Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thanh Tâm Tai Nhân - Nguyên Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.94 KB, 11 trang )

Thử so sánh Thanh Tâm Tài Nhân với đại thi
hào Nguyễn Du
» Tác giả: Bắc Giang
» Dịch giả:
» Thể lọai: Biên khảo
» Số lần xem: 2785
1. Thử so sánh Thanh Tâm Tài Nhân với đại thi hào Nguyễn Du
Trong văn chương Việt Nam nói đến truyện Kiều không phải là một
điều mới mẻ hay xa lạ, truyện Kiều đã ăn sâu vào tiềm thức người dân
Việt không khác gì ca dao, tục ngữ. Mọi người từ giới thức giả cho đến
đám bình dân ai ai cũng biết, cũng nhớ một vài câu không ít thì nhiều,
kể cả dân quê ta từ các ôngï già bà lão ở những miền đồi núi xa xôi hẻo
lánh cho đến những người chưa từng cắp sách đến trường, không hề
biết đọc biết viết, cũng truyền nhau, cũng thuộc lòng một vài câu Kiều,
cũng biết ê a:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Thậm chí trong lúc ru em, hát hò ở những hội hè đình đám, bạn bè họp
mặt, chén chú chén anh, truyện Kiều cũng được mang ra nào là lẩy
Kiều, bói Kiều, đố Kiều, giải Kiều, tuồng hát Kiều, lập hội Kiều, kỷ
niệm Kiều, có nhiều người thuộc Kiều đến nỗi có thể đọc thuộc lòng
hơn ba ngàn câu một cách dễ dàng không vấp váp. Truyện Kiều cho
đến nay không còn bị giới hạn trong phạm vi giải trí, văn chương mà
còn là vấn đề văn hóa của một dân tộc. Truyện Kiều không những chỉ
phổ biến ở nước ta mà lại còn được dịch ra hàng chục thứ tiếng khiến
nhiều người ngoại quốc khi đọc qua cũng phải thán phục, khen thầm.
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của nó nhưng chúng ta ai ai cũng biết
Nguyễn Du viết truyện Kiều dựa vào một trong hai tác phẩm của Trung
Hoa sau đây:
1/ Nguyễn Du tình cờ đọc một truyện ngắn có tên Phong Tình Cổ Lục
rút trong Ngu Sơ Tân Chí của Dư Hoài mà viết ra truyện Kiều hay


Đoạn Trường Tân Thanh bằng thể thơ lục bát, Đây là một truyện ngắn
chỉ có khoảng hơn kém 1100 chữ, viết bằng văn xuôi, kể lại cuộc đời
phong ba của nàng Vương Thúy Kiều, nên ngay trong hai câu mở đầu
cụ đã xác nhận nguồn gốc đó:
Cảo thơm lần giở trước đèn
“Phong tình cổ lục” còn truyền sử xanh
Nhưng trong Phong Tình Cổ Lục, Dư Hoài chỉ viết đến đoạn Thúy
Kiều tự vẫn trên sông Tiền Đường, hơn nữa Thúy Kiều của Dư Hoài
chỉ là cô bé hát dạo tầm thường gặp một chàng hào hoa ăn chơi cho đến
khi giặc giã nổi lên mới kết duyên cùng tên giặc bể Từ Hải.
2/ Sau khi đọc kỹ Bản Phường của Phạm Quý Thích và Bản Kinh của
vua Dực Tông, cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ đã cho rằng Nguyễn Du
nhân đọc một tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều
truyện, kể về một cô bé mang tên Vương Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn
nhưng gian truân khổ sở, dựa vào quyển sách này mà tiên sinh viết ra
Đoạn Trường Tân Thanh, ta thấy có chữ “ Tân” có nghĩa là “mới” để so
sánh với bản “cũ” của Thanh Tâm Tài Nhân.
Nhưng cũng còn nhiều giả thuyết khác cho rằng Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ kể lại từ một câu chuyện có thật do
Mao Khôn, một người thuộc quân đội của Hồ Tôn Hiến ghi lại trong
sách “Ký tiễu trừ Từ Hải bản mạt”. Câu chuyện này về sau cũng được
nhiều người kể lại tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đại loại đều
tương tự thí dụ như Lý Thúy Kiều truyện của Đới Sĩ Lâm, Kim Vân
Kiều truyện của Dư Hoài v..v.
Hầu hết các sách giáo khoa của chúng ta đều cho rằng giả thuyết của cụ
Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ có nhiều bằng chứng xác đáng, có thể chấp
nhận được. Vậy ta thử so sánh một vài đoạn trong Kim Vân Kiều
truyện và ĐTTT xem vì lý do nào tác phẩm này lại nổi tiếng, được
nhiều người ưa chuộng và tác phẩm nào mới thực sự là tác phẩm đưa
truyện Kiều lên tột đỉnh của danh vọng.

Nếu trong văn chương Việt Nam, ĐTTT của Nguyễn Du là một kiệt
tác, làm say mê hàng triệu triệu người từ thế kỷ này sang thế kỷ khác,
thì trong văn chương Trung Hoa hầu như không mấy ai biết tới Kim
Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân cũng chỉ là một nhà văn
trung bình bởi vì lời văn của Thanh Tâm Tài Nhân rất thô sơ, tầm
thường, không gây được cảm hứng cho người đọc. Ta hãy thử mở Kim
Vân Kiều truyện để xem lối hành văn của Thanh Tâm Tài Nhân khi
giới thiệu sắc đẹp hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều: (dịch theo bản số
A.593 E.F.E.O).
“Con gái lớn là Thúy Kiều, con gái nhỏ là Thúy Vân, sinh ra đã có vẻ
đẹp dễ thương, tính nết điềm đạm. Cả hai người đều thông thạo thơ
phú”.
Chúng ta thấy phần mở đầu thật đột ngột, tầm thường, lối hành văn rất
thô sơ, ấu trĩ, câu văn vừa nhát gừng, vừa quê mùa như là một thể loại
văn nói hơn là văn viết, nói thì nói sao cũng được miễn là người đối
thoại có thể hiểu, nhưng viết thì đòi hỏi phải ra câu, ra cú có đầy đủ chủ
từ, động từ, tĩnh từ, văn phạm phải nghiêm chỉnh, phải có những câu
chuyển tiếp, tác giả dùng quá nhiều dấu chấm, dấu phẩy làm ý tưởng
cũng như lời văn không còn liên tục, bị ngắt quãng từng đoạn, nên văn
phong rời rạc. Chỉ mới đọc qua đoạn ngắn mở đầu người đọc đoán rằng
đây có thể do một cậu học trò nhà quê nào đó tập tễnh viết văn chứ
không phải của một văn sĩ, đừng nói đến một nhà văn nổi tiếng.
Trong khi cùng một ý đó, để giới thiệu sắc đẹp hai chị em Thúy Vân,
Thuý Kiều, cụ Tiên Điền đã dùng bốn câu lục bát êm ái nhẹ nhàng mà
lại bóng bẩy, nồng nàn:
Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Bốn câu giới thiệu này thật tuyệt vời, thật linh động, thật quyến rũ. Giả

thử chúng ta chưa hề gặp mặt hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, nhưng
chỉ mới đọc qua đoạn tả trên cũng thấy đam mê, hào hứng. Cụ Tiên
Điền đã dùng những chữ mà không một nhà thơ nào có thể tìm ra được
chữ khác hay hơn, trong sáng hơn như chữ “Tố Nga” để tả một người
đẹp như chị Hằng Nga trên cung quảng, cốt cách quí phái sang trọng
như mai vàng ngày tết, tinh thần thanh khiết như tuyết trắng trên đồi.
Mỗi người cao sang lộng lẫy khác nhau như những Tiên Nga giáng thế.
Cách dùng chữ, dùng âm điệu của cụ Tiên Điền rất nên thơ, từng câu,
từng vần vang dội như nhạc sĩ sử dụng cung bậc của âm thanh khi trầm
khi bổng để lôi cuốn người nghe, tạo cho người nghe một cảm giác say
mê, thanh thoát, nhẹ nhàng, bay bổng ..
Bước sang phần tả tài sắc của hai ả Tố Nga này, Thanh Tâm Tài Nhân
viết:
“Duy Thúy Kiều vốn người phong lưu yểu điệu, tính tình hào hoa và
thích âm luật rất giỏi đàn hồ cầm. Thúy Vân vốn tánh điềm đạm, thấy
Thúy Kiều ham chơi hồ cầm, lúc nhàn rỗi thường can gián rằng: “Âm
nhạc không phải việc của người con gái chốn khuê môn, nếu người
ngoài nghe thấy sẽ không tiện”. Thúy Kiều cũng biết vậy nhưng không
theo, thường làm bài ca “Bạc mệnh oán” đem phổ vào hồ cầm, âm điệu
rất ai oán khiến ai nghe thấy cũng phải rơi lệ”.
Lối diễn tả sơ sài, nhạt nhẽo, câu văn quê mùa, cục mịch, làm người
đọc không tưởng tượng ra được cái tài, cái sắc của cả hai chị em, diễn
tả một trang tuyệt sắc không phải chỉ nói cô ta đẹp đã là đủ, diễn tả một
người có tài không thể chỉ nói cô ấy biết đánh đàn hồ cầm, biết chơi âm
nhạc, làm cho người nghe phải rơi lệ là đủ cho ngườiø đọc thán phục
tài năng của Thúy Kiều! Văn chương nếu chỉ giản dị như vậy thì ai ai
cũng có thể trở thành văn sĩ một cách dễ dàng! Khác xa với Nguyễn Du
khi nói về tài đức của Thúy Vân Thúy Kiều thì dùng thể so sánh với
mai, với tuyết, với trăng rằm như “mai cốt cách, tuyết tinh thần” hoặc
“khuôn trăng dầy đặn”, “mây thua nước tóc, tuyết nhường mầu da”,

chẳng cần phải nói hai nàng là những người con gái đẹp mà chỉ cần biết
cái đẹp ấy rõ ràng đã làm cho:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Viết văn, làm thơ là một thiên khiếu, viết làm sao để lôi cuốn người đọc
từ trang này sang trang khác,lời văn nhẹ nhàng thanh thoát, tình tiết éo
le, bố cục vững chắc, làm cho câu chuyện càng ngày càng hấp dẫn là
cái tài của nhà văn, nhà thơ. Thật khác xa, khi mở ĐTTT ta sẽ thấy cái
tài của đại thi hào Nguyễu Du, để tả tài sắc của hai chị em Kiều, trước
hết, cụ tả tài sắc của Thúy Vân trước rồi sau đó đến Thúy Kiều làm nổi
bật nhân vật chính, sắc sảo hơn, mặn mà hơn, còn phong cách của Thúy
Vân thì đoan trang, dịu dàng, phúc hậu, tươi như hoa nở, ngọt ngào như
dòng suối trong khi Thúy Kiều lại thông minh hơn,một hai nghiêng
nước nghiêng thành, sắc đã là vậy, tài còn gấp đôi. Thêm vào đóù với
lời thơ trong sáng, phong phú, chữ dùng chính xác, bay bướm làm cho
người đọc có cảm tưởng được xem một bức tranh của một danh họa vẽ
hai giai nhân liễu yếu đào tơ, cành vàng lá ngọc. Lối diễn tả của
Nguyễn Du làm cho người đọc như muốn dừng lại ở từng chữ, từng câu
đang nhẩy múa trước mắt mà hưởng trọn vẹn cái đẹp, cái tài của trang
quốc sắc thiên hương. Trong đoạn diễn tả cái đẹp của Thúy Vân,
Nguyễn Du dùng những câu nhẹ nhàng trong sáng như “trang trọng
khác vời”, “khuôn trăng đầy đặn” “ngọc thốt đoan trang” “mây thua
nước tóc” “tuyết nhường mầu da”, làm cho người đọc như lạc vào cõi
tiên với người trinh nữ trong trắng, trinh anh. Còn về tài sắc của Thúy
Kiều, nhân vật chính trong truyện mà tác giả muốn nhấn mạnh thì
Nguyễn Du dùng thể so sánh như một họa sĩ dùng mầu sắc đối chọi làm
nổi bật hầu người thưởng lãm thấy được cái mịn màng, đoan trang, thơ
ngây của một cô gái đang tuổi dậy thì. Chúng ta hãy dừng chân lại ở
từng cung điệu, từng nét chấm phá đang hòa theo nhạc khúc nghê
thường để thấy cái đẹp, cái quyến rũ của hai trang tuyệt sắc giai nhân
này:

Vân xem trang trọng khác vời (19)
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường mầu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thuy thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Ta để ý thấy Nguyễn Du dùng những câu rất bóng bẩy như “sắc sảo
mặïn mà” “làn thu thủy nét xuân sơn” “hoa ghen thua thắm” “liễu hờm
kém xanh” “Nghiêng nước, nghiêng thành” thật tượng thanh, tượng
hình, dễ lôi cuốn người đọc, làm cho người đọc như chìm đắm trong cái
đẹp, cái thanh tao của vũ trụ, của thiên nhiên, của con người. Khác xa
lối dùng chữ của Thanh Tâm Tài Nhân quê mùa, mộc mạc ..
Qua một đoạn khác, ta hãy xem Thanh Tâm Tài Nhân tả cảnh từ biệt
giữa Kim, Kiều trong lần hội ngộ đầu tiên nhân ngày hội Thanh minh:
“Kim Trọng ngây ngất cả người, xiêu xiêu cả tinh thần, bụng bảo dạ:
“Thế này thì mình đến tương tư chết mất” rồi chàng lẩm bẩm tự thề
không lấy được Thúy Kiều thì suốt đời không lấy ai nữa. Vì vướng có
Vương Quan ở đấy, không tiện nán lại ở lâu, Kim Trọng đành phải nói
qua loa rồi cáo từ lui gót.
Vương viên ngoại cũng sai người đến đón hai nàng lên kiệu.”
Chàng Kim này quả thật táo bạo, mới gặp nhau lần đầu đã bị cú sét ái
tình đánh trúng không còn giẫy giụa gì được, thề thốt lung tung, giả thử
nếu không có Vương Quan ở đó dám chàng ăn tươi nuốt sống con gái
nhà người ta!! Thanh Tâm Tài Nhân dùng lời văn trắng trợn, thô lỗ, nếu
không muốn nói là sống sượng!
Cùng cảnh giã biệt ấy, cụ Tiên Điền dùng tám câu lục bát nhẹ nhàng,

kín đáo mà làm cho cảnh vật bên ngoài cũng phải mủi lòng buồn bã:
Người quốc sắc, kẻ thiên hương
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê
Rốn ngồi chẳng tiện, rứt về chỉn khôn
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ngó theo
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Tâm sự “kẻ ở người đi” thật là buồn bã, giờ chia tay thật não nùng cho
những kẻ mới yêu nhau, mặc dù đôi uyên ương còn đang đắm chìm
trong cơn mê muội nhưng vẫn còn biết giữ lễ giáo, nho phong “Tình
trong như đã, mặt ngoài còn e”, để rồi khi giờ chia tay đã điểm, hai kẻ
yêu nhau như còn trong cơn nửa tỉnh nửa mê, còn vấn vương, luyến
tiếc:
Khách đà lên ngựa, người còn ngó theo.
Buổi chia ly nào cũng vấn vương, cũng buồn bã, lối diễn tả của cụ
Nguyễn Du đâu có thua gì lỗi diễn tả của Đặng Trần Côn trong Chinh
Phụ Ngâm Khúc ở đoạn giã biệt của chàng tuổi trẻ với người chinh phụ
trên cầu sông Vỵ:
Nhủ rồi tay lại trao liền
Bước đi một bước lại vin áo chàng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×