Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề-Đ-án chuyên Văn Thái Bình 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.26 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
Năm học 2009-2010
MÔN THI: Ng÷ v¨n
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1: (3,0 điểm)
“Me
̣
ru ca
́
i le
̃
ơ
̉
đơ
̀
i

̃
a nuôi phâ
̀
n xa
́
c, ha
́
t nuôi phâ
̀
n hô
̀


n
Ba
̀
ru me
̣
… me
̣
ru con
Liê
̣
u mai sau ca
́
c con co
̀
n nhơ
́
chăng”
(Ngô
̀
i buô
̀
n nhơ
́
me
̣
ta xưa - Nguyễn Duy)
Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về
tình yêu và lòng biết ơn mẹ.
Câu 2: (7,0 điểm)
Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam qua hai bài

thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
=====HẾT=====
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh:........................
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2009– 2010
(Bản hướng dẫn gồm 03 trang)
I. Hư ớng dẫn
chung
ĐỀ CHÍNH THỨC
- Người chấm cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh
để đánh giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận
dụng, cân nhắc từng trường hợp.
- Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một
cách hợp lí. Mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; không yêu cầu quá cao đối với mức điểm
9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản,
người chấm vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai
lệch với hư ớng dẫn chấm và được thống nhất trong những người chấm chấm thi.
Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,25
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1 (3,0 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Hiểu đúng yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội có định hướng từ suy ngẫm
của nhà thơ Nguyễn Duy qua đoạn thơ. ( yêu cầu phải phát hiện được ý tưởng của tác giả)
- Biết nhận xét, bình giá và nêu được suy nghĩ của cá nhân.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể viết theo suy nghĩ độc lập của mình
nhưng trên cơ sở một vài ý cơ bản sau:
1) Giải thích ý thơ của Nguyễn Duy và xác định vấn đề cần bàn luận (1,0 điểm):
* Công lao của người mẹ với con là vô cùng lớn lao:
- Sữa nuôi phần xác: Nuôi dưỡng con về thể chất
- Hát nuôi phần hồn: Nuôi dưỡng con về tinh thần
* Lẽ phải ở đời là: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn mẹ.
Vậy vấn đề bàn luận: Đạo làm con là yêu thương và biết ơn mẹ.
2) Nội dung bàn luận:
a) Khẳng định: (1,0 điểm)
Đạo làm con phải yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính
nhân văn cao đẹp vì:
- Mẹ là người trao cho con cuộc sống, đưa con đến với thế giới này.
- Mẹ chắt lọc sự sống của thể chất mình cho con và chăm lo cho con bằng tất cả
tình yêu và đức hi sinh của mình.
- Tình yêu và sự chăm lo của mẹ cho con bền bỉ, tận tuỵ và vị tha, vượt mọi
khoảng cách thời gian, không gian... không đòi hỏi đền đáp bao giờ....
b) Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của Con với Mẹ (0,5 điểm):
- Cảm nhận và thấm thía những khát vọng mẹ gửi gắm ở con.
- Cố gắng học tập và rèn luyện để thực hiện những khát vọng ấy của mẹ, xứng
đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ.
- Thương yêu và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể hàng ngày: giúp đỡ việc
gia đình, chăm sóc khi mẹ đau ốm, động viên an ủi mẹ khi mẹ buồn....
c) Bàn luận mở rộng (0,5 điểm):
- Dân tộc ta vốn có truyền thống coi trọng tình yêu và sự biết ơn của con với mẹ:
nhiều câu ca dao tục ngữ khẳng định điều này: Nghĩa mẹ như nước .... Nghĩa mẹ
bằng trời..... Và các nhà thơ nhà văn hiện đại đã tiếp tục nguồn cảm hứng vô tận ấy...
- Phê phán những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ, có
những thái độ việc làm sai trái với mẹ....

* Lưu ý: Cần phát hiện và trân trọng những cách trình bày sáng tạo của thí sinh
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Chỉ trình bày được một ý của các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
Câu 2 (7,0 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học về một vấn đề trong một nhóm các tác phẩm thơ;
thao tác tổng hợp tốt, bố cục 3 phần rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
b1: Giới thiệu về vấn đề bàn luận và hai tác phẩm theo yêu cầu đề bài.
b2: Triển khai bày tỏ cảm nhận và suy nghĩ về truyền thống ân tình, chung thuỷ
của con người Việt Nam trên cơ sở những ý chính sau:
1). Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, chung thuỷ được thể hiện trong
tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành:
. Khi đã trưởng thành, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha
mẹ, sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà.
Giờ cháu đã đi xa ….
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở…
. Cháu ( nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian
nan cơ cực:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa….
. Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành
ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng và sưởi ấm suốt cuộc đời
cháu…
Nhóm dậy cả những tâm tình….

Ôi kì lạ và thiêng liêng…..
2). Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình chung thuỷ
được thể hiện qua tâm tình người chiến sĩ:
. Anh( nhân vật trữ tình) gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa tình khi là
người chiến sĩ …
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
. Anh đau xót nghĩ tới những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen dần với
cuộc sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm
tháng gian lao, sâu nặng ân nghĩa vừa trải qua…
Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
. Anh giật mình, thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau,
quá khứ ùa về trong tâm thức…:
Có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
. Anh suy ngẫm và nhắn nhủ với mọi người: Nhân dân, đất nước luôn độ lượng
vị tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình chung thuỷ với quá khứ, với lịch sử,
với nhân dân và đất nước:
Trăng cứ tròn vành vạnh….
…đủ cho ta giật mình
Khái quát: Ân tình, chung thuỷ luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, truyền
thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan
hệ. Từ mối quan hệ gia đình như tình bà cháu trong bài Bếp lửa đến mối quan hệ với
quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ trong bài Ánh
trăng.
(Có thể liên hệ: Việt Bắc của Tố Hữu…. )
b3: Vài nét về nghệ thuật thể hiện:
. Bếp lửa: - Thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc…

- Hình ảnh thơ (bà, bếp lửa…) bình dị mà gợi cảm, có sức lay
động tâm hồn người Việt.
. Ánh trăng: -Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà
chất chứa suy tư day dứt.
- Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi
những suy tưởng sâu xa…
c. Cách cho điểm:
* Điểm 6-7: Đáp ứng được các yêu cầu trên, luận điểm rõ ràng, có thể mắc một
vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
* Điểm 4 -5: Trình bày được 2/3các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
* Điểm 3 - 3,5: Chỉ trình bày được 1/2 các yêu cầu trên, có mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
* Điểm 2- 2,5 : Nội dung sơ sài chưa đạt được 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi. Hoặc
lần lượt phân tích từng bài thơ nhưng thiếu sự tổng hợp khái quát vấn đề.
* Điểm 0-1: Không nắm được yêu cầu của đề, hầu như không viết được gì.
Lưu ý: Tránh đếm ý cho điểm. Chú ý câu chữ và cách triển khai luận điểm.
Trân trọng những bài viết thể hiện tư chất văn chương của học sinh.

×