Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài thơ đi đường của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.66 KB, 3 trang )

Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
Mở bài
Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là tác phẩm văn học có giá trị lớn, là một tác
phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù
thể hiện quan niệm sông đúng đắn, trở thành bài học quý cho tất cả mọi người. Bài
thơ Đi đường là một dẫn chứng tiêu biểu. Đọc bài thơ Đi đường của Bác ta lại có
thêm một bài học quý giá trong đường đời.

Thân bài:
Tẩu lộ

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Dịch nghĩa

Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.

Dịch thơ (Nam Trân)


Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.


Trước hết, hình ảnh con đường trong bài thơ là con đường đi lại. Con đường lên
núi thật khó khăn vất vả, nhiều gian nan, khó nhọc. Vượt qua ngọn núi này, phải
trèo lên ngọn núi khác cao hơn, núi non trập trùng nôi tiếp nhau. Thế nhưng, khi đã
đặt chân lên đỉnh núi cao nhất, ta sẽ thấy được mọi thứ ở xung quanh, khi dó mọi
khó khăn sế trở thành nhỏ bé.

Hình ảnh con đường trong bài thơ chứa đựng một ẩn ý sâu sắc. Con đường ấy
chính là cuộc đời. Cuộc đời người có lắm gian nan, vất vả. Nếu có quyết tâm và
lòng kiện trì vượt qua thử thách thì nhất định sẽ có được thành quả cao.

Bài thơ nêu ra một chân lí tuy bình thường nhưng rất sâu sắc và không phải ai cũng
có thể thực hiện được. Những khó khăn trong cuộc, sống xảy ra đòi hỏi con người
phải giải quyết. Đó là thước đo cho lòng kiên trì và quyết tâm của mỗi con người.
Chỉ khi có sự phấn đấu, rèn luyện thì mới mong đạt được kết quả cuối cùng.

Bác Hồ cũng đã có một số câu thơ nói lên những thử thách trong cuộc sông, qua đó
đề cao ý chí quyết tâm của con người:

Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông


Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Kết bài:
Bài thơ Đi đường đã cho thấy khí phách và ý chí của Bác Hồ. Quả thật bài thơ Đi
đường không còn là chuyến đi riêng cùa Bác mà là chuyến đi cho tất cả mọi người.

duongleteach.com




×