Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

cong nghe 7 hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.92 KB, 35 trang )

Phần 1: TRỒNG TRỌT
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
Tuần: 1 - Tiết: 1 Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I. MỤC TIÊU :
Qua tiết học này, GV làm cho HS:
− Hiểu được vai trò của trồng trọt, đất trồng là gì, vai trò của đất trồng đối với cây trồng,
đất trồng gồm những thành phần nào.
− Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và biện pháp thực hiện.
− Rèn luyện năng lực khái quát hóa.
− Học sinh có hứng thú trong học tập kó thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt,
có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II.CHUẨN BỊ :
− GV:Tranh vẽ các hình trong SGK. Bảng kẻ theo mẫu SGK trang 6 và 8.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn đònh lớp : (1’)
2. Giới thiệu bài : (2’)
Nước ta là nước nông nghiệp. Vì vậy, trồng trọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì? Bài học này sẽ giúp
chúng ta trả lời câu hỏi đó.
3. Phát triển bài :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của trồng trọt
GV giới thiệu hình 1 trong SGK, yêu
cầu HS dựa vào hình vẽ nêu từng vai
trò của trồng trọt, chỉ đònh HS trả lời.
GV hướng cho HS rút ra kết luận.
GV bổ sung, sau đó cho HS kể một số
cây lương thực, thực phẩm, cây công
1. Vai trò của trồng trọt


HS nghiên cứu kó hình vẽ, xác đònh vai trò của
trồng trọt → trình bày. HS khác bổ sung.
HS rút ra kết luận:
Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu
cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu.HS
giải thích thế nào là cây lương thực, thực
phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp.
HS kể một số cây lương thực, thực phẩm, cây
CN có ở đòa phương: lúa, ngô, đậu, cà…
nghiệp có ở đòa phương.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt, các BP thực hiện nhiệm vụ này

GV cho các nhóm thảo luận, làm bài
tập mục II bằng cách khoanh tròn
những ý đúng.
GV sửa chữa và tổng kết lại.
GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng ở mục
III, giải thích các biện pháp khai hoang,
lấn biển, tăng vụ.
GV nêu câu hỏi: Em hiểu như thế nào
là áp dụng đúng biện pháp kó thuật
trồng trọt.
GV gọi HS khác nhận xét, sửa chữa,
sau đó cho HS ghi kết luận.
2. Nhiệm vụ của trồng trọt - Biện pháp thực
hiện
Các nhóm thảo luận, xác đònh những nhiệm vụ
của trồng trọt → ghi kết quả của nhóm lên
bảng.

HS kết luận: Đảm bảo lương thực và thực
phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
HS dựa vào những hiểu biết đã có → trả lời:
khai hoang: đất hoang khai phá để trồng trọt,
tăng vụ: thêm nhiều vụ gieo trồâng trong năm.
HS nêu được: sử dụng giống mới năng suất
cao, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kòp
thời …
HS điền vào bảng trong vở bài tập nói về mục
đích của các biện pháp đó. Đại diện HS lên
bảng ghi kết quả vào bảng.
HS ghi kết luận
Biện pháp thực hiện: khai hoang lấn biển, tăng
vụ, áp dụng biện pháp kó thuật tiên tiến.
Hoạt động 3. Tìm hiểu khái niệm về đất trồng
GV yêu cầu HS đọc mục 1 phần I trong
SGK → trả lời câu hỏi:
?Đất trồng là gì?
GV kết hợp cho HS quan sát mẫu đất
và đá để học sinh phân biệt.
?Vì sao lại khẳng đònh đó là đất?
GV giảng giải cho HS hiểu được đá
chuyển thành đất như thế nào.
3.Khái niệm về đất trồng
HS dựa vào thông tin → trả lời câu hỏi.
HS so sánh để thấy sự khác nhau giữa đất
trồng với đá.
HS nghe, nhớ lại kiến thức cũ: Sinh học 6: vi
khuẩn, đòa y, rêu.
HS kết luận:

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất,
trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất
ra sản phẩm.
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 trong
SGK, lưu ý đến thành phần dinh dưỡng,
vò trí của cây.
HS quan sát kó hình vẽ, so sánh tìm điểm giống
và khác nhau giữa trồng cây trong môi trường
đất và môi trường nước→ trình bày.
HS khác bổ sung, sửa chữa.
HS kết luận:
Đất trồng là môi trường cung cấp nước, oxi,
chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây đứng
vững.
Hoạt động 4. Nghiên cứu thành phần của đất trồng
GV nêu câu hỏi:
? Đất trồng gồm những thành phần
nào? → cho HS tự nghiên cứu phần
thông tin mục II → đặc điểm từng thành
phần của đất trồng.
GV cho HS dựa vào sơ đồ 1 và kiến
thức sinh học 6 → điền vào vở bài tập
vai trò từng thành phần của đất trồng.
4.Thành phần của đất trồng
HS dựa vào sơ đồ 1 trang 7 → Kể tên các
thành phần: Phần khí, phần rắn, phần lỏng.
HS nghiên cứu đặc điểm thành phần của đất
trồng.



HS làm bài tập, sau đó lên điền vào bảng phu.ï
→ Kết luận:
Phần khí: cung cấp oxi cho cây hô hấp.
Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Phần lỏng: cung cấp nước cho cây.
4. Củng cố :
? Trồng trọt có vai trò gì trong ĐS nhân dân và nền kinh tế ở đòa phương em?
? Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
? Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò từng thành phần đối với cây?
5. Dặn do ø :
− Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
− Xem trước bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng. Tìm hiểu khả năng giữ nước của
đất sét, đất thòt, đất cát.
− Kẻ bảng theo mẫu SGK trang 9.
Tuần: 2 - Tiết: 2 Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG

I. MỤC TIÊU :
Qua bài học này, GV làm cho HS:
− Hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì, thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung
tính, hiểu được vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng, biết thế nào là độ phì nhiêu
của đất.
− Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II. CHUẨN BỊ :
− GV: Bảng phụ kẻ theo mẫu SGK trang 9.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm bài cũ : (5’)
? Trồng trọt có vai trò gì trong ĐS nhân dân và nền kinh tế ở đòa phương em?
? Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
? Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò từng thành phần đối với cây?

2. Giới thiệu bài : (1’) Thành phần và tính chất của đất trồng ảnh hưởng tới năng suất và
chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần biết được các đặc điểm tính chất của
đất → bài mới.
3. Phát triển bài :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Làm rõ khái niệm thành phần cơ giới của đất
GV cho HS nhớ lại kiến thức ở bài trước →
trả lời câu hỏi:
?Phần rắn của đất gồm những thành phần
nào?
GV giảng giải cho HS: thành phần khoáng
của đấùt bao gồm hạt cát, limon, sét, tỉ lệ các
hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giới
của đất.
GV nêu tiếp câu hỏi:
?Ý nghóa thực tế của việc xác đònh thành
phần cơ giới của đất là gì?
1.Thành phần cơ giới của đất.
HS: gồm thành phần vô cơ và hữu cơ
HS nghe, ghi nhớ kiến thức:
Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét quyết đònh
thành phần cơ giới của đất.
Dựa vào thông tin, HS có thể thể trả lời:
chia đất thành 3 loại chính: đất cát, đất
thòt, đất sét.
HS tìm hiểu ý nghóa thực tế của việc xác
đònh thành phần cơ giới của đất.
Hoạt động 2.Phân biệt thế nào là độ chua, độ kiềm của đất
GV cho HS đọc SGK, sau đó nêu câu hỏi:
?Độ pH dùng để đo cái gì? Trò số PH dao

động trong phạm vi nào?
? Với các giá trò nào của pH thì đất được gọi
là đất chua, đất kiềm và đất trung tính?
? Phân chia đất chua, đất kiềm và đất trung
tính nhằm mục đích gì?
2.Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?
HS dựa vào SGK nêu được: độ pH dùng
đo độ chua, độ kiềm của đất. Trò số pH
dao động từ 0 đến 14.
HS nghiên cứu tiếp SGK, trả lời câu hỏi.
HS rút ra kết luận:
Căn cứ vào độ PH, người ta chia đất
thành: Đất chua (pH< 6.5), đất trung
tính (pH = 6.5 – 7.5), đất kiềm (pH >
7.5).
HS rút ra ý nghóa của việc xác đònh độ
PH của đất: để có kế hoạch sử dụng và
cải tạo đất hợp lý.

Hoạt động 3. Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
GV:
Cho học sinh đọc mục III SGK→ giải thích
nhờ đâu đất giữ được nước và chất dinh
dưỡng.
Cho HS ghi kết quả bài tập vào bảng phụ.
Lưu ý HS: loại đất nào chứa nhiều hạt có kích
thước bé thì khả năng giữ nước và chất dinh
dưỡng càng tốt.
3. Khả năng giữ nước và chất dd của đất
HS đọc SGK → trả lời:

Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là
nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.
HS đọc kỹ mục III, điền vào bảng nói về
khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
của các loại đất → HS khác nhận xét,
sửa chữa.
HS suy ra khả năng giữ nước và chất
dinh dưỡng của đất sét tốt nhất, đất thòt
trung bình, đất cát kém nhất.
HS ghi bài:
Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé
càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ
nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
Hoạt động 4. Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất.
GV nêu một số câu hỏi:
?Ở đất thiếu nước và chất dinh dưỡng, cây
trồng phát triển như thế nào?
4.Độ phì nhiêu của đất là gì?
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, thấy
được: nước và chất dinh dưỡng là 2 yếu
tố của độ phì nhiêu.
GV phân tích: đất đủ nước và chất dinh dưỡng
chưa gọi là phì nhiêu nếu đất có chứa chất
độc hại đối với cây.
GV cho HS tiếp tục thảo luận:
?Ngoài yếu tố đất phì nhiêu, phải có những
yếu tố nào khác để cây trồng đạt năng suất
cao?
HS ghi kết luận:
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của

đất cho cây trồng có năng suất cao.
Các nhóm thảo luận, có thể nêu: giống
tốt, …
HS ghi kết luận:
Muốn cây trồng đạt năng suất cao phải
đủ các điều kiện: đất phì nhiêu, thời tiết
thuận lợi, giống tốt, chăm sóc tốt.
4. Củng cố : (4’)
? Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính?
? Nhờ đâu đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
? Độ phì nhiêu của đất là gì?
5. Dặn dò : (1’)
− Học bài, trả lời câu hỏi SGK
− Xem trước bài 6: Biện pháp sử dụng và cải tạo đất. Tìm hiểu: Các biện pháp sử dụng
và cải tạo đất ở đòa phương.
- - -²²² - - -
Tuần: 3 - Tiết: 3 Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VÀ CẢI TẠO ĐẤT
I. MỤC TIÊU :
Qua tiết học này, GV làm cho HS:
− Hiểu được ý nghóa của việc sử dụng đất hợp lý, các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
− Rèn kỹ năng tư duy, hoạt động nhóm.
− Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. CHUẨN BỊ :
− GV: Bảng phụ kẻ theo mẫu SGK trang 14 và 15.
− HS: Xem trước bài 6: Biện pháp sử dụng và cải tạo đất. Tìm hiểu: Các biện pháp sử
dụng và cải tạo đất ở đòa phương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm bài cũ : (5’)
?Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính?

?Nhờ đâu đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
?Độ phì nhiêu của đất là gì?
2. Giới thiệu bài : (2’)
Đất là tài nguyên quý của quốc gia, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, chúng ta
phải biết cách dùng cải tạo và bảo vệ đất. Bài học này giúp các em hiểu: Dùng đất như
thế nào là phù hợp lý? Có những biện pháp nào để cải tạo, bảo vệ đất?
3. Phát triển bài :
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu tại sao phải sử dụng đất một cách hợp lý?
GV cho HS thảo luận: vì sao phải sử dụng
đất một cách hợp lý.
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
GV cho HS làm bài tập trang 14.
GV gọi đại diện HS lên hoàn chỉnh vào
bảng phụ, HS khác bổ sung, sửa chữa. GV
tập hợp ý kiến của HS, bổ sung, rút ra kết
luận về mục đích của các biện pháp sử
dụng đất.
1.Vì sao phải sử dụng đất một cách hợp lý?
Các nhóm thảo luận, có thể nêu nhiều lý do:
dân số tăng nhanh → nhu cầu lương thực, thực
phẩm ngày càng tăng, diện tích đất trồng trọt có
hạn.
HS rút ra kết luận.
Diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy cần sử
dụng đất một cách hợp lý.
HS điền mục đích của các biện pháp sử dụng
đất vào bảng.
HS lên hoàn chỉnh vào bảng phụ, HS khác bổ
sung, sửa chữa.

HS thấy được mục đích chung là tăng năng suất
cây trồng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
GV cho HS liên hệ thực tế: kể một số loại
đất cần cải tạo ở nước ta và nêu các biện
pháp cải tạo.
GV nêu các câu hỏi đối với mỗi biện
pháp theo trình tự:
?Mục đích của biện pháp cày sâu bừa kỹ,
bón phân hữu cơ là gì? Áp dụng cho loại
đất nào?
GV gọi HS khác nhận xét, sửa chữa, sau
2.Một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất :
HS giải thích vì sao phải cải tạo đất và kể một
số loại đất cần cải tạo ở nước ta và nêu các biện
pháp cải tạo.
HS ghi nội dung các câu trả lời vào bảng phụ đã
kẻ sẵn.
Đại diện HS lên ghi câu trả lời vào bảng phụ.
đó tổng kết lại.
HS ghi kết luận về các BP cải tạo và bảo vệ
đất:
Những biện pháp thường dùng: canh tác, thủy
lợi, bón phân…
4. Củng co á : (5’)
HS làm bài tâp:
Xác đònh câu đúng hoặc sai:
a. Đất đồi dốc cần bón vôi.
b. Đất bạc màu cần bón nhiều phân hữu cơ kết hợp bón vôi và cày sâu dần.
c. Đất đồi núi cần trồng cây CN xen giữa những băng cây NN để chống xói mòn.

d. Cần dùng các biện pháp canh tác, thủy lợi, bón phân để cải tạo và bảo vệ đất.
5. Dặn dò : (2’)
− Học bài trả lời câu hỏi SGK.
− Xem trước bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
− Kẻ bảng theo mẫu SGK trang 16.
²²²
Tuần: - Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU :
Qua tiết học này, GV làm cho HS:
− Biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân đối với đất, cây trồng
− Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng.
− Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ(thân, cành, lá), cây hoang dại để làm phân bón.
II. CHUẨN BỊ :
− GV: Bảng kẻ theo mẫu SGK trang 16.
− HS: Xem trước bài. Kẻ theo mẫu SGK trang 16.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Kiểm bài cũ : (5’)
? Vì sao phải cải tạo đất?
? Người ta thường dùng biện pháp nào để cải tạo đất?
? Nêu những biện pháp cải tạo đất đã dùng ở đòa phương em.
2.Giới thiệu bài : (2’) Ngay từ xưa ông cha ta đã nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống” → tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt → bài mới.
3. Phát triển bài: (32’)
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm vềø phân bón
GV cho HS thảo luận: phân bón là gì.
Yêu cầu nêu được: phân bón là sản
phẩm tự nhiên hoặc chế biến được sử
dụng để tăng năng suất và chất lượng

nông sản.
? Trong phân bón chứa những yếu tố dinh
dưỡng nào?
?Phân bón được chia mấy nhóm chính?
GV giới thiệu về phân vi sinh.
GV cho HS làm BT trang 16.
GV gọi HS nhận xét, sửa chữa.
1. Phân bón là gì?
Các nhóm thảo luận nêu ý kiến.
HS rút ra kết luận: Phân bón là “thức ăn” do
con người bổ sung cho cây trồng.
HS dựa vào kiến thức ở môn Sinh 6 trả lời:
đạm, lân, kali; sau đó tìm hiểu thông tin ở
SGK trả lời câu hỏi.
HS nêu các nhóm phân bón chính:
Phân bón được chia 3 nhóm: phân hữu cơ,
phân hóa học và phân vi sinh.
HS nghe, ghi nhớ kiến thức.
HS sắp xếp tên các loại phân bón theo từng
nhóm cho hợp lý.
Đại diện nhóm ghi kết quả vào bảng phụ.
Hoạt động2. Tìm hiểu tác dụng của phân bón
GV yêu cầu HS quan sát hình 6 trang 17.
?Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến
đất, năng suất và chất lượng nông sản?
GV giảng giải: phân bón tác động đến
năng suất, chất lượng nông sản gián tiếp
thông qua tác động độ phì nhiêu của đất.
GV cho HS thảo luận:
?Khi bón phân cho cây trồng cần chú ý

điều gì?
→ Cho HS đi đến kết luận: bón phân
hợp lý.
2. Tác dụng của phân bón
HS xem hình, thảo luận nhóm: làm đất phì
nhiêu, năng suất cây trồng tăng, chất lượng
nông sản tăng.
HS ghi bài:Phân bón làm tăng độ phì nhiêu
của đất, tăng năng suất và chất lượng nông
sản.
HS liên hệ thực tế→ trả lời: bón lượng vừa
phải, đúng lúc…
4.Củng cố : (4’)
HS làm bài tập:
1. Những câu sau đây: a, b, c, d, câu nào đúng nhất:
Phân bón gồm 3 loại:
a. Cây xanh, đạm, vi lượng
b. Đạm, lân, kali
c. Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh
d. Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh
2. Phân bón có tác dụng như thế nào? Phải bón như thế nào mới có hiệu quả?
(GV có thể chấm điểm HS)
5. Dặn dò: (2’)
− Học bài trả lời câu hỏi SGK
− Đọc phần có thể em chưa biết
− Xem trước bài 8: Thực hành. Kẻ bảng trang 19 SGK. Mỗi nhóm chuẩn bò: một số mẫu
phân hóa học, nước sạch, than củi.
Tuần: - Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài: THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG

I. MỤC TIÊU :
Qua tiết học này, GV làm cho HS:
−Nêu được một số đặc điểm, tính chất của một số loại phân hóa học.
phân biệt được một số loại phân bón thường dùng.
−Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thực hành.
−Có ý thức bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
−GV: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp gắp than, diêm.
−HS: Xem trước bài 8: Thực hành.
Kẻ bảng trang 19 SGK.
Mỗi nhóm chuẩn bò: một số mẫu phân hóa học, nước sạch, than củi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Giới thiệu bài : (3’)
GV nêu ngắn gọn mục tiêu bài thực hành, nhắc HS nội quy thực hành, giới thiệu quy
trình.
2. Tiến trình thực hành : (34’)
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Tổ chức thực hành
GV kiểm tra sự chuẩn bò của HS, chia
nhóm thực hành, phân chia dụng cụ cho
các nhóm.
HS nhận dụng cụ, ổn đònh vò trí.
Hoạt động 2.Phân biệt nhóm phân hòa tan và nhóm ít tan hoặc không hòa tan
GV thực hiện thao tác mẫu, lưu ý HS thao
tác lắc ống nghiệm.
GV theo dõi thao tác thực hành, giúp đỡ
nhóm học yếu.
HS theo dõi. Các nhóm tiến hành từng bước:
Cho phân vào ống nghiệm → cho nước sạch
vào, lắc đều → để lắng, quan sát và ghi lại

kết quả.
Hoạt động 3. Phân biệt trong nhóm phân hòa tan
GV thực hiện thao tác mẫu cho HS quan
sát: Đốt than đến nóng đỏ → rắc phân lên
than.
GV theo dõi, lưu ý HS thao tác đốt than, tắt
đèn cồn, nhắc nhở học sinh an toàn lao
động và vệ sinh môi trường.
HS theo dõi các thao tác của GV.
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu. HS phân
biệt: nếu có mùi khai: đạm, nếu không có
mùi khai: kali.
Hoạt động 3. Phân biệt trong nhóm phân ít tan hoặc không hòa tan
GV cho HS quan sát từng mẫu phân,
nghiên cứu mục 3 SGK→ nhận biết đó là
vôi hay lân.
HS thực hiện: quan sát màu sắc, đối chiếu
thông tin SGK→ Nhận biết:
Màu xám: phân lân.
Màu trắng: vôi.
3. Kiểm tra - Đánh giá kết quả : (5’)
−Học sinh thu dọn, vệ sinh nơi thực hành, sau đó ghi kết quả vào bảng.
−GV nhận xét đánh giáùgiờ thực hành về: kết quả, sự chuẩn bò dụng cụ, mẫu vật thao tác
thực hành, an toàn lao động và đưa ra hướng khắc phục những sai sót.
4.Dặn dò : (3’)
−Xem trước bài 9. Tìm hiểu về cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân
bón ở gia đình, đòa phương.
−Kẻ bảng theo mẫu SGK trang 22.
- - - ²²² - - -
Tuần: - Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy:

Bài: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
Qua tiết học này, GV làm cho HS:
− Hiểu được cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
− Vận dụng được đặc điểm của từng dạng phân bón vào việc bón cho từng loại cây, từng
giai đoạn cất giữ đảm bảo chất lượng.
− Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi dùng phân bón.
II.CHUẨN BỊ :
− GV: Bảng phụ kẻ theo mẫu SGK trang 22.
− HS: Như đã dặn ở tiết 5.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Giới thiệu bài : (2’)
Trong bài 7 và 8 chúng ta đã làm quen với một số loại phân bón thường dùng trong nông
nghiệp hiện nay. Bài này, ta sẽ học cách sử dụng các loại phân bón sao cho có thể thu
được năng suất cây trồng cao, chất lượng nông sản tốt và tiết kiệm được phân bón.
2. Phát triển bài : (35’)
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu các cách bón phân
GV cho HS liên hệ thực tế: loại cây
trồng và thời điểm bón phân → cách bón
phân.
1.Cách bón phân
HS phân biệt 2 cách: bón lót và bón thúc
HS thảo luận:mục đích của từng cách bón
phân → kết luận:
Căn cứ vào thời kỳ bón, người ta chia ra: bón
lót : bón vào đất trước khi gieo trồng và bón
thúc: bón trong thời gian sinh trưởng của cây.
HS thảo luận: phun, rãi …

Người ta bón bằng cách nào?
GV tổng kết lại: Căn cứ vào hình thức
bón, người ta chia làm các cách bón
phân: bón vãi(rãi), bón theo hàng, theo
hốc, phun trên lá.
GV cho HS quan sát hình, nêu tên cách
bón phân và ưu nhược điểm.
GV nhận xét chung và giảng giải: bón
vào đất → lượng lớn nhưng có thể bò đất
giữ chặt hoặc chuyển thành dạng khó tan
hoặc nước rửa trôi.
Căn cứ vào hình thức bón, người ta chia làm
các cách bón phân: bón vãi(rãi), bón theo
hàng, theo hốc, phun trên lá.
HS quan sát hình từ 7 đến 10 trang 21 thảo
luận nhóm hoàn thành BT → ghi kết quả vào
bảng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón thông thường
GV yêu cầu các nhóm dựa vào đặc điểm
từng loại phân bón cho trong bảng SGK
trang 22 mục 2 → điền vào vơ:û cách sử
dụng.
Khi sử dụng phân bón phải chú ý điều
gì?
2. Cách sử dụng các loại PB thông thường
HS hoàn thành BT: Phân hữu cơ: bón lót,
phân hóa học: bón thúc, phân lân: bón lót.
HS: Khi sử dụng phân bón phải chú ý đặc
điểm tính chất của chúng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách bảo quản các loại phân bón thông thường

GV cho HS thảo luận phân hóa học,
phân hữu cơ bảo quản bằng cách nào?
Cho HS ghi ngắn gọn nội dung bài.
3.Cách bảo quản các loại phân bón thông
thường
HS trao đổi trong nhóm, nêu ý kiến.
HS đọc SGK → hoàn chỉnh kiến thức và nêu
ý nghóa của từng biện pháp bảo quản.
HS ghi ngắn gọn nội dung bài:
Khi chưa sử dụng cần bảo quản chu đáo để
bảo đảm chất lượng phân bón.
3. Củng co á: (5’)
? Thế nào là bón thúc, bón lót?
? Phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót hay bón thúc, vì sao?
? Phân đạm, phân kali thường dùng bón lót hay bón thúc, vì sao?
4. Dặn dò : (3’) Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Xem trước bài 10: Vai trò của giống và
phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
- - - ²²² - - -
Tuần: - Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU :
Qua tiết học này, GV làm cho HS:
− Hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây
trồng.Nêu một số tiêu chí cơ bản đánh giá cây trồng tốt.
− Từ đặc điểm của mỗi phương pháp tạo giống mà nêu được đặc điểm khác và giống
nhau của chúng, qua đó phát triển tư duy so sánh.
− Có ý thức q trọng, bảo vệ các giống cây trồng q hiếm trong sản xuất ở đòa phương.
II. CHUẨN BỊ:
− GV: Tranh hình SGK

− HS: Xem trước bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm bài cu õ: (6’)
? Thế nào là bón lót, bón thúc?
? Phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót hay bón thúc? Vì sao?
? Phân đạm, phân kali thường dùng bón lót hay bón thúc? Vì sao?
2. Giới thiệu bài (2’) Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng trọt giống cây trồng
chiếm vò trí hàng đầu. Vai trò cụ thể và phương pháp chọn tạo giống ra sao → bài mới.
3. Phát triển bài : (30’)
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng(10’)
GV yêu cầu HS quan sát hình 11 và thảo
luận trả lời các câu hỏi:
?Thay giống cũ bằng giống mới năng suất
cao có tác dụng gì?
?Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác
dụng gì đến các vụ gieo trồng?
?Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh
hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?
I.Vai trò của giống cây trồng
HS quan sát hình, thảo luận:
Thay giống cũ bằng giống mới → tăng năng
suất và chất lượng nông sản.
Sử dụng giống mới ngắn ngày → tăng số vụ
gieo trồng trong năm.
Sử dụng giống mới ngắn ngày → thay đổi cơ
cấu cây trồng.
GV hướng cho HS đi đến kết luận: Giống cây
trồng tốt có tác dụng với dụng làm tăng năng
suất, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×