Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ phạm tiến duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.7 KB, 2 trang )

Phân tích hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe
không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật
Bình chọn:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính có một chất giọng riêng đáng quý. Chất giọng tự nhiên pha chút
ngang tàng rất phù hợp với các chiến sĩ lái xe thời chiến. Bài thơ đã giúp người đọc hiểu được đời
sống chiến đấu hết sức gian khổ thiếu thốn của họ, hiểu được tư thế hiên ngang, tâm hồn trẻ trung
lãng mạn và ý chí cao đẹp của họ



Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.( bài 2)



Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.(bài 1)



Phân tích đoạn thơ: Không có kính, rồi xe không có đèn…trái tim trong bài Bài thơ về...



Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.Ngữ văn lớp 9

Xem thêm: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Phạm Tiến Duật là cây bút xuất hiện trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ anh chủ yếu
viết về những chiến sĩ, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Là
người trong cuộc nhà thơ rất hiểu cuộc sống chiến đấu, đời sống tâm hồn của họ. Nguyên là
một thành viên của đoàn 559, Phạm Tiến Duật đặc biệt quan tâm đến những người lái xe trên


tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tư thế hiên ngang, tinh
thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi tươi trẻ và ý chí chiến đấu vì
miền Nam của họ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ khá tiêu biểu cho chủ đề ấy của
anh.
Tứ thơ được hình thành từ một hình tượng, một chi tiết độc đáo: những chiếc xe không kính
chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Lời thơ của Phạm Tiến Duật hết sức tự nhiên chẳng khác gì lời nói bình thường hàng ngày. Cái
gian khổ nguy hiểm: bom giật làm vỡ kính xe được anh kể lại một cách tự nhiên như không. Đó
là chuyện quá bình thường đối với người lính lái xe trong thời chiến. Ngay khổ thơ mở đầu nhà
thơ đã phác họa trước mắt người đọc tư thế hiên ngang của họ. Điệp từ “nhìn" được nhấn
mạnh ba lần trong một câu kết hợp với cách ngắt nhịp hai - hai - hai: “nhìn đất, nhìn trời, nhìn
thẳng” đã diễn tả được cái tư thế hiên ngang ấy. Mặc dù bom đạn trên đầu, mặc dù mặt đường
sạt lở cây cối ngổn ngang, phải qua bao dốc cao, vực thẳm họ vẫn giữ nguyên tư thế ung dung,
hiên ngang, như chẳng có việc gì xảy ra. Không có kính hóa ra lại hay, bởi vì:


Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Phải người trong cuộc mới viết được những câu thơ vừa hay vừa chính xác đến như thế. Tâm
hồn các chiến sĩ lái xe thật lãng mạn. Nhờ không có kính mà sao trời, cánh chim “như sa, như
ùa" vào buồng lái. Sao và chim trở thành người bạn đường của họ. “Nhìn thấy con đường chạy
thẳng vào tim” tả rất đúng cảm giác của người lái xe không kính, đồng thời còn nói được sự
gắn bó của họ đối với con đường Trường Sơn, con đường đánh Mĩ: giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.

Những chiến sĩ lái xe thật trẻ, thật hồn nhiên, pha một chút ngang tàng đáng yêu, đúng là kiểu
ngang tàng của lính lái xe:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người g

Xem thêm tại: />


×