Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tổ chức không gian nông nghiệp đô thị hướng đến quy hoạch xây dựng đô thị phát triển bền vững mang bản sắc địa phương ở đồng bằng sông cửu long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.37 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

TRƯƠNG QUỐC SỬ

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
HƯỚNG ĐẾN QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MANG BẢN SẮC
ĐỊA PHƯƠNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Mã số
: 9580105

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS.KTS. PHẠM TỨ
2. TS.KTS. ĐỖ PHÚ HƯNG

Phản biện 1: GS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng


Phản biện 2: PGS.TS.KTS. Đàm Thu Trang

Phản biện 3: PGS.TS.KTS. Phạm Anh Dũng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP.HCM


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Sự trỗi dậy của hoạt động nông nghiệp trong không gian đô thị,
còn gọi là nông nghiệp đô thị (NNĐT), đang diễn ra mạnh mẽ trong
bối cảnh đô thị hóa xuất hiện ở mọi nơi. NNĐT đang nổi lên như một
xu thế ngày càng được nghiên cứu và thực hành rộng rãi ở các quốc
gia phát triển cũng như các nước đang phát triển. Các trường hợp
thực nghiệm cho thấy NNĐT đã đặt ra nhiều cơ hội cho công tác quy

hoạch xây dựng đô thị theo xu hướng bền vững trên phạm vi toàn
cầu. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là một trong
những cái nôi của nền nông nghiệp Việt Nam với bề dày truyền
thống và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Hiện nay
ĐBSCL được quy hoạch là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm,
một trong sáu vùng đô thị hóa của cả nước, trong đó hệ thống đô thị
có vai trò là động lực của phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội. Tuy
nhiên, hiện tại các đô thị vùng ĐBSCL đang phải đối diện với những
thách thức trong quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát và những tác
động rất lớn của hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) và mực nước
biển dâng gây nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến đô thị và môi trường
sống của người dân đô thị.
Định hướng phát triển vùng ĐBSCL xác định hệ thống đô thị
trong vùng giữ vai trò là trung tâm của khu vực về phát triển kinh tế
văn hóa xã hội, trong đó yếu tố nông nghiệp góp mặt ở hầu hết các
lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên trong không gian đô thị hiện hữu, xu
hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch
sinh thái nông nghiệp chưa được chính quy hóa trở thành NNĐT là
đáng tiếc. Vì vậy, cần nhìn nhận và có tư duy khoa học về NNĐT,
NNĐT phải trở thành động lực mới để góp phần quy hoạch xây dựng


2
(QHXD) đô thị phát triển bền vững (PTBV) ở ĐBSCL. Chính vì vậy
vấn đề tổ chức không gian nông nghiệp trong cấu trúc không gian đô
thị nhằm gia tăng những giá trị mới cho đô thị ở ĐBSCL đang rất cấp
thiết trong bối cảnh hiện nay. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh
(NCS) chọn đề tài “Tổ chức không gian nông nghiệp đô thị hướng
đến quy hoạch xây dựng đô thị phát triển bền vững mang bản sắc địa
phương ở ĐBSCL” thuộc chuyên ngành quy hoạch vùng và đô thị

làm luận án nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Mục tiêu chung: Mục tiêu của luận án là nghiên cứu tổ chức không
gian NNĐT trong môi trường đô thị hiện hữu để QHXD đô thị PTBV
theo xu hướng sinh thái nông nghiệp có bản sắc địa phương ở vùng
ĐBSCL.
- Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể
cần làm rõ là: Xác định những không gian thích hợp với hoạt động
NNĐT ở ĐBSCL; Đề xuất định hướng chung về giải pháp quy hoạch
tổng thể (QHTT) - giải pháp tổ chức không gian và giải pháp tạo
hình không gian NNĐT ở ĐBSCL; Đề xuất các mô hình không gian
NNĐT thích hợp ở ĐBSCL. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào
trường hợp đô thị cụ thể ở ĐBSCL.
3. Nội dung nghiên cứu. Luận án có 5 nội dung chính:
- Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về không gian NNĐT trên thế
giới, ở Việt Nam, và hiện trạng không gian NNĐT ở ĐBSCL từ quan
điểm phát triển đô thị;
- Nội dung 2: Nghiên cứu phương pháp luận và những cơ sở khoa
học về việc tổ chức không gian NNĐT trong đô thị phù hợp với quy
hoạch phát triển đô thị ở vùng ĐBSCL.
- Nội dung 3: Nghiên cứu các định hướng chung về giải pháp


3
QHTT, giải pháp tổ chức và giải pháp tạo hình không gian NNĐT
hướng đến QHXD đô thị PTBV mang bản sắc địa phương ở ĐBSCL.
- Nội dung 4: Nghiên cứu ứng dụng kết quả luận án trong trường hợp
đô thị cụ thể là thành phố (TP) Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Nội dung 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu và mở rộng các vấn đề
nghiên cứu tiếp theo.

4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Với mục tiêu và nội dung nghiên cứu, NCS
xác định đối tượng nghiên cứu là không gian đô thị và các mô hình
nông nghiệp hiện hữu ở đô thị ĐBSCL. Ngoài ra, các vấn đề có liên
quan đến NNĐT cũng là đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án đề cập đến không gian nghiên cứu là
không gian các đô thị ở ĐBSCL. Thời gian nghiên cứu được xác
định từ 1990 (thời điểm hình thành những khái niệm, lý luận về
NNĐT trên thế giới) đến 2050.
5. Các phương pháp luận nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu với
chủ thể chính là QHXD đô thị trong bối cảnh xuất hiện NNĐT, do đó
từ phương pháp tiếp cận hệ thống và đa ngành, NCS xác định các
phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu và nội dung
nghiên cứu của luận án.
6. Ýnghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa về mặt khoa học: Những cơ sở khoa học để khẳng định
NNĐT xuất hiện trong môi trường đô thị hướng đến mô hình phát
triển đô thị bền vững mang bản sắc địa phương ở ĐBSCL.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Đưa NNĐT trở thành động lực mới để
phát triển đô thị. Đặc biệt NNĐT làm mới không gian đô thị hiện hữu
và gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đô thị. Ngoài ra hướng
đến sự công nhận vai trò của NNĐT trong QHXD phát triển đô thị.


4
7. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đối tượng nghiên cứu
- Nhóm khái niệm về Đô thị và các khái niệm liên quan: Bao gồm
Đô thị; Đô thị hóa; Không gian đô thị; Tổ chức không gian đô thị; và
một số khái niệm về Đô thị PTBV như Đô thị sinh thái và Đô thị sinh
thái nông nghiệp.

- Nhóm khái niệm về NNĐT và các khái niệm liên quan: NNĐT;
Không gian NNĐT; Tổ chức không gian NNĐT; Cảnh quan sản xuất
NNĐT; NNĐT Đa chức năng; Cơ sở hạ tầng xanh NNĐT; Một số
khái niệm liên quan nông nghiệp và nông nghiệp trong đô thị.
- Nhóm khái niệm về bản sắc và đô thị mang bản sắc địa phương:
Bao gồm Bản sắc; Bản sắc đô thị; Đô thị dựa trên nơi chốn và Đô thị
mang bản sắc địa phương.
8. Các nghiên cứu liên quan và vấn đề còn tồn tại:
- Các nghiên cứu liên quan về NNĐT: Phần lớn các nghiên cứu về
đề tài NNĐT và các vấn đề liên quan đến NNĐT hiện nay xuất hiện
dưới dạng các bài báo khoa học hoặc các trường hợp nghiên cứu.
Một số ít các luận án nghiên cứu chuyên sâu về NNĐT chủ yếu thuộc
các lĩnh vực như nông nghiệp, kinh tế, môi trường, địa lý.
- Vấn đề còn tồn tại gồm: Ở Việt Nam, đến nay hầu như chưa có các
nghiên cứu NNĐT từ lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị. Trong đó
việc sử dụng công cụ quy hoạch, thiết kế đô thị để đa dạng hóa
không gian chức năng đô thị vẫn là “khoảng trống” đối với hệ thống
đô thị ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng.
9. Cấu trúc luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung
chính của luận án gồm có 3 chương: Tổng quan về không gian
NNĐT trên thế giới, ở Việt Nam và ở ĐBSCL; Phương pháp luận
nghiên cứu và cơ sở khoa học về tổ chức không gian NNĐT trong hệ
thống đô thị ở ĐBSCL; Kết quả nghiên cứu và bàn luận.


5
CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN NNĐT TRÊN


THẾ GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ CÁC ĐÔ THỊ VÙNG ĐBSCL
1.1. Khái quát về không gian NNĐT ở các đô thị trên thế giới.
1.1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển không gian
NNĐT: Không gian NNĐT được hình thành từ thời kỳ đô thị sơ khai
đến thời kỳ đô thị khó khăn, khủng hoảng và hiện tại ngày càng phổ
biến ở thời kỳ đô thị phát triển. Trong bối cảnh của cách mạng nông
nghiệp, tác động của khủng hoảng về môi trường cũng như sự khô
cứng của đô thị hiện đại đã đặt ra vai trò quan trọng của NNĐT hiện
nay.
1.1.2. Một số mô hình không gian NNĐT tiêu biểu: Ứng với từng
giai đoạn hình thành và phát triển có các mô hình NNĐT tiêu biểu.
Đó là các mô hình không gian NNĐT theo phương ngang như mô
hình không gian vườn cộng đồng, mô hình không gian trang trại,
nông trại trong đô thị. Mô hình không gian NNĐT theo phương đứng
như mô hình không gian cao tầng chuyên canh nông nghiệp và mô
hình không gian cao tầng kết hợp giữa hoạt động NNĐT với không
gian chức năng khác của đô thị.
1.1.3. Các xu hướng phát triển không gian NNĐT. Tính đến nay có
3 xu hướng cơ bản như sau:
- Xu hướng phát triển không gian NNĐT là thành phần hữu cơ trong
đô thị: Hữu cơ trong cấu trúc không gian đô thị và hữu cơ trong hoạt
động xã hội của đô thị.
- Xu hướng phát triển không gian NNĐT gia tăng các giá trị mới cho
đô thị: Việc tích hợp không gian NNĐT theo hướng đa chức năng
làm đa dạng hóa không gian chức năng và gia tăng giá trị sử dụng đất
đô thị. Ngoài ra còn mang lại giá trị lợi ích môi trường, giá trị cảnh
quan và phủ xanh đô thị, và giá trị nhân văn cho không gian đô thị.


6

- Xu hướng phát triển không gian NNĐT góp phần phát triển đô thị
bền vững: Góp phần PTBV ở các lĩnh vực môi trường, kinh tế, và xã
hội của đô thị.
1.2. Tình hình chung về không gian nông nghiệp ở đô thị Việt Nam

1.2.1. Các mô hình nông nghiệp trong đô thị:
- Các mô hình nông nghiệp chính quy: Hiện tại đô thị ở Việt Nam có
các mô hình nông nghiệp được quy hoạch như mô hình canh tác
nông nghiệp truyền thống, mô hình nông nghiệp chất lượng cao và
mô hình nông nghiệp sinh thái hữu cơ. Các mô hình này được xem là
hoạt động nông nghiệp chính quy trong đô thị.
- Các mô hình nông nghiệp phi chính quy trong đô thị: Trong đô thị
đang tồn tại một số mô hình nông nghiệp không có trong quy hoạch
gọi là phi chính quy như trồng cây nông nghiệp và chăn nuôi trong
hộ gia đình hoặc xen lẫn với các không gian chức năng đô thị. Các
mô hình này thường ở dạng nhỏ lẻ và tự phát.
1.2.2. Tình hình chung về đất nông nghiệp trong đô thị: Đất nông
nghiệp trong đô thị được xem là đất dự phòng trong quy hoạch phát
triển đô thị và quỹ đất thực hiện các dự án xây dựng trong quá trình
đô thị hóa. Chính vì vậy, hiện tượng xây dựng trái phép trên đất nông
nghiệp và hiện tượng quỹ đất nông nghiệp “biến mất” diễn ra khá
phổ biến ở các đô thị Việt Nam trong quá trình đô thị hóa.
1.3. Hiện trạng về không gian nông nghiệp ở đô thị vùng ĐBSCL
1.3.1. Một số mô hình nông nghiệp trong đô thị: Nông nghiệp ở
đô thị vùng ĐBSCL cũng có tình hình chung như các đô thị khác, kết
quả khảo sát thực tế về một số mô hình tiêu biểu như sau:
- Mô hình vườn cây ăn trái kết hợp hoạt động du lịch: Mô hình vườn
trái cây Mỹ Khánh (Cần Thơ) vừa tổ chức hoạt động tham quan vui
chơi vừa tạo không gian nghĩ dưỡng dạng nhà vườn. Vườn cây ăn



7
trái trong TP. Vĩnh Long vừa tổ chức ẩm thực đồng quê vừa kết hợp
giải trí đàn ca tài tử. Mô hình nông nghiệp vườn cây ăn trái kết hợp
hoạt động du lịch hiện tại khá phổ biến ở ĐBSCL.
- Mô hình làng nông nghiệp truyền thống: Ở hầu hết các đô thị hiện
hữu đều tồn tại các hoạt động nông nghiệp truyền thống thuộc nhiều
nhóm ngành nghề khác nhau như nghề đan lát, dệt ở Vĩnh Long,
nghề thủ công mỹ nghệ ở Bến Tre, nghề chế biến nông sản như làng
bánh kẹo ở Sóc Trăng, khô thủy sản ở Châu Đốc, bánh tráng ở Mỹ
Tho, nghề hoa kiểng ở Chợ Lách, Sađéc. Các mô hình Làng nông
nghiệp truyền thống thường có quy mô nhỏ, phân tán dẫn đến khả
năng phát triển theo hướng du lịch nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Mô hình trang trại dạng cao tầng trong đô thị: Hiện nay xuất hiện
dạng trang trại với hình thức “kiến trúc cao tầng” hoạt động dẫn dụ,
nuôi chim yến như ở TP. Rạch Giá, Gò Công. Phần lớn các mô hình
tồn tại phi chính quy dưới hình thức chuyên canh hoặc kết hợp với
chức năng ở trong đô thị đã đặt ra vấn đề về chính sách phát triển.
- Mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao: Một số khu nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao đang được hình thành ở Cần Thơ; Vị
Thanh, Tân An tuy còn trong giai đoạn đầu phát triển. Thách thức
chủ yếu của mô hình này là việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tập trung và hướng đến sự quy
hoạch như một khu chức năng của đô thị.
- Mô hình nông nghiệp dựa vào tự nhiên: Được xem là mô hình canh
tác bền vững do đề cao tính tuần hoàn những yếu tố tự nhiên và có
tính bổ trợ lẫn nhau trong một khu vực canh tác nhằm khôi phục, duy
trì và thúc đẩy tính hài hòa của thiên nhiên. Một số mô hình như sản
xuất lúa truyền thống tại Ngã Năm (Sóc Trăng); nuôi tôm – trồng
rừng ở Năm Căn (Cà Mau); trồng sen ở Sađéc, Lấp Vò (Đồng Tháp).



8
1.3.2. Tác động của quá trình đô thị hóa: Quá trình đô thị hóa ở
các đô thị ở ĐBSCL tác động đáng kể đến việc mở rộng địa giới đô
thị ra vùng ven đô và làm gia tăng sự chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp, và tác động đến hầu hết các khía cạnh của đời sống
xã hội. Nhìn chung, tác động của đô thị hóa ở ĐBSCL có ảnh hưởng
trực tiếp đối với hoạt động nông nghiệp trong khu vực đô thị, tác
động đến không gian đô thị nơi diễn ra NNĐT cũng như đối với đời
sống kinh tế, văn hóa – xã hội của người dân đô thị.
1.3.3. Hiện trạng không gian nông nghiệp trong đô thị - Nhìn từ
góc độ quy hoạch đô thị: Từ góc độ không gian nông nghiệp trong
cấu trúc không gian đô thị, các mô hình nông nghiệp trong đô thị
hiện hữu ở ĐBSCL được hình thành chủ yếu là tự phát, với quy mô
vừa và nhỏ, phân tán trong đô thị. Từ góc độ hoạt động nông nghiệp
trong chức năng không gian đô thị, các mô hình nông nghiệp trong
đô thị hiện hữu có chức năng chuyên về sản xuất nông nghiệp, do đó
hoạt động nông nghiệp chủ yếu diễn ra ở không gian được quy hoạch
đất nông nghiệp trong đô thị. Hiện tượng đơn năng của các mô hình
nông nghiệp trong đô thị là phổ biến hiện nay. Từ góc độ hình ảnh
nông nghiệp trong hình thái không gian đô thị, các hoạt động nông
nghiệp ở đô thị ĐBSCL hiện nay chủ yếu thuộc lĩnh vực trồng trọt
như trồng lúa, cây ăn trái, trồng hoa, rau sạch mang lại hình ảnh đồng
quê trong cảnh quan đô thị. Ngoài ra, các không gian làng nghề
truyền thống, chợ nổi trên sông, vườn trái cây kết hợp với du lịch
cũng tạo hình thái đặc trưng cho không gian đô thị.
1.4. Một số công trình khoa học và luận án, luận văn nghiên cứu
theo hướng của đề tài
1.4.1. Các công trình khoa học về NNĐT: Trên thế giới NNĐT

đang trở thành hiện tượng được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực đặc biệt


9
là trong quy hoạch và kiến trúc đô thị. Tuy nhiên, ở Việt Nam các
nghiên cứu về NNĐT còn ít về số lượng, hạn chế về lĩnh vực và chủ
yếu tập trung vào ngành nông nghiệp, chưa có các nghiên cứu
NNĐT liên quan đến quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.
1.4.2. Các luận án, luận văn: Đến nay đã có một số luận án, luận
văn nghiên cứu NNĐT ở lĩnh vực phát triển nông nghiệp sinh thái,
lĩnh vực địa lý và môi trường. Các công trình nghiên cứu về NNĐT
ở Việt Nam liên quan trực tiếp đến quy hoạch phát triển đô thị, nhất
là ở khía cạnh không gian đô thị, đến thời điểm này là chưa có.
1.5. Sự cần thiết phải tổ chức không gian NNĐT ở ĐBSCL
Vấn đề đặt ra cho các đô thị ở vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện
nay là với sự xuất hiện NNĐT thì trước hết cần phải nhìn nhận hoạt
động NNĐT đang diễn ra trong không gian đô thị, tiếp theo là xem
NNĐT như một nhân tố mới tạo động lực mới trong phát triển đô thị.
Mặt khác, đô thị ĐBSCL có nhiều điều kiện khác biệt cần nghiên cứu
để phát triển NNĐT phù hợp với bối cảnh của ĐBSCL cũng như đặc
thù từng đô thị. Với cách tiếp cận như vậy, không gian diễn ra hoạt
động NNĐT cần phải được nghiên cứu và tổ chức cùng với định
hướng phát triển không gian đô thị hay chiến lược quy hoạch phát
triển đô thị, thông qua công cụ QHXD, nhằm hướng đến mục tiêu
chung là phát triển đô thị bền vững mang lại bản sắc địa phương.
Do đó, việc tổ chức không gian NNĐT cần nghiên cứu đặt ra
những mục tiêu và nội dung cụ thể. Đó là việc nhận thức đúng vai
trò, vị trí của các hoạt động NNĐT trong từng khu vực đô thị. Đó là
cần xây dựng phương thức tiếp cận đa chiều đối với NNĐT trong bối
cảnh đô thị hóa và BĐKH ở ĐBSCL. Cuối cùng là xây dựng các căn

cứ khoa học để định hướng các giải pháp tổ chức không gian NNĐT
thích hợp trong môi trường đô thị.


10
CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NNĐT Ở
ĐBSCL
2.1. Phương pháp luận nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phương pháp tiếp cận đồng bộ
nhiều phương pháp nghiên cứu liên quan đến đối tượng không gian
đô thị và NNĐT. Từ đó đề xuất các phương pháp nghiên cứu thích
hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp tiếp cận đa ngành: Đô thị và vấn đề NNĐT là vấn đề
liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực nên trong luận án có sử
dụng phương pháp tiếp cận đa ngành để có cái nhìn tổng thể khi đề
xuất các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học: Dựa trên phương pháp
tiếp cận trên, các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với
từng nội dung và kết quả nghiên cứu dự kiến được xác định tương
ứng, đó là: Phương pháp điền dã; Phương pháp hợp lý - lịch sử;
Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp thống kê; Phương
pháp mô hình hóa và Phương pháp dự báo.
2.2. Cơ sở lý luận về tổ chức không gian NNĐT ở ĐBSCL: Tổ
chức không gian NNĐT hướng đến phát triển đô thị bền vững và có
bản sắc là hai nội dung chính được đề cập trong phần cơ sở khoa học.

2.2.1. Quan điểm - lý luận và lý thuyết về tổ chức không gian
NNĐT hướng đến quy hoạch phát triển đô thị bền vững
- Một số quan điểm mang tính định hướng của NCS: Từ góc độ quy
hoạch phát triển đô thị, luận án xác định có hai quan điểm khoa học
làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. Một là, tổ chức không gian
NNĐT phù hợp với quan điểm phát triển đô thị bền vững theo hướng


11
sinh thái. Quan điểm này xuyên suốt trong quá trình xây dựng những
cơ sở khoa học về mối quan hệ đa chiều giữa NNĐT và môi trường
đô thị. Hai là, tổ chức không gian NNĐT với quan điểm làm mới
không gian đô thị. Với quan điểm này, NCS cho rằng hoạt động nông
nghiệp sẽ làm thay đổi những đặc trưng cơ bản của không gian đô thị
là: cấu trúc, chức năng và hình thái. Ở phạm vi lớn hơn, có thể nói
quan điểm làm mới không gian đô thị sẽ gia tăng giá trị cho đô thị ở
các lĩnh vực sử dụng đất cũng như kinh tế, văn hóa, xã hội đều xuất
phát từ hoạt động của NNĐT.
- Các lý luận cơ bản về không gian NNĐT: Từ các quan điểm khoa
học trên, luận án tổng hợp bốn lý luận cơ bản về không gian NNĐT.
Một là, lý luận chủ nghĩa Đô thị hóa mới góp phần tối ưu hóa sử
dụng đất và đa dạng hóa chức năng không gian đô thị. Hai là, lý
thuyết Thành phố cảnh quan sản xuất liên tục góp phần phủ xanh
hiệu quả, thích ứng với BĐKH. Ba là, lý luận không gian NNĐT với
khái niệm hạ tầng xanh sản xuất tăng cường dịch vụ sinh thái, góp
phần kết nối không gian xanh trong đô thị. Bốn là, lý luận không
gian NNĐT với hiện tượng nông nghiệp hóa cải thiện chất lượng
không gian sống, góp phần tạo dựng bản sắc địa phương cho đô thị.
Tất cả các lý luận trên đều có ý nghĩa thiết thực để vận dụng vào thực
tiễn tổ chức không gian cho hoạt động NNĐT trong QHPT đô thị.

- Lý thuyết phát triển đô thị bền vững có yếu tố NNĐT: Ở góc độ
phát triển đô thị bền vững, một số lý thuyết liên quan trực tiếp đến
không gian và môi trường đô thị có yếu tố NNĐT được đúc kết là:
+ Lý thuyết đô thị sinh thái nông nghiệp: Lý thuyết này khai thác giá
trị cây xanh đô thị có nguồn gốc từ nông nghiệp địa phương vừa
mang lại giá trị sinh thái cho không gian đô thị vừa gia tăng giá trị


12
kinh tế đối với những khu vực đô thị nơi đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ
cao và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đô thị hiện hữu.
+Lý thuyết đô thị canh tác bền vững: Lý thuyết này nhấn mạnh vai
trò của phương thức canh tác thân thiện với môi trường trong đô thị
trên dựa vào cách thức tổ chức sản xuất đa tầng bậc tạo hiệu quả sản
xuất trên diện rộng của không gian đô thị.
+ Lý thuyết đô thị cộng sinh tự nhiên: Lý thuyết này hướng đến sự
kết hợp hài hòa ở tất cả khía cạnh của đô thị mà chủ yếu đối với
không gian khi có sự tích hợp hoạt động nông nghiệp. Đó là sự cộng
sinh về chức năng, về cấu trúc, về hình ảnh không gian, mang lại
hiệu quả đa chiều đối với đô thị.
+ Lý thuyết đô thị thông minh: Lý thuyết này được vận dụng vào
hoạt động canh tác NNĐT nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng tài
nguyên đô thị và gia tăng hiệu quả tích hợp trong không gian đô thị
nhằm phục vụ đồng thời nhiều đối tượng và nhu cầu khác nhau.
2.2.2. Lý luận và lý thuyết tổ chức không gian NNĐT tạo bản sắc
địa phương cho đô thị
- Các lý luận phát triển đô thị mang bản sắc địa phương: Lý luận
này có ý nghĩa liên quan trực tiếp với nội dung đề tài. Do đó, với
quan niệm không gian đô thị là một chỉnh thể thống nhất giữa bối
cảnh môi trường và vật chất phục vụ cho các hoạt động của con

người thì hoạt động NNĐT được xem là tạo dấu ấn bản sắc về địa
điểm cho không gian. Thông qua các hoạt động như khám phá tính
đặc thù của địa điểm và sử dụng; thông qua sự hiểu biết về “ý thức
về địa điểm” hay sự hiểu biết, trãi nghiệm, khám phá không gian của
con người; và thông qua những “tương tác xã hội”, và “ý thức cộng
đồng” của địa điểm thì dấu ấn đặc thù của không gian sẽ được đúc
kết, tăng cường và góp phần tạo ra bản sắc cho không gian đô thị.


13
- Lý thuyết phát triển đô thị mang bản sắc địa phương: bao gồm lý
thuyết đô thị dựa trên nơi chốn gắn liền với những khái niệm “hồn
nơi chốn” và “kiến tạo nơi chốn” và lý thuyết hình ảnh đô thị gắn
liền với hình ảnh vật chất của đô thị. Thông qua các yếu tố đặc thù về
văn hóa, lịch sử và tập quán canh tác liên quan đến nông nghiệp, hình
ảnh hoạt động NNĐT phản ánh yếu tố địa phương rất rõ ràng. Do đó
vận dụng những lý thuyết này nhằm tạo dựng cho không gian đô thị
diện mạo nông nghiệp địa phương mang lại giá trị bản sắc cho đô thị.
2.3. Cơ sở thực tiễn để tổ chức không gian NNĐT ở ĐBSCL
2.3.1. Thực tiễn về bối cảnh vùng ĐBSCL
- Điều kiện tự nhiên: ĐBSCL có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và
mạng lưới sông rạch thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và đô thị
theo xu hướng xanh và sinh thái.
- Điều kiện kinh tế và văn hóa – xã hội: ĐBSCL là một trong những
vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, có nền kinh tế nông ngư nghiệp
phát triển, có nhiều tiềm năng trong việc áp dụng công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp và đời sống xã hội.
- Điều kiện kinh tế nông nghiệp: ĐBSCL là vựa lúa và vựa trái cây
lớn nhất nước. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế vùng và có nhiều tiềm năng chuyển đổi theo hướng nông nghiệp

xanh và phát triển kinh tế xanh.
- Vấn đề biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: BĐKH
gây ra những tác động đáng kể đến hầu hết các đô thị trong vùng, ảnh
hưởng đến đời sống xã hội cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp
và đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng đã thu hẹp quỹ đất sản xuất
nông nghiệp cũng như quỹ đất quy hoạch phát triển đô thị ở hầu hết
các địa phương ở ĐBSCL.
2.3.2. Thực tiễn về đô thị ở ĐBSCL


14
- Hệ thống đô thị và định hướng QHXD phát triển đô thị: Hệ thống
đô thị ở vùng ĐBSCL có 166 đô thị (2016) được phân loại gồm có
02 đô thị loại 1, 07 đô thị loại 2, 9 đô thị loại 3, 23 đô thị loại 4 và
125 đô thị loại 5. Định hướng phát triển hệ thống đô thị ĐBSCL theo
mô hình đa cực tập trung kết hợp với các hành lang kinh tế, đề cao
vai trò cảnh quan thiên nhiên phù hợp với đặc trưng từng tiểu vùng
trong quy hoạch phân vùng đô thị của chính phủ.
- Tác động của đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị: Quá trình
đô thị hoá nhanh đã gây nhiều biến động về thị trường đất đai ở vùng
ngoại ô, nông nghiệp truyền thống có xu thế tích tụ quy mô và ngày
càng bị đẩy xa ra các khu vực đô thị hóa tập trung. Mặc khác, chính
sách phát triển đô thị vùng được phê duyệt gần đây chuyển sang quan
điểm tôn trọng quy luật tự nhiên và điều kiện thực tế từng đô thị
nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa, hiện đại hóa và đa dạng hóa nông
nghiệp theo đặc trưng và lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp.
2.4. Cơ sở về không gian & tổ chức không gian NNĐT ở ĐBSCL
2.4.1. Cơ sở về không gian: Hoạt động NNĐT có xu hướng đa dạng
hóa không gian đô thị ở các lĩnh vực và có khả năng linh hoạt trong
việc kết hợp với chức năng khác trong đô thị. Cụ thể: Về cấu trúc,

NNĐT tham gia sẽ hoàn thiện hơn không gian chuyên về nông
nghiệp và không gian chức năng khác trong đô thị, cả hai đều hướng
đến cấu trúc hài hòa trong từng khu vực và trong tổng thể không gian
đô thị. Về hình ảnh, không gian có yếu tố NNĐT là sự đa dạng hóa
cảnh quan, tăng khả năng xanh hóa, mềm hóa, linh hoạt, có giá trị
thẫm mỹ theo hướng sinh thái.
Tuy nhiên, từ góc độ cơ sở về không gian cho thấy không gian đô thị
hiện hữu cần một số điều kiện để trở thành không gian NNĐT, đó là
điều kiện về hạ tầng kỹ thuật đô thị và các điều kiện về tính chất của


15
không gian đô thị như tính linh hoạt trong các yêu cầu sử dụng khác
nhau, tính hài hòa của các không gian; tính kết hợp phản ánh theo
tính chất của bối cảnh, và tính tương tác để gia tăng giá trị sử dụng.
2.4.2. Cơ sở để tổ chức không gian NNĐT ở ĐBSCL: Đó là các yếu
tố vật lý cấu thành không gian NNĐT gồm có yếu tố không gian hình
khối và yếu tố không gian hoạt động. Trên cơ sở các yếu tố đó
phương thức tổ chức không gian NNĐT gồm 3 phương thức chính: tổ
chức theo cấu trúc không gian; tổ chức theo cảnh quan và tổ chức
theo “công nghệ tái phân lô”. Trong đó “công nghệ tái phân lô” là
một trong những phương thức quy hoạch thích hợp nhất đối với
không gian nông nghiệp hiện hữu đang tồn tại nhiều không gian cá
thể, nhỏ lẻ, yếu và thiếu hạ tầng kỹ thuật của các đô thị ở ĐBSCL.
2.5. Bài học kinh nghiệm tổ chức không gian NNĐT trên thế
giới và ở Việt Nam
2.5.1. Thế giới: Tổ chức không gian NNĐT trên thế giới có những
bài học thiết thực. Đó là tích hợp NNĐT trong không gian chức năng
đô thị với các trường hợp nghiên cứu từ Hà Lan, Mỹ. Đó là tích hợp
NNĐT vào cảnh quan sản xuất ở các trường hợp ở Đức, Ma-rốc. Hay

như việc tích hợp mô hình NNĐT vào không gian đô thị như trường
hợp ở Israel và Cuba. Cuối cùng là nhóm bài học về tích hợp hoạt
động NNĐT vào hạ tầng dịch vụ và hạ tầng sinh thái như trường hợp
ở Đài Loan, Trung Quốc.
2.5.2. Trong nước: Ở các đô thị trong nước, bài học tổ chức không
gian khu nông nghiệp công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh, ở Hà Nội
và tổ chức không gian trang trại đô thị kết hợp tham quan du lịch
nông nghiệp ở TP. Đà Lạt cũng như tổ chức không gian làng nghề
truyền thống kết hợp du lịch nông nghiệp ở Hội An đều có giá trị cho
việc nghiên cứu tổ chức không gian NNĐT ở ĐBSCL.


16
CHƯƠNG III:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đề xuất quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc chung về quy
hoạch tổng thể –tổ chức và tạo hình không gian NNĐT ở ĐBSCL
3.1.1. Quan điểm chung: Để tổ chức không gian NNĐT ở ĐBSCL
cần dựa trên quan điểm xem không gian đô thị là nguồn tài nguyên
hữu hạn của đô thị, xem không gian NNĐT là một thành phần hữu cơ
trong cấu trúc không gian đô thị, và hoạt động NNĐT hướng đến sự
tương tác với đô thị.
3.1.2. Mục tiêu chung: Một là, tổ chức không gian NNĐT hướng
đến phát triển đô thị bền vững thông qua việc khai thác hiệu quả
không gian đô thị, và tổ chức hài hòa không gian đô thị. Hai là, tổ
chức không gian NNĐT tạo bản sắc địa phương thông qua việc tạo
lập cảnh quan nông nghiệp và khai thác màu trong NNĐT.
3.1.3. Nguyên tắc chung: Tổ chức không gian NNĐT tối ưu hóa sử

dụng không gian đô thị, qua đó gia tăng các giá trị mới cho đô thị, và
tổ chức không gian chức năng hài hòa trong cấu trúc đô thị.
3.2. Đề xuất những không gian thích hợp với hoạt động NNĐT
hướng đến đô thị PTBV mang bản sắc địa phương ở ĐBSCL: Từ
những cơ sở khoa học và hiện trạng không gian đô thị, những không
gian đô thị hiện hữu thích hợp với hoạt động NNĐT được đề xuất là:
3.2.1. Đối với không gian tổng thể đô thị: Đó là các không gian mở
dạng hành lang bám theo các trục giao thông thủy và giao thông
đường bộ, không gian cây xanh và mặt nước ở hầu hết các đô thị.
3.2.2. Đối với không gian khu ở: Những không gian thích hợp với
hoạt động NNĐT như sau: Không gian công trình nhà ở; Không gian
công trình công cộng và dịch vụ; Không gian quảng trường, cây
xanh, mặt nước; Không gian cơ quan hành chính đô thị cấp khu ở;
Không gian công trình hạ tầng xã hội khác. Tùy theo quy mô và tính
chất của không gian mà có hình thức tổ chức NNĐT thích hợp.


17
3.2.3. Đối với không gian khu vực trung tâm đô thị: Không gian
thích hợp là Không gian quảng trường, công viên ở trung tâm;
Không gian các công trình cao tầng như tòa nhà hành chính, hoặc các
công trình về văn hóa và thể dục thể thao.
3.2.4. Đối với không gian khu công nghiệp trong đô thị: Các không
gian thích hợp với NNĐT như: khu vườn hoa cây xanh, cây xanh
cách ly và không gian tổng thể nhà máy, xí nghiệp để tạo lập một
cảnh quan NNĐT thống nhất.
3.2.5. Đối với không gian cây xanh: Các không gian thích hợp với
NNĐT như: không gian công viên, không gian hai bên bờ hệ thống
sông – kênh – rạch và trên các tuyến giao thông đường bộ.
3.2.6. Đối với không gian trên đất nông nghiệp hiện hữu trong cấu

trúc đô thị: Đất nông nghiệp trong đô thị là không gian thuận lợi
nhất cho hoạt động NNĐT dạng tập trung quy mô lớn và đảm bảo sự
phát triển NNĐT bền vững trong môi trường đô thị.
3.3. Đề xuất định hướng chung về giải pháp QHTT - giải pháp
tổ chức và giải pháp tạo hình không gian NNĐT ở ĐBSCL
3.3.1. Định hướng chung về giải pháp QHTT không gian nông
nghiệp trong cấu trúc đô thị
- QHTT không gian NNĐT đảm bảo phù hợp với chiến lược phát
triển quy hoạch xây dựng đô thị ở ĐBSCL: Đó là sự phù hợp với bối
cảnh phát triển kinh tế xã hội của vùng và phù hợp với yêu cầu phát
triển đô thị vùng trong tương lai.
- QHTT không gian NNĐT đảm bảo tính hệ thống góp phần QHXD
đô thị bền vững theo hướng sinh thái nông nghiệp: Đó là sự tổ chức
không gian NNĐT có tính hệ thống, chặt chẽ trong cấu trúc không
gian đô thị. Sự quy hoạch này góp phần phát triển kinh tế đô thị, góp
phần cải thiện môi trường và tạo dựng “hồn nơi chốn” từ các hoạt
động liên quan đến nông nghiệp cho đô thị.


18
3.3.2. Định hướng chung về giải pháp tổ chức không gian NNĐT
trong các khu chức năng đô thị
- Giải pháp cải tạo nâng cấp không gian đất nông nghiệp hiện hữu
trong cấu trúc đô thị: Định hướng tổ chức không gian NNĐT thích
hợp cho vùng ven đô, vùng ngoại ô mang tính ổn định, tạo ngưỡng
giới hạn cho đô thị trong quá trình đô thị hóa, phù hợp với địa hình
cảnh quan chung của tiểu khu và khu vực.
- Giải pháp cải tạo lồng ghép chức năng NNĐT trong các không
gian chức năng đô thị: Giải pháp này được thực hiện trong không
gian khu ở, trong không gian trung tâm đô thị, trong không gian công

nghiệp trong đô thị và trong không gian cây xanh đô thị.
3.3.3. Định hướng chung về giải pháp tạo hình không gian NNĐT
mang bản sắc địa phương: Thông qua yếu tố thẫm mỹ không gian
và chức năng không gian để tạo hình không gian có hoạt động
NNĐT mang bản sắc địa phương cụ thể trong đô thị như sau:
- Giải pháp tạo trục không gian NNĐT – cảnh quan cửa ngõ của đô
thị: Với chức năng là trục cảnh quan và ở vị trí của ngõ của đô thị,
tạo hình để không gian NNĐT hình thành cảnh quan quy mô lớn, trãi
theo phương ngang, gia tăng thêm giá trị thẩm mỹ phù hợp với
không gian mở.
- Giải pháp tạo cánh đồng NNĐT ở hai bên bờ sông và kênh rạch –
không gian mở: Tạo hình trên cơ sở cảnh quan thiên nhiên với mặt
nước và cây xanh hiện hữu, hình ảnh NNĐT hai bên bờ tạo dựng
hình thái không gian rất đặc trưng cho đô thị ở ĐBSCL.
- Giải pháp tạo vườn NNĐT trong khu ở: Tạo hình không gian vườn
NNĐT trên cơ sở không gian công cộng với chức năng gặp gỡ, giải
trí của cư dân trong khu ở. Chính vì vậy mà hình ảnh của không gian
hoạt động NNĐT mang tính văn hóa nông nghiệp cho khu ở.


19
- Giải pháp tạo quảng trường và công viên NNĐT: Tạo hình cho
không gian hoạt động NNĐT hài hòa trong tổng thể quảng trường
hay công viên ở không gian khu trung tâm đô thị và hài hòa trong các
hoạt động chức năng, để tạo ra sự hấp dẫn, độc đáo khi có yếu tố
NNĐT xuất hiện với vai trò là cảnh quan sinh thái nông nghiệp.
- Giải pháp hình thành công trình NNĐT cao tầng: Tạo hình không
gian NNĐT ở công trình cao tầng, khu trung tâm khai thác các tầng
không gian hướng đến giá trị mang tính biểu tượng mạnh mẽ về văn
hóa nông nghiệp hiện đại trong đô thị.

3.4. Đề xuất các mô hình không gian NNĐT thích hợp ở ĐBSCL
3.4.1. Mô hình không gian NNĐT đối với không gian tổng thể đô
thị: Đó là mô hình Cánh đồng NNĐT ở hai bờ sông và kênh rạch, và
mô hình trục không gian cảnh quan NNĐT. Hai mô hình này góp
phần hình thành cảnh quan tập trung quy mô lớn mang đặc trưng, tạo
bản sắc cho đô thị.
3.4.2. Mô hình không gian NNĐT đối với không gian khu ở: Đó là
các mô hình như vườn tiểu khu, vườn nhóm nhà, và cảnh quan
NNĐT trong nhà ở cao tầng trong khu ở. Hầu hết các công trình xây
dựng trong khu ở đều có khả năng kết hợp với hoạt động NNĐT
thông qua các không gian chức năng, kể cả các không gian mặt dựng,
mái nhà, và không gian căn hộ.
3.4.3. Mô hình không gian NNĐT đối với không gian khu trung
tâm: Đó là mô hình không gian quảng trường công viên NNĐT,
không gian các công trình cao tầng kết hợp cảnh quan NNĐT kể cả
công trình cao tầng chuyên về NNĐT. Các mô hình NNĐT ở khu
trung tâm tạo hình ảnh mới về thể loại công trình cao tầng sinh thái
bởi cảnh quan nông nghiệp. Mô hình này có khả năng tạo không gian
điểm nhấn cho đô thị.
3.4.4. Mô hình không gian NNĐT đối với không gian công nghiệp:


20
Đó là mô hình không gian cảnh quan NNĐT trong nhà máy, tạo hình
ảnh mới về cảnh quan NNĐT cho nhà máy, xí nghiệp tạo cảm giác
thân thiện của môi trường sản xuất có hoạt động của NNĐT cho
người lao động. Cây xanh NNĐT thay cây xanh cách ly tạo cảnh
quan mang lại cảm giác thân thiện môi trường vừa tạo giá trị kinh tế.
3.4.5. Mô hình không gian NNĐT đối với không gian xanh đô thị:
Đó là mô hình không gian công viên NNĐT tạo hình ảnh mảng xanh

lớn, tập trung và là điểm nhấn về không gian xanh cho đô thị; và
đường phố NNĐT kết hợp với cảnh quan xung quanh đã mang lại
hình ảnh không gian rất đa dạng cho không gian đô thị.
3.4.6. Mô hình không gian NNĐT trên đất nông nghiệp hiện hữu
trong cấu trúc đô thị: Với tính chất không gian tập trung có quy mô
lớn, các mô hình NNĐT được đề xuất là: trang trại NNĐT sinh thái;
trang trại NNĐT hữu cơ; trang trại NNĐT công nghệ cao. Có thể
hình thành mô hình tổ hợp NNĐT đa chức năng kết hợp nhiều lĩnh
vực của NNĐT.
3.5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu: Tổ chức không gian NNĐT
hướng đến đô thị Sen ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. “Tháp
Mười đẹp nhất bông Sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”, đã gợi
ý cho việc áp dụng kết quả nghiên cứu tổ chức không gian Sen trong
không gian đô thị TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
3.5.1. Định hướng quy hoạch chung TP. Cao Lãnh đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050: Định hướng này là cơ sở để xác định
hướng phát triển NNĐT đối với TP. Cao Lãnh. Trong đó chọn cây
sen là cây nông nghiệp chủ đạo góp phần để TP. Cao Lãnh phát triển
theo hướng đô thị sinh thái nông nghiệp mang bản sắc địa phương.
3.5.2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chung về QHTT - tổ chức
và tạo hình không gian đô thị Sen ở TP. Cao Lãnh. Quan điểm là
không gian Sen trong TP. Cao Lãnh có các mối quan hệ hữu cơ với


21
không gian đô thị hiện hữu phù hợp với quy hoạch chung của thành
phố. Mục tiêu là tổ chức không gian đô thị Sen ở TP. Cao Lãnh
hướng đến mục tiêu TP. Cao Lãnh trở thành đô thị sinh thái với cảnh
quan NNĐT trong đó hình ảnh Sen là vai trò chủ đạo. Các nguyên
tắc là tổ chức không gian Sen phải đảm bảo tối ưu hóa không gian

TP. Cao Lãnh hiện hữu; Sen và không gian Sen được tổ chức hài hòa
với các không gian chức năng khác và làm gia tăng giá trị mới cho
không gian TP. Cao Lãnh.
3.5.3. Định hướng chung cho giải pháp QHTT - giải pháp tổ chức
và giải pháp tạo hình không gian Sen ở TP. Cao Lãnh. Định hướng
chung về giải pháp QHTT không gian Sen là hài hòa trong cấu trúc,
góp phần cải tạo môi trường và tạo bản sắc cho đô thị. Định hướng
chung về giải pháp tổ chức không gian Sen là áp dụng công nghệ tái
phân lô đối với không gian đất nông nghiệp hiện hữu, áp dụng giải
pháp quy hoạch lồng ghép đối với không gian chức năng hiện hữu
khác. Định hướng chung về giải pháp tạo hình không gian Sen tạo
bản sắc TP. Cao Lãnh là thực hiện yếu tố thẫm mỹ và chức năng ở
một số không gian tiêu biểu như: Cánh đồng Sen hai bên bờ sông
Cao Lãnh; Trục không gian cảnh quan Sen và cây ăn trái từ trung
tâm đô thị đến cầu Cao Lãnh; Công viên Sen ở Hồ Khổng Tử ở
phường 1; Trang trại Sen kết hợp cây ăn trái, trên đất nông nghiệp
thuộc một số xã trong thành phố. Tóm lại, thông qua ví dụ minh họa
cho thấy việc tổ chức không gian Sen và các cây nông nghiệp khác
đối với TP. Cao Lãnh được thực hiện trên những cơ sở khoa học về
NNĐT, trên cơ sở các lý thuyết phát triển đô thị có yếu tố NNĐT và
cơ sở về hiện trạng không gian đô thị TP. Cao Lãnh hiện hữu.
3.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu
3.6.1. Bàn luận về những điều kiện để NNĐT trở thành động lực
mới cho đô thị PTBV: Đó là việc tổ chức NNĐT cần thông qua công


22
cụ quy hoạch đô thị, qua đó nhằm tạo điều kiện cho NNĐT gia tăng
giá trị cho đô thị phù hợp với xu thế thời đại.
3.6.2. Bàn luận về việc tích hợp hoạt động NNĐT trong các không

gian chức năng tạo hình ảnh mới hướng đến đô thị mang bản sắc
sinh thái nông nghiệp địa phương:
- Tích hợp hướng đến không gian đô thị xanh đa màu sắc: Việc tích
hợp các yếu tố không gian xanh và các yếu tố tự nhiên trong không
gian đô thị góp phần nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống.
- Tích hợp hướng đến nền kinh tế đô thị xanh: Trong bối cảnh kinh tế
nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo ở ĐBSCL, việc phát triển kinh tế
đô thị xanh tích hợp dịch vụ nông nghiệp được xem là xu hướng vừa
tạo ra giá trị kinh tế, vừa làm giảm thiểu các rủi ro môi trường.
- Tích hợp hướng đến hạ tầng đô thị xanh: Phát triển đô thị và phát
triển NNĐT đều cần một nền tảng hạ tầng kỹ thuật đô thị hoàn chỉnh.
Việc giữ lại nhiều nhất hiện trạng tự nhiên và kết hợp hoạt động
nông nghiệp tạo nền tảng cho các không gian chức năng trong đô thị
hoạt động hiệu quả nhưng vẫn thân thiện môi trường, xanh.
3.6.3. Bàn luận những nghiên cứu tiếp theo để tổ chức không gian
NNĐT trong công tác QHXD đô thị ở ĐBSCL từ lý thuyết thành
hiện thực: Với thực tiễn công tác QHXD đô thị Việt Nam còn nhiều
ràng buộc bởi luật quy hoạch đô thị, việc về quy hoạch tổng thể giải
pháp tổ chức không gian cũng như giải pháp tạo hình không gian
NNĐT còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác của đô thị. Do đó, những
nghiên cứu tiếp theo như quy chuẩn, tiêu chuẩn cho hoạt động
NNĐT trong quy hoạch xây dựng đô thị, cũng như bài toán về trồng
cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với môi trường đô thị, ai trồng, ai
chăm sóc, ai thu hoạch, quản lý môi trường sản xuất, vấn đề quản lý
an toàn thực phẩm v.v.. cần có những nghiên cứu chuyên sâu các cho
từng trường hợp đô thị cụ thể để đưa ra giải pháp thiết thực.


23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết Luận
1. Thông qua bức tranh của NNĐT trên thế giới hiện nay cho thấy
NNĐT ngày càng khẳng định vai trò vị trí của mình trong không gian
đô thị. Hệ giá trị của NNĐT làm mới không gian đô thị chứng minh
các xu hướng phát triển của NNĐT diễn ra tất yếu trên phạm vi toàn
cầu. Hiện trạng về nông nghiệp ở các đô thị Việt Nam, nhất là đô thị
vùng ĐBSCL, một trong những nơi khởi nguồn cho văn minh nông
nghiệp thuận theo tự nhiên, nhìn từ góc độ quy hoạch phát triển đô
thị cho thấy sự cần thiết phải tổ chức NNĐT hướng đến quy hoạch
đô thị PTBV trong bối cảnh đô thị hóa và BĐKH hiện nay.
2. Với cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và phương pháp nghiên cứu
thích hợp với lĩnh vực QHPT đô thị, luận án xác định các cơ sở khoa
học phản ánh lý luận, quan điểm khoa học, lý thuyết về NNĐT theo
chuẩn mực quốc tế và bối cảnh vùng ĐBSCL, trong đó cơ sở về đô
thị đóng vai trò quan trọng tạo dựng môi trường cho nông nghiệp
phát triển. Bên cạnh đó, những bài học quốc tế, bài học của Việt
Nam về phát triển NNĐT cũng có ý nghĩa tham khảo đáng kể.
3. Định hướng chung về QHTT - giải pháp tổ chức và tạo hình
không gian NNĐT được xem là nội dung quan trọng nhất của luận
án. Các định hướng này phản ánh đầy đủ quan điểm và nguyên tắc đã
đề ra và phù hợp với mục tiêu của luận án. Đó là đô thị ĐBSCL
PTBV theo hướng sinh thái mang bản sắc địa phương.
4. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tổ chức không gian NNĐT nói
riêng hoạt động NNĐT nói chung là một trong những xu hướng tất
yếu của hoạt động quy hoạch xây dựng đô thị PTBV. Vì vậy, NCS đã
bàn luận làm rõ phương thức lồng ghép hoạt động NNĐT trong
không gian đô thị và những điều kiện để NNĐT trở thành động lực
mới cho đô thị PTBV theo hướng sinh thái mang bản sắc địa phương.



×