Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Chuyên đề MỘT SÓ VẤN ĐÈ CHUNG VÈ CỒNG TÁC NGHIÊN cứu Dư LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 62 trang )

Chuyên đề 1
MỘT SÓ VẤN ĐÈ CHUNG VÈ CỒNG TÁC NGHIÊN c ứ u D ư LUẬN XÃ HỘI
TS. Đ ỗ Thị Thanh Hà
Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội
I. Một
số vấn đề lý luận
về dư luận
xã hội
cứu dư



• và công
o tác nghiên
o
%}

1

A

mt

1

A •

luận xã hội

1. Khái niêm
Dư luận xã hội (DLXH) là một hiện tượng đời sống xã hội quen thuộc mà


mỗi cá nhân, tổ chức (bao gồm cả quốc gia), trong cuộc sống hàng ngày, thường
phải quan tâm và tính toán đến. Phần đông các nhà nghiên cứu định nghĩa
DLXH là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối
với các vấn đề mà họ quan tâm. Có thể liệt kê ra rất nhiều định nghĩa khác nhau
về dư luận xã hội nhưng khái niệm về dư luận xã hội sau đây tương đối phù hợp
với thực tiễn Việt Nam hiện nay: “Dư luận xã hội ỉà tập hợp các luồng ý kiến cá
nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự, có liên quan đến lợi
ích, các mối quan tâm của công chủng".
Một số lưu ý:
- Dư luận xã hội như là sản phẩm của ý thức xã hội thể hiện trên các mặt
nhận thức, cảm xúc, ý chí (đôi khi cả trong hành động). Mỗi luồng ý kiến là một
tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau; Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều
luồng ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau; Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt
đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc hẹp (một số ý kiến).
- Khách thể của dư luận xã hội là những sự kiện, hiện tượng khác nhau
trong đời sống xã hội và gắn với lợi ích của các nhóm xã hội. Chỉ có những sự
kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự, liên quan đến lợi ích, các mối
quan tâm hiện có của nhiều người mới có khả năng tạo ra dư luận xã hội.
- Chủ thể của dư luận xã hội là các tầng lớp nhân dân, những người có
liên quan hoặc có mối quan tâm đến các sự kiện hiện tượng nói trên.
- Phương thức thể hiện của dư luận xã hội tồn tại dưới nhiều hình thức:
công khai hoặc ngấm ngầm không công khai. Xét về khía canh nhận thức, dư
luận không tuân theo qui tắc nghiêm ngặt của nhận thức chân lý, trong dư luận
luôn có cái đúng và cái sai.


- Dư luận xã hội có các thuộc tính sau:
+ Khuynh hướng: Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện,
hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất
định: tán thành, phản đổi hay băn khoăn, lưỡng lự, chưa rõ thái độ. Cũng

có thể phân chia dư luận theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực;
tiến bộ, lạc hậu, "cấp tiến”, "bảo thủ"....
+ Cường độ: Thể hiện “sức căng” của mỗi khuynh hướng. Ví dụ,
khuyng hướng phản đối có thể biểu hiện ở các sức căng khác nhau: phản
đối gay gắt; phản đối, nhưng không gay gắt....
+ Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội: Theo các nhà xã
hội học, đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ Ư (có hai luồng ý kiến
chính, trái ngược nhau, tỷ lệ ủng hộ mỗi luồng ý kiến này ngang bằng
hoặc xấp xỉ nhau) biểu thị sự xung đột, hình chữ L (trong số các luồng ý
kiến, nổi lên một luồng ý kiến được đa số ủng hộ) biểu thị sự thống nhất
cao .
+ Tính bền vững: Một số tác giả thường khẳng định dư luận xã hội
có tính dễ biến đổi. Tuy nhiên khẳng định này mới chỉ đúng một phần. Có
những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi, nhưng cũng có những
dư luận hàng chục năm không thay đổi.
+ Sự tiềm ẩn: Dư luận xã hội về những vấn đề của cuộc sống xã hội
có thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời.
- Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội
+ Cơ sở nhận thức của dư luận xã hội: Nội dung và sắc thái của dư
luận xã hội được quy định trước hết bởi trình độ hiểu biết của công chúng,
nhóm xã hội. Sự hiểu biết nhiều hay ít, sâu sắc hay không sâu sắc của
công chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, hiện tượng, sự kiện quyết định
sự đánh giá đúng hay sai của công chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, sự
kiện, hiện tượng đó. Một trong những yếu tố nhận thức có ảnh hưởng khá
phổ biến đến sự phán xét của dư luận xã hội, đó là khuôn mẫu tư duy xã
hội. Khuôn mẫu tư duy xã hội là những quan niệm, suy lý, phán xét khái
quát, giản đơn, hữu hạn nhưng có tính phổ biến và tương đối bền vững
trong một cộng đồng xã hội.
+ Cơ sở xã hội của dư luận xã hội: Các yếu tố xã hội, trước hết là lợi ích
nhóm, tầng lớp, giai cấp, quốc gia, dân tộc có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung

5


và sắc thái của dư luận xã hội. Trong một nhà nước mạnh, chính quyên và nhân
dân gắn bó với nhau, lợi ích quốc gia, dân tộc thường được coi trọng hơn các lợi
ích khác (cá nhân, nhóm, tầng lóp, giai câp); trước các sự kiện, hiện tượng, vân
đề xã hội, người ta thường lấy lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đông làm
cơ sở để đưa ra sự nhận xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của mình. Trong một nhà
nước yếu, dân chủ không được coi trọng, pháp luật, kỷ cương bị buông lỏng,
chủ nghĩa cá nhân phát triển, người ta thường nhân danh lợi ích quốc gia, dân
tộc, cộng đồng để đưa ra ý kiến này, ý kiến kia, nhưng nếu phân tích kỹ thì
không phải như vậy, lợi ích cá nhân, cục bộ mới chính là căn cứ của các ý kiến
đó. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiêu lợi ích
khác nhau, về bản chất, các lợi ích này là thống nhất với nhau. Tuy nhiên, ngoài
các lợi ích cá nhân, đặc thù hợp lý của các cá nhân, tầng lóp, giai cấp, nhóm xã
hội (các lợi ích gắn liền với lợi ích quốc gia, dân tộc), các cá nhân, tầng lớp, giai
cấp, nhóm xã hội có thể chạy theo các lợi ích cá nhân, đặc thù cực đoan, có lợi
cho mình nhưng đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc nói chung, của các cá
nhân, tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội khác nói riêng.
2. Vai trò của dư luận xã hội trong công tác lãnh đạo, quản lý
DLXH được xem như là một trong những nhiệm vụ quan trọng thuộc lĩnh
vực công tác tuyên huấn của Đảng Cộng sản các nước. Trong điều kiện xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở thập kỷ 70, 80 của thế kỷ 20, nghiên cứu DLXH cho
phép hoàn thành một loạt những nhiệm vụ quan trọng về lãnh đạo xã hội: Trong
hoạt động kinh tế và xã hội của Đảng và Nhà nước, nó giúp phát hiện kịp thời
những vấn đề nảy sinh đang tác động tới những bộ phận nhất định của xã hội và
do đó có thể áp dụng những biện pháp đúng lúc để giải quyết vấn đề. Trong lĩnh
vực tư tưởng, việc nắm bắt DLXH cho phép hiểu biết sự phát triển của ý thức
giác ngộ của quần chúng và rút ra những kết luận về hiệu quả công tác tư tưởng
do Đảng tiến hành. Nói về vai trò của DLXH trong hoạt động quản lý, V.I.

Lênin chỉ rõ: “chúng ta chỉ có thể lãnh đạo tốt nếu chúng ta biết thể hiện chính
xác những gì mà nhân dân lo n g h ĩ’1 Như vậy, dù muốn hay không muốn, phần
lớn các chính trị gia, các nhà nghiên cứu triết học đều nhận thấy vai trò hết sức
quan trọng của DLXH trong việc quản lý, điều hành xã hội.
Trong các tài liệu về công tác xây dựng Đảng của các Đảng Cộng sản
Liên Xô, Cu Ba... công tác DLXH được xem như là một phương tiện để thu
1 Dân theo “Giáo trình nghiệp vụ công tác chính trị tư tưởng” - tài liệu dịch của Ban Tuyên huấn Trung ương
ĐCS Cu Ba

6


thập thông tin và nhận biết chính xác nhất thực trạng của một hiện tượng nhất
định đông thời nó cho phép các nhà làm công tác tư tưởng đi sâu tìm hiểu những
mặt cụ thể của một vấn đề bất kỳ lúc nào. Công tác nghiên cứu DLXH chủ yếu
được thực hiện thông qua việc lấy thông tin định kỳ từ các đảng viên, thông tin
viên dư luận... tổng hợp thành các báo cáo DLXH; thông qua các cuộc thăm dò,
điều tra, khảo sát lấy ý kiến DLXH các tầng lóp nhân dân.
ở Mỹ và các nước phương Tây, DLXH đã được quan tâm đến từ khá sớm
và được xem như một công cụ lãnh đạo của giai cấp tư sản. Cùng với sự phát
triển của nền dân chủ tư sản, hiện tượng DLXH được quan tâm nhiều ở các nước
châu Âu từ cuối thế kỷ 19 và trở thành trung tâm của sự chú ý vào cuối thế kỷ
20. DLXH được xem như một ngành khoa học liên ngành bao gồm chính trị
học, tâm lý học, xã hội học, báo chí học...
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của DLXH đối với quá trình
lãnh đạo, quản lý xã hội:
Những người có quan điểm dựa trên tinh thần của các nhà triết học như
Platon, Thomas Hobbes, Walter Lippman... không đồng ý rằng quần chúng có
đủ khả năng giúp ích cho chính phủ. Theo các tác giả này, chính phủ không nên
giám sát thông tin về các cuộc thăm dò DLXH tiến hành hàng ngày hoặc tham

khảo kết quả trưng cầu dân ý để quyết định các chương trình nghị sự của họ. Họ
cho rằng đa số dân chúng không nắm được thông tin, do đó dân chúng không thê
có khả năng biết được cái gì là tốt cho đất nước mình. Họ cũng cho rằng khi các
nhà lãnh đạo mong chờ vào ý kiến dư luận (như qua các cuộc điều tra, lấy ý kiến
của các nhóm trong xã hội) thì họ sẽ trở thành những kẻ đi theo gót dư luận chứ
không phải là những nhà lãnh đạo. Những người thuộc trường phái này nhìn
nhận các cuộc trưng cầu ý kiến của chính phủ là một phương pháp không thích
hợp để quyết định các công việc của đất nước.
Những người theo quan điểm của những triết gia đặt nhiều niềm tin vào
quần chúng như Aristotle, Locke, Rousseau và Jefferson..., lại chủ trương ủng
hộ sự tham gia đầy đủ của công chúng vào mọi công việc của chính phủ, những
người theo quan điểm này đều đồng tình với quan điểm: mọi quyết định đưa ra
mà thiếu sự hiểu biết về DLXH sẽ chỉ đại diện cho ý kiến của tầng lớp tinh hoa,
chịu ảnh hưởng của vận động hành lang hoặc những nhóm lợi ích đặc biệt. Họ
tin rằng nghiên cứu DLXH đóng một vai trò quan trọng vì nó đảm bảo sự tham
gia đầy đủ của mọi công dân vào công việc chính phủ. Ngày nay, Mỹ và các
nước phương Tây sử dụng triệt để các kết quả điều tra DLXH vào mục đích
7


chính trị cũng như quản lý kinh tế. Tại các nước này, có hai hình thức nắm bắt
DLXH chủ yếu: một là, thăm dò DLXH (poll) được sử dụng phổ biến trong các
chiến dịch vận động tranh cử bởi tính chất nhanh, chính xác của thông tin thu
được. Hai là, điều tra DLXH (survey) được sử dụng dưới hình thức phát phiếu
điều tra hoặc tiến hành các cuộc phỏng vấn, thảo luận đê thu thập thông tin.
ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 80 (thế kỷ XX), Đảng ta đã thấy
được sự cần thiết của công tác nghiên cứu dư luận xã hội. Hoạt động nghiên
cứu, điều tra, nắm bắt dư luận xã hội đã chính thức được thực hiện kê từ năm
1982, khi Ban Bí thư có quyết định thành lập Viện Dư luận xã hội trực thuộc
Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương).

Trong những năm qua, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt,
nghiên cứu dư luận xã hội đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng:
Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) có nêu
nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyên, coi
trọng biện pháp điều tra dư luận xã hội”2; Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương (khóa VII) yêu cầu: “Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn
đề cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước”3; Nghị quyết Trung ương
5, khoá X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, tiếp tục
nhấn mạnh "Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận
xã hội phục vụ công tác tư tưởng”4...
Gần đây nhất, ngày 18 tháng 8 năm 2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khoá XI) đã ra Kết luận số 100-KL/TW về việc đổi mới và nâng cao chất lượng
công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, trong đó nêu rõ: “Điều
tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội là công việc quan trọng và rất cần thiết
nhằm nam bắt, tập hợp kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyên vọng
của Nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự trong nước và thế giới,
đặc biệt là đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giúp các
cơ quan lãnh đạo, quản lý có thêm thông tin tham khảo trong quá trình xây
dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp ỉuậí của Nhà nước; là một khâu quan trọng, cần thiết trong xây dựng, ban
hành, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước
2 Đảng Cộng sàn Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ưcmg (khóa VII). Nxb Sự thật,
HàNọi, 1994, tr. 40-41.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII). Nxb Sự thật,
HàNọi, 1992, tr. 32.
4 Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về công tác tư tường, lý luận và báo chí

8



Điều tra dư luận xã hội là hình thức nắm thông tin dư luận xã hội bằng
phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp này tuân thủ nghiêm ngặt các
yêu cầu có tính khoa học. Hiện nay, hình thức phổ biến là điều tra thông qua
phát phiếu hỏi cho các đối tượng được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên hoặc có chủ định. Nắm bắt dư luận xã hội là hình thức tập hợp thông
tin dư luận xã hội không thông qua phương pháp điều tra xã hội học. Hình thức
nắm bắt dư luận xã hội rất đa dạng, bao gồm: Nắm bắt thông tin qua mạng lưới
cộng tác viên; qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua việc lấy ý kiến đóng
góp của các tầng lóp nhân dân đối với dự thảo các văn kiện, văn bản pháp luật...
Nghiên cứu dư luận xã hội là những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dư luận
xã hội.
II. Thực trạng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng
Trong những năm qua, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã
hội từng bước đi vào nền nếp, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Nhiều báo
cáo nhanh của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung
ương và của các phòng (đầu mối) nghiên cứu dư luận xã hội ở các ngành, các
địa phương đáp ứng được yêu cầu phản ánh nhanh, kịp thời, trung thực, đầy đủ
các luồng dư luận xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề kinh tế, chính
trị..., đặc biệt là những bức xúc của người dân; góp phần quan trọng giúp các
cấp uỷ đảng và chính quyền sớm đưa ra được các chủ trương, quyết sách sát
thực, phù hợp lòng dân, đặc biệt là trong việc giải quyết, xử lý các "điêm nóng";
là một kênh thông tin quan trọng giúp các cơ quan lãnh đạo đánh giá đúng hơn,
sát thực hơn tình hình tâm trạng, tư tưởng của các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở
đó, đề ra các giải pháp tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, giải quyết một
số vấn đề dư luận xã hội quan tâm, góp phần xây dựng, hoàn thiện chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đất nước phát triển nảy sinh nhiều vấn đề mới, cần nắm bắt, giải quyết.
Thực tế đó yêu cầu các cấp, các ngành cần có nhiều thông tin, cần coi trọng việc

điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội. Tuy nhiên, khá nhiều chủ trương,
quyết định quan trọng của các cấp, các ngành trước khi ban hành không tiến
hành điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội hoặc có thực hiện công việc
này nhưng không nghiêm túc, khoa học. Từ đó, dẫn đến tình trạng áp đặt, quan
liêu, chủ quan, gây nên sự phản ứng gay gắt của nhân dân, không được nhân dân
ủng hộ. Không ít đồng chí lãnh đạo chưa quan tâm sử dụng các kết quả điều tra,


nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình,
thậm chí còn “dị ứng”, không muốn nghe những thông tin “trái chiẹu” qua kênh
điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội.
Một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, một mặt, do thiếu thông
tin, chưa coi trọng công tác điều tra dư luận xã hội đã phôi hợp, ký hợp đông
điều tra dư luận xã hội với các tổ chức, các nhà khoa học không đủ năng lực,
thẩm quyền, dẫn đến kết quả nhiều cuộc điều tra thiếu bề rộng và chiều sâu cần
thiết, độ sai lệch cao, hiệu quả thấp không giúp cơ quan, tổ chức có được
phương huớng, giải pháp sát thực, đúng đắn. Bên cạnh đó, do không được quản
lý chặt chẽ về kỷ luật, an ninh thông tin nên để cho một số tổ chức nghiên cứu
(phi chính phủ hoặc liên kết với tổ chức phi chính phủ) đã đưa các vấn đề chính
trị “nhạy cảm” vào bảng hỏi hoặc công khai một số kết quả nghiên cứu mang
tính nội bộ, bảo mật trong một số cuộc điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội.
2.

Thực trạng về tổ chức, cơ chế và kinh phí hoạt động của các thiết

chế điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội (trong ban tuyên giáo của
các cấp ủy đảng)
- về tổ chức bộ máy và cán bộ
Trong hệ thống tuyên giáo các cấp, chỉ có Ban Tuyên giáo Trung ương và
ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,

Cần Thơ, Yên Bái, An Giang có cơ quan, bộ phận chuyên trách (phòng hoặc
trung tâm) làm công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội. Các tỉnh,
thành ủy đã có phòng hoặc trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội, biên chế
thường chỉ có từ 2 đến 4 người5, phần lớn số cán bộ này hạn chế, bất cập về
chuyên môn, nghiệp vụ điều tra, nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội.
Ban tuyên giáo các ban, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ương và các tỉnh, thành phố còn lại chỉ phân công cán bộ chuyên trách
hoặc kiêm nhiệm làm công tác này. Phần lớn số cán bộ này không được đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ về xã hội học hoặc tâm lý học.
Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương là
đơn vị duy nhất trong cả nước chuyên nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này,
tham mưu giúp lãnh đạo Ban nắm bắt, định hướng dư luận xã hội. Viện có 4
phòng: Văn phòng; Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học; Phòng Điều tra Xã
5 Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội: 3 người; Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng: 1 người; Ban Tuyên giáo
Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh: 3 người; Ban Tuyên giáo Thành uỳ Thành phố cần Thơ: 3 người; Ban
Tuyên giáo Tinh uỳ Yên Bái: 2 người; Ban Tuyên giáo Tinh uỷ An Giang: 4 người.

10


hội học; Phòng Cộng tác viên và định hướng dư luận xã hội. Biên chế hiện có
của Viện hiện có 10 nguời (nhu cầu thực tế của Viện là 24 người)6. Phần lớn cán
bộ của Viện được đào tạo đúng chuyên môn (xã hội học hoặc tâm lý học),
nhưng năng lực, trình độ còn nhiều hạn chế, bất cập. Mạng lưới cộng tác viên dư
luận xã hội là một khâu rất quan trọng, nối dài, “tai mắt” của Viện, nhưng số
lượng, cơ cấu, chất lượng con chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn.
- về cơ chế hoạt động
Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và
các phòng, bộ phận nghiên cứu dư luận xã hội ở các địa phương đặt dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của cơ quan chủ quản; được phép tổ chức mạng lưới cộng tác viên.

Ngoài kế hoạch được xác định trong năm, Viện, các phòng, đơn vị này còn thực
hiện điều tra, nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội với các đối tác bên ngoài (các
ban, bộ, sở, ngành...).
Các báo cáo điều tra và báo cáo nhanh dư luận của Viện Nghiên cứu Dư
luận xã hội (thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương) và các phòng, bộ phận nghiên
cứu dư luận xã hội ở các địa phương được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất tuỳ
theo yêu cầu của cơ quan chủ quản. Các báo cáo này mang tính chất báo cáo
“mật” và được gửi đến các địa chỉ theo quy định.
Do chưa có quy định bắt buộc các cấp ủy đảng phải tiến hành điều tra,
nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; chưa có quy định về việc sử dụng thông tin
từ các báo cáo điều tra và báo cáo nhanh về dư luận xã hội làm căn cứ khoa học
để ban hành chủ trương, chính sách và đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chủ
trương, chính sách nên việc thực hiện công tác này ở nhiều cơ quan trung ương
và địa phương còn mang tính tự phát, thiếu tính liên tục, khoa học, thiết thực,
hiệu quả. Hoạt động của lực lượng nghiên cứu dư luận xã hội còn nhiều khó
khăn.

- về kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động hằng năm của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội nằm
trong khoản kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm của Ban Tuyên giáo
Trung ương. Những năm gần đây, Viện được cấp kinh phí để duy trì hoạt động
của 16 cộng tác viên và tiến hành từ 4 đến 6 cuộc điều tra, nguồn kinh phí này
còn ít, không hợp lý. Kinh phí dành cho nghiên cứu chuyên môn, nghiệp vụ hầu

6 Căn cứ Đề án “Tăng cường năng lực điều Ưa xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội” cùa Viện Nghiên cứu Dư luận
xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương trình Ban Bí thư tháng 9 năm 2009

11



như không có7. Với khoản kinh phí cấp cho một cuộc điều tra dư luận xã hội
như hiện nay8, Viện khó thực hiện đầy đủ các yêu cầu khoa học mà phương
pháp điều tra xã hội học cần phải có.
Kinh phí hoạt động của các phòng, bộ phận nghiên cứu dư luận xã hội ở
ban tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ do từng địa phương quy định, rất khác nhau,
nhìn chung là hạn hẹp và bất hợp lý9.
3. Kết quả điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hộỉ
3.1. Ưu điểm
- Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương đã
biên soạn được một số tài liệu về lý luận và phương pháp điều tra, nắm bắt,
nghiên cứu dư luận xã hội. Những năm trước đây, Viện thường có báo cáo
chuyên đề về tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội nói chung, của một số giai
tầng xã hội nói riêng (thông qua việc tổng họp, phân tích tình hình dư luận xã
hội trong năm). Viện đã tiến hành 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ vê các
vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư
luận xã hội.
Các phòng, trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội và bộ phận làm công tác
này tại ban tuyên giáo các địa phương khác, trên cơ sở các tài liệu về nghiệp vụ
công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu dư
luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương), biên soạn một số tài liệu phù hợp với
yêu cầu, điều kiện của địa phương về nghiệp vụ công tác này.
Các tỉnh, thành phố chỉ có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác
này, hằng tháng đều có báo cáo tổng hợp về tình hình dư luận xã hội trên địa bàn
để gửi đến các đồng chính lãnh đạo tỉnh, thành phố và Viện Nghiên cứu Dư luận
xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo nhanh, báo cáo điều tra có chất
lượng tốt, giúp các cấp uỷ đảng và chính quyền nắm đúng và kịp thời tâm tư,
nguyện vọng, tình cảm của các tầng lớp nhân dân, sớm đưa ra được các chủ
trương, quyết sách sát thực, phù hợp lòng dân, đặc biệt là trong việc giải quyết,
xử lý các "điểm nóng", những bức xúc của nhân dân.


7Tổng kinh phí hoạt động hàng năm của Viện vào khoảng 700 triệu đồng.
8 Theo quy định của Bộ Tài chính, một cuộc điều tra dư luận xã hội với quy mô điều tra là 2000 người thì kinh
phí 200 triệu đồng, nhưng Văn phòng Trung ương chỉ cấp cho Viện 90 đến 120 triệu đồng.
9 Ví dụ, kinh phí cấp cho một cuộc điều tra dư luận xã hội của Phòng Nghiên cứu Dư luận xã hội cùa Hà Nội là
100 triệu đồng, trong khi đó, ở các địa phương khác, khoản kinh phí này chi từ 30 đến 60 triệu đồng.

12


3.2. Hạn chế, yếu kém
- Ket quả điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội chưa bảo đảm về số
lượng, chất lượng theo yêu cầu mà cấp ủy, chính quyền các cấp đặt ra.
- Một số công trình nghiên cứu khoa học; báo cáo nghiên cứu chuyên đê
về dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo
Trung ương và của bộ phận làm công tác nghiên cứu dư luận xã hội trong hệ
thống tuyên giáo các cấp và một số đoàn thể chính trị - xã hội chất lượng chưa
cao; chưa theo kịp trình độ điều tra, nắm bắt dư luận xã hội từ các viện, tổ chức
nghiên cứu dư luận xã hội có uy tín trên thế giới.
- Cách tiến hành điều tra dư luận xã hội trong thời gian qua chưa thực sự
khoa học, thiếu bề rộng và chiều sâu cần thiết do đó, chất lượng thông tin thu
được đôi khi còn thấp.
- Không ít báo cáo nhanh của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban
Tuyên giáo Trung ương và các phòng, bộ phận làm công tác này trong hệ thống
tuyên giáo các cấp và một số đoàn thể chính trị - xã hội chưa kịp thời, phản ánh
không đầy đủ các luồng dư luận xã hội; thiếu sự phân tích và đề xuất, kiến nghị
nhằm định hướng dư luận xã hội. Báo cáo nhanh dư luận xã hội là tài liệu mật
hoặc tối mật, do đó, nhiều lãnh đạo chủ chốt của các bộ, ngành, địa phương
không được tiếp cận mặc dù vấn đề dư luận quan tâm có liên quan tới lĩnh vực
các đồng chí đó lãnh đạo, quản lý.

4.

Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, yếu kém trong công tác

điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội
Một là, các cấp ủy đảng nhận thức chưa sâu sắc, chưa đầy đủ về vai trò, ý
nghĩa, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận các
tầng lớp nhân dân trong công tác lãnh đạo, quản lý. Do đó, chưa quan tâm đến
việc xây dựng thiết chế và phân công cán bộ làm công tác này. Cho đến nay,
chưa có một quy định chung, có tính chỉ đạo, làm cơ sở pháp lý cho toàn hệ
thống chính trị về công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội.
Hai là, bộ máy tổ chức, cán bộ, cơ chế, điều kiện, phương thức hoạt động
của tổ chức làm công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận chưa hợp lý;
thiếu cán bộ khá, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; chưa có cơ chế để đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác này ở
trong nước cũng như ở nước ngoài; kinh phí điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư
luận xã hội không đủ hoặc không kịp thời; cách thức tổ chức mạng lưới cộng tác
13


viên nắm bẳt dư luận xã hội chưa khoa học, thiếu tính đại diện (chủ yêu là cán
bộ hưu trí, ít cộng tác viên đại diện cho các tầng lớp khác trong xã hội).
Ba là, chưa có sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức
trong hệ thống chính trị có chức năng, nghiệp vụ điều tra dư luận xã hội, tập hợp
ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
III.

Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm

bắt, nghiên cứu dư luận xã hội

Nhằm giúp các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước có thêm thông tin
tham khảo có thêm thông tin tham khao trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và
thực hiện các chủ trương, chính sách, cần chú trọng đổi mới, nâng cao chât
lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội. Trong đó, xác định
các nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường vai trò, nhận thức, năng lực lãnh đạo của
các cấp ủy đảng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm
bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; Đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, quy
trình, phương pháp, cách thức tổ chức, lựa chọn nội dung điều tra, nắm bắt,
nghiên cứu dư luận xã hội, từ đó nâng cao tính khoa học, tính thiết thực, hiệu
quả của công tác này; Kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ,
năng lực điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu Dư
luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và các phòng, bộ phận làm công tác
điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trong hệ thống tuyên giáo, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và một số đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và các
tỉnh, thành phố.
1. v ề nhân thức
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp uỷ đảng và chính quyền các
cấp về vai trò, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư
luận xã hội. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, nhất
là của cấp uỷ và người đứng đầu cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến
địa phương.
- Quy định điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội là một khâu, một
công đoạn trong quy trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, đánh giá kết
quả thực hiện chủ trương, chính sách.
2. về đổi mới quy trình, phương pháp, cách thức tổ chức, lựa chọn
nội dung điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư ỉuận xã hội
a. Đổi mới, nâng cao chất lượng điều tra dư luận xã hội
14



Khẳc phục các hạn chế, khiếm khuyết trong chọn vấn đề điều tra; chọn
hình thức điều tra; diện điều tra; xây dựng phiếu câu hỏi điều tra; chọn mẫu (đối
tượng) điều tra; tập huấn điều tra viên; triển khai trên thực địa; nhập dữ liệu, xử
lý và phân tích số liệu; viết báo cáo. Từ đó, nâng cao chất lượng công tác này.
Cụ thể:
+ Chọn vấn đề để điều tra: cầ n chọn vấn đề trúng, có giá trị đối với công
tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng.
+ Xây dựng phiếu câu hỏi điều tra: Các câu hỏi phải bảo đảm được các
yêu cầu về độ ổn định (câu hỏi phải rõ ý, không bị hiểu khác nhau, người trả lời
phải trả lời nhất quán nếu điều tra lặp lại...) và về độ hiệu lực (câu hỏi phải thu
được những thông tin cần thu thập).
+ Chọn đối tượng điều tra (mẫu điều tra): Đối tượng điều tra phải được
lựa chọn một cách thật khoa học, tuân thủ thật nghiêm ngặt các đòi hỏi khoa học
về cách lấy mẫu, chọn đối tượng điều tra... bảo đảm mẫu điều tra phải mang
tính đại diện cao.
+ Tập huấn điều tra viên: Các điều tra viên phải được tập huấn một cách
bài bản.
+ Triển khai trên thực địa: Các điều tra viên phải tuân thủ nghiêm ngặt
yêu cầu phải phỏng vấn đúng đối tượng theo mẫu điều tra đã được chọn.
+ Nhập dữ liệu, xử lý và phân tích số liệu: Các phiếu điều tra khi thu về
phải được hiệu chỉnh; người nhập dữ liệu phải thông thạo về cách nhập dữ liệu;
các chuyên gia xử lý số liệu phải có năng lực phân tích dữ liệu.
+ Viết báo cáo: Các báo cáo điều tra dư luận xã hội phải có tính tổng hợp,
có sự phân tích thấu đáo, phải đưa ra được các dự báo; đề xuất, kiến nghị cho
công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội.
b. Đồi mới, nâng cao chất lượng nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội
-

Nâng cao chất lượng nắm bắt, nghiên cứu và phản ánh các thông tin dư


luận xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, chú trọng các
luồng dư luận có liên quan đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Báo cáo nhanh dư luận xã hội phải phản ánh khách quan, trung thực, kịp
thời ý kiến của các tầng lớp nhân dân. Chú trọng phân tích các luồng dư luận
trong xã hội bằng những phương pháp khoa học, chỉ ra căn cứ thực tế của các


luồng dư luận, trên cơ sở đó, đưa ra dự báo, đề xuất các giải pháp tuyên truyền,
định hướng dư luận nhằm góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
- Xây dựng, đổi mới cách thức tổ chức và duy trì hoạt động của mạng lưới
cộng tác viên nắm bắt dư luận xã hội theo hướng: Mạng lưới cộng tác viên phải
có đại diện của nhiều giai tầng xã hội trên địa bàn với số lượng và cơ cấu phù
họp; khắc phục tình trạng trong mạng lưới cộng tác viên, thành phần cán bộ nghỉ
hưu chiếm tỷ lệ quá cao, các thành phần khác thấp hoặc thiếu. Hằng năm, tiến
hành rà soát, củng cố, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên, bảo đảm chất lượng và
hợp lý về cơ cấu; kịp thời động viên, khen thưởng những cộng tác viên có nhiều
nỗ lực và đóng góp trong việc nắm bắt và phản ánh dư luận xã hội. Chú trọng
công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên.
c.

Đổi mới, nâng cao chất lượng các nghiên cứu khoa học về công tác dư

luận xã hội
- Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương là
cơ quan chủ trì, kết nối và cung cấp thông tin về những vấn đề lý luận, phương
pháp và kinh nghiệm điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; đẩy mạnh các
hoạt động nghiên cứu lý luận, tăng cường hợp tác, trao đồi kinh nghiệm với các
viện, tổ chức nghiên cứu dư ỉuận xã hội có uy tín trên thế giới nhằm trao đổi,
học hỏi, tìm hiểu những phương pháp, hình thức tổ chức điều tra dư luận xã hội
để vận dụng vào thực tế của Việt Nam. Chú trọng nghiên cứu các cơ chế hình

thành dư luận xã hội để tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền cách thức
định hướng dư luận xã hội có hiệu quả. Đẩy mạnh việc biên soạn, xuất bản các
cuốn sách, tài liệu nghiệp vụ chuyên sâu về công tác điều tra, nắm bắt, nghiên
cứu dư luận xã hội. Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, đặc biệt là nghiên
cứu các cơ chế hình thành dư luận xã hội để tham mưu cho các cấp ủy đảng cách
thức định hướng dư luận xã hội có hiệu quả.
- Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương và
các phòng, các bộ phận điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội của các
tỉnh, thành phố, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số đoàn thể chính trị - xã hội
hằng năm phải có các báo cáo chuyên đề nghiên cứu sâu về tình hình dư luận xã
hội trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là những lĩnh vực quan trọng, thường
nảy sinh các vấn đề phức tạp, nhạy cảm.

16


3.

Nâng cao năng lực của các tổ chức, bộ phận điều tra, nắm băt, nghiên

cứu dư luận xã hội trong hệ thống tuyên giáo các cấp, cơ quan tuyên giáo Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và một số đoàn thể chính trị - xã hội.
- Rà soát, củng cố, kiện toàn các tổ chức, bộ phận điều tra, nám bắt,
nghiên cứu dư luận xã hội trong hệ thống tuyên giáo các cấp, cơ quan tuyên giáo
Mặt trận Tồ quốc Việt Nam và một số đoàn thể chính trị - xã hội; tăng cường
cho các tổ chức, bộ phận này những cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về xã hội
học hoặc tâm lý học. Người đứng đầu các tổ chức, đầu mối điều tra, nắm bắt,
nghiên cứu dư luận xã hội cần có chuyên môn và năng lực phù hợp.
- Gửi cán bộ điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội ở trung ương và
các địa phương đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các viện, trung tâm nghiên

cứu, thăm dò dư luận xã hội có uy tín ở trong nước và trên thế giới.
- Tăng cường sự cộng tác, phối hợp giữa các tổ chức, đầu mối điều tra,
nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội trong ngành tuyên giáo với các cơ quan
nghiên cứu khoa học có chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, điều tra dư luận xã
hội (Viện Xã hội học và Viện Tâm lý học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam; Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...).
- Ban hành quy định về các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học có
thẩm quyền điều tra dư luận xã hội phục vụ công tác lãnh đạo của các cấp ủy
đảng và qui định về việc công bố, sử dụng thông tin từ các cuộc điều tra, thăm
dò dư luận xã hội.
- Bảo đảm kinh phí hoạt động hợp lý cho các tổ chức, đầu mối điều tra,
nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội.

17


Chuyên đề 2
PHƯƠNG PHÁP NẮM BẮT VÀ ĐIÈU TRA D ư LUẬN XÃ HỘI

Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến thể hiện thái độ của công
chúng trước các vấn đề, sự kiện có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích và các
mối quan tâm của họ; là một trong những hình thức thể hiện tâm tư, ý chí và
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Dư luận xã hội thể hiện trên các mặt
nhận thức, cảm xúc, ý chí (đôi khi cả trong hành động) trước các vấn đề, sự
kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống; nói trên nên có thể nói dư luận xã hội
là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì: nó là sự thống nhất của cả ba yếu tố nhận
thức, thái độ, hành vi; phương thức thể hiện của dư luận xã hội tồn tại dưới
nhiều hình thức: công khai hoặc ngấm ngầm không công khai, do đó cần phải có
những phương pháp nắm bắt và điều tra phù hợp mới có thể nắm bắt dư luận xã
hội một cách đầy, đủ, thấu đáo.

Nắm bắt dư luận xã hội là hình thức tập hợp thông tin dư luận xã hội dưới
dạng định tính. Hình thức nắm bắt dư luận xã hội rất đa dạng, bao gồm: Nắm bắt
thông tin qua mạng lưới cộng tác viên; qua các phương tiện thông tin đại chúng;
qua việc lấy ý kiến đóng góp của các tàng lóp nhân dân đối với dự thảo các văn
kiện, văn bản pháp luật...
Điều tra dư luận xã hội là hình thức nấm thông tin dư luận xã hội bằng
phương pháp điều tra xã hội học. Phương pháp này tuân thủ nghiêm ngặt các
yêu cầu có tính khoa học. Hiện nay, hình thức phổ biến là điều tra thông qua
phát phiếu hỏi cho các đối tượng được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên hoặc có chủ định.
Nắm bắt và điều tra dư luận xã hội là hai nhóm phương pháp cơ bản đê
(1) thu thập dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính, (2) xử lý các dữ liệu thu
được và (3) báo cáo kết quả phản ánh dư luận xã hội từ đó gợi mở cách tiếp cận,
định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội nhằm mục tiêu chung là xây dựng đất
nước.
1. Phương pháp nắm bắt dư luận xã hội

18


Phương pháp nắm bắt dư luận xã hội là phương pháp truyền thống, quen
thuộc, phổ biến bao gồm quan sát, tiếp cận thông tin đại chúng và sử dụng mạng
lưới cộng tác viên.
1.1. Quan sát dư luận xã hội
Quan sát dư luận xã hội là cách thức thu thập thông tin sơ cấp thông qua
các giác quan mắt thấy, tai nghe. Đây là phương pháp quen thuộc và phổ biến để
nắm bắt dư luận xã hội hiện nay. Cụ thể là cần đến tận nơi xảy ra sự kiện xã hội
nhất định để xem có nhiều người tham dự không, họ làm gì, nói chuyện gì, có ý
kiến gì. Có thể hỏi chuyện một số người đang có mặt trong sự kiện đó hoặc chỉ
đơn giản là đến gần nhóm người đang nói chuyện để lắng nghe. Điều quan trọng

nhất của phương pháp quan sát là phải quan sát toàn bộ sự kiện, khung cảnh và
các nhóm người, các nhân vật trung tâm, đặc biệt cần phát hiện các thông điệp
của sự kiện thể hiện ở các băng rôn, biểu ngữ tờ rơi; qua hành vi, ngôn ngữ của
những người tham gia. Để có thể nắm bắt thông tin một cách khach quan, người
làm công tác nghiên cứu dư luận xã hội tức cần phải nghe được chính xác, đầy
đủ tất cả các loại ý kiến cũng như ghi chép lại mọi biểu hiện hành vi của các
nhóm xã hội khác nhau mà không vội phán xét, không vội chắt lọc và không vội
chọn lựa.
Nghe có phán xét và nghe có chọn lọc có thể làm ta chỉ nghe được những
gì ta muốn nghe, ta cần nghe đối với ta và do vậy khó có thể nắm bắt được dư
luận xã hội.
Theo phương pháp này, muốn nắm bắt dư luận xã hội của công nhân phải
tìm đến người công nhân và quan sát họ và lắng nghe ý kiến của họ. Muốn nắm
bắt dư luận xã hội của người nông dân cần phải tìm đến người nông dân, quan
sát họ trong các tình huống nhất định như tình huống đang làm việc, đang ở nhà
hay đang trong một sự kiện nào đó, lắng nghe ý kiến của họ và nếu cần bắt
chuyện, nói chuyện, hỏi chuyện và lắng nghe ý kiến của họ. Tương tự muốn
nắm bắt dư luận xã hội của giới trí thức cần phải lắng nghe ý kiến của người trí
thức. Lắng nghe bằng cách nào và như thế nào?
Quan sát không tham dự: Là dạng quan sát mà người quan sát hoàn
toàn đứng ngoài các hoạt động của đối tượng được quan sát. Họ đứng ngoài
quan sát và ghi chép các tình huống và diễn biến xảy ra do đó thường chỉ năm
bắt được các thông tin trực tiếp, dễ quan sát, không nắm được nhiều thông tin
như phương pháp quan sát tham dự.
19


Đây là kỹ năng quan sát người khác mà không tham dự vào câu chuyện
của họ, không hỏi, không ngắt lời, không bày tỏ ý kiến mà chỉ đơn giản quan sát
và lắng nghe họ nói, nếu cần thiết có thể ghi chép ngay để ghi nhớ không quên.

Cần đóng vai là một khách mời, một khán thính giả hoặc một thành viên của
cuộc nói chuyện nhưng không tham gia vào câu chuyện mà chỉ có mặt để quan
sát và lắng nghe ý kiến của mọi người. Quan sát bằng cách lắng nghe không
tham dự có ưu thế lớn là không định hướng, không điều tiết và không ảnh hưởng
tới câu chuyện của người khác và nhờ vậy có thể nghe thấy được nhiều ý kiến
thực sự của người khác từ đó có thể nắm bắt được dư luận xã hội. Đe lắng nghe
không tham dự có hiệu quả cao càn rèn luyện khả năng tự kiểm soát cảm xúc đê
không gây chú ý đối với người khác và khả năng quan sát, ghi nhớ, ghi chép đầy
đủ các ý kiến mà không có sự phán xét, đánh giá và chọn lọc. Chỉ sau khi đã
quan sát với kỹ năng lắng nghe và ghi nhớ các dữ liệu mới nên phân tích, tông
hợp và đánh giá những dữ liệu đó để tìm ra những thông tin về những luồng dư
luận xã hội nhất định.
Quan sát tham dự. Trên thực tế rất khó có thể lắng nghe ý kiến của
người khác, của nhóm người mà không tham dự bằng cách này hay cách khác
vào sự kiện xã hội nhất định. Do vậy, cần áp dụng phương pháp quan sát tham
dự một cách có kiểm soát, tự kiểm soát để không can thiệp khiến người khác
phải nói những gì ta muốn nghe, muốn biết và không nói những gì thực sự quan
tâm của họ, cần đảm bảo thu thập được thông tin khách quan, có thật vê dư luận
xã hội.
Là dạng quan sát mà ở đó người quan sát trực tiếp tham gia vào hoạt động
của những người được quan sát. Có thể tham dự một phần hoặc tham dự hoàn
toàn vào các hoạt động trong nhóm những người được quan sát. Quan sát tham
dự cho phép người làm công tác nghiên cứu dư luận xã hội, ngoài các thông tin
về các phản ứng bề ngoài của nhóm những người được quan sát, còn là các giao
tiếp “ngầm”, khó quan sát trong nhóm, các “hiệu ứng” nhóm, các tác động của
nhóm đến mỗi thành viên của nó.
Phương pháp quan sát tham dự đòi hỏi người làm công tác nghiên cứu dư
luận xã hội phải có một thời gian dài để làm quen, thích ứng với môi trường.
Đôi khi sự tham gia tích cực, lâu dài trong các hoạt động, tiếp xúc lâu dài với
nhóm được quan sát sẽ dẫn đến kết quả là người nghiên cứu quen với thái độ,

hành vi của các thành viên trong nhóm đến mức coi đó là hiển nhiên và không
ghi chép những gì được coi là cần phải ghi chép
20


Cách tham dự đơn giản nhất là tỏ ra chăm chú lắng nghe, coi trọng người
nói chuyện và đặt những câu hỏi phù hợp để câu chuyện được diễn ra liên tục.
Cách tham dự phức tạp hơn đòi hỏi phải bày tỏ ý kiến, thái độ một cách phù hợp
đế người khác nghe và hồi đáp hoặc chia sẻ ý kiến của họ. Khi áp dụng kỹ năng
này cần lưu ý không bày tỏ thái độ và ý kiến mang tính áp đặt khiến người nghe
cảm thấy bị bắt buộc phải chấp nhận và làm người nghe không dám hoặc không
muốn bày tỏ ý kiến của họ nữa. Do vậy, nếu cần phải nói thì nói làm sao cho
người khách quan và khơi gợi câu chuyện chứ không phải là làm cho câu
chuyện trở nên tẻ nhạt hoặc kết thúc.
Quan sát tham dự không đơn giản là đến tham dự một hội nghị hay một
cuộc họp mà còn phải chuẩn bị các tình huống để có thể phát biểu, bày tỏ ý kiến
sao cho cởi mở, hợp tác và thân thiện để người khác có thể sẵn sàng chia sẻ ý
kiến, bày tỏ thái độ và xu hướng hành động của họ. Nếu như sự tham dự mang ý
nghĩa phán xét, kiểm soát, đe dọa, trừng phạt một loại ý kiến nào đó hay một
loại thái độ nào đó hoặc một loại cử chỉ nào đó thì sẽ khó có thể lắng nghe được
dư luận xã hội thực sự của người khác.
1.2. Phỏng vấn sâu
Là phương pháp thu thập thông tin định tính về dư luận xã hội dưới hình
thức cuộc trao đổi ý kiến có mục đích giữa người nghiên cứu và người cung cấp
thông tin. Trong phỏng vấn sâu, thông qua sự tác động của ngôn ngữ, hành vi,
người nghiên cứu có thể thu thập được những thông tin cụ thể, chi tiết về tâm
trạng, tư tưởng, thái độ, quan điểm của người cung cấp thông tin đối với các
hiện tượng, sự kiện, vấn đề xã hội cụ thể mà người nghiên cứu quan tâm.
ưu điểm của phương pháp phỏng vấn sâu: Thông tin thu được qua phỏng
vấn sâu đầy đủ và sâu sắc hơn so với thông tin thu được từ phương pháp quan

sát cũng như từ hình thức phỏng vấn bằng bảng hỏi tự điền; giúp người nghiên
cứu phát hiện được các vấn đề mới, quan trọng mà các phương pháp nói trên
không phát hiện được. Do tính chất linh hoạt của cuộc phỏng vấn, hầu hết các
câu hỏi đều thu được câu trả lời. Tính mâu thuẫn trong các câu trả lời cũng được
giảm thiểu ở mức tối đa.
Hạn chế của phương pháp phỏng vắn sâu: Người thực hiện phỏng vấn sâu
phải là người có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Các câu trả lời không được
chuẩn hóa nên rất khó lượng hóa. Việc phân tích thông tin thu được đòi hỏi phải
mất nhiều thời gian.
21


Phỏng vấn p h i cấu trúc: Phỏng vấn phi cấu trúc là hình thức phỏng vân
không có bảng hỏi chuẩn bị sẵn. Khi sử dụng phương pháp này người nghiên
cứu phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục các
chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, người
nghiên cứu tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, có thể chủ động
thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của
người được phỏng vấn.
Phỏng vấn phi cấu trúc giống như một cuộc nói chuyện, làm cho người
được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vân.
Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của kiểu phỏng vấn này là khả năng đặt các
câu hỏi “khơi gợi” một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời
cung cấp thêm thông tin.
ưu điểm của phỏng vấn phỉ cấu trúc: Cho phép người nghiên cứu linh
hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đôi tượng.
Phỏng vấn phi cấu trúc đặc biệt có ích trong những trường hợp khi mà người
nghiên cứu cần phỏng vấn đối tượng nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác
nhau. Phỏng vấn phi cấu trúc đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đề nhạy
cảm như lựa chọn nhân sự trước các kỳ bầu cử; vấn đề dân chủ ở cơ sở; vấn đề

quan liêu, tham nhũng; mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền hoặc các mâu
thuẫn có liên quan đến vấn đề tôn giáo, sắc tộc; các vẫn đề xã hội khó tiếp cận.
Hạn chế của phỏng vấn phi cấu trúc: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi
cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống
hoá các thông tin và phân tích số liệu.
Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phương pháp phỏng vấn, một phần dựa theo
danh mục các câu hỏi được chuẩn bị sẵn, phần còn lại do người phỏng vấn tuỳ ý
nêu câu hỏi. Khi sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu tập hợp sơ bộ
những câu hỏi cần để thu thập thông tin vào bản “hướng dẫn phỏng vấn”. Những
câu hỏi này đã được người nghiên cứu soạn ra trên cơ sở những phỏng vấn thăm
dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu hỏi nào là cần thiết.
Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi không nhất thiết phải giống hoàn toàn như
trong bản hướng dẫn phỏng vấn mà có thể thay đổi tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và
đặc điểm của đối tượng phỏng vấn.
ưu điểm của phỏng vẩn bán cấu trúc: Việc sử dụng bản hướng dẫn phỏng
vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn. Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ
22


những vấn đề càn thu thập thông tin nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết
để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh. Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các
thông tin thu được
Hạn chế của phỏng vẩn bán cấu trúc: cần phải có thời gian để thăm dò
trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù
hợp. Nếu người đi phỏng vấn không có kinh nghiệm thì cuộc phỏng vấn sâu có
thê trở thành cuộc phỏng vấn theo bảng hỏi.
1.3. Thảo luận nhóm tập trung
Là phương pháp thu thập thông tin về một chủ đề từ cuộc thảo luận của
một nhóm nhỏ gồm các thành viên có các đặc điểm tương đồng (về độ tuổi, kinh
nghiệm, trình độ học vấn, nghề nghiệp...). Cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi một

người điều hành sao cho các thành viên cùng tham gia vào một cuộc thảo luận
tập trung vào một chủ đề đã được lựa chọn. Mục đích chính của thảo luận nhóm
tập trung là tìm hiểu các loại ý kiến của các thành viên trong nhóm về vấn đề,
hiện tượng, sự kiện mà cán bộ làm công tác nghiên cứu dư luận xã hội quan tâm.
ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm tập trung'. Thảo luận nhóm tập
trung được thiết kế như một môi trường thuần nhất, sự có mặt của những người
có cùng đặc điểm sẽ giúp cho các thành viên dễ dàng hoà nhập vào cuộc tranh
luận và các thành viên có thể cùng nhau đưa cuộc thảo luận theo chiều hướng
mà nhà nghiên cứu cũng chưa thể lường trước được. Do thảo luận nhóm tập
trung đi sâu vào những chủ đề nhất định nên thông tin thu được có chiều sâu và
chi tiết, giúp cho người làm công tác nghiên cứu dư luận xã hội tìm ra được
nguyên nhân, động cơ của mỗi loại ý kiến. Phương pháp này còn giúp cho người
nghiên cứu thu được nhiều thông tin với một mức chi phí thấp hom so với phỏng
vấn sâu.
Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Phương pháp này
cũng có những hạn chế nhất định như kết quả nghiên cứu không mang tính khái
quát cho tổng thể. Các kết quả có thể chỉ ra các quan điểm và chính kiến nhưng
không thể cho biết tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong cộng
đồng. Thảo luận nhóm tập trung có ít giá trị trong việc tìm hiểu những quan
niệm phức tạp của các cá nhân so với phỏng vấn sâu. số lượng vấn đề đặt ra
trong thảo luận nhóm tập trung có thể ít hơn so với phỏng vấn từng cá nhân.
Định kiến của xã hội và quan điểm cực đoan của một số thành viên tham gia

23


nhóm có thể hạn chế sự thể hiện hành vi cũng như ý kiến của những người tham
gia thảo luận.
1.4. Tiếp cận thông tin đại chúng.
Đây là một cách nắm bắt dư luận xã hội gián tiếp thông qua việc tìm kiếm

thông tin từ báo viết, đài phát thanh, truyền hình, internet... Rất nhiêu tin tức
được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng đang rất sẵn có này. Do
vậy, hoàn toàn có thể nắm bắt nhanh chóng dư luận xã hội của các nhóm, các
giai tàng xã hội và các địa phương bằng cách tìm xem các tin tức và chắt lọc,
phân tích, tổng hợp các tin tức từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể sử dụng phương pháp phân tích nội dung các bài báo mà chúng ta
tập hợp được, ví dụ, có tất cả các số báo của một tờ báo nào trong một khoảng
thời gian. Các thao tác cụ thể trong công việc này là: (1) Xác định đơn vị tài liệu
với tư cách như là một “lá phiếu” trong bầu cử. (2) Xác định phạm trù, nội dung
mà “đơn vị” tài liệu đề cập (giống như tên các ứng cử viên trong lá phiếu bầu
cử); (3) Đếm tần xuất được đề cập của nội dung, phạm trù (giống như tần xuất
được bầu chọn của ứng cử viên trong lá phiếu bầu cử).
Ví dụ: Chúng ta có trong tay tất cả các số báo của báo “X” của một địa
phương nào đó từ năm 2012 đến năm 2015. Điều (nội dung, phạm trù, vấn đề)
mà chúng ta quan tâm là việc đấu tranh chống tham nhũng của tờ báo. Chúng ta
coi mỗi số báo là một đơn vị tài liệu (lá phiếu), số báo nào có nội dung đề cập
đến đấu tranh chống nạn tham nhũng (đề cập một lần hay nhiều lần) thì cột tần
xuất của phạm trù tham nhũng đều chỉ được cộng 1 “điểm” (nếu chúng ta lấy
đơn vị tài liệu là bài báo thì mỗi bài báo có đề cập đến nạn tham nhũng được
tính là một điểm). Bảng dưới đây minh họa sự lượng hóa phạm trù tham nhũng
(trong trường hợp mỗi số báo được coi ỉà một đơn vị tài liệu):
N ăm

Tổng số số báo trong

Tổng số số báo đề cập đến đấu

năm

tranh chống nạn tham nhũng


Năm 2012

365

60

Năm 2013

365

55

N ăm 2014

365

45

N ăm 2015

365

30

24


Từ các số liệu trên chúng ta có thể kết luận về hai khả năng:
1. Từ năm 2012 đến năm 2015, tình hình tham nhũng ở địa phương của tờ

báo “X” có xu hướng càng ngày càng giảm đi.
2. Từ năm 2012 đến năm 2015, báo “X” có xu hướng ngày càng ít quan
tâm hơn đến chủ đề đấu tranh chống tham nhũng.
Nếu có nguồn thông tin đáng tin cậy cho biết, nạn tham nhũng ở địa
phương của tờ báo “X”, từ năm 2012 đến năm 2015, hầu như ít thay đổi, thì
chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: Từ năm 2012 đến năm 2015, báo “X”
có xu hướng ngày càng ít quan tâm hơn đến chủ đề đấu tranh chống tham nhũng.
Việc “lướt mạng”, tìm đọc, tra cứu tin tức trên Internet là một trong kỹ
năng hiện đại trong nắm bất dư luận xã hội hiện nay. Có thể tiếp cận thông tin
đại chúng trên Internet thông qua các trang mạng xã hội như facebook, twitter,
blog... để nhanh chóng phát hiện và nắm bắt đủ các loại ý kiến, các luồng dư
luận xã hội. Sử dụng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm có thề giúp theo dõi tin tức
một cách hệ thống, đầy đủ, chi tiết về một sự kiện nhất định và các luồng dư
luận xã hội khác nhau về sự kiện đó.
Các ý kiến nhận xét, bình luận của bạn đọc từ các trang báo mạng chính
thức và các trang báo mạng phi chính thức đều có thể chứa dựng những luồng
dư luận xã hội nhất định, cần rèn luyện khả năng phân tích, tống hợp nhanh đê
có thể nắm bắt dư luận xã hôi từ các loại ý kiến bình luận rất phong phú, đa
dạng trên mạng.
Kỹ năng truy cập, tìm kiếm một cách hệ thống, thường xuyên với đầu óc
cởi mở và nghiêm túc là kỹ năng quan trọng, cần thiết và có hiệu quả cao trong
nắm bắt dư luận xã hội. Nếu chỉ “lướt mạng” một cách đại khái, qua loa hoặc
không thường xuyên, liên tục và hệ thống thì kết quả tìm kiếm được sẽ mang
tính vụn vặt, phiến diện, cảm tính, chạy theo đám đông, chạy theo tin giật gân
thậm chí là “tin vịt” hoặc cảm thấy hoang mang, nhiễu loạn, quá tải. Một số
chuyên gia về thông tin đại chúng ước tính chỉ khoảng 10-20% tin tức trên mạng
là chính xác, đáng tin cậy và 80-90% số còn lại cần được tinh lọc, xử lý thì mới
có thể giúp nắm bắt được đầy đủ, chính xác dư luận xã hội.
1.5. Nắm bắt dư ỉuận xã hội thông qua các cộng tác viên
Đây là một cách nắm bắt dư luận xã hội rất phổ biến trong hệ thống tuyên

giáo hiện nay. Các cộng tác viên như là “tai mắt” quan sát, nắm bắt dư luận xã
hội ở những nhóm, những cơ quan, tổ chức và cộng đồng nhất định. Cộng tác
25


viên dư luận xã hội có thể giúp nắm bắt nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả tình
hình tư tưởng, và dư luận xã hội. Tuy nhiên, cộng tác viên cũng có thê cung câp
thông tin một cách chủ quan, một cách phiến diện do nhiều lý do khác nhau.
Trong đó có lý do về năng lực, kỹ năng và điều kiện, cơ hội có hạn của cộng tác
viên.
Để phát huy các thế mạnh và nâng cao hiệu quả nắm bắt dư luận xã hội
cần xây dựng và sử dụng mạng lưới cộng tác viên theo 4 bước cơ bản là: (1) Tô
chức mạng lưới cộng tác viên; (2) Xây dựng quy chế hoạt động của mạng lưới
cộng tác viên; (3) Duy trì hoạt động của mạng lưới cộng tác viên; (4) Tông hợp
thông tin, viết báo cáo nhanh về tình hình dư luận xã hội từ phản ánh của mạng
lưới cộng tác viên.
Cộng tác viên: Là những cán bộ, đảng viên, hội viên đang làm việc, sinh
hoạt tại các địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị hoặc các cá nhân đại diện cho
các giai tầng trong xã hội được ban tuyên giáo lựa chọn và được ký hợp đông
làm cộng tác viên dư luận xã hội theo thỏa thuận (về nội dung công việc hoặc
theo thời gian)
Cần phát hiện và tuyển dụng những người có đủ một số phẩm chât năng
lực nhất định cần thiết đối với một cộng tác viên để đưa vào mạng lưới cộng tác
viên dư luận xã hội. Đó là người:
- Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
- Am hiểu lĩnh vực, địa bàn; tâm tư, nguyện vọng của giai tầng xã hội
hoặc nhóm công chúng mà mình làm đại diện.
- Có năng lực nắm bắt, tổng hợp, phân tích và phản ánh khách quan, kịp
thời, trung thực các luồng ý kiến dư luận xã hội.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Có đủ sức khỏe và điều kiện đảm nhiệm nhiệm vụ cộng tác viên; có
nguyện vọng và tinh thần tự nguyện đóng góp vì cộng đồng.
Mạng lưới cộng tác viên: mạng lưới cần bao gồm nhiều cộng tác viên đại
diện cho các giai tầng xã hội như: (1) Công nhân; (2) Nông dân; (3) Tầng lớp
cán bộ, công chức đương chức; (4) Cán bộ hưu trí; (5) Văn nghệ sỹ, trí thức; (6)
Doanh nhân; (7) Thanh, thiếu niên; (8) Nhóm lao động tự do....

26


Hình thức hoạt động của cộng tác viên: Cộng tác viên công khai (do các
cơ quan, đoàn thể, hiệp hội các cấp cử ra); có ưu điểm phản ánh nhanh, trung
thực dư luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn hoạt động của mình
trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng. Tuy nhiên, có hạn chế là thường né tránh
hoặc không dám phản ánh những dư luận gai góc có liên quan đến ngành, địa
phương, đơn vị mình. Cộng tác viên đơn tuyến (do đầu mối làm công tác dư
luận của địa phương tuyển chọn, các cơ quan, đoàn thể, chính quyền, nơi quản
lý cộng tác viên này không biết đó là cộng tác viên dư luận xã hội của đầu mối
nắm bắt dư luận xã hội nêu trên).
Mỗi một hình thức hoạt động của cộng tác viên có ưu điểm và nhược
điểm khác nhau do vậy cần xây dựng và sử dụng cả hai hình thức cộng tác viên
công khai và cộng tác viên đom tuyến không công khai.
Quy chế hoạt động của cộng tác viên. Việc xây dựng và sử dụng cộng tác
viên cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành để đảm bảo quyền hạn
và trách nhiệm của các bên liên quan, đảm bảo phòng tránh các trường hợp lạm
dụng gây tổn thương tới cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Việc xây dựng và thực
hiện quy chế hoạt động của cộng tác viên dư luận xã hội là rất quan trọng và cẩn
thiết để nắm bắt và định hướng dư luận xã hội một cách có hiệu quả.
2. Phương pháp điều tra dư luận xã hội

Điều tra dư luận xã hội là một phương pháp khoa học trở nên thông dụng
và có hiệu quả cao trong nghiên cứu về dư luận xã hội ở nhiều nước phát triên
trên thế giới. Điều tra dư luận xã hội có thể rất phức tạp về mục đích , ví dụ để
quyết định xem một quốc gia thanh viên của Cộng đồng châu Âu (EƯ) có tách
ra khỏi EU hay vẫn ở lại E ư? Quy mô điều tra dư luận xã hội có thể rất lớn lên
đến hàng triệu người tham gia. Nhưng điều tra dư luận xã cũng có thể rất đơn
giản về mục đích và nhỏ bé về quy mô.
2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi tự điền (Anket)
Đây là phương pháp truyền thống (được sử dụng phổ biến trong thời gian
qua) để nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội. Cách thức điều tra được thực hiện
dưới dạng điều tra viên phát phiếu và hướng dẫn để đối tượng điều tra tự điền
thông tin vào phiếu điều tra. Trong những trường hợp đặc biệt (đối tượng điều
tra là người cao tuổi, người không biết chữ...), điều tra viên phải trực tiếp phỏng
vấn và điền nội dung thông tin vào phiếu điều tra.
Phương pháp này được áp dụng khỉ:
27


- Cuộc điều tra với cờ mẫu lớn.
- Vấn đề nghiên cứu, điều tra phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu.
- Khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể
trả lời nhanh được.
ưu điểm:
- Do điều tra viên tiếp xúc trực tiếp nên có thể thuyết phục đối tượng trả
lời, tỷ lệ tham gia cao.
- Có thể giải thích rõ cho đối tượng được điều tra về các câu hỏi.
- Có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích.
- Có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi hoàn thiện phiếu điều tra.
- Những người không biết chữ cũng có thể tham gia.
- Có thể thích hợp cho những nghiên cứu có bộ câu hỏi dài, phức tạp.

Nhược điềm:
- Chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức.
- Điều tra viên khác nhau có thể giải thích khác nhau cho cùng một câu
hỏi.
- Trong quá trình điều tra, một số người phỏng vấn có thể gợi ý câu trả lời
cho người trả lời dẫn đến thông tin không thực sự khách quan.
- Đặc điểm cá nhân của điều tra viên có thể ảnh hưởng đến thái độ của
người trả lời, ví dụ, tuổi tác, giới tính, chủng tộc.
- Trong một số trường hợp, điều tra viên có thể đọc những câu hỏi sai
lệch.
Đây là các nguồn chính của các sai số không do chọn mẫu mà do người
phỏng vấn.
2.2. Phương pháp điều tra qua thư
Gửi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì đã dán tem đến người muốn
điều tra qua đường bưu điện. Nếu mọi việc trôi chảy, đối tượng điều tra sẽ trả lời
và gửi lại bảng câu hỏi cho cơ quan điều tra cũng qua đường bưu điện.
Phương pháp này được áp dụng khỉ:

28


×