Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tự học sinh 12: Trắc nghiệm bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.05 KB, 1 trang )

Trắc nghiệm theo bài sinh 12 Năm học 2009 - 2010
BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1. Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit tự do

A. 4500. B. 3000. C. 1500. D. 6000. (Đề CĐ 2007)
2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. (Đề ĐH 2007)
3. Một phân tử mARN dài 2040 A
o
được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là
20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có
chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình
tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 280, A = T = 320. B. G = X = 360, A = T = 240.
C. G = X = 320, A = T = 280. D. G = X = 240, A = T = 360. (Đề ĐH 2009)
4. Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 3’AUG5’. B. 5’AUG3’. C. 3’XAU5’. D. 5’XAU3’. (Đề ĐH 2009)
5. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là
không đúng?
A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nulêôtit trên mạch mã gốc ở vùng
mã hoá của gen
B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nulêôtit trên mỗi mạch
đơn.
C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
D. Trong dịch mã, sự kết cặp các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nulêôtit trên phân tử mARN
(Đề ĐH 2009)
6. Một gen dài 0,408 micrômet và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Phân tử mARN do gen tổng hợp có chứa 15%
uraxin và 20% guanin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN là:


A. rU = 420, rA = 180, rG = 360, rX = 240 B. rU = 180, rA = 420, rG = 240, rX = 360
C. rU = 840, rA = 360, rG = 720, rX = 480 D. rU = 360, rA = 840, rG = 480, rX = 720
7. Một gen có chiều dài 2376,6 ăngstron tự nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra đều sao mã 5 lần và trên mỗi phân tử
mARN có 6 ribôxôm trượt qua không lặp lại. Nếu mỗi phân tử prôtêin gồm 2 chuỗi pôlipeptit thì quá trình trên đã tổng
hợp bao nhiêu phân tử prôtêin?
A. 240 B. 160 C. 120 D. 100
8. Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza đã di chuyển theo chiều:
A. Từ 5’ đến 3’ B. Từ 3’ đến 5’ C. Chiều ngẫu nhiên D. Từ giữa gen tiến ra 2 phía
9. Nội dung nào dưới đây là đúng:
A. mARN mang thông tin cho việc tổng hợp một loại prôtêin, hoạt động của mARN có thể kéo dài qua nhiều thế hệ tế
bào
B. tARN đóng vai trò vận chuyển axit amin, có thể sử dụng qua nhiều thế hệ tế bào và 1 tARN có thể vận chuyển nhiều
loại axit amin
C. mARN mang thông tin cho việc tổng hợp 1 loại prôtêin, có thời gian tồn tại trong tế bào tương đối ngắn
D. tARN thực hiện việc vận chuyển các axit amin đặc hiệu, thời gian tồn tại của tARN trong tế bào rất ngắn
10. Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp nuclêôtit, các loại: A=400, U=360, G=240,
X=480. Số lượng từng loại nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen:
A. A=760; G=720 B. A=360; T=400; X=240; G=480 C. A=380; G=360 D. T=200; A=180; X=120; G=240
11. Vùng mã của một gen có chiều dài là 4080Å có nuclêôtit A là 560. Trên một mạch có nuclêôtit A=260; G=380, gen
trên thực hiện phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit U là 600. Số lượng các loại nuclêôtit trên mạch
gốc ở vùng mã hóa của gen là:
A. A=260; T=300; G=380; X=260 B. A=T=560; G=X=640
C. A=380; T=180; G=260; X=380 D. A=300; T=260; G=260; X=380
12. Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là:
A. Đều có sự xúc tác của men ADN pôlimeraza B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
C. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung
D. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần
Nguyễn Kiến Huyên

×