Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm thuê hay khởi nghiệp để làm chủ!
"Khởi nghiệp" là một trong những cách thức mang tính bền vững được ưu tiên để giáo
dục con người, đặc biệt kể đến những người trẻ tuổi. Theo đó khi nền kinh tế đất nước phát
triển kéo theo thị trường lao động có những biến đổi lớn. Trong 10 năm trở lại đây, kể từ thời
điểm Internet bùng nổ, nhiều công việc trở nên lỗi thời. Một số lĩnh vực 10 năm trước còn
nằm trong top nghề nghiệp ước ao thì nay bỗng mất giá. Các công việc chân tay, lặp đi lặp
lại sẽ dần dần biến mất hoặc bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo, blockchain, những công việc
mang tính nhận thức, tương tác, giao tiếp, tư duy phản biện và sáng tạo sẽ phát triển. Hàng
loạt lĩnh vực đang tự biến đổi để tồn tại. Song song với quá trình này là lên ngôi của hàng
trăm ngành nghề mới như nghề Digital, viết ứng dụng điện thoại, nhà cung cấp streaming,
việc freelance online, chế tạo sản phẩm thẩm mỹ, ... Tuy nhiên không ai chắc chắn rằng 10
năm nữa những nghề nghiệp này có tiếp tục duy trì tính bền vững hay sẽ lại được thay thế
bới những ngành nghề khác hay không. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của khởi
nghiệp và giáo dục khởi nghiệp, bởi giáo dục khởi nghiệp chính là cách giải quyết hiệu quả
nhất nhằm khắc phục sự bấp bênh, những biến đổi phức tạp trong thị trường lao động.
Theo nghiên cứu do trường kinh doanh Harvard công bố mới đây được thực hiện bởi
Viện Quản lý Sloan (MIT) tại Mỹ cho thấy từ 19 đến 20 tuổi là độ tuổi vàng để bắt đầu khởi
nghiệp, khi đó anh còn có sức khỏe, còn có thời gian và còn nhiều cơ hội ở phía trước, để
đứng dậy và làm lại tất cả và độ tuổi thành công nhiều nhất là 45. Giáo dục khởi nghiệp bắt
đầu sớm giúp các hình thành các tố chất quan trọng của nhà khởi nhiệp, giáo dục khởi
nghiệp từ THCS sẽ tạo tiền đề về tinh thần cho học sinh chuẩn vị bước vào con đường khởi
nghiệp phía trước.
Khẳng định giáo dục khởi nghiệp là đúng đắn và mang tính cấp thiết trong nền giáo
dục, tuy nhiên nhìn chung trên địa bàn huyện Krông Ana việc giáo dục khởi nghiệp trong
trường THCS và các vấn đề liên quan chưa thật sự được đầu tư, chú trọng. Học sinh hầu hết
mới chỉ được làm quen với môn hướng nghiệp để làm quen với các ngành nghề hiện tại chứ
chưa phát huy được tính tiên phong, sáng tạo, đi đầu mà giáo dục khởi nghiệp mang tới.
Trong những năm gần đây khi tham gia các cuộc thi khu vực và quốc tế (Toán học, Vật
lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, cờ vua, robotcom…) học sinh Việt Nam luôn mang về thành
tích tốt, đạt nhiều giải cao, tuy vậy trên thực tế lao động Việt Nam vẫn chưa được đánh giá
cao, đó là những lỗ hổng về giao tiếp, kỹ năng trong quá trình đào tạo. Đa số các bạn có
thành tích tốt thường được các công ty nước ngoài tuyển dụng, đào tạo nâng cao để phục vụ
cho lợi ích của chính họ, rất ít những học sinh có tuy duy khởi nghiệp và sáng lập từ tài
nguyên nước nhà. Bộ giáo dục Việt Nam cũng đã đưa ra các định hướng trong năm 20182019 bằng nhiều hình thức khuyến khích học sinh sinh viên tham gia các cuộc thi sáng tạo,
cuộc thi khoa học kỹ thuật, các chương trình khởi nghiệp trẻ để tìm kiếm nhân tài cho Quốc
Gia. Tuy được nhắc đến nhiều, nhưng học sinh, sinh viên vẫn còn nhầm tưởng khởi nghiệp
là lao vào kinh doanh, buôn bán, bán được nhiều thì gọi đó là khởi nghiệp thành công; thậm
chí có những bạn học sinh mới học lớp 6,7 đã tranh thủ kinh doanh đồ ăn, quần áo và gọi đó
là khởi nghiệp. Học sinh có nhu cầu giáo dục khởi nghiệp, các em đang cần một nguồn
thông tin chính thống, để tránh hiểu sai, đi sai hướng khi còn ngồi trên ghế nhà trường và
không ai có thể đáp ứng tốt hơn là nhà giáo dục, là giáo viên đang giảng dạy các em.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
1
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài “Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi
nghiệp, trong bộ môn Hóa học 9, tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông
Ana, tỉnh Đăk Lăk” bắt đầu từ năm 2016, đề tài đã gặt hái được một số thành công nhất định
khi áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh, Huyện Krông
Ana, tuy nhiên còn nhiều thiếu sót, nhiều điểm cần sửa đổi, bổ sung. Ngoài mong muốn chia
sẻ, mở rộng phạm vi áp dụng của đề tài, tôi mong người đọc bỏ qua các sai sót, đóng góp ý
tưởng, ý kiến để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài.
Hình 1: Thủ tướng chính phủ đặc biệt
chú trọng tới các chương trình khởi nghiệp
Hình 2: Chương trình khỏi nghiệp thu
hút nhiều nhà khỏi nghiệp trẻ trên truyền
hình.
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là
- Giúp học sinh hiểu đúng về khởi nghiệp, giúp các em tự phát hiện đam mê, có nhiều ý
tưởng sáng tạo phát triển nghề nghiệp tương lai dựa vào chính sự đam mê, yêu thích của bản
thân.
- Đề tài đưa ra một số phương pháp, biện pháp giáo dục một số kỹ năng mềm như khả
năng sũy nghĩ theo hướng sáng tạo, rèn luyện khả năng quan sát, tư duy, đàm phán, giao tiếp,
…
- Giúp học sinh phát triển sự tự tin, có khả năng chấp nhận mạo hiểm một cách có tính
toán, dám nghĩ dám làm không ngại thất bại.
- Giúp giáo viên có phương pháp định hướng cho học sinh về giáo dục tinh thần khởi
nghiệp; Giáo viên có sự thay đổi trong dạy học; Suy nghĩ cởi mở hơn, tiến bộ hơn và bắt kịp
xu thế giáo dục toàn diện hiện nay.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
2
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận của đề tài
Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ
thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng
sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những
mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình... đều được gọi là khởi
nghiệp. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã
hội, cho người lao động.
Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc,
thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Họ được tự do trong
công việc, và nếu công ty của họ phát triển tốt thì nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp
nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại. Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công
ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm. Điều này giúp đất nước giải quyết tình
trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình.
Khởi nghiệp thành công gián tiếp góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã
hội do thất nghiệp gây ra như trộm cắp, bài bạc, đua xe, ma túy... Khởi nghiệp cũng góp
phần giảm áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường THCS, THPT và trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên chú trọng khai thác tốt các điều kiện dạy học: đội ngũ giáo
viên, cơ sở vật chất, thiết bị… để xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục gắn với
thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương; chủ động phối hợp với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh ở địa phương. Mỗi trường thể hiện cụ thể các nội dung giáo dục, hoạt động phù hợp
với điều kiện thực tiễn của đơn vị trường, đối tượng học sinh và đáp ứng mục tiêu khởi
nghiệp. Đối với cấp THCS, sẽ tiếp tục tổ chức dạy nghề phổ thông. Trong đó, chú trọng đổi
mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học gắn với
thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương như: chăn nuôi heo, gia cầm, làm vườn, sửa
chữa xe gắn máy, điện dân dụng, tin học… Đồng thời, kết hợp tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm góp phần định hướng nghề nghiệp và
phát triển năng lực của các nhà khởi nghiệp trong tương lai.
Trong hệ thống các môn học ở trường THCS, môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh, rèn luyện các kỹ năng mềm như hoạt
động nhóm, thực hành thí nghiệm, tổ chức hoạt động, giao tiếp... và nhiều kỹ năng mềm
trong giáo dục khởi nghiệp khác.
Các nhà khởi nghiệp không phải tự dưng "sinh ra" mà họ trưởng thành thông qua
những trải nghiệm trong cuộc đời, có thể thông qua giáo dục hình thành. Giáo dục khởi
nghiệp là trau dồi sự khát khao và năng lực thực hiện, khơi dậy và rèn luyện tinh thần khởi
nghiệp từ khóa học khởi nghiệp cơ bản đến việc đào tạo nhân sự độc lập ở các nước trên thế
giới. Khởi nghiệp liên quan tới khả năng một cá nhân có thể chuyển hóa các ý tưởng thành
hành động. Nó bao gồm sự sáng tạo, sự đổi mới và chịu đựng rủi ro, cũng như khả năng xây
dựng và quản lý các dự án để đạt được mục tiêu đề ra. Điều này giúp hỗ trợ mọi người trong
cuộc sống hàng ngày tại nhà và trong xã hội, làm cho người lao động nhận thức hơn về môi
trường công việc của họ và có khả năng nắm bắt cơ hội tốt hơn, và cung cấp nền tảng cho
các nhà khởi nghiệp có thể tạo ra một hoạt động xã hội hay thương mai. Thông qua giáo dục
khởi nghiệp người học còn có được nhiều kiến thức cốt lỗi khác nhau.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
3
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Giáo dục khởi nghiệp nhằm tìm ra những cá nhân, đặc biệt là lớp trẻ, kể cả nhưng
người dám nghĩ dám làm có mong muốn trở thành nhà khởi nghiệp hoặc những người có tư
tưởng khởi nghiệp có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế và cộng đồng bền vững. Thúc
đẩy tinh thần khởi nghiệp thông qua giáo dục và học tập
Khởi nghiệp có 3 loại. Loại thứ nhất chủ yếu nhắc về sự tạo ra nhận thức, và có mục
tiêu giáo dục người học các vấn đề về kỹ năng, thiết lập các vấn đề lý thuyết. Loại thứ hai,
tập trung về huấn luyện cho các nhà khởi nghiệp có hoài bãi cho nghề nghiệp tự làm chủ mà
mục tiêu khuyến khích người tham gia xây dựng và điều hành doanh nghiệp do chính họ
điều hành; Khởi nghiệp kinh doanh và "bắt đầu quá trình kinh doanh" sẽ là ví dụ của loại thứ
hai về huấn luyện khởi nghiệp này. Loại thứ 3, giáo dục trong doanh nghiệp, bao gồm đào
tạo quản trị cho các nhà khởi nghiệp đã thành lập công ty và tập trung đảm bảo quá trình mở
rộng và phát triển kinh doanh.
Hầu hết giáo dục khởi nghiệp tập trung ở THPT đến Đại học, tuy nhiên nhà giáo dục
đã có thể cơ bản đưa loại thứ nhất vào quá trình giảng dạy bộ môn ở THCS. Bởi theo nghiên
cứu mới nhất của Landstrom và Sexton, hai nhà kinh doanh và nghiên cứu lĩnh vực kinh
doanh nổi tiếng thuộc đại học Lund, Thụy Điển nói rằng trẻ em cần được học khởi nghiệp từ
khi còn nhỏ. Vì vậy giáo dục khởi nghiệp nên được bắt đầu khi khi càng trẻ càng tốt. Điều
này tạo tiền đề tốt cho học sinh, chuẩn bị cho bước tiến dài ở giáo dục khởi nghiệp phổ
thông, đại học, sau đại học.
Ngoài ra hầu hết tất cả các nhà nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục khởi nghiệp đều nói
rằng mối quan hệ giữa giao dục khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp là một giai đoạn thời
gian dài giữa học tập giáo dục và hoạt động sau đó (Kết quả được công bố bởi ủy ban Châu
Âu - European Commission 2008).
Ngoài các kỹ năng cơ bản như hoạt động nhóm, thực hành, so sánh, phân tích, ... Một
số kỹ năng mềm có thể phát triển thêm qua giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa
học 9 như:
+ Kĩ năng lên kế hoạch
Để có thể bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần trang bị cho mình kĩ năng lên kế hoạch. Lên kế
hoạch một cách cụ thể, hợp lí là bước khởi đầu tốt đẹp của bất kì việc gì. Biết cách hệ thống
và chiến lược hóa trước khi thực hiện sẽ giúp bạn dễ dàng tiến lên tới cái đích thành công.
+ Kỹ năng đàm phán
Đàm phán là một kĩ năng quan trọng trong kinh doanh. Có những tình huống đòi hỏi
bạn phải thật khéo léo, để có thể khiến cuộc đàm phán đạt được kết quả khiến các bên tham
gia đều hài lòng. Những người thành công đều sở hữu kĩ năng đàm phám đáng kinh ngạc, và
ngược lại, nếu bạn biết cách đàm phán tốt, bạn cũng sẽ sớm trở nên thành công.
+ Đánh giá tổng quát
Nhìn nhận mọi thứ thật tổng quát, tránh những cách đánh giá phiếm diện hay một
chiều, vì chúng có thể là những lí do dẫn bạn đến thất bại. Việc đánh giá bao quát mọi thứ sẽ
giúp bạn phát hiện ra những điểm mấu chốt của vấn đề, từ đó, bạn có thể vận dụng tốt để đạt
được kết quả cao trong công việc.
+ Kĩ năng quản lí
Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn sẽ phải chấp nhận là người điều hành của cả một hệ
thống. Mọi rủi ro đều có thể xảy ra nếu bạn không làm tốt vai trò quản lí của mình. Để mọi
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
4
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
thứ vận hành thật suông sẻ, bạn cần phải thật khéo léo. Hãy tích lũy thật nhiều kinh nghiệm
về cách quản lí, để áp dụng thật tốt vào đội ngũ của bạn.
+ Không ngừng học hỏi và biết cách chấp nhận thất bại
Luôn học hỏi để tích lũy là bí quyết đơn giản nhất của thành công. Nếu bạn luôn chịu
khó cập nhập những kiến thức mới, bạn sẽ không ngừng phát triển và đi lên. Học sinh cũng
phải biết chấp nhận những thất bại, thất bại cũng đc coi là cơ hội để bạn rút kinh nghiệm và
học hỏi thêm.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong giai đoạn tăng trưởng như hiện nay, tình trạng thất nghiệp trải dài, đặc biệt là
khi tinh thần khởi nghiệp kinh doanh trong giới trẻ được nhắc đến thường xuyên, sự hình
thành giáo dục khởi nghiệp trong phạm vi quốc gia đang đối mặt với các khó khăn thử thách
như: Cơ sở hạ tầng còn kém và lạc hậu cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu. Cơ sở hạ tầng
này ngoài tính vật chất còn có thể bao gồm khung chương trình sách giáo khoa, khả năng
thực hiện các hoạt động giáo dục khởi nghiệp; Văn hóa tổ chức, hành vi tổ chức những hoạt
động gắn với thực tiễn, tinh thần giáo dục khởi nghiệp của giáo viên đặc biệt của giáo viên
THCS chưa cao, nhất là nhiều giáo viên chưa tâm huyết trong việc khích lệ các sáng kiến
của học sinh, óc sáng tạo và việc học tập.
Hình 3: Theo điều tra của Bộ lao động trên thị trường lao động Việt nam đang diễn ra nghịch lý
người học có trình độ càng cao càng dễ thất nghiệp
Hầu hết học sinh đều phải thực hiện các kỳ thi kiểm tra định kỳ, cuối kỳ và chỉ quan
tâm làm sao để lấy được điểm số cao. Chưa thực sự chú trọng vào tính thực tế của kiến thức
đã và đang được học, điều này cũng do ảnh hưởng một phần bởi chương trình học được biên
soạn nhiều lý thuyết, cách dạy học chưa gắn nhiều với thực tế của một bộ phận giáo viên.
Nhiều thứ buộc phải học nhưng chưa thực sự giúp ích khi ra đời.
Sự thiếu liên kết giữa giáo dục và các lĩnh vực khác nhau trong xã hội, hầu hết các
hoạt động giáo dục mang tính thực tế của học sinh thường do giáo viên, nhà trường liên hệ
mang tính phối hợp, chưa thực sự tạo ra nhiều mối liên kết cho học sinh làm quen với các
khu công nghiệp, thương mại, các trung tâm nghiên cứu.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
5
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Các nguồn tài trợ cho khởi nghiệp của học sinh, sinh viên hầu hết chỉ mới đến từ các
cuộc thi chứ chưa có một nguồn hỗ trợ liên tục, nhất định. Nhiệm vụ học tập của học sinh
ngày càng lớn nhưng đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ chưa theo kịp, điều kiện học tập chưa đáp
ứng nhu cầu công nghệ thông tin của giáo viên, học sinh.
Các vấn đề khoa học tiến nhanh, xã hội liên tục thay đổi, giáo dục đổi mới từng ngày
nhưng một vài cá nhân chưa cập nhập, chậm đổi mới, năng lực còn hạn chế, ngại thay đổi,
sức ì của giáo dục khá lớn.
Chương trình học muốn giáo dục toàn diện, vừa phải học kiến thức như cũ, vừa dạy kỹ
năng, dạy nghề, phụ đạo, học nâng cao, muốn nhiều đổi mới nhưng học sinh lại quá tải, thời
gian để thực hiện giáo dục các kỹ năng, hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm chưa có nhiều.
Để minh chứng cho những điều đã phân tích tôi đã thực hiện bài điều tra dựa trên 100
học sinh khối 9, trường THCS Lương Thế Vinh năm 2016 - 2017, năm 2017 - 2018, 2018
-2019 nội dung bảng phụ lục 1.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Giải pháp 1. Giáo dục giá trị, ý nghĩa của khởi nghiệp.
1.1. Giúp học sinh định hướng một số nghề nghiệp có liên quan đến nội dung bài
học.
Muốn có ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực hóa học, trước tiên học sinh nên biết môn
hóa học có thể có nhóm ngành, lĩnh vực nào.
Một số bài học trong chương trình Hóa học 9 giáo viên có thể khéo léo lồng ghép để
giáo dục thêm cho học sinh về một số ngành nghề:
Bài học
Nhóm ngành, lĩnh Nghề nghiệp hướng Thành tựu, ý tưởng
vực
tới
Silic, công Silicat và kim loại
nghiệp
silicat
Polime
Chất
Clo
- Nghề truyền thống Gốm sứ Việt Nam hiện nay có
gốm sứ Việt Nam.
men độc sắc, bao gồm men
- Sản xuất gang thép ngọc, men nâu, men trắng,
men xanh lục và men lam
dưới nền trắng. Công nghệ
nung phải có một cuộc thay
đổi khá sâu sắc và toàn diện.
Sản xuất nhựa và - Sản xuất sản phẩm Vật liệu mới như vật liệu cảm
compozit (Chất dẻo, thương mại
quang, nhựa bọc bịt dùng
cao su, sơn, keo…)
trong công nghiệp in, điện và
điện tử, vật liệu polyme
compozit có các tính chất đặc
biệt, các công trình nghiên cứu
về cao su thiên nhiên Việt
Nam biến tính.
béo/ Nhóm lĩnh vực chất Sản xuất bột giặt, xà Các sản phẩm chứa hoạt c hất
tẩy rửa
bông, nước rửa chén, chiết từ thiên nhiên ít gây ảnh
nước lau sàn
hưởng con người, thân thiện
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
6
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
môi trường.
Dụng cụ rửa, lau từ thiên
nhiên xuất khẩu ra nước ngoài
(miếng rửa bát bằng xơ mướp)
Rượu etilic
Hóa học hữu cơ
Trung tâm đo lường Nghiên cứu các loại rượu có
và kiểm định chất lợi cho sức khỏe người sử
lượng
dụng, phù hợp n hư cầu tiêu
dùng.
Viện nghiên cứu
Sắt/ Nhôm
Vật liệu kim loại
Trang trí nội thất,vật Vật liệu ốp 3D từ sợi thực vật,
liệu xây dựng.
da tổng hợp, nhựa PVC.
Hợp
chất Thẩm mỹ
hữu cơ
Trung tâm phẫu Chất làm đầy Axit Hyaluronic
thuật thẩm mỹ
filler
Hoạt chất giảm cân, tan mỡ
Chất chống oxi hóa.
cacbon
Thẩm mỹ
Thực hành
Nghiên
chức
Nghiên cứu dòng sản Kem,mặt nạ, chất trắng răng
phẩm mới.
từ than hoạt tính.
cứu/
công Nghiên cứu chuyên Tham gia nghiên cứu các
sâu/ làm giảng viên, thành phần hóa học, mở trung
giáo viên.
tâm đào tạo…
1.2 Giới thiệu các gương mặt khởi nghiệp tại huyện Krông Ana có liên quan đến
ngành nghề bộ môn hóa học.
Giáo dục theo phương pháp nêu gương tuy đã áp dụng từ lâu nhưng vẫn mang lại kết
quả giáo dục tốt. Tấm gương người thật việc thật là minh chứng thuyết phục các em tin
tưởng vào các giá trị của khởi nghiệp. Để thực hiện giáo viên khai thác nhiều nguồn thông
tin đáng tin cậy về các nhà khởi nghiệp trẻ tại huyện Krông Ana.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
7
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Hình 4: Ông Trần Mạnh Đạt – 23 tuổi
công ty cổ phần D&D
Một doanh nhân được học tập, lớn lên trên
mảnh đất Krông Ana, từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường đã có nhiều dự định và mơ ước
làm giàu. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên
ngành công nghệ sinh học, ông Trần Mạnh
Đạt tham gia Công ty cổ phần Sóng Việt
(doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực
như khai thác kinh doanh tại các sân bay, bất
động sản, tài chính, dịch vụ xe…) ở vị trí nhân
viên dự án. Sau đó ông khởi nghiệp thành lập
công ty D&D, tới nay đã hoàn thành trên
5.000 công trình, nằm trong top những doanh
nghiệp có năng lực, uy tín và kinh nghiệm
trong lĩnh vực thi công xây dựng - sản xuất
nội ngoại thất - hệ thống kỹ thuật trọn gói cho
các công trình trên toàn quốc và nước ngoài.
Từ một doanh nghiệp nhỏ với chỉ vài nhân sự,
hiện nay, D&D có nguồn với hành trăm tỉ
đồng, trên 400 nhân sự, cùng với gần 3.000
m2 diện tích văn phòng, cũng như hơn 20.000
m2 nhà xưởng, …
Gương mặt gây ảnh hưởng lớn nhất cho các em chính là bạn đồng trang lứa, hoặc
cùng trong lứa tuổi học sinh. Giáo viên chọn lọc một số gương mặt học sinh có ý tưởng khởi
nghiệp công nhận trong các cuộc thi lớn. Cung cấp bằng chứng về khởi nghiệp thành công
trong trường học nhằm tăng tính thuyết phục cho tấm gương người trẻ khởi nghiệp.
Bài: Nước thuộc Hóa học 8 hoặc bài cacbon hóa học 9
Dự án “giếng nổi vùng lũ” thuộc lĩnh vực hóa học của các bạn học sinh trường
THCS Lê Văn Tám - huyện Krông Ana, Đăk Lăk đạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật
tỉnh Đăk Lăk, đạt giải phụ dự án khởi nghiệp trong cùng cuộc thi trên.
Hoạt động cho học sinh làm thiết bị lọc nước từ than, cát, đá, sỏi kích thước khác
nhau khá quen thuộc với các giáo viên có tính thần đổi mới dạy và học, tuy nhiên tính s áng
tạo trong dự án này là chiếc giếng có thể nổi lên mặt nước lũ, sử dụng chính nguồn nước bị ô
nhiễm do ngập lụt để lọc và cho nước sạch sinh hoạt phục vụ trong những ngày bị ngập này.
Sản phẩm này vô cùng ý nghĩa với bà con vùng ngập lụt, bão lũ.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
8
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Hình 5: Các bạn học sinh tỉnh Đăk Lăk tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc Gia
Ví dụ: Bài Saccarozo
Giáo viên khi liên hệ xác của mía sau thu nước có thể dùng làm phôi nấm để nhắc tới
dự án trồng nấm Đầu Khỉ của hai học sinh Nguyễn Văn Hoàng và Nguyễn Thị Kim Chi (HS
trường THPT Hùng Vương, huyện Krông Ana), hai em đã tối nghiệp niên khóa 2012-2016,
là khóa đầu tiên được giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong môn Hóa Học, dự án trên được
các em nghiên cứu trong thời gian dài và bước đầu đưa vào phân phối cho các cơ sở tiêu thụ
nhỏ lẻ. Dự án của các em đạt giải khởi nghiệp trẻ trong cuộc thi Sáng tạo khoa học, kỹ thuật
năm 2018 - 2019 và là một trong 4 dự án đạt giải nhất của huyện Krông Ana năm nay.
Hình 6: Em Nguyễn Văn Hoàng nghiên cứu thời
gian sinh trưởng của nấm Đầu Khỉ
Hình 7: Hai em cùng các bạn tự tay chuẩn bị
phôi để trồng nấm
1.3 Giáo dục khởi nghiệp từ những điều đơn giản nhưng gắn liền với thực tế
đời sống.
Đa số các gương mặt khởi nghiệp còn trẻ, họ đưa ra các ý tưởng mới mẻ. Ý tưởng khởi
nghiệp của họ đều xuất phát từ những ngày tháng lao động và phát triển ý tưởng nhằm đáp
ứng với thực tế.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
9
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Ví dụ 1: Bài Chất béo
Cửa hàng đầu tiên của chuỗi mở vào tháng
5/2016 và tới nay Tuấn đã mở được thêm được
chuỗi của hàng ở phía Bắc.
Hình 8: Tuấn Saya, khởi nghiệp bằng sữa đậu
nành, kinh doanh chuỗi của hàng sữa đậu, tào
phớ tô.
Ý tưởng bắt đầu khi anh chàng rong ruổi bán
sữa đậu nành vỉa hè trở thành sữa đậu nành
hay tào phớ kiểu Singapore, món này ghi điểm
nhờ hương vị mới lạ, khác với sữa đậu nành
Việt Nam mà khách hàng thường uống mà còn
mang đến rất nhiều lựa chọn về thạch, trân
châu để ăn uống kèm. Đậu nành của quán sử
dụng hoàn toàn nhập từ Singapore do các đơn
vị cung ứng trong nước chưa trồng được
chuẩn đậu nành chuẩn USDA Organi, chuẩn
hữu cơ cao nhất thế giới do Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ chứng nhận.
Ví dụ 2: Bài Tinh bột/saccarozo
Bùi Thanh Duy (1991) và Bùi Thành Tâm
(1986) là 2 du học sinh trên đất Nhật.
Hai anh em đã nảy ra ý định tại sao không
thử đưa món bánh mì Việt Nam giới thiệu
với người Nhật, bán trên đất Nhật. họ đã
cùng nhau khởi nghiệp với quán bánh mì
"Xin chào" vào khoảng 5 tháng trước trong
sự ngạc nhiên xen lẫn hào hứng của người
dân cũng như báo chí địa phương. giá bán
tính ra tiền Việt khoảng 100 nghìn 1 chiếc
bánh mì, trung bình mỗi ngày quán “Xin
chào” bán được tư 100 – 200 suất bánh mì
chưa kể đồ uống.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Hình 9: Hai anh em Duy, Tâm khởi nghiệp từ
bánh mì Việt Nam trên đất Nhật
Năm học: 2018-2019
10
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Ví dụ 3: Bài Xenlulozo
Khởi nghiệp từ những trái mướp
Câu chuyện từ Loofah Việt Nam - Bông tắm
ngộ nghĩnh từ xơ mướp của Quán quân cuộc
thi tài năng Lương Văn Can năm 2014 và
những thành công hiện nay trong việc cung
cấp xơ mướp phụ vụ cho các khách sạn lớn
tại Việt Nam, hiện tại cô đang có dự án đưa
xơ mướp Việt xuất khẩu sang các nước khác.
Kể từ sau năm 2014 trở đi đã có nhiều nhà
khởi nghiệp nảy sinh ý tưởng từ xơ mướp
như anh Mạc Như Nhân thương mại hóa xơ
mướp thành các mặt hàng như Túi, giỏi, dép,
bình hoa,… Mới đây một phụ nữ người Mỹ
cũng đã lọt Top 100 ý tưởng khởi nghiệp nhờ
ý tưởng trồng mướp lấy xơ và đạt doanh thu
cao.
Hình 10: Khởi nghiệp từ những trái mướp
GV nên nhắn nhủ với học sinh tuy chúng ta có thể khởi nghiệp từ những điều đơn
giản trong cuộc sống, những thứ chúng ta tưởng như bình thường, nhưng để khởi nghiệp
thành công đó là một con đường gian nan mà ngay từ bây giờ chúng ta cần trang bị những
hành trang cơ bản nhất như kỹ năng, kiến thức, …
2. Giải pháp 2. Giáo dục, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản cần để khởi nghiệp.
Các kỹ năng cần có trong khởi nghiệp cần được các em dần làm quen như: Kỹ năng
học và tự học (learning to learn), kỹ năng lắng nghe (Listening skills), kỹ năng thuyết trình
(Oral communication skills), kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills), kỹ năng tư
duy sáng tạo (Creative thinking skills), kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self
esteem), kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills), kỹ
năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills), kỹ năng giao
tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills), Kỹ năng làm việc đồng đội
(Teamwork), kỹ năng đàm phán (Negotiation skills), kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
(Organizational effectiveness)… Nhiều bạn cho ràng đây là một số tổ chất bẩm sinh, tuy
nhiên những tố chất này hầu hết hình thành nhờ giáo dục.
2.1. Duy trì, rèn luyện các kỹ năng thường xuyên của bộ môn.
Hóa học là một môn học đặc thù mà trong hầu hết các tiết dạy học sinh sẽ được rèn
luyện các kỹ năng như học và tự học, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thực hành, kỹ năng hoạt
động nhóm, kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh…
Quá trình dạy học, học sinh được ưu tiên dạy học trên phương tiện dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin đa phương tiện như máy tính, máy chiếu, internet… việc này giúp các
em có thêm các kiến thức tin học cơ bản.
Trong các bài thực hành Hóa học, phương pháp tương đối có hiệu quả là học sinh
được chia 4 - 6 nhóm làm thực hành, cách thức này rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm của
học sinh, bên cạnh đó còn phát triển kỹ năng quan sát các hiện tượng, kỹ năng so sánh kết
quả ban đầu so với kết quả sau phản ứng, kỹ năng phân tích và nhiều kỹ năng khác.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
11
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
2.2. Đầu tư biên soạn lại nội dung bài tập để gắn với thực tế cuộc sống, bổ sung
các câu hỏi để giáo dục khởi nghiệp
Có một thực tế không thể chối cãi đó là càng được tiếp xúc với thực tế, học được nhiều
kiến thức thực tiễn chúng ta càng dễ khởi nghiệp thành công.
Giáo viên thiết kế các tình huống thực tiễn, tính ứng dụng cao, lựa chọn để thiết kế
tình huống nên hướng vào trọng tâm của nội dung học tập, có tính logic và tính ngắn gọn của
tình huống, tính giáo dục, và sư phạm nhưng vẫn kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của
học sinh, rèn kỹ năng.
Bước 1: Giáo viên xác định nội dung chính của bài học.
Bước 2: Giáo viên lựa chọn vấn đề cần xây dựng tình huống/ cần biên soạn lại câu hỏi.
Bước 3: Thu thập, đánh giá, phân tích dữ liệu: Bước này chủ yếu tham khảo sách báo,
tin tức, các tình huống cuộc sống, các kinh nghiệm dân gian, ...
Bước 4: Thiết kế và hoàn thiện tình huống, câu hỏi cần giải quyết/ bài tập biên soạn
cho phù hợp.
Ở giải pháp này giáo viên có thể đưa ra biện pháp lồng ghép vào bài dạy, kiểm tra kiến
thức cũ, kiểm tra định kỳ.
Ví dụ bài tập được biên soạn lại để gắn với thực tế cuộc sống trong dạy học một số bài
Hóa 9
Bài tập 3/SGK trang 39 bài Phân bón hóa học 9: Một người làm vườn đã dùng 500 g
(NH4)2SO4 để bón rau.
a. Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?
b. Tính thành phần phần trăm các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
c. Tính khối lượng nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.
Giáo viên biên soạn lại như sau:
Bài tập 3/SGK trang 39 bài Phân bón hóa học 9 (Biên soạn lại): Để bón thúc cho quá
trình sinh trưởng và phát triển của rau, đồng thời cải tạo lại đất bạc màu trên địa bàn thôn
Quỳnh Tân 2, thị trấn Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk, người làm vườn đã dùng 500 g đạm 1 lá
(NH4)2SO4 để bón rau.
a.
Nguyên tố dinh dưỡng chính nào có trong phân bón này? Tính khối lượng dinh
dưỡng của các nguyên tố đó cung cấp cho ruộng rau.
b.
Tại sao trong thực tế người ta thường gọi đạm một lá là phân muối diêm?
c.
Nêu những lưu ý về đất và cách bón phân đạm 1 lá trong sản xuất.
Ví dụ một số câu hỏi để giáo dục khởi nghiệp trong dạy học một số bài Hóa 9
STT Bài học áp
dụng
Tình huống áp dụng
Câu hỏi mang tính giáo dục khởi
nghiệp
1
Dung dịch clo làm sạch
hồ bơi như thế nào?
Dùng clo có nhược điểm gì? Đã có sản
phẩm nào thay thế clo trong làm sạch bể
bơi?
Bài: Clo
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
12
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
2
Bài: Axit
clohiđric hoặc
Natri clorua
- Phân biệt muối ăn và
muối iot
- Trứng nổi; Trứng chìm
Giá thành của muối ăn và muối iot?
Có thể áp dụng để chọn trứng khi đi
chợ không?
- Kính đổi màu
Kính đổi màu có sức hút ra sao? Các
hợp chất bạc halogen trong kính có ảnh
hưởng tới sức k hỏe người tiêu dùng
không?
3
Bài Oxi
- Bí mật bình dưỡng khí
- Máy tạo ozon
Bình dưỡng khí thường được sử dụng ở
đâu?
Máy tạo ozon có tác dụng gì với cuộc
sống?
4
Bài Một số
axit quan
trọng/Lưu
huỳnh
- Thu gom thủy ngân
- Thử tài mua trứng
- Vì sao xuất hiện mưa
axit
Thay thế kẹp nhiệt độ thủy ngân bằng
dụng cụ nào cho an toàn?
Cách nào giữ trứng lâu h ư?
Bảo vệ các thiết bị tránh mưa axit?
- Sương mù ở Luân Đôn
CẢi thiện bầu không khí ở Luân Đôn đã
- Sốc với gương mặt bị tạt làm gì?
axit
Hiện tại c ó cách cải thiện tai nạn do
axit nào hiệu quả không? Giá thành?
5
Phân bón hóa
học
- Cách bón phân h ợp lý,
cách thức bón phân đạm
Một số loại phân hóa học hỗn hợp trên t
hị trường? Ưu điểm, nhược điểm?
6
Một số hợp
chất của
cacbon
- Nguyên tác hoạt động
của bình cứu hỏa
Các laoij bình cứu hỏa? giá trị? Theo
luật mới những nơi nào bắt buộc có
bình cứu hỏa?
- Mặt nạ phòng khí độc
Có phát triển/ tinh giảm các bộ phận để
biến đổi thành 1 chiếc mặt nạ phụ vụ
lọc không khí đang dần ô nhiễm không?
7
Silic. Công
nghiệp silicat
Gói hút ẩm
Nơi sản xuất gói hút ẩm tại Việt Nam
8
Chương:
Hidrocacbon
Xăng và dầu hỏa, chất
nào dễ cháy hơn? Họ
hàng nhà xăng
Giá thành xăng dầu tại thời điểm hiện
tại? nguyên liệu thay thế?
Gas các loại
9
polime
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Có cách nào vận chuyển ga an toàn và
đỡ tốn diện tích hơn?
Hạt polime chống hạn hán Hóa học và phát triển kinh tế qua vật
liệu polime.
Năm học: 2018-2019
13
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
2.3 Thực hành làm các sản phẩm ngoài giờ lên lớp.
Đây là cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng học và tự học, kỹ năng lắng nghe , kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn, kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực
làm việc, kỹ năng phát triển cá nhân, kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, kỹ năng
làm việc đồng đội, kỹ năng đàm phán…
Bước 1: Giáo viên nghiên cứu một số hình thức thích hợp như vẽ sơ đồ, làm báo
tường, thuyết trình hoặc phối hợp. Riêng cá nhân tôi thiên về làm, tạo ra một sản phẩm có
ứng dụng thực tiễn, áp dụng được trong đời sống.
Bước 2: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm . Bước này nhằm
giúp học sinh biết lắng nghe, biết hoạt động đồng đội.
Bước 3: Học sinh thực hiện, GV nên theo giõi những khó khăn của các em gặp phải.
bước 3 giúp học sinh có kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng không ngại thất bại, kỹ năng đặt
mục tiêu tạo động lức lúc làm việc.
Bước 4: Đưa sản phẩm tới người sử dụng. Hoạt động này nhằm giúp học sinh nâng
cao kỹ năng thuyết phục, giao tiếp, kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giáo dục khởi nghiệp
đó là giúp các em tìm hiểu thị trường sản phẩm của mình.
Ví dụ: Bài Chất béo
- GV nghiên cứu, làm thử, ghi chép những điều cần lưu ý vào sổ tay cá nhân cách làm
son, các sai lầm thường gặp trong quá trình làm (Giáo viên có thể thay bài tập làm xà phòng
thiên nhiên vào bài này cũng hiệu quả)
- Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Tổ 1,2,3,4 theo thứ tự làm son từ nguyên liệu dầu dừa, hoa hồng, son gấc và son màu
thực phẩm. Mỗi tổ làm ít nhất 2 thỏi son sản phẩm với số tiền đề xuất là 50.000 đồng. (Kỹ
năng làm việc đồng đội).
+ Nghiên cứu và thử nghiệm thêm 1 nguyên liệu tự nhiên tạo màu khác. (Kỹ năng
đương đầu với thất bại).
+ Giới thiệu sản phẩm tới người dùng trong khu vực thị trấn Buôn Trấp (kèm hình ảnh,
thông tin minh chứng), bán với giá không được thấp hơn số vốn bỏ ra (Kỹ năng đàm phán
giá cả, kỹ năng đặt mục tiêu 2 thỏi son hoặc vượt mục tiêu với nguyên liệu mới…).
+ Ghi chép ưu điểm, nhược điểm son của tổ/nhóm làm và son trên thị trường qua
thông tin người sử dụng (kỹ năng quản lý bản thân).
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
14
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Hình 11: Học sinh dùng kỹ năng giao tiếp, thiết
lập quan hệ thu gom hoa hồng để tiết kiệm kinh
phí
Hình 12: Học sinh thuyết phục và bán thành
công cây son đầu tiên nhờ kỹ năng đàm phán tốt
các em bán cây son v ới giá 100.000 đồng.
Học sinh thuyết trình và đánh giá (Kỹ năng phân tích thị trường):
+ Đánh giá ngoài sức khỏe thì hầu như dòng son tự nhiên có quá nhiều điểm thua son
hóa học, nhất là màu sắc, bảo quản, độ bền màu cần cải thiện.
+ Các em còn đánh giá được sản phẩm son tự nhiên chủ yêu tiêu thụ được cho người
quen, vì họ hiểu và tin tưởng bạn và tin tưởng sản phẩm của bạn dựa trên lòng tin đó. Muốn
tiêu thụ sản phẩm thì cần có thương hiệu, uy tín, chứng nhận sản phẩm chuẩn VSATTP.
3. Giải pháp 3. Trải nghiệm thực tế tại địa phương các ngành nghề có liên quan
3.1. Trải nghiệm có sự phối hợp của nhà trường và GVCN
Xây dựng mô hình hợp tác “Nhà trường - Doanh nghiệp” trong giáo dục khởi nghiệp
không còn xa lạ, ở mức độ THCS hầu hết mới nằm ở hoạt động phối hợp trong hướng
nghiệp, dạy nghề, đây cũng là một thuận lợi để phối hợp giáo dục khởi nghiệp cho học sinh.
Bước 1: Xác định nội dung, mục đích trải nghiệm.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
15
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Bước 2: Liên lạc với cơ sở cần trải nghiệm, nếu nhà trường có tổ chức trải nghiệm giáo
viên có thể xem nội dung các buổi trải nghiệm có ích cho hoạt động của bộ m ôn hay không
để cùng đăng ký tham gia. Nếu không GVBM cần kết hợp GVCN hoặc bộ phận chuyên môn
nhà trường để lên kế hoạch trải nghiệm.
Bước 3: Chuyển giao nhiệm vụ của buổi trải nghiệm với học sinh.
Bước 4: Thực hiện buổi trải nghiệm, nêu nội dung cần báo cáo, nhận xét báo cáo của
từng cá nhân.
Ví dụ: Bài phân bón hóa học
- Giáo viên xây dựng nội dung cần đạt sử dụng phân bón thế nào cho hợp lý,trải
nghiệm mô hình trồng rau, củ chuẩn việt Grap, tổ dân phố 7, Krông Ana, Đăk Lăk kết hợp
với kinh doanh chính sản phẩm từ mô hình như nước ép cải đường, ép ổi, dưa chuột, ...
- Giáo viên liên lạc với cơ sở GREEN BOX 47, tổ dân phố 7, Krông Ana, Đăk Lăk
một số nội dung cho học sinh trải nghiệm như tưới cây, chăm sóc cây, chuẩn bị đất, ...
- Thông báo cho học sinh thời gian, địa điểm, cách thức các nhóm vào trải nghiệm.
giáo viên yêu cầu các nhóm hoạt động theo khu vực, nhóm nào hoạt động tốt sẽ được nhà
chủ tặng một sản phẩm sạch như rau, củ, quả, phần thưởng này khuyến khích động viên các
em vì đã bỏ công sức lao động trong thời gian trải nghiệm.
- Học sinh ghi lại báo cáo quá trình sinh trưởng của một số loại thực vật trong vườn,
báo cáo điểm khác biệt, thu hút của mô hình “vườn rau sạch kết hợp của tiệm bán sản phẩm
nước ép” trên so với các nơi cung cấp rau xanh hoặc quán đồ uống khác.
Mô hình trồng rau sạch đúng chuẩn kết hợp của hàng nước ép GREEN BOX 47 tại tổ dân phố 7,
Krông Ana, Đăk Lăk (Không chỉ thu hút bởi nguồn thực phẩm sạch, nước ép tốt cho sức khỏe mà
còn là địa điểm check in lý tưởng của các bạn trẻ)
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
16
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Hình 13,14: Nhóm 1,2 trường THCS lương thế vinh trải nghiệm chuẩn bị đất, trồng, chăm sóc cây
3.2. Học sinh tự tìm hiểu, lên kế hoạch trải nghiệm.
Hình thức trải nghiệm này cực kỳ hiệu quả để phát huy tính tự lập, khả năng giao tiếp,
đóng vai. Nhiều học sinh sẽ nhận ra giá trị của lao động cả về trí tuệ lẫn chân tay trong các
cuộc trải nghiệm này. Thậm chí nhiều em còn huy động được nguồn quỹ tiết kiệm nhỏ qua
các hoạt động trên.
Bước 1: Học sinh xác định mục tiêu khoa học có liên quan đến chủ đề trải nghiệm.
Bước 2: Học sinh lên kế hoạch trải nghiệm bao gồm báo cáo lên giáo viên, bao gồm
cả địa điểm, thời gian, mục đích trải nghiệm.
Bước 3: Học sinh liên hệ với cơ sở trải nghiệm, nếu khó khăn có thể nhờ hỗ trợ của gia
đình.
Bước 4: Học sinh tiến hành trải nghiệm thực tế tại cơ sở đã liên hệ.
Bước 5: Học sinh báo cáo bằng hình ảnh và thuyết trình nội dung thu hoạch.
Đối với hình thức này giáo viên không nên quá ràng buộc học sinh cụ thể bài nào, tiết
nào. Chỉ nên gợi ý cho các em tìm hiểu vấn đề liên quan tới hóa học trong buổi trải nghiệm
nếu cảm thấy cần thiết. Thời gian có thể thực hiện là vào các tiết ôn tập thêm cuối kỳ 1,2, các
ngày nghỉ trong tuần.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
17
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Một số địa điểm trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp như các quán cà phê, quán trà sữa,
khu du lịch sinh thái Hồ Sen...
Hình 17: Học sinh lên kế hoạch tìm hiểu hệ
thống chuyển nhượng của cà phê Bonka của
công ty Cao Việt Hùng, tài sao một công ty tại
thành phố Hồ Chí Minh lại len lỏi vào khu vực
Tây Nguyên, thủ phủ của cà phê cả nước.
Hình 19: Học sinh trải nghiệm cách pha chế,
phụ vụ, trao đổi với khách cảm nhận về hương
vị đặc trưng của cà phê Bonka
Hình 18: Học sinh trao đổi với chỉ cơ sở
được nhượng quyền của Bonka cà phê tại huyện
Krông Ana, tìm hiểu về nhu cầu cúa khách...
Hình 20: Một số hình ảnh các hạt cà phê
nguyên chất được trưng bày tại quán
Qua buổi trải nghiệm này nhóm học sinh lớp 9A3 thu được nhiều kỹ năng, kiến thức,
ngoài ra còn có 1 khoản tiền nho nhỏ của chủ cửa tiệm chi trả để tiết kiệm, số tiền này các
em dự định sử dụng mua văn phòng phẩm phục vụ cho báo cáo lý thuyết.
4. Giải pháp 4. Khuyến khích, phát hiện đầu tư các dự án sáng tạo vừa tầm với
học sinh
Sáng tạo là điểm quan trọng của khởi nghiệp, và giáo dục phát huy tính sáng tạo chính
là một phần của giáo dục khởi nghiệp. Mục đích học tập của em là điểm số thì bây giờ là
hướng đến sự sáng tạo và tạo ra các sản phẩm dựa trên sự sáng tạo đó. Khuyến khích học
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
18
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải
quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; Tạo cơ hội để học sinh Trung học giới thiệu kết quả
nghiên cứu, sáng tạo khoa học kĩ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo
dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.
Bước 1: Giáo viên tìm hiểu tới một số cuộc thi sáng tạo cho học sinh THCS như cuộc
thi khoa học kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đăk Lăk, ...
Bước 2: Giới thiệu nội dung cuộc thi, truyền cảm hứng cho các em từ những sản
phẩm đạt giải các cấp.
Bước 3: Lắng nghe, chắt lọc ý tưởng có thể tham gia cuốc thi cấp huyện trở lên, các ý
tưởng vừa và nhỏ tiếp tục tục hoàn thiện, cải tiến để tiến hành trong các bài thực hành, bài
tập về nhà, hoặc phát triển tiếp để tham dự kỳ thi sau.
Bước 4: Hỗ trợ các em nếu cần, hoặc tìm nhân tố phù hợp có khả năng hỗ trợ các em
tốt nhất.
Mặc dù chưa đạt thật nhiều kết quả như mong đợi nhưng từ năm 2016 đến nay trường
luôn có các sản phẩm lĩnh vực hóa học tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuận cấp huyện như
Năm
20162017
2017
2018
Tên dự án
Lĩnh vực
- Dự án xà phòng thiên Hóa - sinh
nhiên
- - Dự án nước đa năng: lau Hóa - sinh
nhà, gội đầu, làm sạch, ...
- Dự án dịch trừ sâu hại rau Hóa - sinh
từ thiên nhiên.
GV hướng dẫn
Cô Nguyễn Thị Thanh
Ngọc
Cô Trần Thị Lệ
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga
Đến năm 2018 - 2019 học sinh khối 9 tham gia 2 dự án đề đạt giải cấp huyện, được
tham gia thi cấp Tỉnh
Năm
Tên dự án
Lĩnh vực
2018
-2019
- Dự án thiết bị tự vệ cá nhân từ Cơ khí và hóa thầy Đào Khả Sơn
dung dịch hóa sinh an toàn
- sinh
- Dự án thuốc chữa bệnh tiểu
đường và ngừa ung thư từ cây Hóa - sinh
tầm bóp
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
GVHD
Cô Võ Thị Hồng
19
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Ví dụ: Dự án thuốc chữa bệnh tiểu đường và ngừa ung thư từ cây tầm bóp (đạt giải 3
cấp huyện, tham gia cuộc thi cấp Tỉnh)
Hình 19: Nảy sinh ý tưởng vì muốn chữa bệnh
cho người thân
Hình 20: Học sinh nghiên cứu cây thuốc phơi
hợp
Hình 21: Hình ảnh sản phẩm trong những ngày
đầu nghiên cứu
Hình 22: Hình ảnh sản phẩm đã được cung
cấp ra thị trường tại cơ sở thuốc nam thị trấn
Buôn Trấp.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
20
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
IV. Tính mới của giải pháp
Đề tài đã đưa ra những giải pháp giáo dục khởi nghiệp bước đầu có thể thực hiện trong
giảng dạy bộ môn Hóa học 9, phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh.
Không những đảm bảo đủ kiến thức, tiếp tục rèn luyện các kỹ năng cơ bản, các giải
pháp ở đây giải quyết được tình trạng yếu kém về kỹ năng mềm của một đại bộ phận học
sinh, giúp các em hoàn thiện kỹ năng sống.
Đề tài còn đưa ra một cái nhìn thực tế hơn với nghề nghiệp tương lại, giúp các em nhìn
ra con đường khởi nghiệp gắn vơi đam mê, thích nghi với sự thay đổi của thị trường việc làm
và nền kinh tế biến động.
Đề tài còn mạnh dạn đưa thêm các yêu cầu mang tính khởi nghiệp vào bài tập, bài học
nhằm thu hút học sinh tham gia, tạo được nguồn quỹ trong quá trình hoạt động, giúp các em
quý trọng sức lao động, tìm được niềm vui khi trải nghiệm tiêu thụ sản phẩm do chính mình
làm ra.
Đề tài thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy hoc toàn diện và triệt để hơn.
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Để minh chứng cho hiệu quả mang lại tôi đã ghi chép lại số liệu 100 học sinh khối 9
mỗi năm theo mẫu điều tra sau:
Phụ lục 1: Nhóm câu hỏi điều tra thực trạng 9/ 2016 trước khi thực hiện SKKN
Theo em, với năng lực, sở trường, điều kiện kinh tế gia đình và đam mê của bản
thân thì nghề nghiệp của em trong tương lai là nghề gì?
Câu 1
Số phiếu
Nhận xét
Chưa biết
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
53/100
21/100
4/100
8/100
11/100
Hầu hết học sinh trong chưa xác định rõ nghề nghiệp trong tương lai. Nhiều em định
hướng nhóm ngành nghề làm việc trong các cơ quan nhà nước. Còn nhóm ngành
nghề mang tính khởi nghiệp (nhóm 3) hầu như các bạn chưa được tiếp cận.
Em biết gì về khởi nghiệp?
Câu 2
Không biết
Biết sơ sơ
Hiểu
Số phiếu
29
57
14
Nhận xét
Cụm từ khởi nghiệp khá quen thuộc với học sinh, tuy nhiên số học sinh hiểu biết đầy
đủ về khởi nghiệp là khá ít.
Em đã tham gia một trong các cuộc thi: Khoa học kĩ thuật, Sáng tạo thanh thiếu
niên nhi đồng, … của trường/huyện/tỉnh?
Câu 3
Có
Không
Số phiếu
6/100
94/100
Nhận xét
Học sinh chưa mạnh dạn, chưa thích thú các cuộc thi sáng tạo mang tính thực tiễn,
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
21
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
hầu hết các em đều ngại tham gia.
Em có thường xuyên tham gia các hoạt động trải nghiệm
thực tế liên quan đến lĩnh vực ngành nghề?
Câu 4
Rất ít
Ít
Nhiều
Số phiếu
17
67
15
Nhận xét
Câu 5
Hầu hết HS mới chỉ được tham gia một vài hoạt động trải nghiệm được nhà
trường tổ chức, các em chưa có điều kiện để được tham gia các hoạt động tương
tự do gia đình, xã hội tổ chức.
Em nghĩ học tốt môn Hóa học sẽ thuận lợi cho việc học tập, làm việc ở lĩnh vực
nào?
Đa số các em đều trả lời là bác sỹ, y tá, bán thuốc. Điều này chứng tổ các em chưa hiểu biết nhiều
về các lĩnh vực nghề nghiệp, khởi nghiệp trong bộ môn hóa học và những ứng dụng của hóa học
trong cuộc sống.
Ghi chú:
+ Nhóm 1: Nhóm có lương ổn định như giáo viên, bác sĩ, công an...công chức.
+ Nhóm 2: Nhóm lao động chân tay như chăn nuôi, trồng trọt, làm nghề
+ Nhóm 3: Nhóm kinh doanh, dám nghĩ dám làm, phát triền ý tưởng, thực tế...
+ Nhóm 4: Hoạt động xã hội, văn học, nghệ thuật, nghệ sĩ..
Cuối năm học 2016-2017, tôi cho các em làm lại phiếu điều tra và kết quả các em đã
có những bước chuyển mình mới so với đầu năm, đặc biệt là về tư duy nghề nghiệp, đam mê
khởi nghiệp, các em tin tưởng vào tương lại và lạc quan hơn so với trước khi áp dụng
SKKN:
Phụ lục 2: Kết quả điều tra lại vào tháng 5/2017, sau khi thực hiện SKKN
Nghề nghiệp em nghĩ em sẽ làm trong tương lai dựa vào năng lựa, sở trường,
điều kiện kinh tế gia đình và thỏa mãn đam mê của em là nghề gì?
Câu 1
Số phiếu
Nhận xét
Chưa biết
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
12/100
24/100
14/100
31/100
19/100
Giảm tỷ lệ học sinh chưa xác định rõ ngành nghề, giảm số học sinh trong nhóm xác
định nghề nghiệp mơ ước là công chức, viên chức nhà nước. Tăng số HS lựa chọn
nhóm ngành nghề mang tính khởi nghiệp.
Em biết gì về khởi nghiệp?
Câu 2
Không biết
Biết sơ sơ
Hiểu
Số phiếu
4
24
72
Nhận xét
Nhiều HS hiểu biết rõ ràng hơn về các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
22
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Em đã tham gia một trong các cuộc thi: Khoa học kĩ thuật, Sáng tạo thanh thiếu
niên nhi đồng, … của trường/huyện/tỉnh?
Câu 3
Có
Không
Số phiếu
16/100
84/100
Nhận xét
Học sinh đã mạnh dạn, thích thú các cuộc thi sáng tạo mang tính thực tiễn.
Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động trải nghiệm
thực tế liên quan đến lĩnh vực ngành nghề?
Câu 4
Rất ít
Ít
Nhiều
Số phiếu
1
32
67
Nhận xét
Nhiều HS đã chủ động tìm hiểu, tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế liên
quan đến lĩnh vực ngành nghề trong nhà trường, tại địa phương, ...
Câu 5
Bạn nghĩ học tốt môn Hóa học sẽ thuận lợi học tập, làm việc ở lĩnh vực nào?
Ở câu hỏi này học sinh đã chỉ ra được nhiều định hướng nghề nghiệp như chế biến thực
phẩm, mỹ phẩm, pha chế, chế tạo thuốc, kinh doanh, bác sỹ, thẩm mỹ...
Từ số liệu và kết quả thu được ở trên chứng minh mục tiêu của đề tài nghiên cứu đã
bước đầu thực hiện được.
Tương tự các năm học 2017-2018; 2018-2019 tôi đều phát phiếu điều tra trên vào
tháng 9, và điều tra lại vào tháng 5. Kết quả thu được cho các đối tượng học sinh áp dụng
phương pháp giáo dục khởi nghiệp tương tự nhau.
Đề tài thu được những thành công trong quá trình giảng dạy bộ môn của bản thân, số
lượng học sinh yêu quý, hứng thú học tập bộ môn Hóa học tăng lên đáng kể. Nhiều học sinh
dân tộc thiểu số vốn không giỏi tính toán, học chưa tốt các môn Khoa học tự nhiên nhưng đã
thay đổi về ý thức tự học, thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp cũng như tham gia các
hoạt động trải nghiệm với bạn, …
Đặc biệt trong việc tự nguyện đăng kí tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật do nhà
tường và các cấp tổ chức:
Năm
Số lượng sản
phẩm thi cấp
trường
Lĩnh vực liên
quan đến hóa học
Thành tích dự án liên quan
2016 - 2017
2
1/2
Tham gia thi cấp huyện 1/2
2017 - 2018
5
2/5
Tham gia thi cấp huyện 2/3:
hóa học
1 giải khuyến khích, 1 giải 3
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
23
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
2018 - 2019
21
15/21
+ Tham gia cấp huyện 2/2:
1 giải ba
1 giải khuyến khích
+ 1 dự án tham gia thi cấp tỉnh
Mặc dù chưa đạt được các kết quả cao trong kỳ thi KHKT cấp Tỉnh, nhưng năm 2018
- 2019 số lượng dự án của học sinh tăng vọt, phong trào thi đua sáng tạo, áp dụng vào thực
tiễn của học sinh tăng vọt, các em đã giám nghĩ, dám làm, dám tư duy và thực hiện ý tưởng
của cá nhân mình. Đây cũng là kết quả đáng mừng cho phong trào học tập gắn liền với thực
tiễn cũng như những ảnh hưởng tốt của giáo dục tinh thần khởi nghiệp cho học sinh, minh
chứng cho văn hóa và hành vi hướng về tinh thần khởi nghiệp trong trường học.
Sau khi báo cáo quá trình nghiên cứu và kết quả thu được của đề tài tại tổ/nhóm
chuyên môn, nhiều đồng nghiệp đã thực sự ghi nhận những điểm mới, lý thú, hữu ích mà đề
tài mang lại. Một số giáo viên trong tổ đã áp dụng đề tài trong quá trình dạy và mang lại hiệu
quả tích cực trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học. Một số giáo viên ở bộ môn khác
đã nhiệt tình đóng góp ý tưởng và tự nguyện phối hợp thực hiện hỗ trợ trong quá trình trải
nghiệm của học sinh, nhiều phụ huynh nhiệt tình cùng tham gia các tiết học, thậm chí chủ
động giới thiệu, chia sẻ thông tin các cơ sở sản xuất, các tấm gương khởi nghiệp để nội dung
giáo dục khởi nghiệp thêm sinh động, phong phú, sát với thực tế địa phương nhất. Điều này
chứng tỏ đề tài đã thay đổi tư duy của học sinh, giáo viên, phụ huynh trong các hoạt động
giáo dục, công nhận hiệu quả của đề tài mang tới và tiến tới tham gia thực hiện đề tài.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
24
Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục tinh thần khởi nghiệp trong bộ môn Hóa học 9 tại trường Trung học cơ sở
Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Phần thứ 3: Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện
nay đã được tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện Krông Ana chú trọng, thực hiện. Đặc
biệt trong bộ môn hóa học thì cụm từ “Đổi mới phương pháp dạy học” không còn xa lạ, giáo
viên đã lồng ghép đổi mới vào bài dạy, chuyên đề, viết SKKN để chia sẻ với đồng nghiệp
những kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên đề tài còn mong muốn hướng
tới đổi mới một cách toàn diện hơn, không chỉ dừng lại ở việc lồng ghép phương pháp, mà
còn là sự kết hợp song song của thực tế, rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống, gắn
việc học với tương lai kinh tế rộng mở, lợi ích của bản thân và xã hội, đưa đất nước phát
triển phù hợp với biến động kinh tế thị trường toàn cầu.
Sáng kiến kinh nghiệm có khả năng thực hiện và khá phù hợp với các đơn vị trường,
kể cả vùng khó khăn, tuy nhiên phải dựa vào tình hình từng đơn vị để biến đổi các phương
pháp trong từng biện pháp cho phù hợp.
SKKN sẽ hiệu quả hơn nếu có sự phối hợp của các giáo viên cùng chuyên môn trong
và ngoài nhà trường, các cơ sở sản xuất, các đơn vị doanh nghiệp, giai đình và nhà trường.
Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều vì
người nghe chưa hiểu rõ mục tiêu của đề tài, hoặc có một bộ phận vẫn ngại là người đi tiên
phong cho sự thay đổi của giáo dục; vì vậy qua trình thực hiện tôi cũng gặp rất nhiều khó
khăn về phía gia đình học sinh, về phía liên lạc với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, và sắp xếp
thời gian hợp lý cho các trải nghiệm.
Đề tài rất cần sự đóng góp ý kiến từ người đọc để có nhiều giải pháp, phương pháp và
cách đi mới, cho bước đầu của giáo dục tinh thần khởi nghiệp tại trường THCS trên địa bàn
huyện Krông Ana, các địa phương khác; góp phần làm tốt công tác phân luồng HS sau tốt
nghiệp THCS, gắn chặt việc học ở nhà trường với thực tiễn cuộc sống, với nhu cầu nghề
nghiệp, ...
2. Kiến nghị
* Với nhà trường
- Nhà trường phối hợp các tiết trải nghiệm tập trung vào nhu cầu cầu xã hội khi xây
dựng nội dung chương trình, có sự phối hợp liên kết các hoạt động trải nghệm và sáng tạo
giữa các môn học, tránh chồng chéo, lặp lại các nội dung quen thuộc quá nhiều lần giữa một
môn hoặc khác môn, hoặc sự chồng chéo về thời gian thực hiện các bài tập trải nghiệm cũng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hoạt động trải nghiệm.
- Tiếp tục khuyến khích triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản
xuất kinh doanh của địa phương; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và các điều
kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy học/giáo
dục trong nhà trường theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo
giáo dục khởi nghiệp cơ bản ở THCS.
- Hỗ trợ xây dựng nguồn chi phí đều đặn cho các hoạt động nghiên cứu, nguồn chi
phía này có thể huy động từ chính các hoạt động của học sinh trong quá trình tham gia trải
nghiệm tại cơ sở.
Giáo viên: Võ Thị Hồng
Năm học: 2018-2019
25