Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.81 KB, 2 trang )
</B< font>
Gốc > Y HỌC BỐN PHƯƠNG >
Tạo bài viết mới Năm bài thuốc hay từ nghệ đen
Theo Vnexpress.net
Nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết...
Xin giới thiệu năm bài thuốc thông dụng sử dụng vị thuốc này. Theo Y học cổ truyền, nghệ
đen là tên gọi của vị thuốc “Nga truật”, thuộc họ Gừng (ZINGIBERACEAE).
Hiện nay, khoa học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của Nghệ đen;
gồm: Tinh bột 82,6%, tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của
Nghệ vàng và một số khoáng vi lượng.
Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy Nghệ đen có tác dụng tăng cường sự bài
tiết mật rõ rệt trên chuột cống trắng, đồng thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày; giảm tốc độ
di chuyển than hoạt trong ruột chuột nhắt trắng. Ngoài ra, Nghệ đen còn có tác dụng kích
thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa.
Các nghiên cứu của một số nước cho thấy, tinh dầu Nghệ đen có tính kháng khuẩn. Y học
hiện đại dùng Nghệ đen để chế rượu bổ trường sinh (Elixir de longue vie) gồm các vị:
Nghệ đen, Lô hội, Long đởm thảo, Đại hoàng, Phan hồng hoa và tá dược.
Theo Y học cổ truyền, Nghệ đen (Nga truật) có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can; có tác
dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực.
Nghệ đen thường được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh,
tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3 - 6g dưới
dạng sắc uống hoặc tán bột.
Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng Nghệ đen.
Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra
kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy
kinh.