Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312 KB, 121 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CẨM VÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - Năm 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CẨM VÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Mã số

: 8850103



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS N u ễn Ti n Cƣờn

Hà Nội - Năm 2019


i

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hƣớn dẫn chính: TS N u ễn Ti n Cƣờn
Cán bộ chấm phản biện 1:PGS TS HỒ THỊ LAM TRÀ
Cán bộ chấm phản biện 2:TS NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

Luận văn đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM THI LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày 06 tháng 04 năm 2019


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

N u ễn Thị Cẩm Vân



iii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của
các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ
quan, đồng nghiệp và cán bộ địa phƣơng.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới TS. Nguyễn Tiến Cƣờng,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Quản lý đất đai,
phòng Đào tạo của trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, những
ngƣời đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu quý
báu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trƣờng; cảm ơn Lãnh đạo Sở
và các phòng ban của Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, Lãnh đạo
UBND huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Phú Bình đã tạo
điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập thông tin, tài
liệu, số liệu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
các bạn học viên…, những ngƣời luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2019
Tác iả

N u ễn Thị Cẩm Vân



iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
THÔNG TIN LUẬN VĂN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
1. TÍNH CẤP THIẾT ........................................................................................ 5
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 6
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 8
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .......................... 8
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất ...................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc và trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ....... 9
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất trong phát triển kinh tế, xã
hội và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng............................................................... 17
1.1.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch chuyên
ngành khác....................................................................................................... 18
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ......................... 20
1.2.1. Giai đoạn trƣớc Luật Đất đai 2013 ....................................................... 20
1.2.2. Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay ....................................... 25
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .................... 27
1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất của một số nƣớc trên thế giới .......................... 27
1.3.2. Tình hình lập quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam .............................. 32


v

1.3.3. Kết quả lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nƣớc
và của tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 36
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 47
2.1. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 47
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 47
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 47
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 47
2.3.2. Phƣơng pháp đánh giá theo các tiêu chí................................................ 48
2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý, thống kê số liệu .................................... 48
2.3.4. Phƣơng pháp so sánh và phân tích ........................................................ 48
2.3.5 Phƣơng pháp minh họa .......................................................................... 48
2.3.6. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 49
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 50
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
PHÚ BÌNH ...................................................................................................... 50
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trƣờng ..................... 50
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 55
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình.. 61
3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN
PHÚ BÌNH ...................................................................................................... 62
3.2.1. Phân tích tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình ......... 62
3.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2017 và biến động sử dụng đất
giai đoạn 2010 - 2017 của huyện Phú Bình .................................................... 65
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016,
2017 HUYỆN PHÚ BÌNH .............................................................................. 70


vi
3.3.1. Khái quát phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Phú

Bình ................................................................................................................. 70
3.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 của huyện Phú Bình ............................................................................... 73
3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất qua các năm 2016,
2017 của huyện Phú Bình ............................................................................... 81
3.3.4. Đánh giá tác động của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng của huyện Phú Bình ................. 93
3.3.5. Đánh giá những mặt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn
tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Phú Bình ... 95
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 CỦA HUYỆN PHÚ BÌNH ... 101
3.4.1. Giải pháp về lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm ........ 101
3.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tƣ ................................................ 101
3.4.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện ........................................................... 102
3.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật .................................... 103
3.4.5. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng ....................... 103
3.4.6. Các giải pháp khác .............................................................................. 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 105
1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 105
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 107
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 110


1
THÔNG TIN LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Lớp: CH3A.QĐ

Khoá: Cao học khóa 3


Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Cƣờng
Tên đề tài: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Thông tin luận văn: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017, đánh giá
những mặt đƣợc, những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn
tại trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020
của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với thực
tiễn phát triển của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.


2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Các chữ vi t tắt

N hĩa của các từ vi t tắt

1

KT-XH

Kinh tế - xã hội

2

KHSDĐ


Kế hoạch sử dụng đất

3

QH

Quy hoạch

4

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

5

QH,KHSDĐ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

6

SDĐ

Sử dụng đất

7

TN&MT


Tài nguyên và Môi trƣờng

8

UBND

Ủy ban nhân dân


3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2010 - 2017 ............................55
Bảng 3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2017 ....................66
Bảng 3.3. Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 huyện Phú Bình ........................................................................................71
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)
huyện Phú Bình .........................................................................................................74
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện công trình, dự án theo quy hoạch sử dụng đất đến năm
2015 huyện Phú Bình ................................................................................................78
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện công trình, dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016
huyện Phú Bình .........................................................................................................85
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện công trình, dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm 2017
huyện Phú Bình .........................................................................................................90


4
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mối quan hệ các cấp QHSDĐ của Nhật Bản ............................................29
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu SDĐ năm 2017 huyện Phú Bình ..............................................65

Biểu 3.2. Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 ...................................................................................................................72
Biểu đồ 3.3: Kết quả thực hiện chỉ tiêu SDĐ đến năm 2015 ....................................76


5
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Xác định rõ tầm quan trọng và tính bức xúc của QHSDĐ đối với công
cuộc đổi mới đất nƣớc, trong những năm qua công tác này đã đƣợc quan tâm
đặc biệt về mọi phƣơng diện và đƣợc triển khai ở tất cả các cấp trong phạm vi
cả nƣớc, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của cả nƣớc và ở
từng địa phƣơng. Các quy định của pháp luật về QHSDĐ ngày càng đƣợc
hoàn thiện qua các giai đoạn và đã tạo ra một hành lang pháp lý tƣơng đối
hoàn chỉnh cho việc triển khai công tác này trong cả nƣớc.
Luật Đất đai 2013 đã dành riêng Chƣơng IV (từ Điều 35 đến Điều 51)
quy định về QH,KHSDĐ, trong đó theo lãnh thổ hành chính QH,KHSDĐ
đƣợc lập cho 3 cấp gồm cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện (Điều 36), xác
định kỳ QHSDĐ là 10 năm, kỳ KHSDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh là 05 năm,
KHSDĐ cấp huyện đƣợc lập hàng năm (Điều 37), trong đó KHSDĐ hàng
năm cấp huyện là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
SDĐ (Điều 52). Để hƣớng dẫn thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 (quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai), trong đó các nội dung về QH,KHSDĐ đƣợc quy định từ Điều 7
đến Điều 12; cùng với đó Bộ TN&MT đã ban hành Thông tƣ 29/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh QH,KHSDĐ
để triển khai thực hiện.
Tuy nhiên hiện nay công tác lập QH,KHSDĐ còn đang gặp một số bất
cập nhƣ: QHSDĐ chƣa phát huy đƣợc vai trò vừa mang tính tích hợp, vừa
mang tính điều phối đất đai cho các ngành, lĩnh vực; chất lƣợng và hiệu quả
của phƣơng án QHSDĐ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn nên vẫn

phải điều chỉnh thƣờng xuyên… Mặt khác, hiện nay khi Luật QH đã đƣợc


6
Quốc hội thông qua, Luật Đất đai năm 2013 đang chuẩn bị đƣợc sửa đổi, hệ
thống QHSDĐ theo lãnh thổ hành chính chỉ bao gồm QHSDĐ cấp quốc gia
và QHSDĐ cấp huyện thì việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của QHSDĐ nói
chung, QHSDĐ cấp huyện nói riêng là vô cùng quan trọng.
Phú Bình là huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, có
diện tích tự nhiên 24.337,00 ha, chiếm 6,90% diện tích tự nhiên của tỉnh,
trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km.
Thực hiện Luật Đất đai, UBND huyện đã tiến hành lập QHSDĐ đến năm
2020 và kế hoạch 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện. Kết quả thực hiện
QHSDĐ trong những năm qua đã góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển
KT-XH của huyện, đặc biệt trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, đầu
tƣ các khu, cụm công nghiệp, xây dựng xã nông thôn mới. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện cho thấy vẫn bộc lộ nhiều tồn tại nhƣ tính khả thi của QH
chƣa cao, việc dự báo chƣa sát với thực tế phát triển KT-XH, công tác giám
sát trong quá trình thực hiện QH còn hạn chế, nguồn vốn dành cho các dự án
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dẫn tới nhiều công trình chƣa đƣợc thực hiện,
cũng nhƣ còn tình trạng chồng chéo, không thống nhất giữa QH, kế hoạch của
các đề án nên phần nào đã ảnh hƣởng tới tiến độ thực hiện các dự án trên địa
bàn huyện Phú Bình.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá kết
quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá kết quả và tìm ra những nguyên nhân, tồn tại trong quá trình
thực hiện QH,KHSDĐ đến năm 2020 của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện QH,KHSDĐ


7
phù hợp với thực tiễn phát triển của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung cơ sở khoa học thực hiện hiệu
quả phƣơng án QHSDĐ cấp huyện.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả phƣơng án QHSDĐ
đến năm 2020 của huyện Phú Bình cũng nhƣ các địa bàn khác có điều kiện
tƣơng đồng.


8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1.1. Khái niệm về qu hoạch sử dụn đất
Về mặt thuật ngữ, theo Đoàn Công Quỳ (2006) [11] QH là sự chuyển
hóa tƣ duy hiện tại thành hành động tƣơng lai nhằm đạt những mục tiêu nhất
định. Nguyễn Dũng Tiến (2005) [14] cho rằng thuật ngữ “QH” có nội hàm là
một ý tƣởng đƣợc tƣ duy lôgic theo một không gian và thời gian với tập hợp
các hành động nhằm đạt tới mục tiêu - kết quả đƣợc dự kiến trƣớc.
Về QHSDĐ, hiện nay cũng có thể thấy rất nhiều khái niệm hay định
nghĩa. Do tiếp cận dƣới các góc độ khác nhau và tùy thuộc vào yêu cầu của
mỗi quốc gia cần có nội dung, cách làm và tính thiết thực của hệ thống
QHSDĐ đai mà tiếp cận tới một định nghĩa cho riêng mình. Tuy vậy về cơ
bản vẫn có những điểm chung, đó là có đầy đủ thuộc tính của “QH” và gắn
với đối tƣợng là “đất đai”, trong đó:
“QH” là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động nhƣ:
phân bố, bố trí, xắp xếp, tổ chức...

“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, mảnh
đất,...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo
thành (đặc tính thổ nhƣỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ
nƣớc, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...), tạo ra
những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Về mặt bản chất cần đƣợc xác định dựa trên quan điểm nhận thức “đất
đai” là đối tƣợng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực SDĐ đai (gọi là
các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức SDĐ nhƣ “tƣ liệu sản xuất đặc biệt”
gắn chặt với phát triển KT-XH. Nhƣ vậy, QHSDĐ sẽ là một hiện tƣợng KTXH thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế, trong đó:


9
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả SDĐ.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật nhƣ điều
tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền SDĐ
theo QH nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Theo nghiên cứu của dự án 3 về QHSDĐ đai thuộc chƣơng trình CPLAR
thì: QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà
nƣớc về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các
mục đích và các ngành) và tổ chức SDĐ nhƣ tƣ liệu sản xuất (các giải pháp sử
dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo
vệ đất đai và môi trƣờng [6].
Hiện nay theo Luật Đất đai 2013, QHSDĐ là việc phân bổ và khoanh
vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH,
quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ
sở tiềm năng đất đai và nhu cầu SDĐ của các ngành, lĩnh vực đối với từng
vùng KT-XH và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Nhƣ vậy, về thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định

nhằm tạo điều kiện đƣa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao
nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức SDĐ nhƣ tƣ liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất
để phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng và thích
ứng biến đổi khí hậu.
1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc và trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.1.2.1. Đặc điểm của QHSDĐ
QHSDĐ vừa có những thuộc tính riêng nhƣng cũng lại chứa đựng đầy
đủ tính chất chung của các loại hình QH nói chung. Theo nhiều tác giả [6],


10
[9], [11] đặc điểm của QHSDĐ đƣợc thể hiện ở các mặt sau:
- Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát
triển của QHSDĐ đai. Mỗi hình thái KT-XH đều có một phƣơng thức sản
xuất của xã hội thể hiện theo 2 mặt: lực lƣợng sản xuất (quan hệ giữa ngƣời
với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan
hệ giữa ngƣời với ngƣời trong quá trình sản xuất). Trong QHSDĐ, luôn nảy
sinh quan hệ giữa ngƣời với đất đai - là sức tự nhiên (nhƣ điều tra, đo đạc,
khoanh định, thiết kế...), cũng nhƣ quan hệ giữa ngƣời với ngƣời (xác nhận
bằng văn bản về sở hữu và quyền SDĐ giữa những ngƣời chủ đất). QHSDĐ
thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản xuất, vừa là yếu
tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của
phƣơng thức sản xuất của xã hội.
- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của QHSDĐ biểu hiện chủ yếu ở hai
mặt: đối tƣợng của QH là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài
nguyên đất cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (trong QHSDĐ
thƣờng động chạm đến việc SDĐ của tất cả các loại đất); QHSDĐ đề cập đến
nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội nhƣ: khoa học tự nhiên, xã hội,
dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trƣờng sinh thái...

- Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của
những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (nhƣ sự thay đổi nhân khẩu, tiến bộ kỹ
thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá...), từ đó xác định QH trung và dài hạn về
SDĐ đai, đề ra các phƣơng hƣớng, chính sách và biện pháp có tính chiến
lƣợc, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng KHSDĐ hàng năm và ngắn hạn.
- Tính chiến lƣợc và chỉ đạo vĩ mô: QHSDĐ chỉ dự kiến trƣớc đƣợc các
xu thế thay đổi phƣơng hƣớng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố SDĐ (mang tính
đại thể, không dự kiến đƣợc chi tiết của sự thay đổi), vì vậy nó mang tính chiến
lƣợc, các chỉ tiêu của QH mang tính chỉ đạo vĩ mô, phƣơng hƣớng và khái lƣợc


11
về SDĐ của các ngành. Do khoảng thời gian dự báo tƣơng đối dài, chịu ảnh
hƣởng của nhiều nhân tố KT-XH khó xác định, nên chỉ tiêu QH càng khái lƣợc
hoá, QH sẽ càng ổn định.
- Tính chính sách: QHSDĐ thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Khi xây dựng phƣơng án phải quán triệt các chính sách và quy
định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện cụ
thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát
triển ổn định kế hoạch KT-XH; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế
về dân số, đất đai và môi trƣờng sinh thái.
- Tính khả biến: Dƣới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trƣớc,
theo nhiều phƣơng diện khác nhau, QHSDĐ chỉ là một trong những giải pháp
biến đổi hiện trạng SDĐ sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật
ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của
QHSDĐ không còn phù hợp. Việc bổ sung, hoàn thiện QH và điều chỉnh biện
pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của QH.
1.1.2.2. Nguyên tắc lập QH,KHSDĐ
Các quy luật của phát triển kinh tế khách quan của phƣơng thức sản xuất

xã hội chủ nghĩa là yếu tố quyết định nội dung và phƣơng pháp QHSDĐ. Nói
một cách khác, các quy luật đó đã điều khiển hoạt động của Nhà nƣớc trong
lĩnh vực phân phối và sử dụng tài nguyên đất. QHSDĐ là công cụ để Nhà
nƣớc điều chỉnh các mối quan hệ đất đai, thiết lập thể chế quản lý, sử dụng tài
nguyên đất. Theo Đoàn Công Quỳ (2006), những luận điểm cơ bản phản ánh
những nét đặc trƣng nhất của QHSDĐ chính là những nguyên tắc cơ bản sau:
a. Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai
Nguyên tắc này là cơ sở cho mọi hoạt động và biện pháp có liên quan tới
quyền SDĐ, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động QHSDĐ. Nó


12
không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn là một vấn đề chính trị quan trọng.
Bởi vì tài nguyên đất đai đã đƣợc quốc hữu hóa là đối tƣợng sở hữu Nhà
nƣớc, đồng thời là một căn cứ quan trọng để phát triển sức sản xuất, để củng
cố và hoàn thiện phƣơng thức sản xuất. Do vậy trong quá trình QHSDĐ phải
tuân theo các quy định của pháp luật, củng cố quan hệ đất đai, bảo vệ tính bất
khả xâm phạm quyền sở hữu Nhà nƣớc về đất đai, chấp hành triệt để quyền sở
hữu đất đai của Nhà nƣớc. Luật pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm quyền
SDĐ và tính ổn định của mỗi đơn vị SDĐ vì đó là cơ sở quan trọng nhất để
phát triển sản xuất. QHSDĐ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các
hành vi xâm phạm xự toàn vẹn lãnh thổ của các đơn vị SDĐ. Nhà nƣớc cho
phép các chủ SDĐ có quyền chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế,
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ... Quyền SDĐ của các
chủ đất đƣợc xác định bằng văn bản cụ thể và đƣợc pháp luật bảo hộ.
b. SDĐ tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên
Đất đai có một đặc điểm rất quan trọng là nếu đƣợc sử dụng đúng và hợp
lý thì chất lƣợng đất sẽ ngày càng tốt lên. Tính chất đặc biệt này của đất đòi
hỏi phải hết sức chú ý trong việc SDĐ. Một trong những vấn đề bảo vệ đất
quan trọng nhất là ngăn ngừa và dập tắt quá trình xói mòn do nƣớc và gió gây

nên. Quá trình xói mòn sẽ làm mất đi lớp đất mặt màu mỡ nhất, tạo thành các
khe xói, làm tăng tốc độ dòng chảy bề mặt của nƣớc mƣa và lƣợng đất bị
cuốn trôi sẽ bồi đắp gây hiện tƣợng bị tắc nghẽn dòng sông, gây sụt lở ở
những triền sông lớn thuộc vùng hạ lƣu. Nếu không có các biện pháp chống
xói mòn một cách có hệ thống thì hậu quả của nó ngày càng lớn.
Trong lĩnh vực bảo vệ đất, QHSDĐ không chỉ làm nhiệm vụ chống xói
mòn mà còn phải chống các quá trình ô nhiễm đất, bảo vệ các yếu tố của môi
trƣờng thiên nhiên. Đất có thể bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt, nƣớc thải từ nhà máy, nƣớc thải sinh hoạt từ những đô thị lớn, ô


13
nhiễm bởi các chất phóng xạ... Do vậy, trong các đồ án QHSDĐ cần dự kiến
các biện pháp chống ô nhiễm đất.
Bảo vệ và cải tạo thảm thực vật tự nhiên cũng là một nhiệm vụ quan
trọng của QHSDĐ. Thảm thực vật tự nhiên đặc biệt là rừng đƣợc coi là lá
phổi của trái đất với chức năng lọc sạch không khí, điều tiết nƣớc, nhiệt độ,
độ ẩm... Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp nguyên liệu công nghiệp, cung
cấp các lâm sản quý hiếm và là nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Các hồ
chứa nƣớc cũng là đối tƣợng cần đƣợc bảo vệ. Các hồ lớn nằm giữa một vùng
đất nông lâm nghiệp có khả năng làm dịu bớt những đột biến của tiểu khí hậu
trong vùng, điều tiết chuyển động của các dòng không khí quanh khu vực hồ.
Các hồ lớn và đẹp còn là nơi nghỉ mát, an dƣỡng, du lịch cho nhân dân, làm
tăng vẻ đẹp cho các khu dân cƣ ven hồ.
c. Tổ chức phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành
Khi phân bổ quỹ đất cho các ngành cần đảm bảo phù hợp với lợi ích của
nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng, trong đó ƣu tiên cho
nông nghiệp. QHSDĐ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, trong quá trình xây dựng phƣơng án
QHSDĐ phải căn cứ vào định hƣớng phát triển của nền kinh tế quốc dân, tổng

hợp và cân đối nhu cầu SDĐ để phát triển của các ngành. Nhờ vậy, sẽ đảm
bảo đạt đƣợc những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đƣợc đề ra cho thời kỳ
QH và xa hơn của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành nói riêng.
Thực chất của việc thành lập một đơn vị SDĐ phi nông nghiệp chính là
việc lấy một khoảnh đất nào đó từ đất dự trữ quốc gia hoặc lấy từ đất nông
lâm nghiệp để bố trí một công trình phi nông nghiệp nào đó. Do ngành nông
nghiệp có những yêu cầu rất đặc thù trong quá trình SDĐ, vì vậy, trong quá
trình phân bổ đất đai, trên cơ sở cân đối quỹ đất cho quá trình phát triển, phải
ƣu tiên đất cho ngành nông nghiệp. Những diện tích đất cấp cho các nhu cầu


14
phi nông nghiệp nên lấy từ đất không sử dụng hoặc sử dụng có hiệu quả kém
trong nông nghiệp.
d. Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý
Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân xác định phƣơng hƣớng và nhiệm
vụ sản xuất cho từng địa phƣơng, từng ngành và từng đơn vị sản xuất nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, QHSDĐ phải tạo ra những
điều kiện lãnh thổ hợp lý để thực hiện nhƣng nhiệm vụ kế hoạch của Nhà
nƣớc, của riêng ngành nông nghiệp và của từng đơn vị sản xuất cụ thể. Trên
cơ sở đó, có thể áp dụng các hình thức quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ
mới, các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả SDĐ và
hiệu quả lao động.
Không thể tổ chức SDĐ nhƣ một tƣ liệu sản xuất trong nông nghiệp nếu
nhƣ không tính đến quá trình lao động và không gắn nó với quá trình sản
xuất. QHSDĐ phải đƣợc phối hợp chặt chẽ với việc tổ chức các ngành trồng
trọt, chăn nuôi trong xí nghiệp để tạo ra những điều kiện tốt nhất cho những
ngành đó phát triển để nâng cao năng suất lao động.
Khi giải quyết mỗi nội dung của đồ án QHSDĐ phải căn cứ vào yêu cầu
tổ chức hợp lý sản xuất. Ví dụ nhƣ khi tổ chức và bố trí SDĐ nông nghiệp và

luân canh, trƣớc hết cần dựa vào cơ cấu, quy mô và hƣớng chuyên môn hóa
của các ngành đã đƣợc xác định trƣớc trong kế hoạch phát triển tƣơng lai và
phải tính đến các tổ hợp nông - công nghiệp, các đơn vị sản xuất và chế biến
nông sản.
Việc tổ chức sử dụng hợp lý đất đai phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng
các tƣ liệu sản xuất khác và toàn bộ quá trình sản xuất nói chung. Bên cạnh
đó, việc SDĐ có ảnh hƣởng đến việc phát triển và bố trí các ngành nghề, đến
việc tổ chức lao động và tăng năng suất lao động, đến hiệu quả sử dụng các tƣ
liệu sản xuất. Nhƣ vậy, đất đai chỉ có thể đƣợc tổ chức sử dụng đúng và hợp
lý trong trƣờng hợp gắn nó với việc tổ chức sử dụng các tƣ liệu sản xuất khác,


15
với tổ chức lao động và quản lý đơn vị sản xuất.
QHSDĐ phải tạo ra các điều kiện để áp dụng các biện pháp kỹ thuật
nông nghiệp mới tiên tiến, có hiệu quả cao để nâng cao độ màu mỡ của đất và
trình độ kỹ thuật canh tác. Khi giải quyết nội dung của QHSDĐ cần dựa trên
các hình thức tổ chức lao động tiến bộ nhất, cơ giới hóa sản xuất tổng hợp,
ứng dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, điện khí hóa nông nghiệp.
đ. Phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng lãnh thổ
Mỗi vùng, mỗi đơn vị SDĐ đều có những đặc điểm khác biệt về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nếu không tính đến điều đó thì không thể tổ
chức sử dụng hợp lý đất đai. QHSDĐ phải đảm bảo điều kiện để sử dụng có
hiệu quả từng tấc đất. Để đạt đƣợc mục tiêu đó cần nghiên cứu kỹ các điều
kiện tự nhiên nhƣ đặc điểm thổ nhƣỡng, đặc điểm địa hình, đặc điểm tiểu khí
hậu, tính chất thảm thực vật tự nhiên, đặc điểm hệ thống thủy văn, các điều
kiện xã hội nhƣ dân số và lao động, mức độ trang bị về vốn và cơ sở vật chất
kỹ thuật của nền kinh tế, mức độ phát triển khoa học kỹ thuật, khả năng áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và SDĐ vì các nhân tố này có ảnh
hƣởng rất lớn đến việc SDĐ của vùng lãnh thổ, do chúng có khả năng xác

định đƣợc công dụng của đất cũng nhƣ có ảnh hƣởng đến việc quyết định
SDĐ vào mục đích cụ thể.
Hiện nay, theo Luật Đất đai năm 2013 (Điều 35), các nguyên tắc lập
QHSDĐ đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:
- Phù hợp với chiến lƣợc, QH tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH, quốc
phòng, an ninh.
- Đƣợc lập từ tổng thể đến chi tiết; QHSDĐ của cấp dƣới phải phù hợp
với QHSDĐ của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ đã đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. QHSDĐ cấp quốc gia phải bảo đảm
tính đặc thù, liên kết của các vùng KT-XH; QHSDĐ cấp huyện phải thể hiện


16
nội dung SDĐ của cấp xã.
- SDĐ tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng; thích
ứng với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Bảo đảm ƣu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ
lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lƣơng thực và bảo vệ môi trƣờng.
- QH, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phƣơng có SDĐ phải bảo đảm
phù hợp với QH,KHSDĐ đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết
định, phê duyệt [3].
1.1.2.3. Trình tự lập QH,KHSDĐ
Theo thông tƣ 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ TN&MT [3]
quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh QH,KHSDĐ thì trình tự lập QH,KHSDĐ
nhƣ sau:
a. Trình tự lập QHSDĐ
Bƣớc 1: Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;

Bƣớc 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trƣờng
tác động đến việc SDĐ;
Bƣớc 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, SDĐ, kết quả thực hiện
QH,KHSDĐ kỳ trƣớc và tiềm năng đất đai;
Bƣớc 4: Xây dựng phƣơng án QHSDĐ.
b. Trình tự lập KHSDĐ
Bƣớc 1: Khái quát phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển KT-XH trong kỳ
kế hoạch;
Bƣớc 2: Xây dựng KHSDĐ;
Bƣớc 3: Xác định các giải pháp thực hiện KHSDĐ;


17
Bƣớc 4: Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ;
Bƣớc 5: Xây dựng báo cáo chuyên đề;
Bƣớc 6: Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề;
Bƣớc 7: Đánh giá, nghiệm thu.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất trong phát triển kinh
tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường
QHSDĐ giữ vai trò và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển
KT-XH của đất nƣớc nói chung cũng nhƣ trong công tác quản lý đất đai nói
riêng. Chính vì vậy mà QHSDĐ đã đƣợc thể chế hóa trong Hiến pháp và các
văn bản pháp luật đất đai.
Theo Võ Tử Can (2001) [6], vai trò chính của QHSDĐ đƣợc thể hiện
thông qua việc phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển KT-XH; hình
thành hệ thống cơ cấu SDĐ phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng
đất đai và SDĐ đúng mục đích; hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không
gian SDĐ nhằm đạt hiệu quả tổng hoà giữa 3 lợi ích KT-XH và môi trƣờng
cao nhất. Nguyễn Dũng Tiến (2009) [15] thì nhìn nhận vai trò của QHSDĐ
nhƣ là trung tâm thân thiện với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và

môi trƣờng; gắn liền với việc làm thế nào để con ngƣời quản lý, sử dụng, duy
trì, bảo vệ và phát triển hài hòa tổng thể TN&MT. Là địa bàn của hoạt động
sống nên QHSDĐ có sự gắn kết chặt chẽ với ổn định an ninh chính trị - xã
hội; là diễn đàn để hòa đồng môi trƣờng tự nhiên và xã hội.
QHSDĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trƣớc mắt mà cả
lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và
mục tiêu phát triển KT-XH của mỗi vùng lãnh thổ, QHSDĐ đƣợc tiến hành
nhằm định hƣớng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập QH và KHSDĐ đai
chi tiết của mình; Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà
nƣớc về đất đai; Làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tƣ để phát triển


×