Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 25: Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.11 KB, 7 trang )

Tiết 100
TLV

VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY
LUẬN ĐIỂM

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học xong bài này học sinh nắm được.
1. Kiến thức.
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một
bài văn nghị luận
2. Kĩ năng. Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch
và quy nạp
3. Thái độ.
CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Tìm tài liệu .

- Đọc và nghiên sgk, sbt, sgv, thiết kế bài giảng.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:- Đọc văn bản.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:

Tổng số 39 Vắng


- Xác định các luận điểm trong bài Nước Đại Việt ta


- Kiểm tra vở HS.
3. Bài mới:

H. động của thầy và trò

Nội dung càn đạt
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị
luận:
1. Đoạn văn a.

GV Gọi HS đọc đoạn văn (a)
sgk/79.
- Hs đọc

(H) Tìm câu chủ đề (câu nêu
luận điểm.) của đoạn văn?
- Hs trả lời

- Câu chủ đề:
Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất
nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời.
+ Thành Đại La là trung tâm đất nước, thật xứng
đáng là thủ đô muôn đời.

(H) Câu chủ đề đó nêu vấn đề
gì?
- Hs trả lời
(H) Câu chủ đề nằm ở vị trí
nào trong đoạn văn?


- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn


- Hs trả lời
(H) Đoạn văn trên được trình
bày theo cách nào?

- Đoạn văn trên được trình bày theo cách quy nạp.

- Hs trả lời
(H) Các câu đứng trước câu
chủ đề trong đoạn văn được
viết nhằm mục đích gì?

- Các câu đứng trước câu chủ đề trong đoạn văn
được viết nhằm mục đích nêu ra các luận cứ cần
thiết:
- Vốn là kinh đô cũ.
- Vị trí trung tâm trời đất.

- Hs trả lời

- Thế đất tốt.
- Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi.
- Nơi thắng địa.
để đi đến kết luận: Thành Đại La xứng đáng là kinh
đô muôn đời.

(H) Em có nhận xét gì về cách

lập luận ấy?
Hs trả lời

- Luận cứ đưa ra rất toàn diện, đầy đủ; lập luận mạch
lạc, chặc chẽ, đầy sức thuyết phục.

2. Đoạn văn b


GV Gọi HS đọc đoạn văn (b)
sgk/79.
Hs đọc
(H) Tìm câu chủ đề (câu nêu
luận điểm.) của đoạn văn?
- Hs trả lời

- Câu chủ đề:
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ
tiên ta ngày trước.

(H) Câu chủ đề đó nêu vấn đề
gì?
- Hs trả lời

+ Tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta
ngày nay.

(H) Câu chủ đề nằm ở vị trí
nào trong đoạn văn?
- Hs tả lời


- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn

(H) Đoạn văn trên được trình
bày theo cách nào?
- Hs trả lời

- Đoạn văn trên được trình bày theo cách diễn dịch.

(H) Các câu còn lại trong
đoạn văn được viết nhằm mục
đích gì?
- Các câu còn lại trong đoạn văn nhằm làm sáng tỏ ý
đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên
ta ngày trước có nghĩa là có tinh thần nồng nàn yêu


nước:
- Ở mọi lứa tuổi.
- Mọi vùng, miền.
- Mọi vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ được
giao.
(H) Em có nhận xét gì về cách
lập luận ấy?
- Cách lập luận thật toàn diện, đầy đủ; vừa khái
quát, vừa cụ thể.

GV gọi học sinh đọc phần ghi
nhớ.


3. Ghi nhớ (SGKT81)

- Hs đọc

II. Luyện tập
GV yêu cầu học sinh làm bài
tập.
- học sinh làm

Bài tập 1:
a- Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó
hiểu.
b- Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.


Bài tập 2:
Đoạn văn trình bày luận điểm: “Tế Hanh là
một người tinh lắm”. Luận điểm được chứng thực
qua hai luận cứ: “Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất
thần tình về cảnh sinh họat chốn quê hương” và
“Thơ Tế Hanh đưa ta vào….cảnh vật” Các luận cứ
được sắp xếp theo trình tự tăng tiến => người đọc
càng thấy hứng thú không ngừng tăng lên.
Bài tập 4: Các luận cứ của luận điểm ấy dược
sắp xếp như sau:
- Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho
người đọc hiểu.
- Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng
khó đạt được mục đích.
- Ngược lại giải thích càng dễ hiểu người đọc

dễ lĩnh hội, dễ nhớ dễ làm theo.
- Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho
dễ hiểu.

4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối.
Củng cố:


1. Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
2. GV chốt lại các nội dung bài học.
Dặn dò:
1. Học bài, làm bài tập.
2. Chuẩn bị bài Bàn luận về phép học.
************************************************



×