Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn địa lý lớp 4.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 27 trang )

Phần I. Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài :Chương trình Lịch sử - địa lí là môn học của khoa học tự nhiên.
Môn tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các
sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên,về con người và xã
hội, cách vận dụng chúng trong đời sống và sản xuất. Cùng với môn Tiếng việt và
toán, môn tự nhiên xã hội là môn quan trọng nhất trong chương trình tiểu học.
Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy và học
môn tự nhiên xã hội nói chung và môn Lịch sử - địa lý nói riêng là một phần quan
trọng trong đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này. Góp phần giáo dục toàn
diện cho học sinh tiểu học. Chương trình môn Địa lí lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội
được một số tri thức ban đầu về Đía lí Việt Nam .
Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 4, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, nên
việc dạy và học môn Địa lí còn khó với giáo viên và có phần tẻ nhạt với học sinh.
Vì đa số phụ huynh và học sinh đều quan niệm Địa lí là môn học không có tính
quyết định trong thi cử nên thường không thích đầu tư cho môn học.Trước giờ
phần lớn các em chỉ được cung cấp các khái niệm Địa lí thông qua Giáo viên hoặc
đọc sách nên giờ học Địa lí chưa thực sự thu hút các em…Giáo viên cũng chưa
thực sự chọn được những phương pháp gây hứng thú mới mẻ trong cách dạy để thu
hút các em. Với những trăn trở làm sao để chọn được những phương pháp nào hay,
đặc trưng để dạy Địa lí ở tiểu học và dạy như thế nào cho có hiệu quả ? Đó không
chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm mà hầu hết các Giáo viên Tiểu học đều quan
tâm.
Đặc biệt là phần Địa lí lớp 4 rất mới mẻ đối với học sinh lớp 4. Là một giáo viên
đã từng 20 năm dạy học ở trường Tiểu học Kim Thành, huyện Yên Thành , tỉnh
Nghệ An , bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên khi dạy nội dung này cho HS đều
là băn khoăn rất nhiều: dạy nội dung kiến thức gì,chon phương pháp nào......Từ
những lý do trên tôi mạnh dạn chọn và bắt tay vào nghiên cứu đề tài : "Một số
biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Địa lí lớp 4.”
Phần II. Nội dung
I . Thực trạng của vấn đề.
1. Địa lí lớp 4 là một nợi dung mới đối với học sinh lớp 4, các em rất bỡ ngỡ


với những yếu tố địa lí như tên bản đồ, xác định phương hướng, vị trí giới
hạn, các yếu tố địa lí, các kí hiệu.....
2. Về hiểu biết của phụ huynh địa phương cũng có rất nhiều hạn chế, hầu như
không biết gì hoặc mập mờ về địa lí Việt Nam.
Về giáo viên khi dạy Địa lí cho học sinh lớp 4 thì còn nhiều boăn khoăn dạy
như thế nào? để học sinh hiểu và nhớ được các yếu tố địa lí đó.
II Nguyên nhân.
-Hiện tại chưa có đủ các đồ dùng trực quan để dáp ứng một cách đầy đủ với các
bài dạy của chương trình sách giáo khoa
-Bố mẹ hầu như không quan tâm đến nội dung môn Địa lí.
-Cán bô, giáo viên cũng it hiểu biết về phần Địa lí. Nên khi dạy cho học sinh
cũng gặp rất nhiều khó khăn.
III. Nội dung và biện pháp giúp học sinh nắm tìm hiểu Lịch sử - địa lí huyện
Yên Thành.
A Phương pháp:
1.Trò chơi
1


2. Đóng vai.
3. Phương pháp quan sát
B Nội dung:
1. Bài: Làm quen với bản đồ.
Đối với nội dung xá định phương hướng trên bản đồ. Người ta qui định : phía trên
bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Năm, bên phải là hướng Đông , bên trái
là hướng Tây.
Để học sinh hứng thú học tập và nhớ được kĩ các phương hướng của bản đồ. Giáo
viên tổ chức cho học sinh trò chơi đóng vai. Vì đây là bài đầu tiên nên giáo viên
phải soạn cụ thể các vai, nội dung của từng vai. Giao cho học sinh về nhà tập trước
khi đến lớp.

Trò chơi gồm có năm vai: bạn đóng vai bản đồ có tên là bạn Bản đồ, bạn đóng vai
hướng Đông có tên là bạn Đông, bạn đóng vai hướng Tây có tên là bạn Tây , bạn
đóng vai hướng Nam có tên là bạn Nam, bạn đóng vai hướng Bắc có tên là bạn
Bắc.
Giáo viên phát phiếu cho 5 vai: Hướng Bắc, Hướng Nam, Hướng Đông, Hướng
Tây.
Cách chơi: bạn Bản Đồ : Tớ là Bản Đồ đây các bạn Đông, Tây, Nam, Bắc Đang ở
đâu tụ tập về đây ta cùng vui chơi nào? Lần lượt từng bạn lên và tự giới thiệu về
mình ( nội dung giới thiệu như sau).
a, Bạn Đông: chào bạn, tớ là Hướng Đông đây. Khi bạn xem bản đồ thì tớ ở phía
tay phải của bạn đấy mà.
b. Bạn Tây: Chào bạn , mình là hướng Tây, mình đang đứng bên phía tay trái của
bạn.
c. Bạn Bắc: Chào bạn tớ là Hướng Bắc đây. Khi bạn xem bản đồ hay lược đồ thì tớ
luôn ở phía trên bản đồ hay lược đồ đó bạn.
d. Bạn Nam: Bản Đồ à. Mình là Hướng Nam. Bạn đang tìm mình phải không.
Mình luôn ở phía dưới bản đồ hay lược đồ mà bạn đang tìm đấy.
2. Bài thủ đô Hà Nội:
Đối vời câu hỏi : Chỉ vị trí của Hà Nội trên lược đồ và cho biết Hà Nội giáp những
tỉnh nào?
Tổ chức trò chơi đóng vai cho học sinh. Học sinh đã làm quen từ các bài trước nên
giáo viên chỉ gợi ý cho các nhóm phân vai rồi thảo luận nhóm sau đó trình diễn.
Gồm có 9 vai. Mỗi nhóm đóng 2 vai.
Giáo viên phát phiếu các vai:
-Bạn Hà đóng vai đi du lịch ở Thủ đô Hà Nội.
-Bạn Nguyên ở tỉnh Thái Nguyên.
- Bạn Giang ở tỉnh Bắc Giang.
- Bạn Ninh ở tỉnh Bắc Ninh.
- Bạn Yên ở tỉnh Hưng Yên.
-Bạn Nam ở tỉnh Hà Nam.

-Bạn Bình ở tỉnh Hòa Bình.
- Bạn Thọ ở tỉnh Phú Thọ.
-Bạn Phúc ở tỉnh Vĩnh Phúc.
- Giáo viên có thể gợi cho từng nhóm nội dung các vai như sau:
a. Bạn Hà: Mình đang du lịch ở thủ đô Hà Nội. Những bạn là các tỉnh lân cận tiếp
giáp thủ đô Hà Nội alo cùng thành lập nhóm du lịch nhé.
b. Bạn Nguyên: Alo Thái Nguyên đây, một tỉnh tiếp giáp phía Bắc thủ đô Hà Nội.
c. Bạn Giang: Bắc Giang nghe – một tỉnh tiếp giáp phia Đông Hà Nội
2


d. Bạn Ninh: Bắc Ninh chào bạn – Cũng là một tỉnh tiếp giáp phía Đông thủ đô HÀ
Nội bạn ơi.
đ. Bạn Yên: Alo mình ở Hưng Yên, cũng là một tỉnh tiếp giáp phía Đông Hà Nội.
e. Bạn Nam: Hà Nam đây bạn ơi một tỉnh tiếp giáp Nam thủ đô Hà Nội.
g. Bạn Bình: Hòa Bình là quê hương của tớ. Một tình giáp phía Tây Hà Nội .
h. Bạn Thọ: Hà ơi mình ở Phú Thọ. Cũng là một tỉnh tiếp giáp phía Tây Hà Nội
đấy bạn.
I. Bạn Phúc: Đây rồi Vĩnh Phúc – Giáp phía Bắc Hà Nội bạn ơi.
3. Bài Thành Phố Hồ Chí Minh.
Để trả lời câu hỏi : Chỉ vị trí của Hà Nội trên lược đồ và cho biết Hà Nội giáp
những tỉnh nào?
Giáo viên tổ chức trò chơi đóng vai cho học sinh. Học sinh đã làm quen từ các bài
trước nên giáo viên chỉ gợi ý cho các nhóm phân vai rồi thảo luận nhóm sau đó
trình diễn.
Gồm có 8 vai. Mỗi nhóm đóng 2 vai.
Giáo viên phát phiếu các vai:
-Bạn Minh : giới thiệu về thành phố Hồ Chí Ninh.
- Bạn Dương: giới thiệu về tỉnh Bình Dương.
- Bạn Nai: giới thiệu về tỉnh Đồng Nai.

- Bạn Tàu: giới thiệu về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Bạn Đông : giới thiệu về Biển Đông.
- Bạn Giang: giới thiệu về tỉnh Tiền Giang.
- Bạn An: giới thiệu về tỉnh Long An.
- Bạn Ninh: giới thiệu về tỉnh Tây Ninh.
Giáo viên đi gợi ý cho từng nhóm có thể theo nội dung gợi ý sau:
a.Bạn Minh: Thành phố Hồ Chí Minh Nằm bên sông sài Gòn, ở đồng bằng Nam
Bộ, có diện tích đứng thứ hai sau Hà Nội nhưng có số dân đông nhất so với các
thành phố khác của nước ta. Các tỉnh bạn tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh tự
giới thiệu mình đi nào.
b. Bạn Dương: Bình Dương xin chào. Bình Dương là một tỉnh tiếp giáp phía Đông
Bắc thành phố Hồ Chí Minh.
c. Bạn Nai: Xin chào. Đồng Nai cũng là một tỉnh tiếp giáp phía Đông Băc thành
phố Hồ chí Minh.
d. Bạn Tàu: Xin giới thiệu với các bạn Bà rịa – Vũng Tàu cũng là một tỉnh tiếp
giáp phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh.
đ. Bạn Đông: Phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với biển Đông các
bạn ạ.
e. Bạn Giang: Chào các bạn mình ở Tiền Giang một tỉnh tiếp giáp phía Tây Bắc
thành phố Hồ Chí Minh.
g. Bạn An: Long An xin chào các bạn.Long An là một tỉnh cũng tiếp giáp phía Tây
Bắc thành phố Hồ Chí Minh.
h. Bạn Ninh: Các ơi Tây Ninh là một tỉnh duy nhất tiếp giáp về phía Tây Bắc thành
phố Hồ Chí Minh .
Tất cả các bài có nội dung tìm hiểu về vị trí, giới hạn thì đều áp dụng được các trò
chơi này như : Bài Thành phố Cầ Thơ, thành phố Huế, thành Phố Đà Nẵng, Thành
phố Đà Lạt......

3



THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4


THÀNH PHỐ HÀ NỘI

5


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

6


III Khả năng ứng dụng:
- Với một số biện pháp như trên đã trình bày có thể ứng dụng được đối
với tất cả các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Thành., nhất là các
trường miền núi, nơi đời sống của nhân dân khó khăn , xa trung tâm, học sinh
chủ yếu là con em nông dân.
- Không chỉ là học sinh lớp 4 mà cả học sinh khối 5 cũng áp dụng được các
biện pháp vì các em cũng rất ham thích các trò chơi nhất là đóng vai để thể
hiện được mình.
Phần III. Kết luận
I . Kết quả đạt được:
Cuối học kì I và giữa học kì II tôi có làm bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh với
nội dung bài trăc nghiệm như sau:
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:
1. Phương hướng của một bản đồ hay lược đồ thường quy định như sau:

A. Phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là
hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
B. Phía trên bản đồ là hướng Nam, phía dưới là hướng Bắc, bên phải là
hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
C. Phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là
hướng Tây, bên trái là hướng Đông.
D. Phía trên bản đồ là hướngTây, phía dưới là hướng Đông, bên phải là
hướng Nam, bên trái là hướng Bắc.
2. Thành phố Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh:
A. Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Nam,
Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hòa bình, Phú Thọ.
Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
B. Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Nam.
Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hòa bình, Phú Thọ.
Phía Đông tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
C. Phía Nam tiếp giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Hà Nam.
Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hòa bình, Phú Thọ.
Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
D. Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Nam.
Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hòa bình, Phú Thọ.
Phía Tây tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
3. Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên:
a. Sông Tiền.
b. Sông Hậu.
c. Sông Sài Gòn.
d. Sông Đồng Nai.

4. Thành phố Cần Thơ Tiếp giáp với các tỉnh:
A. Phia Đông Nam tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Phia Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
7


Phia Tây Nam tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Phía Tây Bắc tiếp giáp tỉnh An Giang.
B. Phia Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Phia Đông Nam tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
Phia Tây Bắc tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Phía Tây Nam tiếp giáp tỉnh An Giang.
C. Phia Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Phia Đông Nam tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
Phia Đông Băc tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Phía Tây Bắc tiếp giáp tỉnh An Giang.
D. Phia Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Phia Đông Nam tiếp giáp tỉnh Hậu Giang.
Phia Tây Nam tiếp giáp tỉnh Kiên Giang.
Phía Tây Bắc tiếp giáp tỉnh An Giang.
5. Thành phố Đà Nẵng tiếp giáp với tỉnh:
A. Phía Bắc tiếp giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Tây và Nam tiếp giáp tỉnh Quảng Nam
Phía Đông tiếp giáp Biển Đông.
B. Phía Đông tiếp giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Tây và Nam tiếp giáp tỉnh Quảng Nam
Phía Nam tiếp giáp Biển Đông.
C. Phía Tây tiếp giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Băc và Nam tiếp giáp tỉnh Quảng Nam
Phía Đông tiếp giáp Biển Đông.

D. Phía Bắc tiếp giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Đông và Nam tiếp giáp tỉnh Quảng Nam
Phía Tây tiếp giáp Biển Đông.
Kết quả đạt được như sau:
Lớp

Sĩ số

Điểm dưới 5 Điểm 5,6

Điểm 7,8

Điểm 9,10

4B

22

3

13

5

1

4A

21


1

6

9

5

Kết quả giữa 2 lớp 4 A và lớp 4 B. Lớp 4 A là lớp có áp dụng biện pháp của
sáng kiến kinh nghiệm nên kết quả cao hơn nhiều so với lớp 4 B.
II . Bài học kinh nghiêm:
Trên đây là một ít kinh nghiệm đước rủt ra từ quá trình dạy học mà tôi cảm thấy
có hiệu quả . Đó là động viên khuyến khích học sinh tích cực, tự giác tự tìm tòi
trang bị kiến thức cho bản thân mình. Đây chính là phương pháp tự học mà mỗi
học sinh cần có. Muốn vậy thì người giáo viên phài có định hướng, có phương
pháp và luôn đồng hành cùng với học sinh.
Kinh nghiệm chắc còn nhiều khiếm khuyết .Kính mong quý vị, các bạn góp ý trao
đổi thêm.
III Kiến nghị đề xuất:
1.Đối với giáo viên: Phải thực sự yêu nghề mến trẻ, say sưa với chuyên môn, đầu
tư thời gian nhiều cho tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp thường xuyên. Vừa dạy
vừa đúc rút kinh nghiệm cho việc dạy học sinh năng khiếu .
8


2. Đối với phụ huynh học sinh :
Tạo điều kiện tốt hơn nữa để đầu tư cho việc học của con em mình về môn địa
lí.
3. Đối với học sinh :
Phải thực sự ham tìm tòi về Địa lí nhất là địa lílớp 4.

4. Đối với nhà trường :
Cần chỉ đạo thảo luận và đưa ra hướng soạn bài đối với phần Lịch sử đia
phương.
5. Đối với các cấp các ngành:
Cần quan tâm hơn nữa chiến lược con người nhất là đội ngũ nhà giáo cả về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như đời sống vật chất, tinh thần. Tăng cường
hoạt động khuyến học.
Với sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp tôi tìm hiểu những vấn đề không chỉ
xoay quanh bản sáng kiến kinh nghiệm đã chọn mà còn bổ sung thêm nhiều kiến
thức và tích lũy kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy. Hy vọng sáng
kiến kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho học sinh
trường Tiểu học Kim Thành nói riêng và cho học sinh tiểu học nói chung ngày
càng có hiệu quả cao hơn.
Tác giả

Phan Văn Tuệ

9


PHẦN IV. Phụ lục
(TƯ LIỆU GIÁO VIÊN THAM KHẢO)
LỊCH SỬ HUYỆN YÊN THÀNH
1.Thời kỳ đầu
Dưới thời Bắc thuộc, Diễn Châu thuộc huyện Hàm Hoan đời Hán, quận cửu Đức
đời Ngô, quậnCửu Chân đời Lương, quận Nhật Nam đời Tuỳ, châu Nam Đức, Đức
Châu rồi Hoan Châu, đờiĐường. Năm Trịnh Quán I (627) đời Đường, phía bắc
Hoan Châu gọi là Diễn Châu. Tên Diễn Châu bắt đầu được gọi từ đó. Diễn Châu
có lúc gọi là quận Long Tri gồm 7 huyện: Trung Nghĩa; Hoài Hoan; Long Tri; Tứ
Nông; Võ lung; Võ Dung và Võ Kim, trị sở đóng tại Quỳ Lăng (Lăng Thành).

Được quyền tự chủ, các triều đại Ngô (939-967); Đinh (968-980) vẫn chọn Quỳ
Lăng làm lỵ sở Châu Diễn. Thời triều tiền Lê (980-1009) lỵ sở Châu Diễn chuyển
về Kẻ Dền, Công Trung Thượng (xã Văn Thành).
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì đây là cơ sở của hoàng tử con vua Lê Đại
Hành và Lê long Ngân (còn có tên là Long Toàn, Lê Ngân Tích), được phong làm
Đông Thành Đại Vương, đã chọn Kẻ Dền đắp thành xưng đế. Với ý đồ xây dựng
Châu Diễn làm vùng cát cứ lâu dài (ở Kẻ Dền vẫn còn dấu tích của thành vua Dền,
như nền thành, tường thành, hào nước bao quanh, các xã lân cận còn có tên là
Triều Nha, Hậu Nha, Triều Đường, Thượng Thành, Hạ Thành, bến tàu Voi, đồng
lùm Hoa, kho Vàng, kho tiền...mang đậm dấu vết một triều đô cũ).
Núi Mã Yên (Yên Ngựa) xã Hương Khê, huyện Yên Thành, một ngọn núi cao,
trong đám núi trông như hình yên ngựa; sườn núi có một hố sâu, rộng đến vài
trượng, gọi là huyệt Vương Mẫu. Tục truyền con vua Lê Đại Hành giữ Phủ Diễn
Châu (châu lỵ đóng ở Công Trung) có táng mộ bà mẹ ở đây, khi nhà Lý cướp ngôi
nhà Lê, Lê Hoàng tử bèn giữ châu tự xưng làm đế. Nhà Lý đánh không nổi, phải
ngầm mượn người đào mộ ấy lên, rồi sau mới dẹp tan được” (Đại nam nhất thống
chí quyển 14-15 trang 53)
Trên dãy Mã yên vẫn còn dấu tích của Động Huyệt và những huyền thoại về kẻ
Dền. Tháng 11 năm 1041 vua Lý Thái tổ cử Lý Nhật Quang vào làm tri châu Nghệ
An, Lý Nhật Quang đã dừng chân tại Công Trung Đông và Tràng Thành Nam để
10


nghiên cứu nơi thành lập trị sở (Nghệ An) sau đó mới lên đặt tri sở tại Mượu xã
Bạch đường (Anh Sơn) Từ đây cũng bắt đầu cuộc di dân từ bắc vào khai phá đồng
ruộng, lập làng. ở Công Trung Đông; Tam toà, Hợp Thành và Tràng Thành Nam
Hoa Thành còn đền thờ Lý Nhật Quang, năm Thiên Thành thứ 3 đời vua Lý Thái
Tông (1036), nhập Hoan Diễn Thành châu Nghệ An, thời Trần gọi là huyện Thổ
Thành, vua Trần Duệ Tông năm Long khánh thứ 2 (1374) đổi làm lộ Diễn Châu.
Vua Trần Thuận Tông năm Quang Thái thứ 10 (1379) đặt là trấn Vọng Giang.

Nhà Trần vẫn tiếp tục phái thân vương Trần Quốc Khang vào trấn trị Diễn Châu.
Mùa xuân năm 1270 Tĩnh Quốc đại Vương Trần Quốc Khang (anh vua Trần Thánh
Tông) được phong làm vọng Giang phiêu kỵ đô thượng tướng quân, đã tiếp tục xây
dựng kẻ Dền lỵ sở Châu Diễn. Trần Quốc Khang đã mở mang trị sở, ý đồ chuẩn bị
để xưng đế “Xây dựng phủ đệ, lang vũ vòng quanh lộng lẫy quá mức thường, vua
nghe tin sai người đến xem, Tĩnh quốc sợ, nên tô tượng phật để thờ, nay là chùa
Thông” (đại việt sử ký toàn thư, tập II của Ngô Sỹ Liên, Hà nội 1971 trang 41).
Trần Quốc Khang đã xây dựng kẻ Dền, chùa Thông như là một đế đô, bao gồm
chợ búa, làng xã, trại lính và đắp con đường từ kẻ Dền lên Chùa Thông gọi là
đường Vua.
Đời nhà Hồ, Hồ Hán Thương đổi tên làm phủ Linh Nguyên (1403) thời thuộc
Minh gọi là huyện Đông Ngàn.
Năm 1428, sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi chia nước làm 5 đạo,
Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây
Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh Tông phủ Diễn Châu thuộc thửa
tuyên Nghệ An, phủ Diễn Châu lúc này gồm 2 huyện Đông Thành và Quỳnh Lưu.
Huyện Đông Thành bao gồm cả huyện Yên Thành, Diễn Châu và một số xã của
Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc ngày nay. Lỵ sở Phủ Diễn Châu chuyển
từ Kẻ Dền (Công Trung) về Thành Trài (Đông Lũy) Diễn Hồng.
Thời nhà Lê, huyện Đông Thành và huyện Quỳnh Lưu đều do phủ Diễn Châu kiêm
lý. Đến thời Tây Sơn Quang Trung, Nguyễn Huệ đổi Nghệ An thành trấn Nghĩa
An, phủ Diễn Châu thuộc trấn Nghĩa An, phủ lỵ dời về làng Tiền Lý (Diễn Ngọc).
Năm 1802 Gia Long đổi Nghĩa An thành Nghệ An, phủ Diễn Châu vẫn gồm 2
huyện Đông Thành và Quỳnh Lưu. Huyện Đông Thành gồm 7 tổng: Cao Xá; Vạn
Phần; Quan Trung; Quan Triều; Thái Trạch; Vân Tụ; Hoàng Trường. Gồm 242 xã
và thôn động.
2. Quá trình hình thành
Mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) từ huyện Đông Thành tách ra thành 2
huyện: Đông Thành và Yên Thành, theo hướng Đông Tây. Huyện Yên Thành ở về
phía Bắc, trị sở đóng tại Yên Lý (gần chợ huyện xã Diễn Yên hiện nay). Huyện

Đông Thành đóng ở phía nam, trị sở đóng tại làng Cao Xá, xã Diễn Thành, huyện
nào cũng có núi, có đồng bằng và có biển.
Huyện Yên Thành gồm các tổng: Hoàng Trường, Vạn Phần, Thái Trạch, Quan
Triều và Cự Lâm do phủ Diễn Châu thống hạt. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840)
trích tổng Cự Lâm từ huyện Yên Thành lập huyện mới Nghĩa Đàn.
Năm Tự Đức thứ 4 (1851), bởi chức tri huyện Yên Thành đóng ở Yên Lý mà do tri
phủ Diễn Châu kiêm nhiếp cả 2 huyện.
11


Năm Thành Thái thứ 10 (1898) thực dân Pháp và chính quyền nhà Nguyễn nhận
thấy chia 2 huyện theo chiều đông tây, thì địa dư từ tây sang đông quá dài, bề
ngang lại hẹp nên chia lại hai huyện theo chiều Nam Bắc. Huyện Đông Thành về
phía đông, huyện Yên Thành về phía Tây, đều thuộc Phủ Diễn Châu
Huyện Yên Thành gồm các tổng: Quỳ Trạch (tức Thái trạch); Quan Hoá (tức quan
triều) Vân Tụ; Quan Trung và lập thêm tổng Vân Hội, lỵ sở Yên Thành chuyển về
làng Phụng Luật xã Hợp Thành.
Từ năm 1919, bỏ cấp phủ, đổi huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu ngang cấp với
huyện Yên Thành.
Từ năm 1898 đến năm 1945 huyện Yên Thành có 5 tổng 136 làng xã; sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 cắt các làng Xuân Lạc (kẻ Năn), Phượng Kỷ (Trại Lạ)
Quỳ Hậu (Kẻ Mưng), Yên Lương, Mỹ hoá, Trịnh Sơn (Kẻ Rọc) về Anh Sơn. Cắt
Trị Nội, Hội Yên về Nghi Lộc. Sau năm 1955 cắt phía bắc Nghĩa Môn, Làng Cận
về Quỳnh Lưu.
Sau khi giành lại chính quyền vào ngày 28/8/1945, Yên Thành đã xây dựng chính
quyền nhà nước địa phương phát triển vững chắc, đến nay huyện Yên Thành có 38
xã và 1 thị trấn, 12 thị tứ, với số dân là 275.165 người (theo số liệu thống kê đến
ngày 31 tháng 12 năm 2008).
3. Danh nhân và nhà khoa bảng
Theo "Nghệ An đăng khoa lục" từ thời Trần đến thời Nguyễn, Yên Thành có 21 vị

đại khoa Tiến sĩ. Một số vị tiêu biểu là:












Trạng nguyên Bạch Liêu, sinh ra ở làng Thanh Đà - Xã Mã Thành - Yên
Thành. Ông là trạng nguyên đầu tiên của tỉnh Nghệ An, từng phò tá thượng
tướng Trần Quang Khải trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của
vua tôi nhà Trần.
Nhà sử học Hồ Tông Thốc đời nhà Trần: người thôn Tam Thọ, tổng Quỳ
Trạch (Thọ Thành).
*Thiếu bảo Sùng quận công Phan Cảnh Quang, người phò vua Lê và có
công trong việc bắt voi dữ của triều đình để sổng, phá hoại mùa màng của nhân
dân. Đền thờ của người tọa lạc tại làng Dinh, thị trấn Yên Thành. Nổi tiếng của
dòng Họ Phan ở vùng đất này là có 18 Quận Công được các đời vua phong
tặng.[3]
Nguyễn Hữu Đạo: Hội nguyên Hoàng giáp khoa Tân Vỵ năm Chính Hòa 12,
vua Lê Hy Tông (1691)
Tiến sĩ, Đệ tam giáp năm 1879, Trần Đình Phong, quê xóm Lũy, xã Mã
Thành huyện Yên Thành. Nhà thờ của ông, nằm tại xóm Lũy - Mã Thành - Yên
Thành, đã được xếp hạng quốc gia. Ông Trần Đình Phong là người thanh bạch
ở cửa quan, sau về dạy học, là một con người trên thông thiên văn dưới tường

địa lý. Học trò nổi tiếng của cụ nhu: Trần Quý Cáp, Phan Thúc Trực, ...
Phan Thúc Trực tức Phan Dưỡng Hạo, Sinh 1809,mất năm 1852, nhà thơ,
nhà văn, nhà sử học và địa lý học nổi tiếng, người xãVân Tụ, nay là xã Khánh
Thành đậu thủ khoa kỳ thi Đình tức Đình nguyên Thám hoa năm Đinh Mùi
(1847). Ông là người đầu tiên ở Nghệ An đỗ thủ khoa kỳ thi Đình thời triều
Nguyễn.
Ngoài ra còn có Thám hoa Phan Thúc Trực, Thám hoa Phan Tất Thông,
Thám hoa Phan Duy Thực... và truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ nước.
12




Nhiều tên đất, tên người đã đi vào lịch sử và rạng danh cùng lịch sử dựng nước,
giữ nước của dân tộc như: Kẻ Sỏi, Trang Niên, Động Đình, Động Thơng, Vĩnh
Thành, Trụ Pháp, Liên Trì, Chu Văn Nhi, Chu Văn Luyện, Nguyễn Vĩnh Lộc,
Phan Công Tích, Phan Vân, , Nguyễn Văn Ngợi, Lê Doãn Nhã, Chu Trạc, Phan
Đăng Lưu hay Chu Văn Biên...
Có trên 500 di tích, danh thắng là những điểm du lịch tham quan vãn cảnh,
tìm hiểu văn hóa lịch sử, tâm linh của vùng quê lúa.

4. CÁC ANH HÙNG, LIỆT SĨ, BÀ MẸ VN ANH HÙNG: Đến nay huyện Yên
Thành có:
* 5 anh hùng LLVT:
- Anh hùng: Phan Tư ở xã Thọ Thành.
- Anh hùng: Phan Văn Quý ở xã Nhân Thành
- Anh hùng: Trần Can ở xã Sơn Thành.
- Anh hùng: Trần Trí ở xã Phúc Thành.
- Anh hùng: Phan Văn Thành ở xã Nhân Thành.
*4 Tập thể đạt danh hiệu anh hùng LLVT:

- Xã Viên Thành, xã Mỹ Thành, xã Long Thành, xã Minh Thành.
* Liệt sĩ: 3700 liệt sĩ
* Bà mẹ VN anh hùng: 236 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
ĐỊA LÍ HUYỆN YÊN THÀNH
Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng. Phía bắc giáp các
huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu; phía đông giáp huyện Diễn Châu; phía
đông nam giáp huyện Nghi Lộc, phía nam giáp huyện Đô Lương, phía tây giáp
huyện Tân Kỳ. Diện tích 549,9 km2.
Các đơn vị hành chính
Huyện Yên Thành có 39 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Yên Thành và các xã:



Bảo Thành
Bắc Thành
Công Thành
Đô Thành
Đồng Thành
Đức Thành
Hồng Thành
Hậu Thành
Hùng Thành



Hợp Thành























Hoa Thành
Khánh Thành
Khánh Thành
Lăng Thành
Long Thành
Liên Thành
Lý Thành
Minh Thành
Mỹ Thành
Nam Thành






Phúc Thành
Phú Thành
Quang Thành
Sơn Thành
Tăng Thành
Tân Thành
Thọ Thành
Thịnh Thành



Văn Thành
Viên Thành
Vĩnh Thành
Xuân Thành
Đại Thành
Tây Thành
Kim Thành
Mã Thành



Trung Thành



Tiến Thành

















Nhân Thành

rên 500 di tích, danh thắng là những điểm du lịch tham quan vãn cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, tâm linh
của vùng quê lúa.

Giao thông


Quốc lộ 7A: 18 km từ xã Vĩnh Thành đến xã Mỹ Thành
13







Quốc lộ 48 E (Tỉnh lộ 534) (nối quốc lộ 7A với quốc lộ 7B(358)): 14 km từ
thị trấn Yên Thành đến xã Sơn Thành
Quốc lộ 7B(Tỉnh lộ 538) (nối quốc lộ 7A với quốc lộ 1A): 15 km từ xã Hợp
Thành đến xã Công Thành
Tỉnh lộ 533 (nối quốc lộ 1A với quốc lộ 7A): 15 km từ xã Đô Thành đến xã
Vĩnh Thành

Kinh tế
- Diện tích tự nhiên 54.829 ha; đất nông nghiệp 22.817 ha (trong đó đất trồng lúa
nước 13.600 ha), đất lâm nghiệp 20.788 ha, đất phi nông nghiệp 9.928 ha, đất chưa
sử dụng 920 ha; phù hợp với phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp; nhiều vùng đất
rộng lớn có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây cam hàng hóa.
- Là huyện có trình độ thâm canh lúa, năng suất, sản lượng luôn đứng đầu tỉnh
Nghệ An (b/q mỗi năm đạt 150 -155 ngàn tấn lúa); ngoài việc sản xuất các loại lúa
giống chất lượng cao, nay có thêm một số cây trồng mới đã được khẳng định
thương hiệu và nhân rộng sản xuất như: Cam (tại xã Đồng Thành và xã Minh
Thành), Nấm Rơm đã được công nhận tiêu chuẩn VIETGAP, lúa Tím thảo dược.
- Tài nguyên khoáng sản: đá xây dựng (ở các xã Đồng Thành, Trung Thành, Nam
Thành, Thịnh Thành, Minh Thành, Tân Thành, Mã Thành…); ngoài ra còn có
khoáng sản quý hiếm như vàng (xã Tiến Thành), sắt (Kim Thành, Mã Thành),
barits (xã Sơn Thành) và đất sét (xã Sơn Thành, Viên Thành, Hợp Thành…).
Huyện Yên Thành có 270 sông ngòi, hồ đập lớn nhỏ uốn mình bên những vách núi
và các rừng cây bạt ngàn, vừa là nơi cung cấp nước sinh hoạt, nước phục vụ sản
xuất, đồng thời là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn như đập Vệ Vừng, hồ
Quản Hài, đập Lọ Nồi, đập Sặt, hồ Xuân Nguyên, đầm sen Diệu Ốc, lèn Vũ Kỳ....
- Có Kênh Chính (sông Đào) bắt nguồn từ sông Lam cấp nước cho 3 huyện Yên
Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu;
Chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp ở Yên Thành chủ yếu là trồng lúa,

chăn nuôi tự túc. Những cánh đồng lúa Hoa Thành, Nhân Thành,Văn Thành, Hợp
Thành... thẳng cánh cò bay.
Nông nghiệp ở Yên Thành phát triển phần lớn do tác dụng của con sông Đào thời
Pháp thuộc, con sông này lấy nước từ Sông Lam nhờ Bara Đô Lương. Côn sông
này cung cấp nước tưới cho ba huyện Yên Thành - Diễn Châu - Quỳnh Lưu. Yên
Thành còn nổi tiếng với 02 con kênh. kênh Vách Nam đào vào những năm 19601965, bắt đầu từ Chòm 6 Tănh Thành, chảy về sông Bùng Diễn Châu qua xã Nhân
Thành, Hoa Thành, Hợp Thành thoát nước tránh ngập lụt cho các xã Long Thành,
Vịnh Thành... Kênh Vách Bắc đào vào những năm 1976-1978, bắt đầu từ Phúc Tụ
(Văn Thành), chảy về phía bắc của huyện, dài khoảng 20 km, tiêu nước cho vùng
Hoa Thành, Văn Thành, Tăng Thành về mùa bão lũ, bảo đảm phát triển nông
nghiệp.
Có trên 500 di tích, danh thắng là những điểm du lịch tham quan vãn cảnh, tìm
hiểu văn hóa lịch sử, tâm linh của vùng quê lúa.
14


15


BẢN ĐỒ HUYỆN YÊN THÀNH

16


Chăn nuôi bò

Chăn nuôi gà đồi.

17



Chăn nuôi vịt

Thu hoạch lúa

18


Trong ảnh: CÔng nhân làm việc tại Nhà máy MLB Tenergy Yên Thành.

Nhà máy gạch tuy nen .Công ty cổ phần Tây Nghệ - Yên Thành

19


Công ty CP Thiên Minh đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ mỹ nghệ tại thị
trấn yên Thành

Hệ thống dàn xay đá của Công ty TNHH Thành Nam, Đồng Thành.

20


Ngày 16/12/2018, Yên Thành long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 180 năm thành lập
huyện.

Đua thuyền truyền thống ở Lễ hội đền Đức Hoàng.

21



Đền - chùa Gám ngày khai hội

Lễ hội Đền Cả xã Hoa Thành năm 2018

IV. TƯ LIỆU GIÁO VIÊN THAM KHỎA
LỊCH SỬ HUYỆN YÊN THÀNH
1.Thời kỳ đầu
22


Dưới thời Bắc thuộc, Diễn Châu thuộc huyện Hàm Hoan đời Hán, quận cửu Đức
đời Ngô, quậnCửu Chân đời Lương, quận Nhật Nam đời Tuỳ, châu Nam Đức, Đức
Châu rồi Hoan Châu, đờiĐường. Năm Trịnh Quán I (627) đời Đường, phía bắc
Hoan Châu gọi là Diễn Châu. Tên Diễn Châu bắt đầu được gọi từ đó. Diễn Châu
có lúc gọi là quận Long Tri gồm 7 huyện: Trung Nghĩa; Hoài Hoan; Long Tri; Tứ
Nông; Võ lung; Võ Dung và Võ Kim, trị sở đóng tại Quỳ Lăng (Lăng Thành).
Được quyền tự chủ, các triều đại Ngô (939-967); Đinh (968-980) vẫn chọn Quỳ
Lăng làm lỵ sở Châu Diễn. Thời triều tiền Lê (980-1009) lỵ sở Châu Diễn chuyển
về Kẻ Dền, Công Trung Thượng (xã Văn Thành).
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì đây là cơ sở của hoàng tử con vua Lê Đại
Hành và Lê long Ngân (còn có tên là Long Toàn, Lê Ngân Tích), được phong làm
Đông Thành Đại Vương, đã chọn Kẻ Dền đắp thành xưng đế. Với ý đồ xây dựng
Châu Diễn làm vùng cát cứ lâu dài (ở Kẻ Dền vẫn còn dấu tích của thành vua Dền,
như nền thành, tường thành, hào nước bao quanh, các xã lân cận còn có tên là
Triều Nha, Hậu Nha, Triều Đường, Thượng Thành, Hạ Thành, bến tàu Voi, đồng
lùm Hoa, kho Vàng, kho tiền...mang đậm dấu vết một triều đô cũ).
Núi Mã Yên (Yên Ngựa) xã Hương Khê, huyện Yên Thành, một ngọn núi cao,
trong đám núi trông như hình yên ngựa; sườn núi có một hố sâu, rộng đến vài
trượng, gọi là huyệt Vương Mẫu. Tục truyền con vua Lê Đại Hành giữ Phủ Diễn

Châu (châu lỵ đóng ở Công Trung) có táng mộ bà mẹ ở đây, khi nhà Lý cướp ngôi
nhà Lê, Lê Hoàng tử bèn giữ châu tự xưng làm đế. Nhà Lý đánh không nổi, phải
ngầm mượn người đào mộ ấy lên, rồi sau mới dẹp tan được” (Đại nam nhất thống
chí quyển 14-15 trang 53)
Trên dãy Mã yên vẫn còn dấu tích của Động Huyệt và những huyền thoại về kẻ
Dền. Tháng 11 năm 1041 vua Lý Thái tổ cử Lý Nhật Quang vào làm tri châu Nghệ
An, Lý Nhật Quang đã dừng chân tại Công Trung Đông và Tràng Thành Nam để
nghiên cứu nơi thành lập trị sở (Nghệ An) sau đó mới lên đặt tri sở tại Mượu xã
Bạch đường (Anh Sơn) Từ đây cũng bắt đầu cuộc di dân từ bắc vào khai phá đồng
ruộng, lập làng. ở Công Trung Đông; Tam toà, Hợp Thành và Tràng Thành Nam
Hoa Thành còn đền thờ Lý Nhật Quang, năm Thiên Thành thứ 3 đời vua Lý Thái
Tông (1036), nhập Hoan Diễn Thành châu Nghệ An, thời Trần gọi là huyện Thổ
Thành, vua Trần Duệ Tông năm Long khánh thứ 2 (1374) đổi làm lộ Diễn Châu.
Vua Trần Thuận Tông năm Quang Thái thứ 10 (1379) đặt là trấn Vọng Giang.
Nhà Trần vẫn tiếp tục phái thân vương Trần Quốc Khang vào trấn trị Diễn Châu.
Mùa xuân năm 1270 Tĩnh Quốc đại Vương Trần Quốc Khang (anh vua Trần Thánh
Tông) được phong làm vọng Giang phiêu kỵ đô thượng tướng quân, đã tiếp tục xây
dựng kẻ Dền lỵ sở Châu Diễn. Trần Quốc Khang đã mở mang trị sở, ý đồ chuẩn bị
để xưng đế “Xây dựng phủ đệ, lang vũ vòng quanh lộng lẫy quá mức thường, vua
nghe tin sai người đến xem, Tĩnh quốc sợ, nên tô tượng phật để thờ, nay là chùa
Thông” (đại việt sử ký toàn thư, tập II của Ngô Sỹ Liên, Hà nội 1971 trang 41).
Trần Quốc Khang đã xây dựng kẻ Dền, chùa Thông như là một đế đô, bao gồm
chợ búa, làng xã, trại lính và đắp con đường từ kẻ Dền lên Chùa Thông gọi là
đường Vua.
Đời nhà Hồ, Hồ Hán Thương đổi tên làm phủ Linh Nguyên (1403) thời thuộc
Minh gọi là huyện Đông Ngàn.
Năm 1428, sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi chia nước làm 5 đạo,
Diễn Châu thuộc đạo Hải Tây
23



Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh Tông phủ Diễn Châu thuộc thửa
tuyên Nghệ An, phủ Diễn Châu lúc này gồm 2 huyện Đông Thành và Quỳnh Lưu.
Huyện Đông Thành bao gồm cả huyện Yên Thành, Diễn Châu và một số xã của
Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc ngày nay. Lỵ sở Phủ Diễn Châu chuyển
từ Kẻ Dền (Công Trung) về Thành Trài (Đông Lũy) Diễn Hồng.
Thời nhà Lê, huyện Đông Thành và huyện Quỳnh Lưu đều do phủ Diễn Châu kiêm
lý. Đến thời Tây Sơn Quang Trung, Nguyễn Huệ đổi Nghệ An thành trấn Nghĩa
An, phủ Diễn Châu thuộc trấn Nghĩa An, phủ lỵ dời về làng Tiền Lý (Diễn Ngọc).
Năm 1802 Gia Long đổi Nghĩa An thành Nghệ An, phủ Diễn Châu vẫn gồm 2
huyện Đông Thành và Quỳnh Lưu. Huyện Đông Thành gồm 7 tổng: Cao Xá; Vạn
Phần; Quan Trung; Quan Triều; Thái Trạch; Vân Tụ; Hoàng Trường. Gồm 242 xã
và thôn động.
2. Quá trình Hình thành
Mùa xuân năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) từ huyện Đông Thành tách ra thành 2
huyện: Đông Thành và Yên Thành, theo hướng Đông Tây. Huyện Yên Thành ở về
phía Bắc, trị sở đóng tại Yên Lý (gần chợ huyện xã Diễn Yên hiện nay). Huyện
Đông Thành đóng ở phía nam, trị sở đóng tại làng Cao Xá, xã Diễn Thành, huyện
nào cũng có núi, có đồng bằng và có biển.
Huyện Yên Thành gồm các tổng: Hoàng Trường, Vạn Phần, Thái Trạch, Quan
Triều và Cự Lâm do phủ Diễn Châu thống hạt. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840)
trích tổng Cự Lâm từ huyện Yên Thành lập huyện mới Nghĩa Đàn.
Năm Tự Đức thứ 4 (1851), bởi chức tri huyện Yên Thành đóng ở Yên Lý mà do tri
phủ Diễn Châu kiêm nhiếp cả 2 huyện.
Năm Thành Thái thứ 10 (1898) thực dân Pháp và chính quyền nhà Nguyễn nhận
thấy chia 2 huyện theo chiều đông tây, thì địa dư từ tây sang đông quá dài, bề
ngang lại hẹp nên chia lại hai huyện theo chiều Nam Bắc. Huyện Đông Thành về
phía đông, huyện Yên Thành về phía Tây, đều thuộc Phủ Diễn Châu
Huyện Yên Thành gồm các tổng: Quỳ Trạch (tức Thái trạch); Quan Hoá (tức quan
triều) Vân Tụ; Quan Trung và lập thêm tổng Vân Hội, lỵ sở Yên Thành chuyển về

làng Phụng Luật xã Hợp Thành.
Từ năm 1919, bỏ cấp phủ, đổi huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu ngang cấp với
huyện Yên Thành.
Từ năm 1898 đến năm 1945 huyện Yên Thành có 5 tổng 136 làng xã; sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 cắt các làng Xuân Lạc (kẻ Năn), Phượng Kỷ (Trại Lạ)
Quỳ Hậu (Kẻ Mưng), Yên Lương, Mỹ hoá, Trịnh Sơn (Kẻ Rọc) về Anh Sơn. Cắt
Trị Nội, Hội Yên về Nghi Lộc. Sau năm 1955 cắt phía bắc Nghĩa Môn, Làng Cận
về Quỳnh Lưu.
Sau khi giành lại chính quyền vào ngày 28/8/1945, Yên Thành đã xây dựng chính
quyền nhà nước địa phương phát triển vững chắc, đến nay huyện Yên Thành có 38
xã và 1 thị trấn, 12 thị tứ, với số dân là 275.165 người (theo số liệu thống kê đến
ngày 31 tháng 12 năm 2008).
3. Danh nhân và nhà khoa bảng
Theo "Nghệ An đăng khoa lục" từ thời Trần đến thời Nguyễn, Yên Thành có 21 vị
đại khoa Tiến sĩ. Một số vị tiêu biểu là:
24

















Trạng nguyên Bạch Liêu, sinh ra ở làng Thanh Đà - Xã Mã Thành - Yên
Thành. Ông là trạng nguyên đầu tiên của tỉnh Nghệ An, từng phò tá thượng
tướng Trần Quang Khải trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của
vua tôi nhà Trần.
Nhà sử học Hồ Tông Thốc đời nhà Trần: người thôn Tam Thọ, tổng Quỳ
Trạch (Thọ Thành).
*Thiếu bảo Sùng quận công Phan Cảnh Quang, người phò vua Lê và có
công trong việc bắt voi dữ của triều đình để sổng, phá hoại mùa màng của nhân
dân. Đền thờ của người tọa lạc tại làng Dinh, thị trấn Yên Thành. Nổi tiếng của
dòng Họ Phan ở vùng đất này là có 18 Quận Công được các đời vua phong
tặng.[3]
Nguyễn Hữu Đạo: Hội nguyên Hoàng giáp khoa Tân Vỵ năm Chính Hòa 12,
vua Lê Hy Tông (1691)
Tiến sĩ, Đệ tam giáp năm 1879, Trần Đình Phong, quê xóm Lũy, xã Mã
Thành huyện Yên Thành. Nhà thờ của ông, nằm tại xóm Lũy - Mã Thành - Yên
Thành, đã được xếp hạng quốc gia. Ông Trần Đình Phong là người thanh bạch
ở cửa quan, sau về dạy học, là một con người trên thông thiên văn dưới tường
địa lý. Học trò nổi tiếng của cụ nhu: Trần Quý Cáp, Phan Thúc Trực, ...
Phan Thúc Trực tức Phan Dưỡng Hạo, Sinh 1809,mất năm 1852, nhà thơ,
nhà văn, nhà sử học và địa lý học nổi tiếng, người xãVân Tụ, nay là xã Khánh
Thành đậu thủ khoa kỳ thi Đình tức Đình nguyên Thám hoa năm Đinh Mùi
(1847). Ông là người đầu tiên ở Nghệ An đỗ thủ khoa kỳ thi Đình thời triều
Nguyễn.
Ngoài ra còn có Thám hoa Phan Thúc Trực, Thám hoa Phan Tất Thông,
Thám hoa Phan Duy Thực... và truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ nước.
Nhiều tên đất, tên người đã đi vào lịch sử và rạng danh cùng lịch sử dựng nước,
giữ nước của dân tộc như: Kẻ Sỏi, Trang Niên, Động Đình, Động Thơng, Vĩnh
Thành, Trụ Pháp, Liên Trì, Chu Văn Nhi, Chu Văn Luyện, Nguyễn Vĩnh Lộc,

Phan Công Tích, Phan Vân, , Nguyễn Văn Ngợi, Lê Doãn Nhã, Chu Trạc, Phan
Đăng Lưu hay Chu Văn Biên...
Có trên 500 di tích, danh thắng là những điểm du lịch tham quan vãn cảnh,
tìm hiểu văn hóa lịch sử, tâm linh của vùng quê lúa.

4. CÁC ANH HÙNG, LIỆT SĨ, BÀ MẸ VN ANH HÙNG: Đến nay huyện Yên
Thành có:
* 5 anh hùng LLVT:
- Anh hùng: Phan Tư ở xã Thọ Thành.
- Anh hùng: Phan Văn Quý ở xã Nhân Thành
- Anh hùng: Trần Can ở xã Sơn Thành.
- Anh hùng: Trần Trí ở xã Phúc Thành.
- Anh hùng: Phan Văn Thành ở xã Nhân Thành.
*4 Tập thể đạt danh hiệu anh hùng LLVT:
- Xã Viên Thành, xã Mỹ Thành, xã Long Thành, xã Minh Thành.
* Liệt sĩ: 3700 liệt sĩ
* Bà mẹ VN anh hùng: 236 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
ĐỊA LÍ HUYỆN YÊN THÀNH
Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng. Phía bắc giáp các
huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu; phía đông giáp huyện Diễn Châu; phía
25


×