Mã kí hiệu
Đ02V-09-HSG9
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 9
Năm học: 2008-2009
MÔN THI : Ngữ văn
Thời gian: 120 phút
(Đề có 6 câu, 1 trang)
Câu 1. (1điểm):
Nêu hai cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm văn học Trung đại Việt
Nam đã học ở chương trình THCS.
Câu 2. (2 điểm):
Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
“ Kinh đô Huế dịu dàng, kín đáo, thầm lặng, nên thơ như dòng nước sông
Hương trôi êm ả, như tán phượng vĩ lao xao trong thành nội, như đồi thông u
tịch buổi chiều hôm xứ Huế. đi thăm kinh thành Huế, du khách sẽ thấy lòng
mình thanh thản, tự hào và đễ bị chìm đắm trong sự quyến rũ bởi các công
trình kiến trúc tráng lệ mà khiêm nhường, e ấp hòa quyện trong cảnh mây
nước, cỏ hoa, đất trời đã tạo nên những cảm xúc tuyệt mỹ cho thơ ca và nhạc
họa”
Câu 3. (2 điểm):
Hãy sắp xếp các bài thơ Việt Nam đã học theo từng giai đoạn lịch sử:
Bài thơ: ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Đồng chí, Đoàn
thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính,
Giai đoạn lịch sử:
+ 1945 – 1954
+ 1954 – 1964
+ 1964 – 1975
+ Sau 1975
Câu 4. (2,0 điểm):
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.
(Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử
dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?
Câu 5. (3,0 điểm):
Đọc kỹ đoạn thơ sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:
“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du )
Em hãy viết một đoạn văn qui nạp chỉ ra giá trị diễn đạt của những
biện pháp nghệ thuật đặc sắc có trong đoạn thơ trên.
Câu 6. ( 10,0 điểm ):
Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong “ Dế Mèn phiêu
lưu ký” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ Dế Choắt. Em hãy kể lại câu
chuyện đó với yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
Mã kí hiệu
Đ02V-09-HSG9
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2008-2009
MÔN THI : Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm có 2 trang)
Câu Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Điểm
Câu 1
1 điểm
Cảm hứng yêu nước
Cảm hứng nhân đạo
0,5
0,5
Câu 2
2 điểm
Phương thức thuyết minh:
Sử dụng yếu tố nghệ thuật: miêu tả
1
1
Câu 3
2 điểm
1945 – 1954 : Đồng chí
1954 – 1964 : Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con Cò.
1964 – 1975 : Bài thơ về Tiểu đội xe không kính
Sau 1975: Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Ánh trăng
0,25
0,75
0,25
0,75
Câu 4:
2 điểm
Câu thơ thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng
với tư cách là biện pháp tu từ và đó là biện pháp tu từ ẩn dụ.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
“ Mặt trời” chỉ có em bé trên lưng mẹ.
Tác giả đã ngầm ví mặt trời của mẹ Tà ôi chính là là em bé. Mặt
trời được được đem ra làm biểu tượng cho sự sông, cho niềm
tin của một ngời mẹ đối với con. Qua đó cũng bộc lộ một tình
yêu nóng bỏng bằng tình mẹ con
Qua phân tích trên ta thấy ẩn dụ là một biện tu từ có tính biểu
cảm mãnh mẽ, phong phú. Nó làm đa dạng hóa hình tượng,
hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà
văn.
0,5
1
0,5
Câu 5:
3 điểm
Viết được đoạn văn qui nạp với các yêu cầu cụ thể sau đây:
- Chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong
đoạn thơ:
+ Nhân hoá : hoa ghen, liễu hờn.
+ Hình ảnh ước lệ : làn thu thuỷ, nét xuân sơn, hoa,
liễu.
+ Điển tích : nghiêng nước nghiêng thành.
+ Tiểu đối...
-Chỉ ra được giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ
thuật:
+ Làm nổi bật được vẻ đẹp của Thuý Kiều.
1
1
+ Thể hiện rõ thái độ đồng cảm, trân trọng, ngưỡng mộ
ngợi ca vẻ đẹp nhân vật của nhà thơ Nguyễn Du - biểu hiện của
tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
+ Thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả
người.
Hình thức trình bày: 1
Câu 6:
10 điểm
- Xây dựng được câu chuyện đúng yêu cầu: Dế Mèn trở lại
thăm mộ Dế Choắt sau một thời gian phiêu lưu; diễn biến sự
việc hợp lý, biết tạo tình huống và biết dẫn dắt câu chuyện theo
trình tự có mở đầu, có phát triển và có kết thúc; nội dung câu
chuyện có ý nghĩa sâu sắc. Biết kết hợp miêu tả nội tâm và đưa
yếu tố nghị luận vào một cách hợp lý trong quá trình kể chuyện.
- Xây dựng được câu chuyện đúng yêu cầu, diễn biến sự việc
hợp lý, dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát
triển, có kết thúc; nội dung câu chuyện có ý nghĩa song chưa
biết kết hợp miêu tả nội tâm và đưa yếu tố nghị luận vào trong
quá trình kể chuyện.
- Xây dựng được câu chuyện với diễn biến sự việc hợp lý song
nội dung còn đơn giản chưa biết kết hợp miêu tả nội tâm và đưa
yếu tố nghị luận vào trong quá trình kể chuyện.
- Xây dựng câu chuyện với nội dung còn đơn giản, diễn biến sự
việc chưa hợp lý.
- Câu chuyện sơ sài.
10
8
6
4
2
Học sinh có thể xây dựng câu chuyện theo nhiều hướng miễn là
bảo đảm yêu cầu và tính hợp lý của câu chuyện.
Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài
làm để xác định một cách phù hợp.