Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.82 MB, 14 trang )

SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG BỘ MÔN
CÔNG NGHỆ BẬC THCS
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Trong xu hướng hội nhập với thế giới, thì Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến
hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Việc làm này đã đem lại
cho xã hội nước ta nhiều tiến bộ đáng kể. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao cả về vật chất lẫn tinh thần, chỉ số GDP ngày càng tăng. Song bên cạnh những
mặt tích cực đó thì công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến tình trạng biến đổi khí hậu.
- Như chúng ta đã biết biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, nó không chỉ tác
động lên các quốc gia mà còn tác động trực tiếp lên mỗi chúng ta. Nó đã trở thành
một “tình huống khẩn cấp” cho toàn thể nhân loại. Vì vậy nếu lựa chọn hành động
ngay hôm nay, chúng ta có thể tránh được nguy cơ thảm họa khí hậu của thế kỉ 21
cho các thế hệ tương lai.
- Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu là
một việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa to lớn về mặt giáo dục và xã hội. Trong
đó thì việc tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu thông qua các môn học liên
quan sẽ đem lại những kết quả đáng kể.
- Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn công nghệ, tôi nhận thấy rằng nội
dung của môn học này rất gần gũi với môi trường sống của chúng ta hiện nay. Môn
Công nghệ ở cấp trung học cơ sở có nội dung liên quan nhiều đến các vấn đề về môi
trường, năng lượng, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Giữa môn môn học
này và giáo dục biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai có sự giao thoa về mục tiêu,
nội dung cũng như cách thực hiện. Bên cạnh đó nó là một môn khoa học ứng dụng
các kiến thức của các môn khoa học cơ bản như Vật lý, Sinh học, Hóa học... và là
môn học có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao. Do đó nếu giáo viên có thể khai thác
hết nội dung lồng ghép, tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu thông qua bộ môn công
nghệ THCS sẽ mang lại những hiệu quả cao trong công tác ứng phó với biến đổi


khí hậu. Thông qua môn học này, học sinh có thể áp dụng ngay được những kiến
thức, kĩ năng về ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào thực tiễn
đời sống và sản xuất. Và đây cũng chính là lí do mà tôi chọn để viết đề tài “Lồng
ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS”.
II.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
- Theo công văn số 2088/SGDĐT-GDTrH, thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của năm học 2015 – 2016 là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học,
đánh giá học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện
phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hình thức học tập, chú
GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 1


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

-

-

-

-

trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Mặt khác chúng ta đều biết rằng công tác ứng phó với biến đổi khí hậu không phải
là nhiệm vụ của một cá nhân, một tổ chức hay bất cứ một quốc gia nào, mà nó là
nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.
Liên Hiệp Quốc đã có nhiều cố gắng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn
cầu. Những kết quả quan trọng là Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến
đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. ( Trích dẫn Tài liệu giáo dục ứng phó với
BĐKH và phòng, chống thiên tai ở cấp THCS – Môn Công nghệ)
Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã sớm tham gia các hoạt
động ứng phó của khu vực và quốc tế về biến đổi khí hậu: Tham gia kí Công ước
Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 11/6/1992 và phê
chuẩn UNFCCC ngày 16/11/1994; Tham gia kí Nghị định thư Kyoto (KP) ngày
03/12/1998 và phê chuẩn Nghị định ngày 25/9/2002; Phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2008; Thông qua Luật sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6 năm 2010; Phê duyệt Chiến lược
quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2011.( Trích dẫn Tài liệu giáo dục ứng phó với
BĐKH và phòng, chống thiên tai ở cấp THCS – Môn Công nghệ).
Bên cạnh đó giáo viên cần hiểu rõ ứng phó với biến đổi khí hậu là một lĩnh vực
giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Việc lồng ghép
ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục
như một môn học riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội
nhập vào chương trình. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là cách tiếp cận
xuyên bộ môn. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm trang bị cho học sinh
hệ thống kiến thức về biến đổi khí hậu và kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu,
phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS, dựa trên thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của
bản thân học sinh. Việc dạy học lồng ghép giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu góp
phần làm tăng giá trị, ý nghĩa thiết thực của môn Công nghệ đối với đời sống con
người.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
a. Nội dung:
Trước hết giáo viên cần phải nắm vững chuyên môn, nội dung chuẩn kiến thức, kĩ

năng để xây dựng một tiến trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất.
Nghiên cứu kĩ nội dung cũng như địa chỉ lồng ghép, tích hợp ở từng phần, từng
chương và từng bài của môn học
Lựa chọn các phương pháp phù hợp để đưa nội dung lồng ghép, tích hợp, giáo dục
vào bài học nhằm kích thích được tư duy và hứng thú của học sinh
Giáo viên phải làm sao để gây được sự chú ý và hứng thú với học sinh để các em
chủ động tham gia tìm hiểu nội dung bài học, từ đó giúp các em chủ động nắm bắt
kiến thức, không gây nhàm chán.
Giáo viên cần sưu tầm phim, ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung lồng ghép, tích
hợp.
b. Biện pháp thực hiện:
Dạy học lồng ghép giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu trong học tập môn Công
nghệ phải được thực hiện thông qua các phương pháp học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học, gắn lí thuyết với thực hành, gắn với môi trường thực tế. Có

GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 2


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

nhiều phương pháp và hình thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào
bài học, tôi xin đưa ra một số phương pháp tích hợp sau:
• Phương pháp vấn đáp:
- Đối với phương pháp này giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến
nội dung lồng ghép biến đổi khí hậu trong bài học nhằm giúp học sinh có thể nhận
thức được nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu từ đó đề ra được biện pháp
ứng phó với biến đổi khí hậu.




-

 Ví dụ: Tiết 17 – BÀI 17 – CÔNG NGHỆ 8
VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
Khi dạy phần III. Sản phẩm gia công cơ khí được hình thành như thế nào?
G: Yêu cầu HS đọc nội dung phần III và hoàn thành sơ đồ
H: Đọc nội dung và hoàn thành sơ đồ SGK
G: Tóm lại quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí gồm mấy giai đoạn?
H: 5 giai đoạn chính
G: Trong các quá trình đó quá trình nào là không thể thiếu?
H: Trả lời
Giáo dục phòng chống thiên tai – biến đổi khí hậu:
G: Để tạo ra một sản phẩm cơ khí cần có vật liệu. Vậy những vật liệu này từ đâu
mà có?
H: Khai thác từ thiên nhiên
G: Việc khai thác vật liệu từ thiên nhiên có gây ảnh hưởng gì đến môi trường
không?
H: Nếu khai thác quá mức và không có kế hoạch thì sẽ làm cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên
gây ô nhiễm môi trường
G: Nhận xét: các tài nguyên thiên nhiên là vô cùng to lớn nhưng không phải là vô
tận. Vì vậy việc khai thác vật liệu và chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cần tuân theo
những quy trình cụ thể, có biện pháp phù hợp. Cần chọn các quy trình khai thác
và chế tạo tối ưu nhất để góp phần tiết kiệm tài nguyên góp phần giữ cân bằng
sinh thái, bảo vệ môi trường trong sạch là những biện pháp chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai.
 Ví dụ: Tiết 58 – Bài 56 – CÔNG NGHỆ 7
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Khi tìm hiểu xong các nội dung chính trong bài, GV đưa ra một số câu hỏi để định
hướng HS đi đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
GV: Những tác nhân nào có ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi thủy sản?
HS: Nuôi theo lối tự nhiên, tự phát chưa được quản lý chặt chẻ.
GV: Sản xuất nông, công nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường thủy sản không?
HS: Có ảnh hưởng: nước thải nông, công nghiệp chứa nhiều thuốc trừ sâu, nhiều
hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nước => ảnh hưởng xấu đến môi trường
nuôi thủy sản.
GV: Ngoài các nguyên nhân trên còn nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến môi
trường và nguồn lợi thủy sản nữa không?
HS: Khai thác và đánh bắt thủy sản trái phép( dùng mìn, thuốc nổ, điện…) làm cho
các sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt, giảm hoặc mất khả năng tái sinh.

GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 3


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

- GV: Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản, trong đó có
nguyên nhân phá hoại rừng đầu nguồn làm xói mòn đất, gây lũ lụt, hạn hán, phá vỡ
hệ sinh thái tự nhiên gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản đồng thời cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
- GV: cho HS xem một số hình ảnh về tình hình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở
lòng hồ Trị An trong thời gian qua:

Khu La Ngà - nơi tự phát nuôi cá bè nhiều nhất ở hồ Trị An - Ảnh: Tiến Đạt

- Ước tính 100 nhà bè ở khu Suối Tượng nằm cách Nhà máy Thủy điện Trị An

20km này, một tháng xả ra lòng hồ vài tấn rác và chất bẩn khác, vậy vấn đề đặt ra
ở đây là trong suốt nhiều năm qua, cả ngàn nhà bè ở các cụm La Ngà, Suối Đưng,
Phú Túc, Phú Cường, Cây Gáo... đã làm nhiễm bẩn hồ nước đến mức nào!
- Bên cạnh đó thì việc đánh bắt thủy sản còn đáng báo động hơn vì Cái quan niệm
"chim trời cá nước" đã ăn vào tiềm thức bao người! Nạn hủy diệt thủy sản trên
lòng hồ đã diễn ra liên tục. Nhẹ nhàng, êm thấm thì thả đùm (bằng bó chà) nhử cá,
kể cả cá con, để hốt gọn. Nguy hiểm nhất là dùng chất nổ để đánh bắt.

Khai thác, đánh bắt thủy sản trái phép ở lồng hồ Trị An
- Bảo vệ lòng hồ không thống kê được đã có mấy ngàn tấn TNT nổ đêm, nổ ngày
suốt chiều dài 40km mặt nước suốt 25 năm qua, chỉ biết rằng, bắt được băng Hai
Tèo thì băng Đồng Đen mọc lên, suốt bao năm trời, trừ được băng Hai Kiểu thì
băng Tùng Cao tái xuất, băng nào cũng vài chục tên.
- GV: Vậy để ngành thủy sản nói riêng và nền kinh tế nói chung có thể phát triển
một cách bền vững, lâu dài cũng như góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu thì
chúng ta cần phải làm gì?
GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 4


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

- HS: Cần có biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường nước ( xây dựng hệ thống xử
lý nước thải ở các nhà máy, khu công nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn trong trồng
trọt, tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn….), để bảo vệ và phát triển được
nguồn lợi thủy sản.
- Bên cạnh đó, việc chọn giống thủy sản có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp kết
hợp với thực hiện các biện pháp cho ăn, quản lý đúng kĩ thuật để bảo vệ, phát triển
nguồn lợi thủy sản, ứng phó với biến đổi khí hậu.




-

Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn
Phương pháp trực quan:
Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh, phim tư liệu liên quan đến nội dung lồng ghép
biến đổi khí hậu cho học sinh quan sát. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét
về những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu thông qua những gì vừa được xem.
Ví dụ: Tiết 30 – Bài 33 – CÔNG NGHỆ 8
AN TOÀN ĐIỆN
GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về nguyên nhân gây ra tai nạn điện liên
quan đến sử dụng không hợp lý điện năng, vi phạm qui định về an toàn điện dẫn
đến mất an toàn điện

GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 5


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

- GV: Việc sử dụng điện năng không an toàn như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến
tài nguyên, chi phí sản xuất cũng như bảo dưỡng, sửa chữa hay không?
- HS: Gây tiêu tốn tài nguyên, tăng chi phí sản xuất cũng như bảo dưỡng, sửa chữa.
- GV: Chính những việc làm vô ý của con người khi sử dụng điện như trên đã góp
phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu. Vậy chúng ta phải làm gì để góp phần
hạn chế quá trình biến đổi khí hậu?
- HS: Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sử dụng và

sửa chữa điện.
- GV: Giáo dục biến đổi khí hậu “Sử dụng không hợp lý điện năng, vi phạm qui định
về an toàn điện dẫn đến mất an toàn điện và làm tiêu tốn thêm tài nguyên, chi phí
sản xuất và bảo dưỡng cũng tăng cao là những nguyên nhân góp phần đẩy nhanh
quá trình biến đổi khí hậu. Vì vậy nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ an
toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện không chỉ an toàn cho người mà còn góp
phần tăng hiệu suất sử dụng điện, hạn chế quá trình biến đổi khí hậu”.
• Phương pháp thảo luận nhóm:
 Ví dụ : Tiết 4 – Bài 3 – CÔNG NGHỆ 9
SẮP XẾP VÀ TRANG TRÍ NHÀ BẾP
Khi dạy phần: Cách sắp xếp nhà bếp hợp lí.
- GV: Phân lớp thành 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một nội dung
+ Nhóm 1: Thảo luận tìm hiểu “Thế nào là sắp xếp hợp lí?”
+ Nhóm 2: Thảo luận “Mục đích của việc chia khu vực hoạt động trong nhà bếp”
- HS: Hoạt động theo nhóm, thảo luận các nội dung cần tìm hiểu của nhóm mình
theo phân công và báo cáo.
- GV: Gọi các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình và nhận xét kết quả của nhóm
khác.
- HS: báo cáo kết quả của nhóm mình, đồng thời nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- Sau khi nhận xét phần thảo luận nội dung của các nhóm GV bổ sung hoàn thiện
nội dung bài học: khi sắp xếp như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian, đồng
thời sẽ làm cho không gian bếp trở nên thoáng mát, sạch sẽ góp phần bảo vệ môi
trường, hạn chế tác nhân gây biến đổi khí hậu.
 Qua phần thảo luận và xem những hình ảnh minh họa sẽ giúp HS có ý thức bảo giữ
gìn vệ sinh khi tham gia nấu ăn cùng gia đình, góp phần bảo vệ môi trường, hạn
chế tác nhân gây biến đổi khí hậu.

GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 6



SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

• Phương pháp thuyết trình:
 Ví dụ: Tiết 23,24 – Bài 10 - CÔNG NGHỆ 6:
GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP
- Sau khi học xong bài 9, GV có thể phân công cho mỗi tổ chuẩn bị một bài thuyết
trình với nội dung:
+ Tìm hiểu như thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
+ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ mang lại lợi ích gì cho con người?
+ Làm thế nào để giữ nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
- Mỗi tổ sẽ chuẩn bị một bài thuyết trình thông qua các tài liệu trong SGK, sách
báo, tài liệu, phương tiện thông tin…. Để báo cáo trước lớp vào tiết học tới.
- Trong tiết học ở lớp, GV lần lượt cho các nhóm thuyết trình phần chuẩn bị của
nhóm mình. Từ đó rút ra những nội dung chính cho bài học.

- Thông qua nội dung các bài thuyết trình, GV đưa ra một số câu hỏi để hướng HS
đến với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Qua phần nghiên cứu và tìm hiểu của nhóm mình, các em hãy cho cô biết nếu
chúng ta không giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp thì sẽ có ảnh hưởng gì đến môi
trường sinh thái?
- HS: Làm ô nhiễm môi trường gây mất cân bằng sinh thái.
- GV: có thể cho HS xem một số hình ảnh về nhà ở không sạch sẽ, ngăn nắp:

- GV: Không những thế, đó cũng chính là nguyên nhân không nhỏ làm gia tăng tác
nhân gây biến đổi khí hậu. Vậy, là HS chúng ta có thể làm gì để giữ cho nhà ở sạch
sẽ, ngăn nắp; trường học xanh – sạch – đẹp?
 Dựa vào nội dung đã tìm hiểu và kinh nghiệm của bản thân, HS sẽ nêu được một
số biện pháp thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó

với biến đổi khí hậu như: thường xuyên dọn dẹp nhà ở, làm vệ sinh môi trường
sống của gia đình và cộng đồng, giữ gìn vệ sinh chung ở trường, lớp..... Qua đó
giúp các em nhận thức sâu sắc hơn tác dụng của việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn
nắp cũng như bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
• Phương pháp sử dụng ví dụ thực tiễn để xây dựng tình huống học tập:
GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 7


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

 Ví dụ : Tiết 25 – Bài 48 – CÔNG NGHỆ 8
SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐIỆN NĂNG
- Trước khi vào bài mới GV cho HS xem một hóa đơn thu tiền điện của một gia đình
nào đó và đặt các câu hỏi:

-

GV: Các em đã nhìn thấy tờ hóa đơn này bao giờ chưa?
HS: Trả lời
GV: Vậy tờ giấy đó cho các em biết điều gì?
HS: Lượng điện gia đình đã tiêu thụ trong tháng và số tiền phải trả trong tháng đó.
GV: Vậy nếu chúng ta sử dụng điện một cách lãng phí thì có ảnh hưởng gì đến môi
trường hay không?
HS: Làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.....
GV: Vậy những việc làm đó có ảnh hưởng đến khí hậu hay không?
HS: Có: làm cho Trái Đất nóng lên, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lũ lụt,
hạn hán....
GV: Việc sử dụng điện lãng phí, cũng như quá trình xây dựng các nhà máy điện đã

và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây nên các hiện tượng biến đổi
khí hậu.

Hiệu ứng nhà kính

GV: Võ Thị Kim Liên

Băng tan

Trang 8


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

Đường Đồng Khởi ngập nước

Hạn hán

- GV: Vậy chúng ta phải sử dụng điện như thế nào để góp phần cải thiện những vấn
đề trên?
- HS: phải sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý.
* Tìm hiểu cách sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.
- GV: Thế nào là sử dụng hợp lý ?
- HS: Sử dụng đúng lúc, phát huy được công suất, hiệu quả của đồ dùng điện.
- GV: Tại sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm?
- HS: Thảo luận nhóm trả lời: Tránh tình trạng sử dụng quá tải dễ gây chập chạm
điện ảnh hưởng tới môi trường
- GV: Theo em trong gia đình có những thiết bị nào tiêu thụ công suất lớn?
- HS: Bàn là, bếp điện, tủ lạnh......
- GV: Tại sao cần hạn chế sử dụng các đồ điện có hiệu suất kém?

- HS: Thảo luận, yêu cầu trả lời được:
Vì sử dụng đồ dùng điện hiệu suất kém thì:
+ Hao tốn điện năng
+ Tỏa nhiệt ra môi trường làm môi trường nóng lên.
- GV: Vì sao nói sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao là tiết kiệm điện năng ?
- HS: Vì ít tiêu tốn điện năng nhưng hiệu quả cao.
- GV: Để chiếu sáng trong nhà, công sở nên dùng đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt
để tiết kiệm điện năng ? Tại sao?
- HS: Dùng đèn huỳnh quang vì đèn huỳnh quang có hiệu suất phát quang cao gấp 5
lần đèn sợi đốt.
- GV: Như thế nào là sử dụng lãng phí điện năng ?
- HS: +Không cần cũng dùng.
+Dùng các loại đồ dùng công suất lớn quá yêu cầu sử dụng.
- GV: Nếu sử dụng lãng phí điện sẽ ảnh hưởng như thế nào?
- HS: Thảo luận nhóm:
+ Tăng chi phí cho việc sử dụng điện.
+ Giảm tuổi thọ các thiết bị điện.
+ Phải xây thêm nhiều nhà máy sản xuất điện làm ảnh hưởng tới môi trường.
GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 9


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

Đắp đập ngăn sông xây dựng nhà máy thủy điện

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2

- GV: Việc sử dụng hợp lý điện năng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho

gia đình đồng thời sẽ góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí
hậu. Hiện nay cả thế giới đã và đang thực hiện một chiến dịch để góp phần tiết
kiệm điện, vậy bạn nào biết đó là gì?
- HS: Đó là “Chiến dịch Giờ Trài Đất”.
- GV: Tối 28/3/2015, cùng với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 7.000
thành phố trên toàn thế giới, đồng loạt 63 tỉnh, TP của Việt Nam đã hưởng ứng
Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động biểu trưng tắt đèn trong 1 giờ từ 20h30
đến 21h30.
Theo thống kê từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia, tổng số điện năng
tiết kiệm được tại lễ tắt đèn ngày 22/3 tại Hà Nội và ngày 28/3 tại các tỉnh, thành
phố trên cả nước là 520.000 kWh tương đương tiết kiệm được khoảng 850 triệu
đồng.
Giờ Trái đất là sự kiện thường niên được chủ trì bởi Bộ Công Thương với sự phối
hợp của Đại Sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam; Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên,
UBND các tỉnh, thành phố. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị 7 năm liên tiếp
đồng hành cùng Chiến dịch. Năm 2015 còn có thêm sự tham gia của Daikin
Vietnam.

GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 10


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

Thông điệp Chiến dịch Giờ Trái đất 2015 "Tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến
đổi khí hậu"
 Cùng với tình huống đưa ra ở đầu bài và những kiến thức thu nhận được trong quá
trình học tập và những thông tin do GV cung cấp, HS sẽ tự nhận thức được việc sử
dụng điện như thế nào là hợp lý. Thông qua đó, các em sẽ tự mình đưa ra được

những biện pháp thiết thực trong việc sử dụng điện ở gia đình, nhà trường cũng
như ở địa phương, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng tránh biến
đổi khí hậu.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy có một sự thay đổi rõ rệt trong ý thức học
sinh trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cụ thể là:
- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học công nghệ, chủ động hơn trong việc hình
thành ý thức bảo vệ môi trường, góp phần hạn chế tác nhân gây biến đổi khí hậu.
- Kích thích được tính tò mò của HS trong việc tìm hiểu, sưu tầm cũng như nghiên
cứu về các nội dung bảo vệ môi trường, đưa ra được những phương án thích hợp
để giải quyết một số vấn đề trong thực tế liên quan đến biến đổi khí hậu.
-Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường và địa phương
phát động.

GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 11


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

Qua việc theo dõi, phát phiếu điều tra, thống kê và ghi chép ở thời
sau khi thực hiện đề tài, tôi thu được kết quả như sau:
 Trước khi thực hiện( cuối năm học 2014 – 2015):
Mức độ
Không
Có ít hứng
Hứng thú
hứng thú
thú

Lớp
87
25 %
37%
26%
88
30%
31%
29%
 Sau khi thực hiện( giữa HKI năm học 2015 – 2016 ):
Mức độ
Không
Có ít hứng
Hứng thú
hứng thú
thú
Lớp
87
5%
19%
47%
88
7%
23%
43%

TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

điểm trước và


Rất hứng
thú
12%
10%

Rất hứng
thú
29%
27%

SAU KHI THỰC HIỆN

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Sau khi áp dụng đề tài trong giảng dạy tại trường thì tôi nhận thấy rằng bộ môn
Công nghệ rất gần gủi với đời sống sinh hoạt, cũng như lao động sản xuất của con
người. Vì vậy việc giáo dục ứng phó với BĐKH thông qua nội dung môn học sẽ
giúp học sinh biết được những biểu hiện,nguyên nhân cũng như cách ứng phó với
BĐKH. Qua đó có thể giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước .
- Để thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục ứng phó với BĐKH GV
+ Cần hiểu rõ nội dung chương trình, chuẩn kiến thức – kĩ năng
+ Xác định được giá trị, ý nghĩa của các kiến thức Công nghệ đối với biến đổi khí
hậu, phòng chống thiên tai.
+ Không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức để nâng cao trình độ và năng lực của
bản thân
- Đề tài có khả năng áp dụng trong toàn bộ chương trình công nghệ THCS
GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 12



SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

- Trên đây là một số ý kiến mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy
thực tế bộ môn ở trường. Tuy nhiên tôi tự nhận thấy kinh nghệm của bản thân chưa
nhiều nên rất mong nhận được sự quan tâm chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý
thầy cô, cũng như bạn bè đồng nghiệp để dề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- SGV Công nghệ 6, 7, 8, 9 – Nhà xuất bản Giáo dục
- SGK Công nghệ 6,7, 8, 9 – Nhà xuất bản Giáo dục
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ THCS – Nhà xuất bản Giáo dục
- Tài liệu giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai ở cấp THCS –
Môn Công nghệ
- Một số hình ảnh và bài báo về lồng ghép giáo dục môi trường trên Internet.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Võ Thị Kim Liên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị : Trường THCS Thạnh Phú

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thạnh Phú, ngày 8 tháng 10 năm 2015
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2015 – 2016
Tên sáng kiến kinh nghiệm :
“LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG BỘ MÔN
CÔNG NGHỆ BẬC THCS’’
Họ và tên tác giả : Võ Thị Kim Liên Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường THCS Thạnh Phú


Lĩnh vực nghiên cứu: CÔNG NGHỆ
- Quản lí giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: . . . . . . .
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: . . . . . . . . . . . . . . . . ……
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng:Tại đơn vị
Trong Ngành
1. Tính mới :
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả :
- Hoàn toàn mới và đã triển khai trong toàn ngành đạt hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã triển khai áp dụng trong toàn
ngành đạt hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị đạt hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp và đã triển khai áp dụng tại đơn vị
đạt hiệu quả cao
3. Khả năng áp dụng :
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách :
GV: Võ Thị Kim Liên

Trang 13


SKKN: Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong bộ môn công nghệ bậc THCS

Tốt
Khá
Đạt

- Đưa ra các giải pháp có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống :
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dung trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng :
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

GV: Võ Thị Kim Liên

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 14



×