Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài 14: Bài tập tự học sinh lý Thận ctump ( bài tập nhóm+ cá nhân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 8 trang )

BT Tự học Sinh Lý 2

Nhóm:

Chương 9
SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
Bài 14
SINH LÝ THẬN
Bài tập nhóm:
1.Làm sao để phân biệt được hồng cầu có trong nước tiểu có nguồn
gốc từ cầu thận hay các nguồn gốc khác (sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng
niệu,u,…)
- Khi đái ra máu, ta sử dụng kính hiển vi đếm số lượng hồng cầu để quan sát
hình thể hồng cầu trong nước tiểu: nếu trên 80% số hồng cầu có hình thể biến
dạng, méo mó, co nhỏ hoặc có trụ hồng cầu trong nước tiểu là hồng cầu niệu có
nguồn gốc từ cầu thận (bệnh cầu thận). Nếu hầu hết hồng cầu niệu có hình thể
bình thường, không có trụ hồng cầu thì nguồn gốc của hồng cầu niệu là từ
đường tiết niệu (bệnh lý ở đường tiết niệu).
2.Trình bày nguyên tắc và vẽ sơ đồ lọc thận nhân tạo?
Đưa máu ra khỏi cơ thể, bơm vào quả lọc nhân tạo để lấy đi các chất độc và
nước dư thừa, sau đó trả máu đã lọc về lại cơ thể bệnh nhân.
Dựa trên cơ chế trao đổi chất theo bậc thang nồng độ. Dòng máu từ động mạch
người bệnh chảy vào hệ thống ống dẫn. Hệ thống này ngâm trong dung dịch
thẩm tích và cuối cùng máu trong lòng ống chảy về tĩnh mạch của người bệnh.
Sơ đồ lọc thận nhân tạo:

1


BT Tự học Sinh Lý 2


3.Tìm hiểu vai trò các chất đánh giá chức năng thận?
Đo hệ số thanh thải inulin
Inulin là một polyme của đường fructose, có đặc điểm không độc, không
bị chuyển hóa khi đưa vào cơ thể, trọng lượng phân tử là 5000 Da nên được lọc
tự do qua cầu thận, hoàn toàn không bị ống thận tái hấp thu hoặc bài tiết. Với
các đặc điểm trên, nên inulin là chất lý tưởng nhất được dùng để đo mức lọc cầu
thận. Hệ số thanh thải inulin đúng bằng mức lọc cầu thận.
Giá trị bình thường của hệ số thanh thải inulin là 125±30 ml/ph.
Đo hệ số thanh thải manitol
Manitol cũng là chất lý tưởng để đo mức lọc cầu thận.
Giá trị bình thường của hệ số thanh thải manitol bằng hệ số thanh thải inulin và
bằng 125±30 ml/ph.
Đo hệ số thanh thải natri thiosulphat
Natri thiosulphat được cầu thận lọc dễ dàng, chỉ được ống thận bài tiết rất
ít. Lượng natri thiosulphat được ống thận bài tiết là không đáng kể, ngay cả khi
nồng độ trong huyết thanh lớn hơn 0,2g/l.
Tỉ số giữa hệ số thanh thải natri thiosulphat và hệ số thanh thải inulin là 1,03.
Đo hệ số thanh thải creatinin nội sinh
Creatinin là sản phẩm thoái biến của creatin của cơ, không có vai trò của
enzym. Creatin được gan tổng hợp và tích trữ ở cơ, tổng lượng creatin trong cơ
thể khoảng 100g, lượng creatin trong cơ chiếm 98% lượng creatin của cơ thể,
nên có thể coi cơ là bể chứa creatin của cơ thể. Chỉ có một lượng nhỏ creatin có
nguồn gốc từ thức ăn, lượng thịt trong thức ăn cung cấp khoảng 0,6-0,8g
creatin/24 giờ. Có 1,6% lượng creatin trong cơ thể được chuyển hóa để tạo

2


BT Tự học Sinh Lý 2


thành creatinin mỗi ngày. Do đó, nồng độ creatinin trong máu không phụ thuộc
vào chế độ ăn mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ của cơ thể.
Giá trị bình thường của hệ số thanh thải creatinin nội sinh là 120±30ml/ph
. Đánh giá mức lọc cầu thận bằng phương pháp đo nồng độ b2microglobulin
Trong bốn thập kỷ gần đây, người ta nhận ra thận có vai trò quan trọng
trong phân giải các peptid và protein, đặc biệt các peptid có trọng lượng phân tử
thấp. Các chất này được lọc qua cầu thận, sau đó được các tế bào ống lượn gần
tái hấp thu và chuyển hóa thành các amino acid.
Một số lớn các peptid, kể cả các hormon như parathyroid hormon,
insulin…, một số protein có trọng lượng phân tử thấp, kể cả a1-microglobulin đã
được nghiên cứu. Theo Schardijin và Statius (1987), thì b2-microglobulin là chất
có giá trị để đánh giá mức lọc cầu thận.
B2-microglobulin có trọng lượng phân tử 11815 Da, là chuỗi peptid gồm
99 amino acid, có bán kính phân tử 2,1nm, do vậy được lọc qua cầu thận tự do
như với nước (cầu thận có thể lọc các phân tử có kích thước £5,5 nm). Sau khi
được lọc qua cầu thận, 99% lượng b2-microglobulin được ống thận tái hấp thu
và thoái giáng. Vì được lọc qua cầu thận dễ dàng, nên ở người khỏe mạnh, nồng
độ b2-microglobulin trong huyết thanh thấp £2 mg/l, trung bình 1,5 mg/l. Nồng
độ b2-microglobulin trong huyết thanh tăng khi mức lọc cầu thận giảm, và đạt
tối đa 40 mg/l ở người tăng ure máu và bệnh nhân lọc máu chu kỳ.
Logarit nồng độ b2-microglobulin huyết thanh có tương quan chặt với
logarit của hệ số thanh thải inilin. Do đó logarit nồng độ b2-microglobulin huyết
thanh là thông số rất tốt để đánh giá rối loạn chức năng thận, đặc biệt khi mức
lọc cầu thận giảm. Nồng độ b2-microglobulin trong huyết thanh cho biết mức
lọc cầu thận tương đối chính xác, nhất là ở người già khi mà khối lượng cơ giảm
và mức bài xuất creatinin của thận thấp. Nồng độ b2-microglobulin trong huyết
thanh không bị ảnh hưởng của khối lượng cơ, cũng không bị ảnh hưởng của giới
tính.
Định lượng b2-microglobulin trong huyết thanh để đánh giá mức lọc cầu
thận chưa được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, vì cho đến nay định lượng

nồng độ b2-microglobulin bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA) còn quá
đắt, phương pháp định lượng ELISA rẻ hơn.
Ở những bệnh nhân có khối u, đặc biệt là u lympho và những bệnh như
lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp, nồng độ b2microglobulin trong huyết thanh tăng cao hơn bình thường.
Đo mức lọc cầu thận bằng phương pháp đồng vị phóng xạ

3


BT Tự học Sinh Lý 2

2.7.1. Sử dụng dược chất phóng xạ 51Cr-EDTA
EDTA (ethylen diamine tetra acetat) được cầu thận lọc hoàn toàn giống
như inulin, không độc, không bị chuyển hóa khi đưa vào cơ thể, không được
ống thận tái hấp thu hay bài tiết, có thể dùng để đo mức lọc cầu thận giống như
inulin.
2.7.2.Sử dụng dược chất phóng xạ 125I-iothalamate
Sử dụng dược chất phóng xạ 125I-iothalamate để đánh giá mức lọc cầu
thận tương tự như 51Cr-EDTA.
2.7.3. Sử dụng dược chất phóng xạ 99Tcm-DTPA
DTPA (diethylene triamine penta acetic acid tin) gắn với 99Tcm đã được
dùng để đo mức lọc cầu thận. Mức lọc cầu thận được đo bằng 99Tcm-DTPA có
tương quan rất chặt với mức lọc cầu thận đo bằng inulin .
4.Trình bày cơ chế của các nhóm thuốc lợi tiểu quai, thiazide, kháng
aldosteron, ức chế men carbonic anhydrase.
 Cơ chế của nhóm thuốc lợi tiểu quai.
-Ức chế tái hấp thu Na+ do gắn kết vào vị trí kết hợp với Cl- trên chất
chuyên chở Na+, K+, Cl- ở ngành lên quai henle.
 Thiazide
Thiazid ức chế tái hấp thu Na+ và kèm theo là cả Cl- (vị trí đồng vận

chuyển) ở đoạn pha loãng (phần cuối của nhánh lên quai Henle và phần
đầu của ống lượn xa), thải trừ Na+ và Cl- với số lượng gần ngang nh au
nên còn gọi là thuốc lợi niệu thải trừ muối (saluretics). Khoảng 5- 10%
Na+ lọc qua cầu thận bị thải trừ nên thuộc loại thuốc có tác dụng lợi niệu
trung bình. Thuốc có tác dụng ở cả môi trường acid và base. Làm tăng
thải trừ K + , theo 2 cơ chế: một phầ n do thuốc ức chế enzym CA, làm
giảm bài tiết ion H+ nên tăng thải K+ (cơ chế thải trừ tranh chấp ở ống
lượn xa); một phần do ức chế tái hấp thu Na+ làm đậm độ Na+ tăng cao ở
ống lượn xa, gây phản ứng bù trừ bài xuất K+ để kéo Na+ lại.
 Kháng aldosterone
Công thức gần giống với aldosteron, tranh chấp với aldosteron tại
receptor ở ống lượn xa, nên còn gọi là thuốc kháng aldosteron. Tác dụng
thải trừ Na+ của thuốc phụ thuộc vào số lượng aldosteron bài tiết và bị ức
chế. Tác dụng xuất hiện chậm sau 12-24 giờ.
- Aldosterone có tác dụng tăng hoạt động của bơm Na-K, mà bơm này
thì có tác dụng làm tăng tái hấp thu Na, thải bớt K ra ngoài. Aldosterone
mất tác dụng, thì Na sẽ bị giữ lại trong lòng ống, dẫn đến lợi niệu.

4


BT Tự học Sinh Lý 2

 Ức chế men carbonic anhydrase
Ở ống lượn gần, trong tế bào ống thận, CA có tác dụng làm giải phóng
ion H+ vào lòng ống thận theo phản ứng sau:
H2O + CO2 H2CO3HCO3 - + H+
H + được giải phóng vào lòng ống thận sẽ trao đổi với Na+ được tái hấp
thu. Khi enzym CA bị phong tỏa, lượng ion H + bài xuất bị giảm nên Na+
không được tái hấp thu, thải trừ ra nước tiểu dưới dạng bicarbonat, kéo

theo nước nên lợi niệu. Mặt khác, do sự bài xuất tranh chấp giữa H+ và
K+ , khi thiếu H+ , K+ sẽ bị tăng thải trừ. Tóm lại, thuốc làm tăng thải trừ
Na+ , K+ và bicarbonat (có thể làm thải trừ tới 45% lượng HCO3 - qua
thận), do đó làm giảm K+ máu và gây nhiễm acid chuyển hóa. Tình trạng
nhiễm acid này chỉ bù trừ sau 3- 7 ngày và sau đó là nguyên nhân tự giới
hạn hiệu quả của thuốc: dùng thuốc liên tục, tác dụng bị giảm nhanh. Do
quá trình bù trừ, nồng độ Clhuyết tương tăng (do tăng tái hấp thu NaCl).

5


BT Tự học Sinh Lý 2

Họ và tên: Nguyễn Trọng Cường
MSSV:1753010882
Lớp: YQ43.
Chương 9
SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
Bài 14
SINH LÝ THẬN
Bài tập cá nhân:
Câu 1: Trình bày lại bài học một cách tóm tắt bằng cách sử dụng các
sơ đồ hoặc hình ảnh về động học lọc tại cầu thận và cơ chế tái hấp thu và
bài tiết các chất tại ống thận.

6


BT Tự học Sinh Lý 2


(Sơ đồ lọc tại cầu thận)

Câu 2: Trình bày ngắn gọn các rối loạn thăng bằng kiềm toan cơ bản
và cách điều chỉnh rối loạn thăng bằng này tại thận.
Các rối loạn thăng bằng cơ bản:
 Nhiễm toan (pH < 7,35): Hô hấp (PCO2 tăng) và chuyển hóa (HCO3
giảm).
 Nhiễm kiềm (pH > 7,45): Hô hấp (PCO2 giảm) và chuyển hóa (HCO3
tăng).
Điều chỉnh kiềm toan ở thận:

7


BT Tự học Sinh Lý 2

 Khi cơ thể bị nhiễm toan (pH giảm) thì nồng độ HCO3- giảm và nồng độ
CO2 tăng trong dịch ngoại bào. Kết quả là ở thận lượng HCO 3- được lọc giảm đi
và ion H+ được bài tiết tăng lên rất nhiều. Lượng ion H+ thừa ra sẽ kết hợp với
các chất đệm của hệ đệm phosphat hoặc hệ đệm amoniac ở ống thận.
 Khi cơ thể nhiễm kiềm (pH tăng) nồng độ HCO3- trong dịch kẽ tăng lên
và nồng độ CO2 giảm đi. Kết quả là ở thận lượng HCO 3- được lọc nhiều hơn
lượng ion H+ được bài tiết. Các ion HCO3- không được trung hòa sẽ kết hợp với
ion Na+ và các ion (+) khác ở ống thận và đào thải theo nước tiểu. Ion HCO 3không được tái hấp thu có nghĩa là thận đã làm giảm lượng HCO 3- trong dịch
ngoại bào và do đó là giảm pH.

8




×