Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.19 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi
nhận trong Hiến pháp, một quyền có tính chất chính trị và pháp lý của công dân, là
một hình thức biểu hiện trực tiếp của nền dân chủ XHCN; là một trong những
phương thức giám sát của nhân dân đối với Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà
nước. Theo quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hồ Chủ tịch, quyền khiếu nại liên
quan chặt chẽ với các quyền và nghĩa vụ cơ bản khác của công dân và chiếm vị trí
quan trọng trong hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nó chính là
phương tiện để công dân đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Tiền Giang là tỉnh có đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 76% diện tích đất
tự nhiên. Quá trình thực hiện các chính sách đất đai dẫn đến đất nông nghiệp bị
xáo trộn lớn, một số nông dân vẫn còn quan niệm đất đai là sở hữu tư nhân nên
tranh chấp, khiếu kiện đòi lại đất gốc. Bên cạnh đó, việc xây dựng, phát triển cơ
sở hạ tầng làm cho giá trị đất tăng nhanh. Trong khi đó, công tác đền bù, giải tỏa
của các dự án lớn còn bộc lộ nhiều hạn chế, giá đền bù chưa tương xứng với giá
trị tài sản bị giải tỏa. Việc quản lý đất công còn nhiều sơ hở, việc áp giá đền bù
không thống nhất, chưa được sự đồng thuận của nhân dân trước khi thi công;
việc mua bán đất đai không đúng theo qui định của pháp luật và chưa được xử
lý triệt để.
Do vậy, thời gian những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang liên tục
xảy ra các vụ khiếu nại đông người, phức tạp và kéo dài. Đáng chú ý là các vụ khiếu
nại thuộc các dự án lớn như: vụ khiếu nại của các hộ dân Nông trường Tân Lập, Khu
công nghiệp Long Giang, huyện Tân Phước; vụ khiếu nại đền bù giải tỏa công trình
mở rộng Quốc lộ 1A; dự án đường điện 500KV Nhà Bè-Ô Môn (đoạn đi ngang địa
bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè); dự án đường ô tô cao tốc thành phố Hồ Chí MinhTrung Lương; dự án Khu công nghiệp Tân Hương, huyện Châu Thành. Ngoài ra,
một số trường hợp khiếu nại của công dân đã được các cấp, các ngành xem xét giải
quyết nhiều lần, đúng pháp luật nhưng đối tượng không chịu thi hành mà vẫn cố
tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để khiếu nại vượt cấp, kéo dài thời gian làm
cho tình hình khiếu kiện thêm phức tạp.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nhằm


nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang" để làm tiểu luận cho khóa học. Đây là vấn đề nóng bỏng
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Hy vọng qua đề tài này sẽ giúp cho giảng viên và
người đọc đánh giá chính xác hơn về thực trạng khiếu nại tại tỉnh Tiền Giang và
đóng góp một số biện pháp khắc phục tình trạng trên.
Vì thời gian nghiên cứu quá ngắn, chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế
nhất định. Tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy, cô.
PHẦN NỘI DUNG


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Trong những năm từ 2005 - 2007, tỉnh Tiền Giang có một số dự án thuộc
Trung ương đầu tư như: Dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn Trung Lương - Mỹ
Thuận, Dự án xây dựng đường ô-tô cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung
Lương, Dự án xây dựng đường dây điện 500KV Nhà Bè - Ô Môn. Một số dự án
trên đã đưa vào sử dụng có hiệu quả. Ngoài ra tỉnh Tiền Giang cũng đã đầu tư
xây dựng Khu công nghiệp Tân Hương (xã Tân Hương, huyện Châu Thành), đã
đưa vào hoạt động.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
ĐÔNG NGƯỜI
1. Cơ sở pháp lý:
Đất đai là một dạng tài nguyên đặc biệt của các loại tài nguyên, là cơ sở
của mọi quá trình sống còn và sự phát triển của mọi sinh vật, trong đó có con
người. Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người cho thấy từ khi
mới ra đời cuộc sống con người đã phải gắn liền với đất, đất đã nuôi sống con
người và trong quá trình lao động mà con người từng bước phát triển. Vốn đất
đai ngày nay của nước ta chính là thành quả của quá trình đấu tranh dựng nước
và giữ nước lâu dài, tốn biết bao công sức, biết bao xương máu của các thế hệ
người Việt Nam.

Quan điểm của Đảng ta về vấn đề đất đai và giải quyết khiếu nại có liên
quan đến đất đai là: Đất đai thuộc thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước
thống nhất quản lý, xoá bỏ chế độ tư hữu về đất đai, xây dựng và củng cố chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai theo hình thức và bước đi thích hợp trong từng
giai đoạn cách mạng. Thực hiện củng cố liên minh công nông, đoàn kết ổn định
chính trị trong nông dân và nông thôn.
Từ khi Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã
khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nhà
nước giao cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài. Do vậy, chủ thể
tranh chấp, khiếu nại về đất đai không phải là chủ sở hữu mà họ chỉ được Nhà
nước giao đất cho sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quy định. Vì vậy, với chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai chỉ có thể tranh chấp, khiếu nại về quyền quản lý
và quyền sử dụng, không có tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu đất đai.
Do vậy, việc giải quyết khiếu nại đông người của công dân liên quan đến
việc Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa, bồi thường thiệt hại,… để xây dựng các dự
án đầu tư là một trong những biện pháp để pháp luật về đất đai được phát huy
tốt vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết khiếu nại, Nhà nước
điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội và
của nhân dân, đồng thời giáo dục ý thức pháp luật cho mọi công dân, ngăn ngừa
những vi phạm pháp luật đất đai khác có thể xảy ra, bảo đảm không để lây lan
và kéo dài.
Đây là một trong những công việc có ý nghĩa quan trọng để tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý và sử dụng đất đai.
Khiếu nại, tố cáo (KNTC) là một trong những quyền cơ bản của công dân
đã được ghi nhận trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật quan trọng của
Trang 2


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.


nhà nước ta. Thực hiện tốt quyền này là cơ sở để quyền dân chủ của người dân
được tôn trọng và bảo đảm.
Trong thời gian vừa qua, ở một số địa phương tình hình khiếu nại, tố cáo
nhất là khiếu nại đông người diễn ra rất phức tạp, trở thành “điểm nóng”. Điều
này cũng một phần là do người dân chưa hiểu hết được các quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo, nhất là quyền và nghĩa vụ của mình; cơ quan có thẩm
quyền các cấp chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Cơ chế pháp lý thực hiện việc khiếu nại ở nước ta hiện nay được áp dụng
theo Luật khiếu nại, tố cáo năm 1988; Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật
khiếu nại, tố cáo năm 2004 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính, song trên thực tế quyền lợi chính đáng của người dân vẫn chưa thực sự
được tôn trọng, kỷ cương, phép nước chưa được đề cao. Để đáp ứng nhu cầu
phát triển của đất nước, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Quốc hội
khoá XI kỳ họp thứ tám một lần nữa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật khiếu nại, tố cáo vào ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Theo quy định của Luật KNTC tại Điều 2 thì: Khiếu nại là việc công dân,
cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy,
quyết định hành chính bị khiếu nại trong tình huống này là: quyết định thu hồi
đất, quyết định áp giá bồi thường, quyết định hỗ trợ và tái định cư ... của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; hành vi hành chính bị khiếu nại là: đo đạc xác
định diện tích đất bị thu hồi, phân loại đất, giao đất tái định cư; kê biên nhà cửa,
vật kiến trúc, hoa màu, cây ăn trái ... do cán bộ của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư cấp huyện và Ban quản lý dự án thực hiện.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại:
Theo quy định của Luật KNTC từ Điều 19 đến Điều 29, thì: một vụ việc
khiếu nại được giải quyết ở hai cấp hành chính và người khiếu nại có quyền

khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án trong bất kỳ lần giải quyết khiếu nại nào
của cơ quan hành chính. Do vậy, vừa đề cao trách nhiệm của cơ quan hành
chính trong quá trình quản lý, điều hành, phòng ngừa phát sinh khiếu nại vừa
đồng thời khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn trong quá
trình giải quyết khiếu nại của công dân, phát huy vai trò của Toà án trong việc
giải quyết các vụ án hành chính.
Như vậy, thực hiện cơ chế giải quyết khiếu nại đổi mới nêu trên thì từ
ngày 01/6/2006 trong giải quyết khiếu nại hành chính sẽ không có quyết định
giải quyết khiếu nại cuối cùng. Mọi vụ việc khiếu nại hành chính sau khi được
cấp có thẩm quyền giải quyết (lần đầu hoặc lần hai), nếu không đồng ý đều có
thể được khởi kiện ra Toà án hành chính theo quy định của pháp luật. Trường
hợp qua hai lần giải quyết khiếu nại, người khiếu nại không khởi kiện ra Toà án
hoặc hết thời hiệu khiếu kiện thì người khiếu nại phải chấp hành quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trang 3


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Ngoài việc quán triệt chủ trương, biện pháp trong quá trình giải quyết
khiếu nại của Đảng và Nhà nước, cần phải dựa trên cơ sở pháp lý và các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật.
2. Quan điểm giải quyết khiếu nại đông người:
Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại đông người tại các dự án,
bảo đảm an dân, ổn định sản xuất và đời sống, giữ vững được an ninh trật tự và
an toàn xã hội tại các vùng dự án và trên toàn địa bàn.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại phải bảo đảm công bằng, công khai,
minh bạch, tuyệt đối không để nảy sinh tiêu cực, chú ý các sai phạm có liên
quan đến cán bộ, đảng viên mà người dân phát hiện, phản ảnh thì phải kiên
quyết có biện pháp xử lý kịp thời, đúng pháp luật và công khai cho dân biết.

Ngoài ra việc giải quyết khiếu nại cũng như các chính sách hỗ trợ cần phải được
cân nhắc toàn diện và không ảnh hưởng đến các dự án, các vùng khác thuộc khu
vực.
Thông qua quá trình giải quyết, tiếp và đối thoại công khai với công dân
tại các địa phương và các vùng dự án, các ngành, các cấp tập trung đi sâu làm
tốt công tác quần chúng, vận động, thuyết phục, giáo dục nhân dân am hiểu chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở đó nêu cao
tinh thần làm chủ, ý thức chấp hành luật pháp. Vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của
các thế lực thù địch, không để đối tượng xấu lợi dụng, kích động dẫn đến việc
lôi kéo tập trung đông người tại thành phố Mỹ Tho và thành phố Hồ Chí Minh,
không quan tâm đến sản xuất - đời sống và vi phạm pháp luật. Có phương án
đấu tranh với những người lợi dụng khiếu kiện để kích động nhân nhân gây mất
an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
Giải quyết tình hình khiếu nại đông người tại các dự án để tìm ra những
bất cập, những quy định không phù hợp của pháp luật trên các mặt: Giá cả, quy
định các loại đất, chính sách hỗ trợ, tái định cư… nhằm kiến nghị Trung ương có
biện pháp về chủ trương, chính sách và hoàn chỉnh các quy định của pháp luật
ngày càng phù hợp với thực tế khách quan. Mặt khác, địa phương có cơ sở rút ra
các bài học kinh nghiệm trong quá trình vận dụng các quy định của pháp luật
sao cho phù hợp để thực hiện tốt các dự án đầu tư về sau trên địa bàn của tỉnh.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐÔNG
NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DỰ ÁN
1. Tình hình khiếu nại chung trên địa bàn tỉnh và khiếu nại liên quan
đến 04 dự án lớn:
Tình hình khiếu nại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời gian qua có nhiều
diễn biến phức tạp, nhất là các khiếu nại liên quan đến giải tỏa, bồi thường tại
các dự án và một số trường hợp khiếu nại đòi lại đất gốc. Người khiếu nại liên
kết thành đoàn đông người với thái độ gay gắt, quyết liệt để gây áp lực đòi giải
quyết theo yêu cầu của họ. Tất cả các vụ khiếu nại đều đã được quan tâm chỉ
đạo, xử lý, giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền; đáng chú ý là hầu hết

những vụ việc đã có quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
hoặc kết luận của bộ ngành Trung ương nhưng công dân vẫn không đồng ý, cố
Trang 4


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để tiếp tục khiếu nại, gây mất an ninh trật
tự, xã hội.
Các vụ khiếu nại phức tạp, đông người và khiếu nại kéo dài điển hình
như: vụ khiếu nại đền bù giải tỏa công trình mở rộng Quốc lộ 1A; dự án đường điện
500KV Nhà Bè-Ô Môn (đoạn đi ngang địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè); dự án
đường ô tô cao tốc thành phố Hồ Chí Minh- Trung Lương; dự án Khu công nghiệp
Tân Hương, huyện Châu Thành;…Các vụ khiếu nại này phát sinh chủ yếu và hầu
hết đều thuộc các dự án đã triển khai thực hiện từ những năm 2005 trở về trước.
Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến cuối năm 2007, các cấp, các ngành,
các cơ quan chức năng đã tiếp 18.824 lượt người đến tranh chấp, phản ánh, đề đạt
nguyện vọng và khiếu nại, tố cáo; có 89 đoàn khiếu nại đông người, cụ thể:
- Năm 2005 tiếp 5.836 lượt, có 18 đoàn đông người, nhận 2.342 đơn;
- Năm 2006 tiếp 6.396 lượt, có 29 đoàn đông người, nhận 2.986 đơn;
- Năm 2007 tiếp 6.592 lượt, có 42 đoàn đông người, nhận 3.021 đơn.
Trong đó, khiếu nại đông người tập trung vào 04 dự án lớn trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang như sau:
+ Đối với Dự án Quốc lộ 1A: có 100 hộ dân khiếu nại đòi áp giá đất nông
nghiệp mặt tiền Quốc lộ 1A là 500.000 đồng/m2; đòi hỗ trợ từ 20 – 50% giá đất ở đối
với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư thuộc Khu 7, thị trấn Cai Lậy, huyện
Cai Lậy; đòi bồi thường giá đất theo thị trường và yêu cầu bố trí tái định cư.
+ Đối với Dự án đường ô tô cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung
Lương: có 157 đơn khiếu nại về loại đất, 161 đơn khiếu nại về giá nhà ở và áp
giá bồi thường đất ở, đất nông nghiệp theo giá thị trường.

+ Đối với Dự án xây dựng đường dây điện 500KV Nhà Bè – Ô Môn: có
23 hộ khiếu nại về áp giá bồi thường theo giá thị trường, yêu cầu tái định cư
bằng đất và hỗ trợ tái định cư cho các khẩu độc lập sống chung trong 01 hộ; yêu
cầu giải tỏa hành lang an toàn đường dây điện phạm vi 60m.
+ Đối với Dự án xây dựng Khu công nghiệp Tân Hương: có trên 400 đơn
khiếu nại, nội dung chủ yếu tập trung vào việc đòi tăng giá đền bù từ 50 triệu
đồng/công lên 70 triệu đồng/công (01 công đất = 1.000m2); yêu cầu nhà nước có
chính sách hỗ trợ tái định cư, xây dựng hạ tầng khu tái định cư; phản ánh đời
sống người dân vùng dự án gặp nhiều khó khăn.
2. Công tác giải quyết khiếu nại đông người của 04 dự án:
2.1. Giai đoạn từ khi phát sinh khiếu nại đến trước khi có Phương án
126:
a/ Đối với Dự án mở rộng Quốc lộ 1A:
+ Đối với các hộ dân khiếu nại giá đất nông nghiệp mặt tiền từ 70.000
đồng/m2 để nâng lên 500.000 đồng/m2 thì qua xem xét hồ sơ kiểm kê của Hội
đồng bồi thường giải tỏa huyện Cai Lậy xác định loại đất nông nghiệp tính giá
bồi thường 70.000 đồng/m2 là phù hợp với với khoản 1, Điều 9; khoản 2, Điều
10 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 116/2004/TT-BTC
Trang 5


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính cũng như Quyết định số 68/2004/QĐ-UB của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang. Do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định bác đơn.
+ Đối với các hộ dân khiếu nại yêu cầu hỗ trợ 20% - 50% giá đất nông
nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, khu 7, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tức nằm
ngoài kênh 30/6 đến ranh xã Bình Phú, huyện Cai Lậy là không phù hợp. Vì căn
cứ Quy hoạch sử dụng đất tại thị trấn Cai Lậy thời kỳ 2003 – 2010 đã thông qua

Hội đồng nhân dân thị trấn Cai Lậy và được Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy
phê duyệt tại Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 16/4/2004, thì vị trí sử dụng
đất trong khu trung tâm thị trấn Cai Lậy là từ ranh xã Nhị Mỹ đến kênh 30/6.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 5908/CV-UBND ngày
26/10/2005 xác định Khu dân cư thị trấn Cai Lậy dọc theo Quốc lộ 1A từ ranh
xã Nhị Mỹ đến Kênh 30/6; đồng thời ngày 02/3/2007, Bộ Tài nguyên và Môi
trường có Công văn số 771/BTN-MT trả lời là xác định Khu dân cư theo Quy
hoạch sử dụng đất của thị trấn Cai Lậy là đúng. Do vậy, các hộ trên yêu cầu mở
rộng khu dân cư trên (từ Kênh 30/6 đến ranh xã Bình Phú) để được hưởng chế
độ hỗ trợ 20%-50% giá đất ở đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư là
không phù hợp. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định bác đơn.
+ Đối với 03 hộ khiếu nại yêu cầu bồi thường giá đất thị trường và bố trí
khu tái định cư: tại khu vực chợ Bà Tồn, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy
tổng số hộ dân bị ảnh hưởng giải tỏa trắng là 36 căn nhà. Quá trình tổ chức triển
khai và thực hiện áp giá bồi thường cho các hộ đã thực hiện xong, đồng thời các
hộ dân đã giao mặt bằng cho công trình thi công và nhận tiền bồi thường. Trong
36 hộ giải tỏa thì có 33 hộ chấp hành nhận tiền bồi thường và không khiếu nại,
còn lại 03 hộ đã nhận tiền xong, nhưng sau đó khiếu nại yêu cầu bồi thường giá
thị trường và bố trí tái định cư. Từ yêu cầu này, đối chiếu hồ sơ thì Dự án mở
rộng Quốc lộ 1A không đầu tư xây dựng khu tái định cư mà chỉ áp dụng hình
thức tái định cư tự nguyện cho mỗi hộ là 40.000.000 đồng và các khoản chi phí
khác như hỗ trợ di dời, hỗ trợ ổn định cuộc sống là đúng theo chế độ quy định.
Riêng các hộ yêu cầu bồi thường giá thị trường là không có căn cứ pháp lý vì:
giá đất tính bồi thường tại khu vực này là dựa theo Quyết định số 68/2004/QĐUB ngày 30/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh là hoàn toàn phù hợp với khung
giá và loại đất do Nhà nước quy định. Nay các hộ yêu cầu bồi thường theo giá
thị trường là không có cơ sở để xem xét.
Tuy nhiên, ngày 07/02/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số
775/UBND-CN về việc hỗ trợ thêm số tiền là 30.000.000 đồng, đồng thời các hộ
này nếu có yêu cầu về chỗ ở thì Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy bố trí vào Khu
dân cư Mỹ Phước Tây và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của

pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 99 quyết định giải quyết khiếu nại theo
thẩm quyền và 01 công văn trả lời với nội dung bác đơn; nhưng hầu hết các hộ dân
khiếu nại vẫn tiếp tục khiếu nại đông người lên các Bộ, ngành Trung ương tại Thủ đô
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự.

Trang 6


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

b/ Đối với Dự án xây dựng đường ô tô cao tốc thành phố Hồ Chí Minh –
Trung Lương:
Ngày 25/12/2006, Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1601/TCTTTr và ngày 05/01/2007 có Công văn số 20/STN-MT gửi Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc điều chỉnh diện tích đất ở theo hạn mức.
Ngày 11/01/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 174/UBND-CN với
nội dung thống nhất Công văn số 20/STN-MT của Sở Tài nguyên và Môi trường cho
điều chỉnh lại diện tích đất ở theo hạn mức đối với Dự án đường ô tô cao tốc.
Ngày 14/6/2007, Ủy ban nhan dân tỉnh ban hành Quyết định số 2297/QĐUBND và ngày 21/6/2007 ban hành Quyết định số 2373/QĐ-UBND về việc phê
duyệt kinh phí bồi thường giải tỏa xây dựng đường ô tô cao tốc đoạn thành phố Hồ
Chí Minh – Trung Lương với số tiền là:
+ Đợt 46: 5.236.065.277 đồng
+ Đợt 47: 8.025.316.707 đồng
Với số tiền trên, Hội đồng giải tỏa bồi thường huyện Châu Thành đã chi trả
cho các hộ dân. Riêng đối với các trường hợp không được điều chỉnh, Ủy ban nhân
dân tỉnh đã tiếp nhận đơn và giao cho Tổ công tác của tỉnh dự thảo quyết định giải
quyết cho 28 đơn thuộc thẩm quyền (nhưng chưa ra quyết định vì còn chờ chủ
trương chung); số còn lại tiếp tục khiếu nại vượt cấp lên Bộ, ngành Trung ương.
c/ Đối với Dự án xây dựng đường điện 500KV:
Ngày 29/12/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Công văn số

7548/UBND-CN về việc bổ sung các chính sách bồi thường, hỗ trợ nội dung chủ
yếu là:
+ Đất ở dưới hành lang lưới điện được tính tối đâ theo hạn mức (300m 2 ở
nông thôn và 250m2 ở thị trấn), bồi thường 100% theo đơn giá của tỉnh nhưng không
thu hồi đất (trước đây chỉ bù phần chênh lệch mục đích sử dụng đất giữa đất ở và đất
nông nghiệp).
+ Tăng thêm mức hỗ trợ cho các hộ tự tìm chỗ ở từ 10 – 30 triệu đồng/hộ tùy
theo vị trí đất bị ảnh hưởng.
+ Hỗ trợ thêm 75.000 đồng/m2 đối với đất cặp đường xi măng.
Về yêu cầu tái định cư bằng đất và hỗ trợ tái định cư cho hộ độc lập sống
trong cùng một hộ khẩu: do dự án không có tái định cư bằng đất nên Ủy ban
nhân dân tỉnh chỉ hỗ trợ bằng tiền để các họ tự lo chỗ ở mới; riêng yêu cầu tái
định cư cho các hộ độc lập sống cùng trong một hộ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã
ban hành Quyết định số 3638/QĐ-UBND ngày 28/9/2006 về việc phê duyệt kinh
phí bồi thường giải tỏa xây dựng đường dây điện 500KV Nhà Bè – Ô Môn đoạn
đi qua huyện Cai Lậy, đợt 6. Theo đó, hỗ trợ di dời cho những hộ có cùng hộ
khẩu nhưng thực tế có gia đình riêng, sống không phụ thuộc vào chủ hộ.
Tuy nhiên, Quyết định số 3638/QĐ-UBND ngày 28/9/2006 của Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ áp dụng cho địa bàn huyện Cai Lậy mà chưa được áp dụng cho toàn
tuyến. Trên thực tế một số trường hợp ở huyện Cái Bè, nhà có hộ khẩu riêng nhưng
Trang 7


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

đất vẫn còn của cha mẹ…chỉ được đền bù giá trị nhà mà không được hỗ trợ chế độ
giải tỏa trắng như tái định cư, tiền thuê nhà…
Đối với việc yêu cầu giải tỏa hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện đến
60m, tỉnh không thể giải quyết do không đúng với quy định tại Nghị định số
106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ.

Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy đã ban hành 23 quyết định giải quyết
khiếu nại, với nội dung chấp nhận một phần khiếu nại của các hộ. Sau khi triển
khai quyết định giải quyết, có 17 hộ tiếp tục khiếu nại. Ủy ban nhân dân tỉnh
thẩm tra xác minh và cũng đã ban hành quyết định bác đơn đối với các hộ tiếp
khiếu. Hiện nay không thấy các hộ dân khiếu nại nữa.
d/ Đối với Dự án xây dựng Khu công nghiệp Tân Hương:
Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành đã nhận
đơn khiếu nại, tiếp công dân và trực tiếp đối thoại với nhân dân ngày 16/10/2007
(58 lượt công dân).
2.2. Giai đoạn xây dựng Phương án 126 về việc giải quyết khiếu kiện
đông người liên quan đến các dự án
Trước tình hình khiếu nại đông người của các hộ dân thuộc các dự án,
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tập trung chỉ đạo và triển khai
nhiều biện pháp để giải quyết nhưng tình hình khiếu nại đông người vẫn diễn
biến phức tạp, ngày càng gay gắt hơn, ảnh hưởng tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 219/TBVPCP ngày 02/11/2007 của Văn phòng Chính phủ và chỉ đạo của Tổng Thanh tra
Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo theo Quyết định số 1367/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ; ngày 23/11/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng
Phương án số 126/PA-UBND giải quyết khiếu kiện đông người liên quan các dự
án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Phương án 126)
Phương án số 126/PA.UBND, được Chính phủ phê duyệt tại Công văn số
1278/CVCP.VII ngày 12/12/2007. Theo đó, xác định không nâng giá bồi thường
giải tỏa, chỉ hỗ trợ bổ sung giúp người bị thu hồi đất giảm bớt khó khăn. Phương
án 126 thực hiện phương thức hỗ trợ bằng tiền với định mức như sau:
Một: Hỗ trợ bổ sung cho các hộ bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển
chỗ ở để thực hiện Dự án mở rộng Quốc lộ 1A định mức 500.000 đồng/m 2, với
89 hộ, diện tích là 7.008,02m2, với số tiền là 3.504.013.750 đồng.
Hai: Hỗ trợ bổ sung cho các hộ bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển
chỗ ở để thực hiện các Dự án: Đương ô tô cao tốc, đường điện 500KV, Khu

công nghiệp Tân Hương theo định mức từ 20 triệu đồng, 30 triệu đồng, 40 triệu
đồng và 50 triệu đồng/hộ với 856 hộ, số tiền là 22.461.200.000 đồng. Trong đó:
+ Đường ô tô cao tốc có 208 hộ, với số tiền: 7.130.000.000 đồng.
+ Đường điện 500KV có 511 hộ, với số tiền là 11.221.200.000 đồng

Trang 8


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

+ Khu công nghiệp Tân Hương có 137 hộ, với số tiền: 4.110.000.000
đồng.
Ba: Hỗ trợ 20% giá đất ở đối với diện tích đất nông nghiệp bị giải tỏa mở
rộng Quốc lộ 1A và đất ven tỉnh lộ thuộc Dự án đường ô tô cao tốc với 5.613
hộ, có diện tích 526.388,58m2, số tiền là 60.271.513.263 đồng. Trong đó:
+ Quốc lộ 1A có 5.246 hộ, với diện tích 432.434,64m2, với số tiền là
50.041.200.263 đồng.
+ Đường ô tô cao tốc có 351 hộ, diện tích 86.802,4 với số tiền là
9.427.313.000 đồng.
+ Khu công nghiệp Tân Hương có 16 hộ, với diện tích 5.431,7m 2, với số
tiền là 803.000.000 đồng.
Bốn: Điều chỉnh giá diện tích đất sử dụng làm sân phơi, mái che…nằm
cùng một thửa với đất ở thành giá đất ở với diện tích: 126.585,87m 2, số tiền là
44.838.096.300 đồng.
Năm: Hỗ trợ đất nông nghiệp Khu 7, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy bị
giải tỏa với 77 hộ, diện tích 11.335,74m2, số tiền: 3.400.632.000 đồng.
Sáu: Hỗ trợ 30% giá đất ở liền kề với phần đất sử dụng vào việc làm cơ
sở kinh doanh, với 21 hộ, diện tích 4.298,66m2, với số tiền là 944.489.300 đồng.
Bảy: Điều chỉnh hạn mức 300m2 đất ở cho mỗi hộ, với 430 hộ, diện tích:
58.338,2m2, số tiền là 8.558.147.700 đồng. Trong đó:

+ Đường ô tô cao tốc có 119 hộ, diện tích 13.970,6m 2, với số tiền là:
6.542.147.700 đồng.
+ Khu công nghiệp Tân Hương có 311 hộ, diện tích 44.367,6m 2, với số
tiền là 2.016.000.000 đồng.
Tám: Hỗ trợ chính sách đối với các gia đình chính sách, các hộ dân có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở đường dây điện 500KV với 12 hộ, số tiền là
21.000.000 đồng.
Ngoài ra, hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ phải di chuyển chổ ở thuộc Dự
án Khu công nghiệp Tân Hương: 185.000.000 đồng; Ủy ban nhân dân huyện
Châu Thành đề nghị đào trả kênh ven Quốc lộ 1A với số tiền là 4.387.500.000
đồng.
Tổng kinh phí hỗ trợ bổ sung cho các dự án là: 144.184.141.313 đồng;
chưa tính kinh phí phục vụ cho tổ công tác tham gia giải quyết khiếu nại.
Tuy nhiên, các hộ dân vẫn không đồng ý với cách giải quyết theo Phương
án 126 của Ủy ban nhân dân tỉnh, không chấp hành việc giao mặt bằng để công
trình được thi công.
Nhìn chung, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực để tập
trung giải quyết khiếu nại của công dân thuộc 4 dự án. Phương án 126 được lập
ra đã huy động nguồn nhân lực và tài lực nhằm tập trung giải quyết dứt điểm
tình hình khiếu nại gay gắt của công dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên tình hình
Trang 9


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

vẫn chưa thật sự lắng dịu, một số hộ quá khích hoặc những hộ không thuộc tiêu
chí hỗ trợ bổ sung đã tụ tập đông người kéo kiện từ tỉnh đến các cơ quan Trung
ương tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có một số hộ mặc dù được
hỗ trợ bổ sung nhưng vẫn không chấp nhận mức hỗ trợ, đặt ra những yêu cầu
vượt quá quy định của pháp luật và khả năng giải quyết của chính quyền như áp

giá phải tương đương giá thị trường hiện nay, yêu cầu đất đổi đất với vị trí
tương xứng…Tổ tuyên truyền và bộ phận nghiệp vụ kiên trì giải thích cụ thể và
khẳng định kết luận chỉ đạo của Chính phủ là không xem xét nâng giá bất kỳ ở
dự án nào mà chỉ áp dụng chính sách hỗ trợ, nhưng các hộ này vẫn bất chấp liên
tục tụ tập đông người kéo kiện làm mất trật tự.
3. Nguyên nhân khiếu nại:
Qua công tác tham gia xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân, trên cơ
sở các báo cáo tổng kết năm của đơn vị, rút ra những nguyên nhân chính của
việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài và những tồn tại, vướng mắc, bất
cập trong công tác này như sau:
3.1. Về khách quan:
- Pháp luật quy định không cụ thể, không rõ ràng, nhất là về đất đai qui
định còn một số điều khoản chưa phù hợp với thực tế đặc điểm vùng đất có giá
trị như đất khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vùng đất có vị trí đặc thù,
Nghị định và hướng dẫn thực hiện Nghị định có điểm thiếu nhất quán, nhiều vấn
đề về quan điểm được công khai và pháp luật qui định có khác nhau như khái
niệm về giá thị trường (mức nào là sát giá thị trường), khi đền bù về đất ở các
dự án đều bị vướng khung giá do Nhà nước quy định chênh lệch rất xa với giá
giao dịch thực tế mà người dân quen gọi là giá thị trường; đây là nguyên nhân
dẫn tới sự khiếu kiện của công dân đòi bồi thường sát giá thị trường, địa phương
khó giải quyết. Đặc thù của nông dân trên địa bàn của tỉnh từ trước đến nay
không phải lúc nào và ai cũng quan tâm đến các giá trị pháp lý về đất đai, về tài
sản, nhất là giấy tờ. Do vậy còn phổ biến các vấn đề có nhà ở trên đất nông
nghiệp, đất ở nhưng người dân không chuyển đổi mục đích sử dụng….sự khác
biệt này giữa thực tế và qui định của pháp luật mà địa phương không thể mạnh
dạn vận dụng.
- Có một số Điều, Khoản của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày

07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
không thống nhất nhau; công dân yêu cầu bồi thường giải tỏa phải sát giá thị
trường và yêu cầu xác định đất ở theo Điều 45 - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
làm cho địa phương rất khó thực hiện.
- Các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, đền bù, giải tỏa, tái
định cư, khung giá…chưa phù hợp với thực tế; khung giá…chưa phù hợp với
thực tế; khung giá đất bồi thường quá thấp so với giá đất cùng loại tại thời điểm
giao dịch trên thị trường.
Trang 10


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Các văn bản pháp luật về đất đai trước đây chưa có tiêu chí cụ thể để
xác định thế nào là đất nông nghiệp xen kẽ, vườn ao liền kề cùng một thửa với
đất ở trong khu dân cư, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu đô thị; đồng thời cũng
không xác định tiêu chí của khu dân cư nên khó vận dụng Điều 45 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
3.2. Về chủ quan:
- Địa phương chưa xây dựng được các tiêu chí, phương án cụ thể để phân
loại đất, tài sản, hoa màu trên đất, mà từng địa bàn huyện có dự án đi qua xây
dựng phương án riêng, nên thiếu nhất quán và càng lúng túng khi có vấn đề bất
cập xảy ra và dân phát sinh khiếu nại. Trong khi nhiều dự án được thực hiện ở
một thời điểm nhưng những tiêu chí đặt ra để bồi thường hỗ trợ cũng không
đồng nhất nhau.
- Địa phương còn lúng túng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật
theo hướng có lợi cho dân dẫn đến khiếu nại gay gắt. Cụ thể là vận dụng Thông
tư 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính để xác định phần đất sân, đất mái che,
thảo bạt…. là đất nông nghiệp.
- Trình tự, thủ tục áp giá bồi thường chưa nhất quán, thiếu công bằng; việc

áp dụng các chính sách, pháp luật cũng khác nhau, nhiều khi mang tính chủ
quan trong xử lý giữa những trường hợp có cùng điều kiện, hoàn cảnh. Nhiều
trường hợp xác định không đúng loại đất (đất sân, thảo bạt, mái che…lại định là
đất nông nghiệp, đất nông nghiệp liền kề trong khu dân cư…), việc đo đạc chưa
chính xác số diện tích, việc kiểm kê hoa màu, vật kiến trúc trên đất của người
dân còn sai sót làm thiệt thòi quyền lợi cho dân. Do vậy khi có yêu cầu xem xét
lại thì thiếu hồ sơ, thiếu căn cứ, không còn hiện trạng nên khó giải quyết dứt
điểm. Quy trình thu hồi đất thực hiện chưa đúng quy định.
- Riêng Khu công nghiệp Tân Hương là dự án có đất để tái định cư cho
dân nhưng cơ sở hạ tầng triển khai chậm và không đồng bộ như đường giao
thông, điện, nước, xử lý rác thải, trường học, y tế, nhà trẻ…. nhất là tạo công ăn
việc làm, dẫn đến đời sống của dân sau khi tái định cư tiếp tục khó khăn do mất
nguồn thu nhập thường xuyên.
- Trình độ nhận thức về pháp luật và chấp hành pháp luật của một bộ phận
nhân dân còn kém. Bên cạnh đó, còn có sự tác động của một số phần tử cơ hội
chính trị lợi dụng quyền khiếu nại - tố cáo, quyền dân chủ để lôi kéo, xúi giục,
kích động người khiếu kiện, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của một số cơ quan trong tỉnh và tại thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng
đến an ninh chính trị, trật tự xã hội.
- Nhiều nơi khiếu kiện của dân không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xem xét, giải quyết kịp thời, nghiêm túc, còn có biểu hiện tránh né, đùn đẩy, bao che
cho người vi phạm, không đánh giá đúng tình hình, nguyên nhân của việc khiếu kiện
để có biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời, để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi
kéo nhiều người tham gia khiếu kiện nên có trường hợp lúc đầu là khiếu kiện đơn
giản nhưng về sau trở thành "điểm nóng" rất phức tạp. Ở nhiều nơi, cấp ủy, chính
quyền thiếu quan tâm tập trung giải quyết dứt điểm, thiếu sự phối hợp với các cấp,
các ngành, các đoàn thể trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số nơi không nghiêm
Trang 11



Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

chỉnh chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền để vụ việc
kéo dài, dân thắc mắc khiếu kiện gay gắt.
- Việc trả lời thiếu khách quan, không chính xác của một vài cơ quan cấp
Trung ương khi đương sự tiếp tục khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại của
Chủ tịch UBND tỉnh (quyết định lần hai), đã gây khó khăn trong việc tổ chức
thực hiện quyết định.
- Công tác tuyên truyền các văn bản luật và các văn bản qui phạm pháp
luật còn hạn chế. Ý thức chấp hành chính sách pháp luật, kỷ cương trong điều
hành quản lý, điều hành Nhà nước các cấp chưa thật nghiêm, chưa đề cao dân
chủ ở cơ sở, một số cán bộ do làm sai hoặc có tiêu cực làm dân bất bình dẫn đến
khiếu kiện.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Giải pháp
- Các cấp uỷ Đảng thường xuyên giáo dục đảng viên, cán bộ công chức
nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; nắm vững và thực hiện đầy đủ nội dung Chỉ thị số 09CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy,
nội dung Luật Khiếu nại, tố cáo của công dân, các luật có liên quan và các văn
bản hướng dẫn thi hành để tập trung thực hiện tốt công tác vận động quần
chúng, nêu cao trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, khắc phục tệ quan liêu, nâng cao năng
lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản, về đất đai,
hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo; tập trung cao nhất cho công tác hòa giải
những vụ khiếu nại tại cơ sở.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm trước cấp trên về
việc chỉ đạo thẩm tra, xác minh, thu thập đầy đủ chứng cứ; phân công lãnh đạo
tổ chức đối thoại trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại theo qui định của
pháp luật và tổ chức triển khai các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực

pháp luật; đối với quyết định đương sự chưa chịu thi hành và số đơn tồn đọng
phải có biện pháp giải quyết ngay để ổn định tình hình ở địa phương.
- Tổ chức triển khai tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nội bộ và nhân
dân Luật khiếu nại, tố cáo, các văn bản hướng dẫn của Trung ương và Chỉ thị
03/CT-TU của Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối
với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đồng thời tiếp tục triển
khai các luật, pháp lệnh như: Luật đất đai, Luật phòng chống tham nhũng, Pháp
lệnh cán bộ công chức, Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm tạo một sự chuyển biến
sâu sắc về nhận thức trong nội bộ và nhân dân đối với vấn đề khiếu nại, tố cáo
và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân làm tốt
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời Ủy ban nhân dân các cấp cần
phải có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những người thiếu tinh thần trách
nhiệm trong giải quyết tranh chấp đất đai, những người vi phạm quyền dân chủ
hay lợi dụng chức vụ để làm trái pháp luật. Đối với những người khiếu kiện đã
Trang 12


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

được các cấp, các ngành giải quyết có tình, có lý, đúng chính sách pháp luật
nhưng cố ý không chấp hành, lợi dụng khiếu kiện để kéo dài thời gian, gây mất
trật tự xã hội, những kẻ kích động, cầm đầu tổ chức khiếu kiện trái pháp luật thì
phải đưa ra biện pháp xử lý nghiêm minh.
2. Kiến nghị
- Về thời hiệu khiếu nại Luật Khiếu nại, tố cáo quy định là 90 ngày, trong
khi Luật Đất đai quy định thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày. Như vậy có mâu thuẫn về thời hiệu
giữa hai văn bản luật, do đó đề nghị Chính phủ có văn bản hướng dẫn chi tiết để
áp dụng thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại.

- Đối với các vụ việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh hợp tình, hợp lý, có hiệu lực pháp luật, nhưng đương sự cố
tình không chấp hành quyết định, vẫn tiếp khiếu đến các bộ, ngành Trung ương
hoặc Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng; đề nghị cấp Trung ương trả lời
dứt khoát cho đương sự, không nên chuyển về địa phương yêu cầu giải quyết
lại, gây mất lòng tin cho nhân dân đối với chính quyền địa phương và cũng tạo
tâm lý ỷ lại là kéo kiện đông người lên Trung ương sẽ được xem xét giải quyết.
- Đối với các vụ việc mà Thanh tra Chính phủ hoặc Bộ, ngành Trung ương
xuống địa phương thẩm tra, xem xét lại hoặc do chính quyền địa phương xin ý
kiến giải quyết thì đề nghị sớm có văn bản kết luận chính thức để địa phương
tiến hành các bước tiếp theo; tránh tình trạng bỏ lửng, không có kết luận hoặc
kéo dài thời gian.
- Nhà nước cần quy định các biện pháp chế tài đối với các đối tượng cầm
đầu, tổ chức khiếu kiện đông người, quá khích, làm ảnh hưởng đến trật tự chung
của xã hội.

Trang 13


Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

PHẦN KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố mối
quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước bởi Người nhận thấy ở
đó sức mạnh to lớn bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Người
nói: "Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân
chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi". Người
đã nhiều lần chỉ ra ý nghĩa chính trị sâu sắc của công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại của nhân dân. Trong bài nói chuyện với cán bộ thanh tra tại Hội nghị
Thanh tra toàn miền Bắc ngày 5/3/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Đồng

bào có oan ức mới khiếu nại, hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và
Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng
và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa
nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn".
Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại đông người về bồi thường, giải toả
xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã căn cứ trên các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan và thực tế tình hình
của tỉnh Tiền Giang; về cơ bản, các giải pháp đề ra những tiêu chí có lợi cho
người có đất bị thu hồi.
Giải pháp về vốn có tính khả thi, giải quyết cơ bản tình hình khiếu nại
đông người, phức tạp của công dân đối với việc bồi thường, giải toả, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời qua giải quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ rút
ra được những kinh nghiệm để chỉ đạo trong việc thực hiện các dự án khác trong
thời gian tới, không để xảy ra điểm nóng do khiếu nại bức xúc của nhân dân.
Để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại đông người liên quan các dự án
phát triển kinh tế - xã hội, thu hồi đất, giải tỏa, bồi thường, tái định cư, … thì
cán bộ, công chức nhà nước mà nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải nắm chắc chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân nơi dự án
để tham mưu lãnh đạo giải quyết dứt điểm từng trường hợp khiếu nại cụ thể,
không để nhân dân bức xúc khiếu nại đông người phát sinh thành “điểm nóng”.
Trên đây là Tiểu luận cuối khoá lớp “Bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra cơ
bản năm 2009”. Tiểu luận đưa ra những giải pháp về giải quyết khiều nại đông
người liên quan các dự án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Thông qua tiểu luận này,
nhằm làm rõ những bất cập, những quy định không phù hợp của pháp luật trên
các mặt: giá cả, quy định các loại đất, chính sách hỗ trợ, tái định cư…nhằm kiến
nghị Trung ương có biện pháp về chủ trương, chính sách và hoàn chỉnh các quy
định của pháp luật ngày càng phù hợp với thực tế khách quan.

Trang 14




×