn đầu của bài
thơ.
@ Hai câu thơ đầu, em hình
dung được những gì về quê
hương của nhà thơ?
@ Phân tích cảnh dân chài bơi
thuyền ra khơi .

@ Phân tích cảnh đón thuyền
đánh cá về bến.


@ Nghệ thuật?
Tình cảm của tác giả thể hiện
như thế nào? Trong khổ cuối?

3. Bố cục: bốn đoạn
Đoạn 1: hai câu đầu
Đoạn 2: sáu câu tiếp
Đoạn 3: Tám câu tiếp theo
Đoạn 4: Bốn câu cuối
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Giới thiệu về làng quê của tác giả:
Quê hương nhà thơ ở cửa sông gần biển, người dân
làm nghề chài lưới.
Lời giới thiệu bình dị, chân thật như bản chất người
dân làng chài quê ông vậy.
2. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:
* Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng => thiên nhiên
tươi đẹp, lý tưởng cho những ai làm nghề chài lưới.
* Dân trai tráng => những người khỏe khoắn, vạm
vỡ, nhanh nhẹn, dũng cảm.
* Con thuyền hăng như con tuấn mã cánh buồm
rướn thân ra góp gió. Họ ra khơi mang theo cả hồn
vía của quê hương.
Tất cả thể hiện nhịp sống tươi vui, khoáng đạt,
hăng say lao động của người dân chài.
3. Cảnh đón thuyền về bến:
Cả dân làng.
Âm thanh ồn ào.
Trạng thái tấp nập.
=> Không khí vui vẻ, rộn ràng.

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe.
=> Lời cảm tạ trời đất. Chỉ có những ai đã từng làm
nghề chài mới hiểu hết lời cảm tạ mang tính công
đồng này.
Hình ảnh dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn, họ
mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả.
Những chiếc thuyền bây giờ mệt mỏi trở về thư
giãn và lắng nghe chất muối đang râm ran khắp cơ
thể
Con thuyền như sinh thể, như một phần của sống
lao động của làng chài, gắn bó với làng chài.
4. Nỗi nhớ quê hương:
Tình yêu quê hương luôn thường trực trong lòng
2


Giáo án Ngữ văn 8
nhà thơ: lòng tôi luôn tưởng nhớ
Nhà thơ nhớ rất cụ thể:
Màu nước xanh, con cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ
con thuyền rẽ sóng ra khơi và đặc biệt nhớ cái mùi
nồng mặn quá. Cái mùi đặc trưng của vùng biển.
@ Nhận xét về nội dung , nghệ III/- Tổng kết:
thuật bài thơ.
Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ dung dị đằm thắm của
Tế Hanh. Bài thơ chỉ kể tả đôi nét nhưng nhờ hình
ảnh đặc trưng và chắt lọc nên làng chìa ven biẻn
hiện lên thật dung dị mà ấn tượng.
IV. Củng cố:
1. Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.

2. Gọi HS đọc lại nội dung phần ghi nhớ.
V. Dặn dò:
1. Học thuộc lòng bài thơ.
2. Sưu tầm thơ về quê hương.
3. Học ghi nhớ và phân tích bài thơ.
4. Chuẩn bị bài mới Khi con tu hú của Tố Hữu.

3



×