Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Khai Quang Vĩnh Yên Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

ĐỖ THỊ BÔNG

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP KHAI QUANG VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi Trường

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


-------------------------

ĐỖ THỊ BÔNG
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP KHAI QUANG VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46 - KHMT-N03

Khoa

: Môi Trường

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Chí Hiểu


Thái Nguyên, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiểu. Số liệu và kết quả nghiên cứu là
hoàn toàn trung thực và chưa bảo vệ công trình khoa học nào. Những số liệu
trong bảng biểu để phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đều được
tác giả ghi rõ nguồn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng về những lời nói trên
của mình.
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2018
Tác giả

Đỗ Thị Bông


ii

LỜI CẢM ƠN
Đối với sinh viên nói chung và sinh viên ngành môi trường nói riêng,
thực tập tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong toàn bộ quá
trình học tập. Thời gian thực tập đã giúp cho tôi có thêm kiến thức thực tế về
ngành học mà mình đang theo đuổi. Được tiếp cận trực tiếp với các hệ thống
xử lý nước thải công nghiệp, tiếp thu và học hỏi các kinh nghiệm từ thực tế,
đồng thời có điều kiện so sánh, giải thích, áp dụng, củng cố kiến thức cơ sở
cũng như kiến thức chuyên ngành mình đã học, tạo điều kiện tốt hơn phục vụ

công tác môi trường sau khi ra trường.
Được làm khóa luận tốt nghiệp là thành quả của cả quá trình phấn đấu
học tập và rèn luyện không mệt mỏi trong suốt những năm dài ngồi trên ghế
nhà trường. Để khóa luận được hoàn thiện thì không thể thiếu sự giúp đỡ của
các quý thầy cô và các tổ chức, đoàn thể tại địa điểm thực tập, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn đến các quý thầy cô trong Khoa Môi trường đã tận tình
dạy bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
quá trình học tập vừa qua.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng
Vĩnh phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại
quý công ty.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các chú, các anh, chị,
cán bộ công - nhân viên tại nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công
nghiệp Khai Quang Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, động
viên tôi trong suốt thời gian thực tập.


iii

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiểu đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thời gian để hoàn thiện
khóa luận có hạn nên khóa luận còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý, chỉnh sửa từ quý thầy cô và bạn đọc để khoá luận của tôi được hoàn
thiện hơn. Sau cùng tôi xin chúc toàn thể thầy cô trong Khoa Môi Trường, lời
chúc sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Đỗ Thị Bông


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DDI

Dự án đầu tư trực tiếp trong nước

FDI

Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐND – UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

KCN


Khu công nghiệp



Module

NMXL

Nhà máy xử lý

TSS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

USD

Đồng đô la Mỹ


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp .. 10
Bảng 3.1. Vị trí và thời gian lấy mẫu .............................................................. 22
Bảng 3.2. Cách bảo quản mẫu phân tích theo TCVN 5993-1995 quy định ... 23
Bảng 3.3. Các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm ............................. 25
Bảng 4.1. Đánh giá sự thay đổi của lưu lượng nước thải đầu vào .................. 32
Bảng 4.2. Danh sách lưu lượng nước thải tại KCN Khai Quang.................... 33

Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu vào ...................................... 34
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra ......................................... 36
Bảng 4.5. Bảng hiệu suất xử lý nước thải tính theo giá trị trung bình ............ 37
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp ý kiến người dân .................................................... 40


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ kết quả phân tích mẫu nước thải đầu vào .......................... 35
Hình 4.2: Biểu đồ hiệu suất xử lý nước thải tính theo giá trị trung bình ........ 38


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 3
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 5
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
2.2.1. Khái niệm môi trường ............................................................................. 6
2.2.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường ............................................................... 6
2.2.3. Môi trường nước ..................................................................................... 6
2.2.4. Ô nhiễm môi trường nước: ...................................................................... 7
2.2.5. Khái niệm nước thải và phân loại nước thải ........................................... 7
2.2.6. Đánh giá chất lượng nước ....................................................................... 8
2.2.7. Khái niệm nước thải công nghiệp và đặc điểm nước thải công nghiệp .. 9
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12


viii

2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải trên Thế Giới ................. 12
2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải tại Việt Nam .................. 13
2.3.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải tại tỉnh Vĩnh Phúc ......... 15
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18
3.1.1 Đối tượng ............................................................................................... 18
3.1.2. Phạm vi .................................................................................................. 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 18
3.2.2. Thời gian ............................................................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp.............. 19
3.4.2. Phương pháp điều tra ............................................................................ 19

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 19
3.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 20
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu nước................................................................... 20
3.4.6. Phương pháp bảo quản mẫu nước ......................................................... 22
3.4.7. Phương pháp phân tích mẫu nước ......................................................... 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN ................................... 27
4.1. Giới thiệu tổng quan về KCN Khai Quang, Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc ....... 27
4.2. Giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy xử lý nước thải tập
trung KCN Khai Quang Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ............................................. 28
4.2.1. Sơ đồ nguyên lý vận hành ..................................................................... 29
4.2.2. Thuyết minh công nghệ......................................................................... 30


ix

4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tại KCN và hiệu quả xử lý nước thải của
nhà máy xử lý tập trung KCN Khai Quang, Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.............. 32
4.3.1. Đánh giá về hiện trạng nước thải tại khu công nghiệp Khai Quang Vĩnh
Yên - Vĩnh Phúc .............................................................................................. 32
4.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải tập
trung KCN Khai Quang, Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc............................................ 33
4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải công nghiệp ................ 38
4.4.1. Giải pháp liên quan đến thể chế chính sách .......................................... 38
4.4.2. Giải pháp giảm thiểu nước thải ............................................................. 39
4.4.3. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền .......................................................... 39
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42
5.1. Kết Luận ................................................................................................... 42
5.2. Kiến Nghị ................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau 20 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã tranh thủ cơ hội, vừa quy hoạch, khai
thác các điều kiện hạ tầng sẵn có, vừa thu hút đầu tư, từng bước đầu tư phát
triển hạ tầng mới. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp đã phối hợp với các ngành
chức năng của tỉnh triển khai tốt công tác quy hoạch, kêu gọi các doanh
nghiệp vào đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển các KCN. Từ 01 KCN được
Chính phủ cho phép thành lập năm 1998 là KCN Kim Hoa với diện tích giai
đoạn 1 là 50 ha, đến nay trên địa bàn tỉnh có 19 KCN với quy mô 5.540 ha,
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục phát triển đến năm 2020. [8]
Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN, đến hết ngày 19/3/2017 có 204
dự án trong các KCN còn hiệu lực, gồm 42 dự án DDI với tổng số vốn đầu tư
hơn 15,6 nghìn tỷ đồng và 162 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 2,5 tỷ
USD. Trong đó, số dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh là 173 dự án,
chiếm 84,8% tổng số sự án đầu tư. Tỷ lệ lấp đầy theo diện tích đất đã thu hồi,
đầu tư xây dựng hạ tầng đến nay đạt 73,29%. Với việc thu hút được nhiều nhà
đầu tư thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ có nền công nghiệp tiên tiến vào đầu
tư như: Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Shinwon, Bang Joo, Cammsys,
Sinhdo (Hàn Quốc)…, Vĩnh Phúc đang từng bước hình thành ngành nền công
nghiệp chủ lực như sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy; Sản xuất điện thoại di động
và ngành điện tử (công nghệ cao); Công nghệ cơ khí, chế tạo động cơ,…. Các
KCN đã và đang là nơi tạo ra các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu, là động lực
phát triển của nền kinh tế. Chỉ tính riêng năm 2016, các dự án trong KCN đã



2

đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 11,7 nghìn tỷ đồng. Đến hết quý
I/2017, các KCN đã giải quyết việc làm cho hơn 62 nghìn lao động. [10]
Song song với việc đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế của tỉnh thì vấn
đề môi trường cũng là một trong những vấn đề cấp bách được các cấp chính
quyền và mọi người dân quan tâm hàng đầu.
Hiện nay, mặc dù mô hình tập trung các cơ sở sản xuất vào các khu công
nghiệp (KCN) tạo thuận lợi cho quản lý chất thải tuy nhiên cho đến nay bên
cạnh các KCN thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý chất thải nhiều
KCN vẫn chưa hoàn thiện các công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung. Việc
xả khối lượng khổng lồ các loại chất thải công nghiệp chứa hàm lượng lớn các
chất ô nhiễm có độc tính cao đã, đang và sẽ là áp lực ngày càng lớn đến các hệ
sinh thái tự nhiên, sức khỏe con người, gây tổn hại nhiều ngành kinh tế và đe doạ
trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. [7]
Vì vậy, em tiến hành làm đề tài: “Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải
tại Khu công nghiệp Khai Quang Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ”, nhằm tìm hiểu
về hiện trạng xử lý nguồn nước thải của các công ty đang áp dụng trong KCN
Khai Quang hiện nay. Đồng thời, đánh giá nguồn nước thải đầu ra sau khi đã
sử dụng các công nghệ xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công
nghiệp Khai Quang, Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, thông qua đó từng bước nâng cao
chất lượng môi trường, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và sức
khỏe con người, góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng môi trường
bền vững.


3

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài

1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu hiệu quả của các công trình xử lý nước thải công nghiệp
trước khi xả ra môi trường trên địa bàn KCN Khai Quang Vĩnh Yên Vĩnh Phúc.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng xử lý và môi trường tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp sau khi đã xử lý tại Trạm
xử lý nước thải tập trung KCN Khai Quang.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng và hiệu quả xử lý nước thải của việc áp
dụng các công nghệ trong xử lý nước thải tại Trạm xử lý nước thải tập trung
KCN Khai Quang.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
1.3.1.1. Ý nghĩa trong học tập
- Tiếp thu và học hỏi các kinh nghiệm từ thực tế, đồng thời nâng cao
kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin.
- Có điều kiện so sánh, giải thích, áp dụng, củng cố kiến thức cơ sở cũng
như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn phục vụ công tác môi
trường sau khi ra trường.
1.3.1.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ xác định khả năng xử lý của các công trình xử lý
nước thải tại Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc, khả năng ứng
dụng của các công trình trong xử lý nước thải.


4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tiếp cận trực tiếp với các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp trong
thực tế.
- Nâng cao kiến thức thực tế, kỹ năng làm việc và có kinh nghiệm thực

tiễn để hỗ trợ cho công tác sau khi ra trường.
- Tìm ra các thiếu sót của hệ thống xử lý hiện tại từ đó đề xuất biện pháp
tốt hơn.
- Xử lý hiệu quả nước thải công nghiệp, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước, môi trường không khí, môi trường đất.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa trên các văn bản pháp lý đã được
ban hành và vẫn còn hiệu lực của hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta.
- Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06
năm 2014.
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính Phủ và các thông
tư hướng dẫn về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường.
- Luật tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của của Chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghi quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-HPN-BTNMT ngày 7/1/2015
về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.

- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước mặt.


6

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 51 – 2008: Tiêu chuẩn thiết
kế thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Khái niệm môi trường
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 đưa ra khái niệm về môi trường
như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên; Cung cấp không gian sinh
sống và cũng chính là nơi chứa đựng các chất thải phát sinh trong quá trình
sinh sống của con người và các sinh vật. [2]
2.2.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. [2]
2.2.3. Môi trường nước
Môi trường nước: Là một thành phần môi trường tự nhiên của khái niệm
môi trường nói chung.
Nước mặt: Là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất

đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Nước dưới đất: Hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm, là thuật ngữ chỉ
loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong
các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông
với nhau (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).[5]


7

2.2.4. Ô nhiễm môi trường nước:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã" (Hiến chương
châu Âu về nước).
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại
kể cả xác chết của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
+ Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
+ Theo nguồn thải: Bao gồm nguồn điểm và nguồn diện.
+ Theo vị trí không gian: Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và
biển. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). [5]
2.2.5. Khái niệm nước thải và phân loại nước thải
2.2.5.1. Khái niệm nước thải:
Theo khoản 5 điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải
và phế liệu: "Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra

từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác" [3]
2.2.5.2. Phân loại nước thải
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp xử lý hoặc công
nghệ xử lý. Theo cách phân loại này thì có các loại nước thải sau:


8

- Nước thải sinh hoạt: Là nước thải có nguồn gốc từ các khu dân cư, khu
vực hoạt động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động,
có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
- Nước thấm qua: Là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách
khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga.
- Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở
những thành phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo hệ thống
thoát riêng.
- Nước thải đô thị: Là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống
thoát của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên. [6]
2.2.6. Đánh giá chất lượng nước
Theo Escap (1994), chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các
chỉ tiêu đó là:
- Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên, sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường
ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong
nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình

đông tụ hóa học, sát trùng làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ
thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các loại vi sinh vật có liên quan.
- Các thông số hóa học:
+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.


9

+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước.
+ NO2: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ
trong nước thải.
+ Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của
chúng lớn hơn 5 như: Asen, Cacdimi, Fe, Mn, v.v... ở hàm lượng nhỏ nhất
định chúng cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của động vật, thực vật
nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và
con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
- Các thông số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác
định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. [14]
2.2.7. Khái niệm nước thải công nghiệp và đặc điểm nước thải công nghiệp
2.2.7.1. Khái niệm nước thải công nghiệp
“ Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ
của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công
nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở
công nghiệp.” (QCVN 40-MT:2011/BTNMT). [1]
Ngành công nghiệp với các loại hình sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với
việc cũng có đa dạng các loại nước thải công nghiệp độc hại thải ra hàng
ngày. Mỗi loại nước thải của mỗi ngành công nghiệp có một đặc tính riêng.

Tuy nhiên, các thành phần chính của nước thải khiến ta phải quan tâm hơn
trong việc xử lý nó bao gồm: Kim loại nặng, dầu mỡ (chủ yếu trong nước thải
ngành xi mạ), chất hữu cơ khó phân huỷ (có trong nước thải sản xuất dược
phẩm, nông dược, dệt nhuộm,…)
Các thành phần này không những khó xử lý mà còn độc hại đối với con
người và môi trường sinh thái. Quy mô hoạt động sản xuất càng lớn thì lượng
nước ngày càng nhiều kéo theo lượng xả thải cũng càng nhiều. Bên cạnh đó,


10

các thành phần khác trong nước thải công nghiệp tuy không phải là nguy
hiểm nhưng nếu quá nhiều và không được xử lý đúng cách cũng là mối đe dọa
lớn đối với nguồn nước và môi trường.
2.2.7.2. Các chỉ số đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp
+ Giá trị giới hạn: KH: C
Giá trị C: Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất gây ô nhiễm
của nước thải công nghiệp khi đổ vào các vực nước không vượt quá các giá trị
tương ứng quy định trong bảng 1.1.[1]
Bảng 1.1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Thông số
Nhiệt độ
Màu
pH
BOD5 (20oC)
COD
Chất rắn lơ lửng
Asen
Thuỷ ngân
Chì
Cadimi
Crom (VI)
Crom (III)
Đồng
Kẽm
Niken
Mangan
Sắt
Tổng xianua

Tổng phenol

Đơn vị
o

C
Pt/Co
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Giá trị C
A
40
50
6 đến 9
30

75
50
0,05
0,005
0,1
0,05
0,05
0,2
2
3
0,2
0,5
1
0,07
0,1

B
40
150
5,5 đến 9
50
150
100
0,1
0,01
0,5
0,1
0,1
1
2

3
0,5
1
5
0,1
0,5


11

30

Thông số
Tổng dầu mỡ khoáng
Sunfua
Florua
Amoni (tính theo N)
Tổng Nitơ
Tổng phốt pho (tính theo P)
Clorua (không áp dụng khi
xả vào nguồn nước mặn,
nước lợ)
Clo dư
Tổng hoá chất bảo vệ thực
vật clo hữu cơ
Tổng hoá chất bảo vệ thực
vật phốt pho hữu cơ
Tổng PCB

31


Coliform

32

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

33

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l
1,0
1,0
(QCVN 40:2011/BTNMT)[1]

STT
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29


Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Giá trị C
5
10
0,2
0,5
5
10
5
10
20
40
4
6

mg/l

500

1000

mg/l


1

2

mg/l

0,05

0,1

mg/l

0,3

1

mg/l
vi khuẩn/
100ml

0,003

0,01

3000

5000

0,1


0,1

Trong đó:
- Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước
thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt.
 Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước
thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt.


12

 Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại
khu vực tiếp nhận nước thải.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải trên Thế Giới
Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá nhưng không phải ai
cũng nhận thức được điều này. Có tới hơn 1 tỷ người đang bị thiếu khoảng
20-50 lít nước sạch mỗi ngày để phục các nhu cầu căn bản như ăn uống và
tắm giặt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đang lãng phí nước.
Theo Báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
(UNEP) về chất lượng nước thế giới, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt đang
ở mức báo động tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, đe dọa đời sống
người dân, gây thiệt hại kinh tế cho các quốc gia.
Báo cáo của UNEP đã chỉ ra rằng, môi trường nước của hơn 50% các
dòng sông ở 3 châu lục bị ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm hữu cơ, đồng thời,
nước bị nhiễm mặn cũng tăng gần 1/3. Khoảng 1/4 các con sông ở châu Mỹ
Latinh, 10–25% sông ở châu Phi và 50% các con sông ở châu Á bị ảnh hưởng
bởi ô nhiễm vi sinh vật, phần lớn là do việc xả nước thải, chất thải, rác thải

sinh hoạt chưa qua xử lý ra sông. Đặc biệt, tại nhiều quốc gia, 90% người dân
sử dụng nước mặt bị ô nhiễm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc cho mục
đích tưới tiêu và bơi lội, tạo mối đe dọa lớn đến sức khỏe. Theo thống kê
trong báo cáo của UNEP, trung bình mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người chết
tại 3 châu lục do các bệnh liên quan đến vi sinh vật gây bệnh có trong nước
mặt như: Dịch tả, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan,… và ước tính
khoảng 25 triệu người ở châu Mỹ Latinh, 164 triệu ở châu Phi, 134 triệu
người ở châu Á có nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên.


13

Ngoài ra, nguồn nước mặt ở 3 châu lục hiện đang bị ô nhiễm hữu cơ
nghiêm trọng do nước thải, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ
các khu công nghiệp, đô thị, nhà máy,… Với nhiều loại chất hữu cơ phức tạp,
độc hại, ảnh hưởng đến các loại thủy sinh. Bên cạnh đó, nước thải từ các hoạt
động khai khoáng, hệ thống thủy lợi cùng với hiện tượng xâm nhập mặn cũng
làm gia tăng độ mặn trong nước sông. 1/3 số dòng sông ở 3 châu lục xảy ra
tình trạng nước bị nhiễm mặn.
30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị
đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp
thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh
thái. [11]
2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải tại Việt Nam
Hiện nay, môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng
nghề ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải và chất thải
rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô
nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Với
tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là
nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước

Liên tiếp trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước, hiện tượng ô nhiễm
môi trường nước đã làm cho hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt. Mặc dù
các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và
pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất
đáng lo ngại.
Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ việc các ao, hồ, sông tiếp nhận nhiều
loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại nhiều nơi.
Tuy nhiên, nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta là


14

nước thải nông nghiệp, công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Mức độ gia tăng
các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các
vùng miền trong cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi
phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, trong khi đó, mức
đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các
sông hồ hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán của cơ quan môi
trường cho thấy Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung
nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Vùng Đông Nam bộ với toàn
bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN
lớn, là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số
lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60%),
hơn nữa, 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu quả.
Theo các nghiên cứu tác động Môi trường của cơ quan Tổng cục Môi
trường cho thấy: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và
bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; Chỉ số nhu cầu ôxy
sinh hoá (BOD: Biochemical oxygen Demand - Là lượng oxy cần thiết cung

cấp cho vi sinh vật để oxi hóa các chất hữu cơ), nhu cầu ôxy hoá học (COD:
Chemical oxygen Demand - Là khối lượng oxy cần tiêu hao trên 1 lít nước
thải) có thể lên đến 700 mg/1 và 2.500 mg/1; Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao
gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có
chứa Xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt
84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt
trong vùng dân cư.


×