Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

mot so de kiem tra hoc ki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.52 KB, 8 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La
Trường THPT Chuyên Sơn La

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2007_2008
Môn Ngữ văn _ Khối 10 ban KHTN
Thời gian: 90 phút
I.Trắc nghiệm: (2 đ)
1. Thể loại văn học nào sau đây là thể loại văn học dân tộc :
a.Phú b. Kí sự
c.Ngâm khúc d. Thơ Đường luật
2. Tập thơ nào được coi là tập thơ Nôm sớm nhất của nước ta:
a. Thiên Nam ngữ lục b.Ức Trai thi tập
c. Quốc âm thi tập d. Truyện Kiều
3. Giai đoạn được mệnh danh là" Giai đoạn văn học cổ điển" của văn học trung
đại Việt Nam là:
a.Từ thế kỉ X- XIV b.Từ thế kỉ XV- XVII
c.Từ thế kỉ XIII-nửa đầu XIX d. Nửa cuối thế kỉ XIX
4. Về phương diện nội dung, văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX mang âm
hưởng :
a. Hào hùng b.Bi tráng
c. Tự hào d. Ngợi ca
5. Tác giả văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX là:
a. Nguyễn Thông b. Nguyễn Đình Chiểu
c. Nguyễn Xuân Ôn d. Phan Văn Trị
6. Văn học viết về thế sự phát triển nhất ở:
a.Thế kỉ XV- XVII b. Thế kỉ XVII- XVIII
c. Thế kỉ XVIII- XIX d. Cuối thế kỉ XIX
7. Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của:
a. Phật giáo b. Đạo giáo
c. Nho giáo d. Thiên chúa giáo
8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm lớn về nghệ thuật của văb học


trung đại Việt Nam:
a. Tính quy phạm b. Tính sùng cổ
c. Tính quần chúng d. Tính ước lệ, tượng trưng
II. Làm văn: (2 đ)
Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện thơ "Tiễn dặn người yêu" dựa theo nhân vật chàng
trai.
III. Tự luận: (6 đ)
Cảm nhận của em về lối sống "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài
thơ " Nhàn ".
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La
Trường THPT Chuyên Sơn La

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2007 _2008
Môn Ngữ văn _ Khối 10 ban KHTN
Thời gian: 90 phút
I.Trắc nghiệm:
- Mỗi câu đúng được 0,25 đ
- Các đáp án đúng : 1c, 2c, 3c, 4b, 5b, 6c, 7c, 8c
II. Làm văn(2đ):
1. Yêu cầu chung:
- Tóm tắt được nội dung cơ bản của truyện thơ "Tiễn dặn người yêu"
- Tóm tắt phải hướng vào nhân vật chàng trai
- Bản tóm tắt không quá dài
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Chàng trai là bạn thân của cô gái từ thủa nhỏ, họ đã gần gũi, gắn bó và
có những kỉ niệm êm đềm bên nhau.
- Lớn lên, hai người yêu nhau tha thiết nhưng vì chàng trai nghèo nên bố
mẹ cô gái từ chối gả con gái cho chàng và gả cô cho một người giàu có.
- Phẫn chí, chàng trai trao cho người yêu một chiếc đàn môi làm tin rồi

hẹn đi buôn trở về sẽ giành lại cô.
- Khi chàng giàu có trở về thì đã quá muộn, cô gái phải về nhà chồng,
chàng trai đã tiễn dặn cô bằng những lời yêu thương, hẹn ước.
- Cuộc đời cô gái trải qua nhiều thăng trầm, đau khổ, cuối cùng cô bị
mang ra chợ bán với giá một cuộn dong và người đổi được cô lại chính là chàng
trai.
- Chàng trai lúc này đã có vợ và không nhận ra cô gái trong bộ dạng tiều
tụy, rách rưới.
- Một buổi chiều mưa nghe tiếng đàn môi của cô gái, chàng trai đã nhận
ra người yêu cũ. Chàng quyết định sẻ đôi tài sản tiễn vợ về nhà cha mẹ và cưới
cô gái đúng như lời hẹn ước năm xưa.
III. Tự luận(6đ):
1. Đề:
Cảm nhận của em về lối sống "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện
qua bài thơ "Nhàn".
2. Yêu cầu:
* Yêu cầu chung:
- Nội dung: Phân tích phải thấy được lối sống "nhàn" của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, đánh giá và cảm nhận về lối sống ấy.
- Thể loại: Phân tích tác phẩm trữ tình kết hợp phát biểu cảm xúc.
* Yêu cầu cụ thể:
- Đánh giá chung: Nhưng biểu hiện của chữ "nhàn" trong thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm khá phong phú: thân nhàn, phận nhàn, thanh nhàn. Bản chất của
chữ "nhàn" ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống theo tự nhiên, lánh xa danh lợi. Với
Nguyễn Bỉnh Khiêm, "nhàn" đã trở thành lối sống, thành triết lí sống.
- Lối sống "nhàn" thể hiện trong bài thơ:
Hai câu đề:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
+ Mở đầu bài thơ là sự lặp lại ba lần số từ "một", đằng sau nó là danh từ

chỉ công cụ lao động quen thuộc trong cuộc sống của người thôn quê: mai, cuốc,
cần câu.
+ Sau khi giã từ quan trường, cụ trạng tìm về sống giữa thôn quê như một
"Lão nông tri điền" - cuộc sống chất phác, bình dị của người nông dân.
+ Hai chữ "thơ thẩn" nói lên trạng thái thảnh thơi, vô tư của con người
trong sáng, không vướng bụi trần.
+ Cụm từ "dầu ai vui thú nào" nói lên ý thức kiên định với lối sống đã lựa
chọn của tác giả.
Hai câu thực:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
+ Ở hai câu này, tác giả bàn về chữ "dại" và chữ "khôn".
+ Tác giả tự nhận mình là người "dại" vì mình không ra đua tranh với đời
mà tìm về "nơi vắng vẻ" - nơi tĩnh tại, thảnh thơi.
+ "Người đến chốn lao xao" là đến chốn danh lợi, chốn phồn hoa ấy giàu
sang, phú quý nhưng cũng đầy thủ đoạn và sự bon chen. Tác giả gọi đó là những
"người khôn".
+ Đây là cách nói ngược của tác giả, nói mình là "dại" nhưng lại tự hào
kín đáo về sự lựa chọn cách sống của mình, cách sống thanh cao, không màng
bon chen danh lợi.
+ Cách sống "nhàn" này không đối lập với quan niệm về chữ "danh".
Nam nhi xưa lập công danh là để giúp dân, giúp nước, trong hoàn cảnh triều
đình ngột ngạt thì nhà nho chân chính nên tìm về ở ẩn để giữ trọn danh tiết. Đó
là cách xử sự tích cức.
Hai câu luận:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
+ Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm đạm bạc mà thanh cao, đạm bạc là
ở những thức ăn quê mùa, dân dã - mùa nào thức ấy, đó là cuộc sống trở về với
tự nhiên.

+ Về mặt tinh thần, cuộc sống như thế cho phép con người tự do, tự tại,
không phải ràng buộc vào bất cứ khuôn phép nào.
Hai câu kết:
Rượu, đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
+ Câu thơ thứ bẩy như tạc nên một tư thế: tác giả tìm đến "say" nhưng lại
là để "tỉnh", muốn uống rượu nhưng không bừa bãi mà chừng mực, có nguyên
tắc.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy rằng: công danh, của cải chỉ là giấc
chiêm bao, đẹp nhưng mau tàn, chính vì vậy tác giả đã từ bỏ chốn quyền quý để
đến chốn thanh cao.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao lối sống thư thái, ung dung, hòa nhập với tự
nhiên, quay lưng lại với danh lợi, vật chất.

3. Biểu điểm:
- Điểm 6: Nắm sâu sắc nội dung bài thơ, diễn đạt lưu loát, có sáng tạo, lời
văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi câu, lỗi diễn đạt, hàng văn trong sáng.
- Điểm 4: Đảm bảo nội dung tác phẩm, đưa ra những nhận xét, đánh giá
của bản thân, diễn đạt tương đối lưu loát, không mắc lỗi câu.
- Điểm 2: Bài viết còn thiếu ý, kĩ năng làm văn chưa thật tốt, chưa biết
lồng cảm nghĩ vào phần phân tích, còn mắc lỗi diễn đạt, câu, dùng từ, chính tả.
- Điểm 0: Không làm bài.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La
Trường THPT Chun Sơn La

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2008_2009
Mơn Ngữ văn _ Khối 11 ban KHTN
Thời gian: 90 phút
Câu1:( 3đ)
H·ãy viết một bản tin thường để thông báo về một hoạt động bảo vệ môi

trường do lớp em tổ chức.
Câu 2: (7đ)
Phân tích bức tranh đời sống của phố huyện nghèo được Thạch Lam miêu tả
trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ" và phát biểu cảm nhận của mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×